Thành phố Vũng Tàu có một con đường đẹp nhất Việt Nam,
đó là đường Hạ Long. Con đường từ bãi trước ra bãi sau men theo sườn Núi
Nhỏ. Những buổi chiều người dân Vũng Tàu và du khách tới đây ngồi
trên bờ đá nhìn hoàng hôn trên biển và nghe tiếng sóng vỗ dưới chân
mình. Không biết có người nào trong số đó biết số phận của người chủ đầu tư làm
con đường này không? Sắp đến kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam tôi xin viết
đôi dòng về con người đó, dù còn những khác biệt về nhận thức của mỗi người.
Người chủ đầu tư làm
con đường này chính là Trần Quang Vinh, tức Ba Vinh, đã bị thi hành án tử hình
hơn mười năm trước, khi con đường vừa mới hoàn thành.
Trần
Quang Vinh quê Thanh Hóa, đi bộ đội chiến đấu ở Camphuchia, cuối năm 1980 giải
ngũ, vào Vũng Tàu thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bình Giã. Trong giai đoạn
thực hiện lấy quỹ đất đổi cơ sở hạ tầng, Công ty Bình Giã nổi lên như một điển hình
làm ăn hiệu quả ở Vũng Tàu.
Ba
Vinh cao to đẹp trai, tính tình phóng khoáng và có giọng hát hay lại hay hát nên có
nhiều bạn bè trong giới văn nghệ sỹ.
Tôi
nhớ lần Ba Vinh rủ nhà thơ Xuân Sách là đồng hương của anh cùng chúng
tôi đến nhà hàng Thùy Vân ăn đặc sản. Kêu món ăn xong, Ba Vinh cầm
cây ghi ta vừa gảy đàn vừa hát bài “Chào sông Mã anh hùng” rồi
bài “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây”. Mấy em phục vụ cứ đứng há hốc mồm nghe quên
cả bê thức ăn trong khi khách kéo vào rất đông. Chủ nhà hàng thấy vậy
tuyên bố: “Hôm nay em không tính tiền các anh để trả cát xê anh Ba
Vinh hát ”.
Trong
bữa tiệc hôm ấy nhà thơ Xuân Sách uống ít, chỉ nghe anh em nói chuyện, lúc
tiệc sắp tàn, ông đọc mấy câu thơ tặng Ba Vinh như sau:
Thăng
Long rồi Hạ Long
Cái
số chú long đong,
Biển
thì sâu, đất thì rắn
Long
hoàn long!
Không
biết nhà thơ Xuân Sách đã biết Ba Vinh đang gặp khó khăn hay ông chỉ nhìn thần
sắc của Ba Vinh để viết thơ chân dung, mà những câu thơ của ông
tả chính xác hoàn cảnh của Ba Vinh lúc bấy giờ.
Bình
Giã trúng thầu hết công trình này đến công trình khác công trình nào cũng trị
giá hàng chục tỷ, nhưng có tiếng mà không có miếng. Tiền nằm trên giấy, đất
cũng trên giấy. Ba Vinh như con ong ngửi thấy mùi mật lao vào ổ nhện bị những sợi
tơ quấn chặt. Những khu quỹ đất đổi công trình thoạt nhìn ai cũng tưởng đó
là đống tiền, nhưng bập vào rồi mới thấy khó nuốt. Vì công trình có ngày
khởi công, ngày khánh thành hiển hiện trên mặt đất, còn cái quỹ đất
trả cho nhà đầu tư thì nằm trên giấy, muốn biến nó thành tấm thành miếng, thành
tiền phải qua nhiều cửa ải đầy chông gai, cạm bẫy vô hình.
Ba
Vinh nhận làm con đường Hạ Long trị giá hơn ba chục triệu đô la, được trả
một khu đất ở phường Phước Thắng. Nếu thông dòng bén giọt có thể cầm chắc tiền
lời mười triệu đô la. Nhưng trong khi khu đất Phước Thắng đang còn là bãi
sú vẹt, trên giấy tờ chưa chuyển mục đích sử dụng và Ba Vinh chưa được cấp sổ đỏ nên
chưa thể bán cho ai được, thì từng ngày từng giờ chủ dự án hối thúc phải
hoàn thành công trình đúng thời hạn. Muốn hoàn thành công trình đúng thời hạn
thì phải có tiền mua vật tư và rót cho bên thi công. Nhưng đất không bán được
thì lấy đâu ra tiền? Doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ ấy
và có lẽ bây giờ cũng vậy, chẳng mấy có ai sẵn tiền bỏ ra làm công trình trước
rồi thu hồi vốn lãi sau, mà hầu hết làm theo kiểu “lấy mỡ chó rán
chó”. Khi chưa xẻo được miếng mỡ từ con chó để rán nó, thì phải xoay
sở giật gấu vá vai. Đấy là điều bất đắc dĩ vì nó tù mù không minh bạch, tạo
ra những búi tơ rối rất khó gỡ. Cái khoảng cách giữa thật thà
và lừa đảo chỉ trong gang tấc. Trần quang Vinh rơi vào hoàn cảnh đó.
Mặc
dù đã dốc hết nguồn tài lực vào công trình đường Hạ Long nhưng chỉ làm
được mấy đoạn bờ kè là hết vốn. Ba Vinh phải thế chấp ngôi nhà ở đường
Ba Cu, rồi mang cả cái văn phòng công ty cùng toàn bộ vườn cây, ao cá
khu Bình Giã thế chấp cho ông Lê Ân lấy tiền làm đường. Tiền ném vào con
đường Hạ Long như muối bỏ bể. Chiều vừa làm xong một đoạn kè thì đêm
sóng biển đánh tan. Muốn có vài chục tấn xi măng đặc biệt kết dính nhanh trong
nước biển phải có tiền tươi bên vật liệu xây dựng mới xuất hàng.
Trong khi đó bên thi công ngày đêm réo gọi hết năn nỉ đến đe dọa, chửi
bới đòi tiền, làm cho khuôn mặt hồng hào béo tốt của Ba Vinh tóp lại, xám
ngoét. Ba Vinh đã phải bán cả chiếc xe hơi đang đi và dàn Karaoke, thứ
anh thích nhất để lấy tiền làm đường. Bây giờ Ba Vinh mới cảm thấy thấm thía
câu thơ của nhà thơ Xuân Sách tặng mình: Biển sâu đất rắn thật chứ không phải rắn
là rồng như anh nghĩ.
Ở
thành phố Hồ Chí Minh lúc đó có Công ty xuất nhập khẩu TAMEXCO đang nổi
như cồn, nhưng thực tế cũng lâm vào cảnh lời giả lỗ thật vì lãi vay ngân
hàng và những khoản chi không hạch toán được. Tamexco bèn nhập bơ
sữa, mỹ phầm, hàng tiêu dùng giá rẻ về đổi cho Ba Vinh lấy đất để hóa
giải sự thâm hụt tài chính của mình. Bơ sữa quá đát đổi lấy đất chưa có sổ
hồng sổ đỏ !? Thế là hai doanh nhân dắt dây vào một vụ án không gỡ nổi. Đó
là một bài học đắt giá cho các doanh nghiệp, doanh nhân về không biết lượng sức
mình trong làm ăn, và thiếu hiểu biết về luật pháp.
Hai
ngày trước khi bị bắt, Ba Vinh ghé qua nhà tôi để lại một bức thư, toàn văn như
sau: “Anh chị kính mến! Em đã dốc hết tiền của tâm chí và
sức lực vào những công trình của nhà nước, đặc biệt là con đường Hạ Long ở
thành phố Vũng Tàu, một công trình mà em tâm huyết nhất. Đường sắp hoàn thành
nhưng em sức đã cùng lực đã kiệt, bây giờ lại bị oan ức trong vụ Tamexco
này. Em đã bị dồn vào chân tường không còn lối thoát. Em còn nợ anh chị 10.000
đô la và 10 cây vàng, nếu em chết thì những người còn lại của công ty và gia
đình em sẽ trả anh chị. Mong anh chị thông cảm cho em. Hương hồn em sẽ phù hộ
cho anh chị”.
Món
tiền nợ tôi mà anh Ba Vinh nhắc trong thư là tiền chúng tôi đặt cọc để mua nền
nhà ở Phước Thắng. Vì cần tiền làm đường mà Ba Vinh phải bán cả nền
nhà trên giấy cho bạn bè như vậy. Khu đất ấy bây giờ vẫn bỏ
hoang và chúng tôi không bao giờ nhắc đến số tiền đặt cọc đó nữa.
Một
buổi sáng thiếu tá T. ở cơ quan điều tra mời tôi vào gặp Ba Vinh trong phòng
giam tử tù để xác minh một việc có liên quan đến một cán bộ lãnh đạo. Cùng đi
còn có một đại úy làm nhiệm vụ quay camera. Trong căn phòng nhỏ lạnh lẽo, yên ắng
đến rợn người ở khu tử tù Chí Hòa, việc xác minh diễn ra rất nhanh
chóng.
Khi
việc xác minh xong, Ba Vinh nắm tay tôi nói: “Anh cho em gửi lời thăm nhà
thơ Xuân Sách và bạn bè!”. Rồi Ba Vinh quay sang hỏi thiếu tá T: “Bao giờ
thì đòm tôi ông thiếu tá?”. Thiếu tá T, đáp: “Đấy là việc của
trên anh Ba Vinh ạ. Tôi rất thông cảm với anh”. Ba Vinh mỉn cười hỏi T:
“Cho mình hát một bài được không?”. Thiếu tá T. bảo: “Vâng anh hát đi!”.
Thiếu
tá T, bảo người đại úy bật Camera và đưa micro cho Ba Vinh. Ba
Vinh chớp chớp mắt và cất tiếng hát: “Anh nằm xuống sau một lần đã
đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này….!”. Tiếng hát của Ba Vinh hôm
ấy không vang ấm như hôm ở nhà hàng Thùy Vân mà rất buồn,
nghe đắng đuốt vô cùng.
Đấy
là lần cưối cùng tôi nghe một doanh nhân, một người bạn không may mắn
hát. Mấy ngày sau anh Ba Vinh bị thi hành án. Từ ngày ấy mỗi khi ra Vũng
Tàu tôi lại đến đường Hạ Long nhìn con đường lượn theo bờ biển để nhớ tới
anh và, trong tiếng sóng biển như có tiếng hát của một người quá cố. Vinh quang
và cay đắng, công trạng và lỗi lầm rồi sẽ trôi đi, chỉ cón lại tình người.
--------------
Bvbqd: Chỉ là sự hăng hái, nhiệt tình, mạnh bạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì việc chung, sẵn sàng bỏ vốn để thực hiện một dự án. Nhưng không may bị kẻ khác lừa, lại rơi vào nhiều hoàn cảnh khách quan chi phối mà bị thâm hụt tài chính. Thế mà phải lãnh án tử hình.
Bvbqd: Chỉ là sự hăng hái, nhiệt tình, mạnh bạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì việc chung, sẵn sàng bỏ vốn để thực hiện một dự án. Nhưng không may bị kẻ khác lừa, lại rơi vào nhiều hoàn cảnh khách quan chi phối mà bị thâm hụt tài chính. Thế mà phải lãnh án tử hình.
Nhưng, cũng là Pháp luật của Nhà nước ta, có những kẻ cố tình
tham nhũng, những nhóm lợi ích thẳng cánh vơ hàng trăm nghìn tỉ đồng từ ngân khố
quốc gia, cho vào túi riêng, vậy mà vô can, không phải truy cứu trách nhiệm
hình sự. Có khi còn được bao che, vùi lấp, cùng lắm thì "khiển trách"
về Đảng, rồi cũng "hạ cánh an toàn". Ôi, việc thực thi pháp luật
chính xác, nghiêm minh, công bằng cũng có ba bảy đường khác nhau... Có trời mà
biết được!
> Bài liên quan: Người lỡ chuyến đò về âm phủ:
http://hcm.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/nguoi-lo-chuyen-do-ve-am-phu-ky-1-c51a303294.html
Hi colleаgueѕ, its imprеsѕive paragгaph regаrding eԁucationand сompletely
Trả lờiXóadefіned, keep it up all the time.
Lοok at my weblog Payday Loans
Stop by my web site ... payday loans online