Lê Anh Hùng: “ĐIỂM DỪNG” CỦA THẦY PHAN ĐĂNG TUẤT
Trong số các giảng viên
của lớp CN34, Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân những năm
1994-1996, thầy Phan Đăng Tuất có lẽ là người để lại ấn tượng rõ nét nhất
trong đám sinh viên chúng tôi. Thời gian đó, thầy mới từ Đức trở về với học vị
phó tiến sỹ (bây giờ là TS). Thầy dạy môn Quản trị Doanh nghiệp, một trong
những môn chính mà chúng tôi học hai học kỳ trong giai đoạn 2 của niên khoá
1992-1996.
Lối truyền đạt kiến thức của thầy khác hẳn với hầu hết các thầy
cô còn lại. Thầy thường đặt ra các tình huống rồi khơi gợi sự sáng tạo của sinh
viên, chứ không theo kiểu đọc-chép truyền thống như các giảng viên khác. Nhờ
vậy mà môn học của thầy là một trong những môn hiếm hoi mà chúng tôi còn cảm
thấy hứng thú.
Tuy nhiên, dấu ấn sâu sắc nhất mà thầy để lại trong tôi và hầu
như vẫn không phai nhạt suốt bao năm qua, kể từ khi tôi rời khỏi giảng đường
đại học, lại không phải là những kiến thức học thuật qua sự truyền đạt đầy lôi
cuốn của thầy mà là một kinh nghiệm sống mang nhiều ý nghĩa. Đó là lần thầy nói
với cả lớp chúng tôi về khái niệm mà thầy gọi là “điểm dừng” trong cuộc sống.
Đại khái ý thầy là mỗi người trên bước đường đời của mình cần phải biết chọn
“điểm dừng” đúng lúc, để qua đó tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp, để tránh đi
vào lối mòn, để khỏi sa chân vào cạm bẫy hay bị cuốn vào một vòng xoáy nguy
hiểm rồi rơi vào vực thẳm lúc nào không hay…
Tuy là đồng hương Hà Tĩnh
với tôi (quê thầy ở Đức Thọ)
nhưng thầy lại nói giọng Bắc khá lưu
loát, trong khi tôi lại hơi rụt rè và nhút nhát, bởi thế cho nên mối quan hệ
thầy trò giữa chúng tôi không thật sự gần gũi. Mặc dù vậy, thầy vẫn khá quan
tâm đến tôi. Thậm chí, thời gian tôi mới ra trường, thầy còn giới thiệu cho tôi
đến xin việc tại một công ty thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (tay
giám đốc công ty này đang theo học một lớp thạc sỹ QTKD do thầy giảng dạy).
Ngày đó, nếu tôi khôn ngoan và kiên trì hơn một chút thì có lẽ cuộc đời tôi đã
rẽ theo một hướng khác rồi.
Thế rồi sau đấy, cuộc mưu sinh nhọc nhằn đã cuốn tôi vào vòng
xoáy bất tận của nó, thành thử tôi chưa có điều kiện để gặp lại thầy, nhất là
với tâm lý của một kẻ vẫn chưa làm nên trò trống gì để “mở mày mở mặt” với đời
cả.
Bẵng đi một thời gian, tôi được bạn bè cho biết là nhờ mối quan hệ
thông gia với PTT Nguyễn Tấn Dũng lúc bấy giờ, thầy đã chuyển về Viện Nghiên
cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công
Thương) làm Viện phó, rồi một thời gian sau trở
thành Viện trưởng. Lúc đó, tôi cũng
thấy mừng cho thầy, bởi cho dù có được ai nâng đỡ đi chăng nữa thì điều quan
trọng hơn cả là thầy đã tìm được đúng nơi để phát huy sở trường của mình. Kể từ
đấy, thỉnh thoảng tôi lại thấy thầy phát biểu trên truyền hình với tư cách viện
trưởng của một viện nghiên cứu cấp bộ, và hầu hết những ý kiến của thầy đều xác
đáng. Mặc dù đã rời khỏi trường Đại học KTQD và có địa vị cao trong xã hội
nhưng thầy vẫn tham gia thỉnh giảng môn Quản trị Doanh nghiệp tại khoa Quản trị
Kinh doanh của trường.
Thật bất ngờ, gần đây tôi lại được tin là thầy đã trở thành Chủ tịch
HĐQT Tổng Cty CP Bia Rượu Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabeco) từ ngày 7/5/2012
(trước đó, thầy là uỷ viên HĐQT kiêm cán bộ quản lý phần vốn Nhà nước tại
Sabeco). Điều khiến tôi còn ngỡ ngàng hơn là
thông tin thầy đang tham gia vào âm mưu thâu tóm
Sabeco, doanh nghiệp số 1 trên thị trường bia-rượu-nước giải khát
của Việt Nam hiện nay, với những điều tiếng chẳng hay ho gì. Đó là một phần
nằm trong âm mưu thâu tóm và lũng đoạn ngân hàng và doanh nghiệp (đặc biệt là
DNNN) do một nhóm mafia chính trị - kinh tế thân cận với Thủ tướng đương nhiệm
tiến hành (Đây không phải là những thông tin vu vơ mà ngược lại, nó
phù hợp với những gì vẫn đang diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam dưới sự điều
hành của vị Thủ tướng đầy tai tiếng kia, nhất là khi mà ngay cả báo chí chính
thống của Nhà nước cũng phải thừa nhận là những thông tin như
thế đúng từ 50-70% và thậm chí những người tố cáo còn dám công khai “thách
đấu” với Thủ tướng).
Ông Trời quả lắm lúc đẩy con người ta vào những hoàn cảnh thật
trớ trêu. Người thầy mà tôi vốn rất mực kính trọng ngày nào giờ lại đứng ở phía
bên kia chiến tuyến với tôi. Trong khi tôi đang đơn thương độc mã chống lại bè
lũ Nông Đức Mạnh -
Nguyễn Tấn Dũng - Hoàng Trung Hải cùng những kẻ đã và đang dung
túng, bao che cho những tội ác tày trời của bọn họ thì thầy lại là một trong
những đồng minh thân cận của ngài Thủ tướng, người vẫn đang phải chịu đủ thứ
tai tiếng nhơ nhuốc, và có lẽ chỉ những ai quá ngây thơ mới không tin là thầy đã
dính líu vào những âm mưu bẩn thỉu kia.
Ở đời không dễ mấy ai đủ sức cưỡng lại được sự cám dỗ đầy mê
hoặc của tiền tài và quyền lực. Và rõ ràng người thầy đáng kính của
tôi cũng không phải là ngoại lệ. Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn thầm mong là “điểm
dừng” mà thầy chọn cho mình sẽ không quá muộn mằn để rồi một ngày nào đó bị cái
vòng xoáy vô cùng nguy hiểm kia nhấn chìm./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét