Điều 73 Hiến Pháp Việt
Nam 1992 qui định:
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật”.
Điều 8 bộ luật TTHS qui
định:
“Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư
tín, điện thoại, điện tín của công dân;
Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín, khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật này”.
I/ Quyền bất khả xâm phạm nơi ở của công dân:
Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín, khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật này”.
I/ Quyền bất khả xâm phạm nơi ở của công dân:
Theo qui định của Hiến Pháp và bộ luật TTHS thì không một người nào, bao gồm cả cảnh sát, an ninh, các quan chức chính quyền được phép vào nhà người dân nếu chủ nhà không đồng ý. Họ chỉ được phép vào nhà người dân khi được chủ nhà cho phép hoặc họ phải tuân theo qui định của pháp luật.
Theo qui định của bộ luật TTHS và luật Xử lý vi phạm hành chính. Chỉ có hai trường hợp pháp luật cho phép người thi hành công vụ được vào nhà của công dân để tiến hành khám xét theo thủ tục TTHS và Khám xét theo thủ tục hành chính. Ngoài 2 trường hợp này, công dân có quyền cự tuyệt không cho người thi hành công vụ vào nhà ở của mình.
1/ Theo thủ tục TTHS:
Theo qui định tại điều 80 và điều 141 bộ luật TTHS thì chỉ những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;
Riêng đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. lệnh khám xét phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Trong trường hợp không thể trì hoãn được thì những người sau có quyền ra lệnh khám xét: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Theo qui định tại điều 143 bộ luật hình sự: Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến; Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
2/ Theo thủ tục hành chính:
Theo qui định tại điều 123 và điều 129 luật Xử phạt vi phạm hành chính thì chỉ những người sau đây được quyết định khám xét nhà ở của công dân theo thủ tục hành chính, quyết định này phải bằng văn bản có sự phê chuẩn của chủ tịch UBND cấp huyện. Và chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng nơi ở của công dân có cất dấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
b) Trưởng Công an cấp huyện;
c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
d) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
II/ Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân:
Theo qui định của Hiến pháp và bộ luật TTHS, thì thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật tuyệt đối. Các cơ quan nhà nước, người thi hành công vụ không được tự ý khám xét, bóc, mở thư tín, điện tín, bưu phẩm. Không được phép nghe trộm điện thoại của công dân. Tất cả thư tín, điện tín, điện thoại, bưu phẩm được thu thập một cách bất hợp pháp thì không được dùng làm tài liệu, chứng cứ buộc tội công dân. Công dân có quyền cự tuyệt không ký vào biên bản, thư tín, điện tín, điện thoại mà cơ quan nhà nước, người thi hành công vụ đã thu thập một cách bất hợp pháp hoặc không theo đúng qui định của pháp luật.
Điều 144 bộ luật TTHS qui định: “Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản và sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan trước khi tiến hành thu giữ. Người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan phải giúp đỡ người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.
Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan bưu điện chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.
Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay”.
Điều 147 và 148 bộ luật TTHS qui định: việc thu giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được lập 2 biên bản, giao cho người chủ nhân 1 biên bản. Đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bảo quản nguyên vẹn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét