BS: “sau động thái đổi tướng hồi giữa năm nay” (ĐTCK/VNE). Mà
“tướng” là “ông Phan Đăng Tuất, Chủ
tịch HĐQT Sabeco”, nghe nói là chú ruột vợ ông Nguyễn Thanh Nghị, thứ trưởng Bộ
Xây dựng, mà ông này là ai thì … Hì hì! Bà con rõ rồi nha.
Nhập nhèm vốn nhà nước ==> tư
nhân = tham nhũng ==> chán như con gián!
Thế Phong: Sóng chưa lặng tại
Sabeco
Giới quan sát cho rằng, sau động thái đổi tướng hồi giữa
năm nay, Sabeco vẫn chưa thể
lặng sóng.
Là doanh nghiệp sản xuất bia hàng đầu Việt Nam, đầu tư vào Tổng
công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) được đánh giá là rất hấp dẫn.
Hiện có khoảng 5 tổ chức quan tâm đến việc trở thành nhà đầu tư chiến lược của
tổng công ty này. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, sau động thái đổi tướng
hồi giữa năm nay, Sabeco vẫn chưa thể lặng sóng.
Chưa yên chuyện đại diện vốn
Sau IPO hồi năm 2008, Bộ Công Thương nắm quyền đại diện sở hữu vốn Nhà nước tại Tổng công ty với tỷ
lệ sở hữu 89,59% cổ phần. Tuy nhiên, vốn nhà nước tại đây có được bàn giao
về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hay không lại là câu
chuyện đang tranh cãi. Tại một hội nghị có sự tham dự của các nhà đầu tư nước
ngoài được tổ chức mới đây, một nhà đầu tư đã đặt câu hỏi với lãnh đạo SCIC và
Bộ Tài chính, “Vốn nhà nước tại Sabeco sẽ do đơn vị nào quản lý?”. Thị trường
rối bởi Bộ Công Thương cho rằng, theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ, khi phê duyệt Đề án cổ phần hóa Sabeco, cơ quan
này sẽ là đại diện vốn nhà nước. Trong khi đó, theo các quy định hiện hành, sau
khi cổ phần hóa, vốn nhà nước sẽ được bàn giao về SCIC. Đã có không ít cuộc
họp được tổ chức giữa các bên để phân định quyền hạn này, nhưng vấn đề chưa ngã
ngũ.
Một lãnh đạo của Sabeco trao đổi với ĐTCK cho biết, với họ tổ chức
nào là “mẹ” cũng như nhau, quan trọng là Nhà nước muốn ai quản lý. Hơn nữa, bản thân Tổng công ty cũng không phân định
được quản lý vốn sẽ như thế nào, quản lý cái gì. Nếu về SCIC có những việc
liên quan đến ngành nghề thì cơ quan này lại không nắm, còn ở Bộ Công Thương dư
luận lại cho rằng, cơ quan chủ quản (vốn đang chịu trách nhiệm quản lý thị
trường bia) “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Một nhà đầu tư nước ngoài từng là cổ đông của Sabeco nhận xét,
Sabeco kinh doanh rất tốt nhưng quản trị chưa ổn. Mà một trong những nguyên
nhân là Bộ Công Thương thọc tay rất sâu vào tình hình hoạt động của Công ty.
Ông Nguyễn Bá Thi, nguyên Chủ tịch HĐQT Sabeco, người bị bãi miễn chức vụ hồi
giữa năm nay, trả lời trên Báo Doanh nhân đã nói: “Bộ Công Thương dùng quyền
quản lý nhà nước của mình can thiệp quá sâu vào hoạt động của Sabeco. Chẳng
hạn, quy định bộ phận quản lý vốn nhà nước phải thống nhất tuyệt đối mới được
thông qua HĐQT, cử nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra vào thanh tra tại Sabeco mà
không xử lý dứt điểm, không phân xử kịp thời, minh bạch những vấn đề thiếu
thống nhất trong bộ phận quản lý vốn nhà nước…”.
Ban lãnh đạo mới của Sabeco cũng thừa nhận, “các quy định về cổ
đông nhà nước chiếm cổ phần chi phối còn nhiều nội dung chưa rõ ràng cũng làm
cho hoạt động của Sabeco thiếu tính linh hoạt cần thiết”.
Hoạt động của HĐQT Sabeco, do vậy, nghiêng nhiều về sự vụ điều
hành, “quá nhiều lần lấy ý kiến thành viên HĐQT để xử lý vụ việc, các nghị
quyết chưa thể hiện chiến lược, thiếu hoạch định kế hoạch mục tiêu dài hạn”,
đại diện Ban Kiểm soát Sabeco nhận xét.
Niêm yết: bao giờ?
Khi IPO vào năm 2008, các nhà đầu tư được Sabeco hứa hẹn sẽ niêm yết
cổ phiếu sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Tuy nhiên, gần 4
năm trôi qua, lời hứa này chưa thành hiện thực. Tại ĐHCĐ 2012 của Sabeco, vấn
đề này lại được xới lên khi cổ đông chất vấn, “Bao giờ Sabeco sẽ lên sàn?”.
Trong báo cáo của Ban điều hành, bà Phạm Thị Hồng Hạnh, Tổng giám đốc Sabeco
cho biết, sẽ lựa chọn đối tác chiến lược và thực hiện giảm phần vốn nhà nước
xuống 51% theo Đề án cổ phần hóa Tổng công ty đã được Chính phủ phê duyệt để
tiến tới lên sàn giao dịch chứng khoán vào đầu năm 2013.
Trả lời cổ đông, ông Phan
Đăng Tuất, Chủ tịch HĐQT Sabeco nói: “Tổng công ty sẽ triển khai kế hoạch
để tiến hành niêm yết cổ phiếu Sabeco ngay sau khi cổ đông nhà nước bán cổ phần
cho nhà đầu tư chiến lược”.
Tuy nhiên, bao giờ Sabeco sẽ chọn được nhà đầu tư chiến lược? Bản
thân lãnh đạo Tổng công ty thừa nhận, việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cho
đến nay vẫn chưa đạt được kết quả do những khó khăn của tình hình chung, chỉ
đạo của cấp trên cũng như của bản thân các đối tác được lựa chọn để đàm phán.
Một nguồn tin của ĐTCK cho hay, hiện có 5 nhà đầu tư muốn trở thành cổ đông
chiến lược của Sabeco. Như vậy, đặt chân được vào Tổng công ty để đầu tư chiến
lược ở thời điểm này cũng không dễ.
Trong khi đó, Ban Kiểm soát Sabeco lại có quan điểm khác. Họ cho
rằng, cần xúc tiến ngay kế hoạch niêm yết cổ phiếu Sabeco trên Sở GDCK
TP. HCM nhằm minh bạch hóa
thông tin, nâng cao chất lượng quản trị điều hành, thúc đẩy quá trình tái cấu
trúc và chuyên nghiệp hóa hệ thống quản trị điều hành công ty. Thông qua TTCK,
Tổng công ty có thể dễ dàng thực hiện thoái vốn nhà nước, thuận lợi cho việc
bán bớt phần vốn nhà nước cho nhà đầu tư chiến lược theo yêu cầu của Chính phủ.
Không rõ Sabeco sẽ đi theo con đường nào, song nhận xét một cách
khách quan, Tổng công ty chưa thực hiện tốt chế độ công bố thông tin,
chậm và thiếu thông tin cung cấp cho cổ đông. Truy cập website của Sabeco, đến thời điểm này không hề có BCTC
các kỳ, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 cũng không có.
Đầu tư “ngược”
Sabeco hiện là doanh nghiệp bia hàng đầu Việt Nam. Năm 2012, Tổng
công ty đặt kế hoạch sản lượng tiêu thụ dự kiến đạt 1,250 tỷ lít, doanh thu
24.919 tỷ đồng, tăng 12% so với năm ngoái; lợi nhuận trước thuế 3.106 tỷ đồng,
tăng 4% so với năm ngoái. Con số mơ ước của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy vậy, thị trường bia đang có dấu hiệu cung vượt cầu, ngoài ra,
tới đây Nhà nước sẽ ban hành một số quy định hạn chế tiêu dùng bia…, thì Sabeco
lại có kế hoạch đầu tư rất lớn. Năm 2011, Sabeco đã hoàn thành dự án nâng công
suất Nhà máy Bia Sài Gòn - Củ chi lên 264 triệu lít/năm và chính thức đưa vào
sử dụng. Song Tổng công ty còn một loạt dự án đang dở dang, đơn cử như Dự án
Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh, công suất 50 triệu lít/năm, dự kiến đưa vào hoạt
động quý IV/2012; Dự án Nhà máy Bia Sài Gòn - Ninh Thuận, công suất 50 triệu
lít/năm, khởi động năm 2012, dự kiến hoàn thành quý IV/2013; Dự án Nhà máy Bia
Sài Gòn - Vĩnh Long, công suất 200 triệu lít/năm, giai đoạn 1 là 100 triệu
lít/năm, bắt đầu thực hiện từ năm 2012 đến năm 2014. Dự án đầu tư xây dựng cao
ốc văn phòng làm việc, khu trung tâm thương mại tại số 6, Hai Bà Trưng, TP.
HCM...
Bản thân Ban điều hành Sabeco đánh giá: “Sự xuất hiện của các hãng
bia nước ngoài làm thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Thị phần các sản
phẩm bia của Sabeco đang có chiều hướng bị thu hẹp lại. Bên cạnh đó, việc
Sabeco sản xuất bia tại 25 nhà máy trên toàn quốc dẫn đến khó khăn trong công
tác điều tiết sản phẩm”. Nhận định tình hình thị trường như vậy, song kế hoạch
đầu tư đầy tham vọng của Sabeco khiến nhiều cổ đông rất băn khoăn và chất vấn
Ban lãnh đạo Tổng công ty “Tại sao cung
đang vượt cầu mà Tổng công ty lại đầu tư dàn trải”?
Một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, tỷ suất lợi nhuận trên
vốn luôn đạt mức cao 30 - 37% là địa chỉ hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư. Nhưng từ
bản thân Sabeco có nhiều câu hỏi khó trả lời, khiến công chúng đầu tư luôn có
cái nhìn thiếu thiện cảm với doanh nghiệp này.
Nguyên Khanh: Khó hiểu từ một hợp
đồng lạ
"Xuất" ra một khoản tiền lớn, lên tới 757 tỉ
đồng để mua - bán lại cổ phiếu (CP) nhưng khoản này lại không được Ngân hàng Sacombank (STB) ghi nhận trong mục đầu tư chứng khoán. Sự thiếu rõ ràng và độ rủi ro quá lớn của hợp đồng này
đang khiến cổ đông, các nhà đầu tư lo ngại, nhất là vụ việc xảy ra sau khi NH
này bị thâu tóm.
Tự xây dựng chính sách kế toán riêng
Vụ việc chỉ bị phát hiện sau khi kiểm toán là Công ty TNHH
Pricewaterhouse Coopers VN (PwC), đơn vị thực hiện soát xét báo cáo tài chính 6
tháng đầu năm 2012 của STB, "lưu ý" giao dịch mua và bán lại CP giữa
STB với 7 cá nhân, gồm CP của CTCP chứng khoán Beta, CTCP chứng khoán Phương
Nam (PNS) và NH Bưu điện Liên Việt với tổng số tiền lên tới 757 tỉ đồng trong
thời hạn 6 và 12 tháng. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, nếu giá CP giảm 75%
so với giá mua ban đầu, STB có quyền yêu cầu đối tác thực hiện 1 trong 3 việc:
mua lại trước hạn toàn bộ chứng khoán đã bán theo giá trị bán được thỏa thuận
trong hợp đồng (bằng với giá NH đã mua cộng với chi phí vốn); ký quỹ số tiền
tương ứng với giá trị sụt giảm của các CP này so với giá mà NH mua trước đó;
bán chứng khoán cho bên thứ 3 để thu hồi vốn, giảm thiệt hại cho cả hai bên.
Nói cho dễ hiểu là NH STB bỏ ra 757
tỉ đồng mua CP của 7 cá nhân, đến thời hạn theo cam kết trong hợp đồng thì bán
lại cho 7 cá nhân này.
Tuy nhiên, theo kiểm toán, hiện tại chưa có quy định kế toán về
các giao dịch mua - bán lại CP có kỳ hạn. STB đã tự xây dựng chính sách kế toán
của mình và áp dụng cho nghiệp vụ này. Kiểm toán khuyến nghị về quy trình quản
trị rủi ro đối với nghiệp vụ này. Đơn cử, việc
xác định mức độ suy giảm giá trị 75% so với giá mua ban đầu có thể là quá cao,
dẫn đến tổn thất tài chính không được ghi nhận một cách kịp thời.
Giải trình về việc này, STB cho rằng, do trong thỏa thuận các CP
này không chuyển quyền sở hữu nhưng STB vẫn ràng buộc các điều kiện để đảm bảo
kiểm soát an toàn và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Vì vậy, STB
không ghi nhận các CP này vào khoản mục đầu tư chứng khoán; số tiền đã trả cho
các chứng khoán được mua đồng thời cam kết sẽ bán lại được ghi nhận vào khoản
mục tài sản khác trên bảng cân đối kế toán của NH. Tuy nhiên, theo công ty kiểm
toán, số tiền này được ghi nhận ở mục "khoản phải thu" nhưng tới ngày
30.6, SBT chưa ghi nhận dự phòng cho các khoản phải thu này với lý do vẫn còn
trong hạn.
Nhận rủi ro về mình
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu
nhận xét, việc hạch toán số tiền 757 tỉ nói trên của STB vào "khoản phải
thu" là không chuẩn. Ở VN, "khoản phải thu" trong báo cáo tài
chính của hầu hết các công ty đều "đổ" vào rất nhiều những giao dịch
không rõ ràng. Nếu cứ đẩy vào "khoản phải thu" thì không ai kiểm soát
nổi. Đặc biệt, thỏa thuận mức suy giảm 75%
giá trị so với giá mua ban đầu là "quá kinh khủng và khó hiểu". "Thông thường, mua một CP mà bị giảm 10 - 20% đã là
đáng lo, giảm 50% là "tiêu rồi" mà ở đây, giảm tới 75% của một giá
trị giao dịch lên tới 757 tỉ đồng thì quá rủi ro", ông Hiếu nói. Ông
Nguyễn Trí Hiếu cũng đặt vấn đề, phải
làm rõ số vốn này được sử dụng làm gì? Nếu đầu tư vào NH là không được bởi
chức năng của NH là cung cấp tín dụng cho sản xuất.
Một chuyên gia tài chính tại TP.HCM lại cho rằng, có quá nhiều khuất tất trong hợp đồng này.
Đơn cử, mua CP với giá bao nhiêu, không rõ ràng. Trên thực tế, cũng khó có căn
cứ để xác định giá các CP này. Ví dụ với CP của PNS, chỉ có 5 cổ đông sở hữu
100% cổ phần của công ty này nên đây không phải là CP đại chúng, không có giao
dịch. Tương tự CP của CTCK Beta và NH Liên Việt đều là CP OTC và hầu như không
có giao dịch. Không giao dịch thì không thể nói tăng hay giảm giá. Cũng có nghĩa là thỏa thuận "giảm 75% giá trị ban
đầu" như trong hợp đồng là gần như không thể xảy ra và không thể yêu cầu
người bán mua lại hay nộp thêm tiền. Quan trọng hơn, nếu sau thời hạn cam kết là 6 - 12 tháng, nếu
người bán không thực hiện hợp đồng thì điều kiện thế nào, không thấy đề cập
tới. "Nếu là tôi, tôi sẽ không mua lại. Những hợp đồng này không chỉ rủi
ro, nguy hiểm cho cổ đông của STB mà còn ảnh hưởng nguy hiểm cho hệ thống tài
chính. Vì vốn của NH là huy động từ dân, với rủi ro cao thế này, hoàn toàn có
thể trở thành nợ xấu, khiến lãi suất không thể hạ xuống", chuyên gia này
nói. Như vậy, có thể thấy hợp đồng này rủi ro hoàn toàn thuộc về STB.
Chính kiểm toán cũng khẳng định, đây là một hợp đồng có mức độ rủi ro cao.
7 cá nhân này là ai mà khiến STB tự
mở ra một hợp đồng chưa có nghiệp vụ kế toán ở VN? Tại sao STB lại ký một hợp đồng mà rủi ro rất lớn thuộc về
mình? Số vốn rất lớn này được sử dụng thế nào... Tất cả những điều này cần
được làm rõ để tránh trường hợp các cá nhân này sử dụng chính số vốn này để
thâu tóm NH như đã từng xảy ra với chính STB trước đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét