KỲ NHÂN HUỲNH PHI DŨNG
Ngay
từ khi Khu Du lịch Đại Nam (Bình Dương), nơi được xem là khu giải trí lớn nhất
Đông Nam Á chưa mở cửa, người ta đã tò mò “chủ nhân của nó là ai”? Tiền ở đâu
mà lắm thế? Trên danh nghĩa, khu du lịch này do Công ty cổ phần Đại Nam đầu
tư, mà người nắm cổ phần chủ yếu là ông Huỳnh Uy Dũng (tên cũ của ông Huỳnh Phi Dũng với biệt
danh Dũng lò vôi - PV). Công ty này chính là sự đổi tên, hoán vị
từ Công ty Cổ phần Thanh Lễ rồi Công ty Cổ phần Phát Triển KCN Sóng Thần...
Sự thật về những vi phạm
pháp luật nghiêm trọng trong quản lý sử dụng đất tại tỉnh Bình Dương liên
quan đến ông Huỳnh Phi Dũng, nguyên tổng giám đốc Công ty Thương mại XNK
Thanh Lễ đã được phơi bày trong báo cáo
của Bộ Công an. Ông Dũng giàu nức tiếng từ cuối những năm 90 thế
kỷ trước, sự giàu có của ông Dũng có được phần lớn nhờ vào các dự án KCN Sóng
Thần 1,2,3 với diện tích hàng trăm héc ta mỗi khu, đồng thời là sự ăn nên làm
ra từ hàng loạt dự án địa ốc tại Bình Dương. Gần đây, ông Dũng nổi danh hơn với
Khu du lịch Đại Nam, mà vốn đầu tư đã lên tới gần 2.000 tỷ đồng, trong tổng số
3.000 tỷ tổng vốn đầu tư dự kiến.
Ai cũng biết đằng sau túi tiền của đại
gia Dũng là cả một 'dây chuyền thế lực' tạo thế, làm chỗ dựa cho ông ta phất lên
nhanh. Sự chở che, bảo lãnh, kết hợp giữa pháp lý và phi lý của một số lãnh đạo
đã sinh ra những đại gia chuyên thu tóm đất đai, rút tiền ngân hàng theo kiểu
"mượn đầu heo nấu cháo". Danh của họ chỉ là thứ danh hão, tiền Nhà nước
thì mất thật, lòng dân cũng bị mất dần bởi những chuyện đau lòng, thiệt thòi và
bị nghèo hóa. Chính quyền chỉ 'chơi' với
người giàu, cho nên không ít cán bộ lãnh đạo cấp 'bự' đã đẻ
ra nhiều hệ lụy từ sự giàu có này. Ông ta mặc sức tung hoành, thậm
chí khi cần có ngay 'tín chấp' để rút từ ngân hàng ra mỗi lần cả mấy trăm tỉ đồng,
ngày càng chiếm dụng nhiều đất, phất nhanh nhờ buôn bán lòng vòng bất động sản
mà nguồn gốc đất không phải của họ. Chuyện về "Kỳ nhân" Huỳnh
Phi Dũng, nhà báo Minh Diện có bài viết sau:
Minh Diện: KỲ NHÂN HUỲNH
PHI DŨNG
Mười
sáu năm trước, tôi nhận được lá thư bạn đọc phản ảnh việc Huỳnh Phi Dũng,
giám đốc công ty Thanh Lễ lấy tiền nhà nước về quê làm đường với danh
nghĩa cá nhân, nên tìm đến Bình Dương gặp Dũng để tìm hiểu sự
thật.
Khi
nghe tôi nói nội dung thư bạn đọc, Dũng cười, rồi bỏ vào phòng trong. Khoảng
ba bốn phút sau Dũng quay ra pha bình trà mới và nói chuyện tiếu
lâm, chẳng hề quan tâm đến việc tôi vừa hỏi.
Bỗng
một chiếc xe du lịch xuất hiện trước sân và đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư tỉnh ủy Bình Dương (sau này là
Chủ tịch nước) xuất hiện, tôi và Huỳnh Phi Dũng vội vã ra đón. Đồng chí
Nguyễn Minh Triết tên thân mật là Sáu Phong, nguyên Bí thư Trung
ương đoàn, thủ trưởng cũ của tôi.
Tôi
tưởng hôm nay tình cờ gặp thủ trưởng cũ, nhưng không phải, anh Sáu
Phong tới đây là do cú điện thoại của Huỳnh Phi Dũng lúc bỏ vào phòng
trong. Tôi không ngờ một việc nhỏ chưa đâu ra đâu như vậy mà Huỳnh
Phi Dũng cũng nhờ Bí thư tỉnh ủy can thiệp? Anh Sáu Phong nói ngay với
tôi: “Thôi không viết lách gì về chuyện
đó nữa nghe Minh Diện”. Sau đó anh Sáu Phong cho tôi biết: Việc Huỳnh Phi
Dũng mang tiền về Bình Định giúp quê hương là có thật, nhưng đó là món quà của
chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương dành cho nhân dân tỉnh Bình Định,
để tỏ lòng biết ơn vì đã cho Bình Dương một doanh nhân có tài, có
tâm góp phần vào sự phát triển Bình Dương.
Câu
chuyện dừng ở đó, Huỳnh Phi Dũng mời mọi người ăn trưa rồi vui vẻ
chia tay. Tôi phải quên lá thư đi và từ đó cứ canh cánh trong
lòng như một món nợ chưa trả. Tuy nhiên nhờ mối quan hệ mới mà tôi biết được
ít nhiều về cách làm giàu cũng như nhân cách của Huỳnh Phi Dũng, người mà
nhà sử học Dương Trung Quốc gọi là “Kỳ nhân”.
Làm giàu
Huỳnh
Phi Dũng tuổi Nhâm Dần (1962), học chưa hết phổ thông đi bộ đội tham
gia chiến đấu ở Campuchia hai năm, rồi xuất ngũ vào sinh sống ở Bình Dương
và kết hôn với Trần Thị Tuyết,
lớn hơn Dũng 6 tuổi, là con gái một cán
bộ lãnh đạo cấp sở. Tài sản duy nhất của vợ chồng Huỳnh Phi Dũng
lúc đó là chiếc xe máy cũ trị giá ba chỉ rưỡi vàng của bố mẹ vợ cho con
gái làm của hồi môn. Ông bố vợ xin cho
con rể vào làm nhân viên ở Phòng tổ chức cán bộ Công an tỉnh Bình Dương, một thời gian sau Dũng được chuyển qua
phòng hậu cần.
Đó
là những năm tháng cuối thời bao cấp, nghèo đói và khắt khe. Nhiệm vụ
của người lính hậu cần là làm sao mỗi bữa ăn của cán bộ chiến sĩ thêm
con cá, bìa đậu. Ngày ấy xi măng là loại vật tư quý hiếm nằm trong danh mục
phân phối theo tiêu chuẩn đặc biệt. Huỳnh
Phi Dũng đã từng làm phụ hồ nên biết vôi có thể thay thế xi măng trong
xây dựng. Thế là Dũng xin lãnh đạo cho đắp lò nung vôi. Lúc đầu chả
ai tin, nhưng khi mẻ vôi đầu tiên ra lò bán hết veo thì mọi người đều phục sự
nhạy bén của Dũng. Từ một lò vôi nhân
lên bốn năm lò vôi và Huỳnh Phi Dũng thành “ Dũng vôi” từ đó.
Việc
kinh doanh vôi mang lại hiệu quả cao, ngoài tăng tiền ăn cho anh em hằng ngày, còn
tích lũy được 300 triệu đồng, một số tiền không nhỏ thời kỳ đó. Khi vôi không
còn đắt hàng Huỳnh Phi Dũng chuyển sang sản xuất đồ gỗ, chế biến hạt điều
xuất khẩu v.v… Như một bà đỡ mát tay, nghề nào Dũng mở ra cũng làm
ăn phát đạt.
Ngay
từ thời điểm đó, Dũng đã tận dụng sự “mát tay” của mình để vừa làm việc công vừa
lo việc tư. Song song với việc sản xuất kinh doanh của đơn vị do Dũng phụ
trách là những tổ sản xuất của Trần Thị Tuyết, vợ Dũng. Dũng đã tạo
cho mình cái thế “chân trong chân ngoài” mà sau này nó cực kỳ hiệu
quả trong việc thâu tóm lợi nhuận.
Năm
1992, Bình Dương có công ty sơn mài Thanh Lễ làm ăn thua lỗ, nội bộ lủng củng,
công nhân bỏ việc, giám đốc bị kỷ luật. Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với bên Công an và “mượn” Dũng vôi
sang làm giám đốc công ty Thành Lễ. Nhận chức, Huỳnh Phi Dũng ra điều kiện,
nếu lỗ sẽ bồi thường, có lời chia nhà nước bảy, Dũng
ba. Chi tiết này Huỳnh Phi Dũng nói với chúng tôi trong lúc vui chuyện chứ
không có văn bản nào ghi nhận. Dũng lò
vôi quả là một doanh nhân bẩm sinh, nhưng điều quan trọng hơn là gặp thời.
Dũng về làm giám đốc công ty Thành Lễ không lâu thì nội bộ lãnh đạo Bình Dương
có nhiều thay đổi, làn gió đổi mới thông thoáng thổi bạt sức cản trì trệ. Thành
Lễ không chỉ sản xuất sơn mài đơn điệu mà trở thành một Công ty thương mại
xuất nhập khẩu tổng hợp. Huỳnh Phi Dũng nhanh chóng nắm thời cơ mở rộng
kinh doanh xăng dầu, cao su, đồ gỗ. Mặt
hàng thu nhiều lợi nhuận nhất của Thanh Lễ lúc đó là xăng dầu vì giữ thế độc
quyền. Những kho xăng, dầu của Thanh Lễ mọc lên theo đà phát triển
siêu lợi nhuận chả kém gì kho xăng Nhà Bè. Và đây cũng là lúc Huỳnh
Phi Dũng thực hiện chiến thuật “chân trong chân ngoài” rất hiệu quả. Dũng dành
cho công ty của vợ làm đại lý độc quyền phân phối xăng dầu Thành Lễ với chiết
khấu hao hụt và tỷ lệ hoa hồng ưu đãi đặc biệt. Mỗi ngày hàng triệu
lít xăng dầu từ kho Thanh Lễ chỉ qua tay gia đình Huỳnh Phi Dũng chảy khắp
Bình Dương, Bình Phước ra tận Đak nông, Đak lắc và vượt biên giới qua
Campuchia. Có lần chị Tuyết nói thật với tôi: “Ngày ấy làm xăng dầu sướng không thể tả đươc! Mỗi buổi chiều đánh xe đi
gom từng bao tiền về không đếm xuể”.
Nhưng,
đó chỉ là những đồng tiền lẻ so với lợi nhuận từ đất sau này.
Bình
Dương trở thành điểm đến hấp dẫn khi ông Nguyễn Minh Triết tuyên bố trải
thảm đỏ đón các nhà đấu tư . Tấm “thảm đỏ” đầu tiên rộng 160 ha ở Sóng Thần và người
được sử dụng nó chính là Huỳnh Phi Dũng. Với 160 ha đất được Uỷ ban
nhân dân tỉnh giao cho Công ty Thanh Lễ, Huỳnh Phi Dũng đã ký hợp đồng
với công ty Phi Long xây dựng hạ tầng cơ sở với tỷ lệ ăn chia 50/50. Người ta nói Huỳnh Phi Dũng ký bằng hai
tay: Tay phải đại diện doanh nghiệp nhà nước là công ty Thanh Lễ, tay
trái đại diên cộng ty Phi Long của gia đình mình. Công ty Phi Long không phải nộp tiền sử
dụng đất, chỉ góp vốn xây dựng hạ tầng rồi phân lô cho thuê, thực chất là chuyển
nhượng bất hợp pháp quyền sử dụng đất. Thông qua 57 hợp
đồng cho 13 đơn vị và cá nhân “thuê ”, trong đó có nhiều hợp đồng với Minh
Phụng – Ep Cô, Huỳnh Phi Dũng đã thu về 130 tỷ đồng, và công ty Phi Long của gia đình
Dũng lãi ròng 30 tỷ, tương đương 30 triệu đô la Mỹ thời kỳ đó.
Cũng
với hình thức đó, tháng 9-1995 Huỳnh Phi Dũng mở tiếp khu Sóng Thần 1
với diện tích 178ha và cho thuê ngay sau đó đạt tỷ lệ một trăm lẻ bốn phần
trăm, gia đình Dũng được chia hơn một
trăm tỷ tiền lời.
Có
lẽ thấy hình thức liên doanh phức tạp lại phải chia chác lợi nhuận nên
khi mở khu công nghiệp Sóng Thần 2 diện tích 279ha và Sóng thần 3 diện
tích 533ha, rồi đến khu du lịch sinh thái diện tích 467ha Huỳnh Phi
Dũng dành trọn quyền đầu tư cho các công ty của mình là Hoàng Gia, Đại
Nam. Huỳnh Phi Dũng còn có hơn 455 ha ở khu trung tâm hành chính Dĩ An và
hàng trăm hec ta cao su ở Bến Cát, Mỹ Phước v.v.. Từng vùng dân cư cũng như đất nông nghiệp của
dân đã được “quy hoạch” cho Huỳnh Phi Dũng dễ như trở bàn tay. Người
ta nói đất Bình Dương chỗ nào ngon nhất đều đã về tay Huỳnh Phi Dũng! Biết
bao gia đình phải lặng lẽ gạt nước mắt ra đi từ bỏ vườn tược, ruộng
đồng của mình vì cái “vòi bạch tuộc” ấy. Hàng đống tiền Huỳnh Phi Dũng thu về từ
đất và đó chính là mồ hôi nước mắt và máu của dân.
Huỳnh Phi Dũng chưa từng có một
sản phẩm nào xuất khẩu ra nước ngoài thu ngoại tệ về, thậm chí một vài sản phẩm
chất lượng cao bán nội địa cũng không. Cái tài của Huỳnh Phi Dũng là lanh lẹ lắt
léo lách luật và bám riết vào các mối quan hệ để làm giàu từ việc chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.
Không
biết có nhà báo nào bị “há miệng mắc quai” như tôi thì không, nhưng quả thật
rất ít báo lên tiếng về Huỳnh Phi Dũng. Trong thời gian vụ án Minh Phung-Epco,
có một vài bài trên báo Tuổi Trẻ, nhưng bị chìm vào im lặng. Và rồi Huỳnh
Phi Dũng được bầu làm đại biểu Quốc Hội, khoác lên mình bộ cánh chính
khách và cái quyền bất khả xâm phạm!
Nhân cách
Không
phải chỉ có Hoàng Quang Thuận mới làm thơ nhập đồng mà Huỳnh Phi Dũng còn nhập
đồng làm thơ kinh khủng hơn. Mỗi đêm Dũng đều nhập đồng làm thơ và
cho in dán khắp nơi trong văn phòng công ty. Thơ nhập đồng của Huỳnh Phi Dũng
không chỉ tức cảnh Yên Tử, Bái Đính như Hoàng Quang Thuận mà ca nợi
nhân đức, thiện tâm và nhân cách cao thượng. Huỳnh Phi Dũng tự nhận mình là
ngu, là khùng nhưng mỗi bài thơ lại toát lên vẻ cao đạo dạy đời. Trong tập thơ
Về chốn tâm linh của Huỳnh Phi Dũng do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn
hành và Dũng tuyên bố rằng: “Tôi thách các nhà thơ Việt Nam làm được thơ
hay như thơ tôi” đầy rẫy những lời giáo huấn rẻ tiền. Tôi xin trích bốn câu thơ
“tuyệt tác” của Huỳnh Phi Dũng với bút danh Huỳnh Công:
Về
thăm Văn Hiến Quạt Mo
Thằng
Bờm không đổi dù cho ba bè
Phú
ông chớ ỉ giàu nghe
Quạt Mo không
đổi ba bè gỗ lim.
Ngoài
làm thơ Dũng còn sáng tác kinh Phật, quốc ca, và trổ tài gọi mưa ngăn bão. Dũng
từng khẳng định rằng, bất kỳ cơn bão nào sắp đổ bộ vào nước ta Dũng đều có
thể lái trệch đi hướng khác!? Huỳnh Phi Dũng cũng tiên đoán vận mệnh đất
nước như Trạng Trình tái thế. Một
anh chàng chưa học hết phổ thông trung học mà ăn nói như thánh tướng, các bậc
trí thức cứ há mốc miệng ra nghe rối gật gật đầu tỏ ý khâm phục. Cái sức mạnh
kim tiền nó đã tạo nên nghịch lý ấy.
Có
lẽ không doanh nhân nào nói nhiều về lòng yêu nước thương dân như Huỳnh
Phi Dũng. Cũng chả có doanh nhân nào tự cho mình là người đạo đức và giàu lòng
vị tha như Huỳnh Phi Dũng. Dũng tuyên bố: “Cả đời tôi kính trọng quốc hồn, quốc
túy” và Dũng lên giọng dạy đời: “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta, lấy
phúc đức làm của của theo ta vạn đời”. Để minh chứng điếu
đó Huỳnh Phi Dũng đã xây dựng Đại Nam Văn Hiến để “thức tỉnh
nhân tâm, chấn hưng nước Việt cho muôn đời con cháu”.
Từ
khi khởi công xây dựng đến lúc cơ bản hoàn thành, Huỳnh Phi
Dũng ăn chay trường và không rời khỏi công trình. Tất cả hình mẫu núi non,
chùa chiền, tranh, tượng đều làm theo ý tưởng của Dũng. Huỳnh Phi Dũng xây
dựng hẳn một xưởng sản xuất gạch ngói riêng để xây chùa. Công trình ngốn
tiền như nước và người cung ứng tiền bạc chính là chị Trần Thị Tuyết, vợ Dũng.
Huỳnh Phi Dũng nói với mọi người: “Vợ chồng tôi đã nguyện dù phải bán đi căn
nhà cuối cùng cũng xây dựng xong công trình tâm linh này”. Dũng
tuyên bố không thu bất kỳ một khoản tiền nào khi mọi người đến thăm quan và vui
chơi ở Đại Nam Văn Hiến.
Quả
thật ở nước ta chưa có ngôi chùa nào to và dát nhiều vàng như Đại Nam Văn Hiến
của Huỳnh Phi Dũng. Chùa có diện tích 3000m2, dưới dãy núi Bảo Sơn đắp bằng xi
măng cốt thép cao 75 mét. Trong chùa những cánh cửa gỗ quý nặng hàng tấn, những
bức tượng, hoành phi, câu đối và những tác phẩm thơ tâm linh của Huỳnh Phi Dũng
đều thiếp vàng. Chính điện thờ Phật
Tổ Như Lai trên cùng, ở giữa Vua Hùng kế đến Hồ
Chủ tịch, bên phải thờ bách gia trăm họ và Mẹ Âu Cơ, bên trái thờ
gia tộc Huỳnh-Trần. Có một bài thơ viết về Đại Nam Văn Hiến như sau:
Ôi Lạc
cảnh Đại Nam Văn Hiến
Núi
non, thành quách đền đài
Vàng
dát đỏ tường cao của rộng
Bạc
rải đầy lối rộng, đường dài
Trên
núi giả vọng tiếng chim yến giả
Gọi
bầy chim yến thật bay về
Dưới
chùa giả tụng kinh phật giả
Lừa
thập phương Phật tử chân quê…
Nhiều vị lãnh đạo đã đến thăm Đại
Nam Văn Hiến Huỳnh Phi Dũng, phải thắp hương bái đức Phật bái vua
Hùng và Hồ Chủ Tịch đã đành còn phải bái cả cửu
huyền thất tổ Huỳnh Phi Dũng? Dũng tận dụng tối đa uy quyền của của các vị lãnh đạo bằng
cách thuê nghệ nhân làm những lẵng hoa giả giống y hệt những lẵng
hoa họ tặng, và khắc họ tên chức vụ từng người để trưng bày lâu dài. Những
cây kiểng ngoài khuôn viên cũng có biển đồng bia đá khắc tên những Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải, Nguyễn Minh
Triết và nhiều quan chức cao cấp, như một thứ cầu chứng cho địa
vị cao sang và phẩm chất tốt đẹp của ông chủ Huỳnh Phi Dũng.
Thay
cho lễ khánh thành Đại Nam Văn Hiến, Huỳnh Phi
Dũng tổ chức lễ mừng thọ mẹ. Trên quảng trường Đại Nam đêm ấy 1000 bàn
tiệc và 10.000 thực khách từ khắp nơi tới dự, có nhiều vị lãnh đạo và quan chức cao cấp đương chức từ Hà Nội cũng bay
vào. Cờ hoa võng lọng rợp trời. Mọi người vừa ăn tiệc vừa nghe những bài
thơ bài hát do Huỳnh Phi Dũng sáng tác qua giọng ngâm tiếng hát của những nghệ
nhân nổi tiếng. Khi chiếc kiệu hồng rước bà mẹ thân sinh Huỳnh Phi
Dũng lên sân khấu, từng chùm pháo hoa rực trời và đích thân Huỳnh Phi
Dũng đọc “Bài thơ tặng mẹ” thật hung hồn. Rồi Huỳnh Phi Dũng khoác
tay vợ là Trần Thị Tuyết đến trước mặt mẫu thân chúc thọ. Không ai dám
nghi ngờ lòng hiếu thảo của Huỳnh Phi Dũng. Có bà mẹ nào hạnh phúc hơn bà mẹ Huỳnh
Phi Dũng trong giờ phút thăng hoa ấy? Và thằng điên cũng chả dám mở mồm
ra bảo Huỳnh Phi Dũng kém đạo đức.
Nhưng chỉ
sau cái đêm ấy không lâu thì, Huỳnh Phi Dũng tuyên bố bỏ người vợ
đã có với mình ba mặt con, đã cùng mình lập nghiệp từ lúc tài sản chỉ có chiếc
xe máy cũ trị giá ba chỉ rưỡi vàng, một người vợ đã nguyện dù phải bán căn nhà
cuối cùng cũng sát cánh cùng chồng xây dựng công trình Đại Nam Văn Hiến. Huỳnh Phi Dũng quyết bỏ người vợ ấy khi chị
đang bị bệnh ung thư máu hàng tuần phải điều trị ở bện viên Chợ Rẫy để cố kéo
dài thêm cuộc sống. Bà mẹ Dũng và các em Dũng không một ai đồng tình với
hành động quay quắt của Dũng, Dũng tuyên bố từ bỏ tất. Điều
gì đã khiến Dũng làm thế?
Vào
một buổi sáng tôi cùng Hồng Quang ở Đài truyền hình Việt Nam đang ngồi chơi ở
văn phòng của Huỳnh Phi Dũng thì một chiếc xe Lexus chạy tới và từ trong xe bước
ra hai phụ nữ và một người đàn ông. Họ vào phòng đon đả chào mọi người và người
phụ nữ có khuôn mặt trái xoan, nước da trắng giới thiệu:
-Tên
em là Hằng, mọi người quen gọi Hằng Canada vì em ở Canada. Còn đây là chị
gái và anh trai em.
Huỳnh
Phi Dũng kể rằng Hằng sang Canada từ nhỏ, năm 18 tuổi lấy chồng người
Hoa được một đứa con trai 16 tuổi thì chồng chế. Gia đình chồng
muốn Hằng lấy đứa em chồng, Hằng không chịu thì một đêm tay này toan cưỡng bức
cô, vì thế Hằng đưa con và mang theo 18 triệu đô la về nước thành lập
Công ty kinh doanh bất động sản và trồng cao su. Hôm nay Hằng tới công ty để
làm hợp đồng thuê 400m2 đất trong khuôn viên Đại Nam Văn Hiến mở siêu thị thời
trang và bán mấy chục hec–ta cao su.
Bữa
cơm trưa hôm đó có cả vợ con Huỳnh Phi Dũng và một ông cán bộ tỉnh Bình Dương,
Hằng Canada kể những câu chuyện tiếu lâm và cười khanh khách. Tôi nhận ra
đôi mắt sắc như dao cau của người đẹp luôn hướng về phía Dũng, nên nhắc
Dũng hãy cảnh giác. Dũng quắc mắt mắng tôi và nhắc lại câu phương ngôn: “giàu
không bỏ bạn sang không bỏ vợ”. Ấy thế mà, chỉ sau đó không lâu, Dũng không chỉ
bỏ vợ, bỏ bạn mà bỏ cả mẹ chỉ vì một người đàn đã có hai đời chồng. Đó chính là
Hằng Canada. Cái người đi trên xe Lexus hôm trước, Hằng giới thiệu là
anh trai chính là người chồng hợp pháp đang sống với cô ta cùng đứa con ba tuổi.
Vì Huỳnh
Phi Dũng tin vào tâm linh nên chị Trần Thị Tuyết cũng muốn dùng tâm linh để
hóa giải cơn mê tâm của chồng. Bà Chín và chị Tuyết nhờ tôi đưa tới gặp
Hòa Thượng Thích Như Niệm ở chùa Pháp Hoa quận Phú Nhuận, một cao tăng nổi tiếng
mà tôi biết. Hòa Thượng Thích Như Niệm nói: “Cái nhân quả như vậy biết làm sao
đươc!” Hòa thượng khuyên bà Chín và chị Tuyết nên phát tâm làm việc thiện
và đọc Chú Đại Bi.
Ít
lâu sau chị Tuyết cho biết chị đã đồng ý ra tòa ly dị bởi không ai có thể níu
kéo được Huỳnh Phi Dũng kể cả những người từng nâng đỡ Dũng lúc hàn vi. Chị Tuyết kể có lần anh Sáu Phong đến
Dũng ngoảnh mặt bỏ đi không tiếp.
Chị
Tuyết cho biết trong phiên tòa gay go nhất là việc phân chia tài sản. Theo
ý chị là phải thuê kiểm toán toàn bộ tài sản sau đó phân chia theo luật định
nhưng Huỳnh Phi Dũng muốn tự mình phân chia không cần kiểm toán và sự can thiệp
của luật pháp. Chị Tuyết kể: “Ông ta quỳ xuống khóc lạy tôi và ba đứa con cho
ông ấy được quyền chia tài sản. Thấy kỳ cục quá nên các con tôi nói, thôi
má ơi làm theo ý ba đi… ”. Chị Tuyết cho biết theo cách chia tài sản của
Huỳnh Phi Dũng, chị chỉ được nhận phần nhà xưởng của ở công ty Hoàng Gia, ba đứa
con được mấy hec-ta cao su còn bao nhiêu tài sản như Sóng Thần 2, Sóng Thần 3,
Đại Nam v..v đều về tay Huỳnh Phi Dũng hết. Thật mỉa mai khi Huỳnh
Phi Dũng dạy đời: “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta, lấy phúc đức làm của,
của theo ta vạn đời ! ? ”.
Từ
ngày ấy Dũng chấm dứt quan hệ với bạn bè cũ. Dũng tuyên bố đoạn tuyệt với quá
khứ và để khằng định điều đó Huỳnh
Phi Dũng đổi tên thành Huỳnh Uy Dũng. Dũng nói Huỳnh Phi Dũng đã chết rồi!?.
Huỳnh
Phi Dũng tuyên bố đã trả hết nợ và đang tiếp tục hoàn thiện thêm công trình tâm
linh Đại Nam Văn Hiến. Có điều mọi người đừng tin lời ông Dũng nói trước
kia là đến thăm quan không mất tiền. Ở đây bây giờ mọi thứ đều có giá cắt cổ
hơn các nơi khác.
Huỳnh Phi Dũng, một
doanh nhân được đánh giá có tài có tâm, từng là đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là như vậy đấy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét