Nhãn

28 tháng 12, 2012

630. Trương Duy Nhất: Thay chuyển từ trên và từ những việc giản đơn nhất

Tách riêng chuyện cái lưỡi bò, tranh chấp biển đảo và những hằn thù truyền kiếp, Trung Quốc có nhiều điểm để Việt Nam nhìn vào học tập. Tôi nói nhắc điều này rất nhiều rồi. Những chuyển thay từ các động thái gần đây của thế hệ lãnh đạo mới thời Tập Cận Bình- Lý Khắc Cường một lần nữa cho thấy so với họ, Việt Nam còn quá nhiều bảo thủ, trì trệ.

Chính trường Trung Quốc đang báo hiệu những chuyển thay lớn. Tân lãnh tụ Tập Cận Bình vừa mới tuyên bố rằng đảng Cộng sản sẵn sàng và cam kết sẽ làm việc chung với các đảng phái khác, theo tinh thần đa đảng, đồng thời ủng hộ ý kiến để các đảng khác (không phải Cộng sản) giữ một vai trò quan trọng trong chính quyền.

Bản tin của Tân Hoa Xã nói là ông Tập hứa hẹn và cam kết tham khảo ý kiến cũng như lắng nghe các đề nghị từ các đảng phái khác với mục tiêu để đảng Cộng sản có thể phục vụ dân chúng hữu hiệu hơn.

Ngay sau khi lên nắm quyền tối thượng với vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước và Chủ tịch quân ủy trung ương, ông Tập đã tiếp kiến các tân lãnh tụ của 8 đảng ngoài Cộng sản. Điều đặc biệt là 8 đảng phái này đều là những người hết lòng ủng hộ đảng Cộng sản, và được nhà nước cấp phép hoạt động công khai (theo RFA).

Ở một động thái khác, ông Tập cùng thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đang muốn cải thiện, tạo dựng một hình ảnh khác theo hướng gần gũi, thân thiện với người dân.

Hình chụp các nhà lãnh đạo trong Ban thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực của Trung Quốc được đưa trên các mặt báo những ngày gần đây rõ ràng nhằm tạo dựng một hình ảnh khác theo hướng thân thiện với dân chúng.

Đó là bức ảnh ông Tập Cận Bình, nhân vật đứng đầu, người quyền lực nhất Trung Quốc bình dị đèo con gái thư thái trên một chiếc xe đạp.


27 tháng 12, 2012

629. VẤN ĐỀ GADA

(Tạp chí “Time”)

Gada chủ yếu là cát, nhưng mọi vật vẫn sinh sôi ở đó, giống như chúng sinh sôi ở Ixraen, mảnh đất mà các cư dân của vùng lãnh thổ nằm lọt giữa này vẫn nhớ là của chính họ. Trở lại năm 1956, anh hùng quân đội Ixraen Tướng Moshe Dayan đã kêu gọi những người đồng hương của mình nhớ lấy lịch sử đó tại đám tang một viên chỉ huy trẻ tuổi ở khu định cư Do Thái bị người Arập giết hại, những kẻ đã lẻn ra khỏi dải đất duyên hải này, vốn đã đầy ắp con người và cảm giác khó chịu. Dayan nói: “Trong 8 năm nay, họ đã ngồi trong các trại tị nạn ở Gada và chứng kiến, ngay trước mắt họ, chúng ta biến vùng đất và những ngôi làng của họ, nơi họ và tổ tiên họ cư ngụ trước đây, thành nhà của chúng ta”. Ông dự đoán tình trạng thù địch này sẽ kéo dài hàng thế hệ, và nó đã như vậy.

22 tháng 12, 2012

628. Xấu hổ vì bằng lái xe “song ngữ” của Bộ GTVT


Với một mẫu giấy phép lái xe in song ngữ để có thể xuất trình ở nước ngoài, kích cỡ chỉ nửa bàn tay và có vài chục ký tự mà Bộ GTVT còn để lọt những lỗi Anh ngữ ngô nghê đến như vậy thì thật là... xấu hổ.

Mẫu GPLX mới dự kiến được Bộ GTVT triển khai cấp trên phạm vi cả nước từ đầu năm 2013. Theo ông Nguyễn Thắng Quân - Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện người lái - Tổng cục Đường bộ, đề án cấp GPLX mới đã được xây dựng từ rất nhiều năm trước. Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ 1 triệu USD để trang bị hệ thống máy chủ và máy in đặt tại tổng cục. Bộ GTVT trang bị thêm phần mềm quản lý thông tin khoảng 7 tỉ đồng.

Ngoài ra, tùy vào điều kiện tình hình địa phương, các sở GTVT sẽ trang bị hệ thống máy móc in ấn GPLX mới. CSGT khi tuần tra trên đường nếu phát hiện nghi ngờ về GPLX giả có thể nhắn tin, gọi điện về tổng đài trung tâm dữ liệu GPLX đặt tại TCĐB là kiểm tra được.

Tuy nhiên, một công dân tên là Lê Văn Thịnh vừa đề nghị Bộ Tư pháp xem xét lại các quy định liên quan đến đề án cấp Giấy phép lái xe (GPLX) mới của Bộ GTVT. Theo ông Thịnh, GPLX mới được ủy nhiệm cấp sai thẩm quyền, phần tiếng Anh có nhiều lỗi, không phù hợp với các khái niệm trong thông lệ quốc tế.

627. Mathieu Tromme – Tham nhũng và chống tham nhũng tại Trung Quốc và Việt Nam



Trong khi trên chính trường quốc tế cả Trung Quốc và Việt Nam dường như đều miễn cưỡng để tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng đối với những tranh chấp lãnh thổ, trên mặt trận đối nội cả hai lại đều đối diện với những quan tâm tương tự mà hai quốc gia đều muốn nhanh chóng giải quyết.

Vài thập niên sau khi hai quốc gia mở cửa kinh tế, nạn tham nhũng đang lan tràn và chắc chắn sẽ làm nguy hại đến uy tín của các chính sách nhà nước. Việc nhấn mạnh vào mối lợi trước mắt hơn là những thay đổi cơ chế lâu dài cũng có thể qua mặt bất kỳ những phúc lợi có được từ những đề xuất kinh tế và chính trị trước đấy.

20 tháng 12, 2012

626. Công ty cổ phần luyện gang Vạn Lợi (Hải Phòng): khả năng BIDV mất ‘tài sản thế chấp’


Ngân hàng bị 'nẫng tay trên' tài sản thế chấp

TP - Tài sản thế chấp của ngân hàng, được đăng ký giao dịch bảo đảm đàng hoàng nhưng đột nhiên bị cơ quan thi hành án (THA) “nẫng tay trên”, trả cho một chủ nợ khác không được bảo đảm. Chuyện hy hữu vừa xảy ra tại huyện An Dương (TP Hải Phòng).


Lô tài sản thế chấp của BIDV bị THA huyện An Dương (Hải Phòng) cưỡng chế cho khoản vay không có tài sản đảm bảo

Tháng 10-2010, Ngân hàng BIDV- chi nhánh Bắc Hà Nội và Công ty cổ phần luyện Gang Vạn Lợi (Công ty Gang Vạn Lợi-Hải Phòng) ký hợp đồng thế chấp tài sản số 2010/1992426.

Theo đó, Công ty Gang Vạn Lợi đã thế chấp tòan bộ tài sản hình thành từ vốn vay gồm nguyên vật liệu (quặng sắt, than cốc), phụ gia trong khâu sản xuất đến thành phẩm.

Số lượng quặng được thế chấp là 100.000 tấn, trị giá 59,4 tỷ đồng do Công ty Gang Vạn Lợi mua từ Tổng công ty Thép Việt Nam.

625. Kiện tụng liên quan vợ 2 cựu Tổng Bí thư (nông đức mạnh)


15 tỉ không thể xây được chợ Bưởi mới, vợ 2 ông nông chắc đã bỏ tiền vào đấy, chắc tính toán lợi nhuận các kiểu ok và nhét đầy mồm quan chức rùi thì mới làm được... giờ quan chức nghẹn mịa nó rùi thì xử đúng thía nào được :-)


Gần 6 năm qua, suốt từ tháng 1 năm 2007 đến nay, hàng trăm tiểu thương kinh doanh tại chợ Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội bức xúc về việc họ đã nộp tiền góp vốn xây dựng chợ mới, nhưng khi chợ được xây xong, thì các quan của thành phố và quận “bố trí” Công ty cổ phần chợ Bưởi vào quản lý. Từ đây, Công ty này đã xổ toẹt mọi đóng góp của dân, đẻ ra thêm nhiều mức phí trái pháp luật. Số tiền góp vốn của tiểu thương khoảng trên 15 tỉ đồng đã bị doanh nghiệp này chiếm đoạt rất tinh vi. Chủ doanh nghiệp này, bà chủ chợ Bưởi hiện tại chính là nữ Đại biểu quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm – phu nhân của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.


Góp tiền tỉ cũng bằng không

Để có vốn đầu tư xây dựng mới chợ Bưởi, UBND quận Tây Hồ có quyết định ban hành quy chế thu, nộp tiền huy động vốn xây dựng chợ Bưởi.

19 tháng 12, 2012

624. Phí bảo trì đường bộ - tận thu ngu xuẩn


Tôi đi đường có bảo trì thì tôi trả phí -- tại sao tôi đi đường đất cũng bắt tôi trả bảo trì? Đường mới có bảo trì nếu cần thì tích hợp vào vé, đa số đường đều lấy tiền thuế của dân ra làm chẳng ra gì thì bảo trì cái gì? Các ông thu của doanh nghiệp vận tải thì doanh nghiệp lại đè dân ra mà móc -- còn dân đen thì đè đéo gì ra mà móc? Vấn đề là thu được bao nhiêu thì các ông ăn cắp bấy nhiêu!

Thu phí bảo trì đường bộ, cước vận tải sẽ leo thang

Ngày 19/12, tại hội nghị triển khai hướng dẫn thu phí bảo trì đường bộ cho các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) do Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính tổ chức ở TP HCM, các doanh nghiệp vận tải đều than khó và tiếp tục bày tỏ bức xúc trước những điều bất hợp lý trong việc thu phí.

Ông Đinh Nam Dinh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM cho rằng, dự thảo quy định phí sử dụng đường bộ tính theo năm (12 tháng) và theo chu kỳ đăng kiểm của xe là không đúng với bản chất của phí và lệ phí "có sử dụng dịch vụ (sử dụng đường bộ) thì mới đóng phí". Theo ông Dinh, "đó là nguyên tắc bất di bất dịch". Sử dụng lúc nào thì trả lúc đó, sử dụng nhiều thì trả nhiều, sử dụng ít thì trả ít chứ không thể ứng trước tiền phí mà người sử dụng không biết sẽ sử dụng ở mức độ nào.

Ngoài ra, ông Dinh cũng "cảnh báo" việc thu phí bảo trì đường có thể sẽ gây ra những hệ lụy. Xe hư hỏng không thể sửa chữa (có khi đắp chiếu cả vài năm), chủ xe phải nợ một khoản tiền phí rất lớn. Đến khi có tiền sửa hoặc bán cho người khác thì cũng không dám sửa và người mua cũng không dám mua vì trả nợ phí.

623. Minh Diện: CÁI GIÁ MÀ TRẦN XUÂN GIÁ PHẢI TRẢ



Một mái tóc trắng phau, một dáng đi ưỡn ngực về phía trước đầy tự tin và gọng nói rổn rảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Trần Xuân Giá luôn toát lên vẻ sung mãn về trí tuệ và sức lực, đồng thời cũng toát lên sự đam mê quyền lực đến khôn cùng. Trần Xuân Giá sinh năm Kỷ Mão (1939). Có lẽ nhờ “kỷ vi nhàn” nên ông gặp quá nhiều may mắn.

17 tháng 12, 2012

622. Huy Đức - BÊN THẮNG CUỘC - Cuốn 1: Giải Phóng



Cuốn sách này phải được phổ biến tới đông đảo bạn đọc quan tâm --- giờ mới có cuốn 1: Giải phóng, cuốn 2 có thể ra trong quí I năm 2013. Bản pdf down ở đây -- bản prc down ở đây.

14 tháng 12, 2012

621. Cuộc đua về bét: Myanmar và Việt Nam đi ngược chiều nhau về vấn đề nhân quyền


HRW/ Strategic Review


Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch)
Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Myanmar hồi tháng Tư năm 2010, ông khẳng định với các nhà lãnh đạo hàng đầu rằng Việt Nam ủng hộ “lộ trình” dân chủ hóa của quốc gia này. Sau đó, ông phát biểu từ ghế chủ tịch đoàn trong lễ bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh thường niên ASEAN lần thứ 16 tại Hà Nội rằng cuộc bầu cử sắp tới ở Myanmar cần diễn ra một cách “tự do và dân chủ, với sự tham gia của tất cả các đảng phái.” Lời phát biểu đó thật sự ấn tượng, nhất là từ miệng nhà lãnh đạo một chính phủ độc đảng, nơi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) được Hiến pháp quy định rõ vai trò “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội,” và chính quyền kiểm soát chặt chẽ mọi cuộc bầu cử.
Nhưng lời phát biểu trên của ông Dũng không gây được nhiều chú ý, vì nhiều sự lạ đời và đạo đức giả hơn thế từng được tuyên bố tại các hành lang cũng như trong các phòng họp của ASEAN nhiều năm qua. Đa số các quan sát viên cho rằng Việt Nam chỉ đơn giản là lại hành xử với vai trò lãnh đạo một nhóm trong ASEAN, được gọi là CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) đều có chính quyền độc đoán hà khắc, luôn cùng nhau cố gắng hạn chế những ý kiến chỉ trích và tìm cách gỡ bỏ rào cản kinh tế của các đối tác đối thoại của ASEAN, như Úc, Canada, Mỹ và Liên minh Châu Âu nhằm vào Myanmar.
Chỉ hơn sáu tháng sau, vào ngày mồng 7 tháng Mười Một năm 2010, Myanmar tổ chức bầu cử nghị viện, trong đó 25 phần trăm tổng số ghế được dành cho quân đội. Cuộc bỏ phiếu này không thể nói là tự do hay công bằng, do đã được dàn xếp trước để đảm bảo thắng lợi áp đảo của Hiệp hội Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển, một tổ chức chính trị được quân đội hậu thuẫn.
Vào thời điểm Thủ tướng Dũng đưa ra lời phát biểu nêu trên, Myanmar đang có bảng thành tích tệ hại – như quân đội nắm chính quyền suốt từ năm 1962, bà Aung San Suu Kyi, người được trao giải Nobel Hòa bình đang bị quản chế tại gia, hàng trăm tù nhân chính trị đang bị giam giữ, các cuộc biểu tình bị đàn áp dã man, luật pháp hà khắc, các quyền dân sự và chính trị luôn bị đè nén, khiến quốc gia này trở thành “trường hợp cá biệt,” thậm chí ngay cả khi so với các nước láng giềng trong khối ASEAN.
Vì vậy, ít người có thể hình dung được, chỉ hai năm sau đó, các nhà hoạch định chính sách và giới báo chí lại phải công khai so sánh Việt Nam với Myanmar để xem quốc gia nào đáng bị gọi là quốc gia vi phạm nhân quyền tệ nhất ASEAN – một biệt danh chẳng ai muốn có. Đương nhiên, đây là một động thái ít nhiều mang tính chất trò chơi ngoại giao, vì đối với các nạn nhân thì bị vi phạm nhân quyền, dù ở đâu cũng tệ cả.
Nhưng khi Myanmar đang hướng tới chiếc ghế chủ tịch ASEAN vào năm 2014, những người quan tâm về nhân quyền trong khu vực đương nhiên tự vấn rằng liệu có thể diễn ra một cuộc đua giữa Myanmar và Việt Nam để tránh làm kẻ đội sổ, dẫn đến những cải thiện về thành tích nhân quyền ở cả hai nước này hay không. 
Những tiến bộ của Myanmar

12 tháng 12, 2012

620. CMND mới: Đâu cần 12 số! (ngu như biển xe 5 số thui mà)


TS Nguyễn Ngọc Kỷ, nguyên cán bộ Cục Tin học Nghiệp vụ thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Hậu cần (Bộ Công an), đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị dừng ngay việc cấp CMND mới đang được Bộ Công an triển khai tại Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc


Phóng viên: Trong văn bản gửi Thủ tướng và Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (vừa được chuyển từ Văn phòng Chính phủ về Bộ Tư pháp), ông gọi việc đưa họ tên cha mẹ công dân vào CMND mới là “tối kiến”?

TS Nguyễn Ngọc Kỷ: Nếu các bạn hỏi những người làm công tác tra cứu căn cước, tàng thư (lưu giữ thông tin về CMND - PV) lâu năm trong ngành công an xem việc này có cần thiết không thì họ sẽ nói có ích.

Lẽ ra, việc quản lý thông tin phải được sắp xếp theo dấu vân tay và số CMND. Chỉ cần gõ số CMND trên hệ thống máy tính thì sẽ ra ngay kết quả và có thông tin về công dân. Nhưng trong thực tế, công an đã không làm được việc sắp xếp số CMND có hệ thống nên họ phải đi vòng.

Còn nếu hỏi những người nghiên cứu, thiết kế công nghệ thì tôi nói hoàn toàn không cần thiết. Khi chúng tôi điện tử hóa hệ thống tàng thư thì chỉ cần 30 giây (đối với tra theo dấu vân tay) thì sẽ có kết quả. Nếu tra số CMND thì có kết quả tức thì.

8 tháng 12, 2012

619. Vũ Cao Đàm: Nói “Đi theo con đường Bác Hồ đã chọn” là nói đến con đường nào vậy?



Những ngày này, lòng dân sôi sục trước sự vu cáo bỉ ổi của bọn cộng sản Đại Hán, chúng vừa hăm dọa đánh Việt Nam, vừa cãi trắng những tội ác xâm phạm lãnh thổ mà chúng đang gây ra trên đất nước ta.

Có điều đáng suy nghĩ là, trong tình hình khẩn trương như vậy, chúng ta không nghe được bất cứ tiếng nói nào của các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng? Người ta chỉ nhớ, có lần chính ông bình thản tuyên bố… Biển Đông vẫn lặng sóng yên ổn.

Trong khi đó, tôi nghe được vào rất nhiều lúc, ở rất nhiều nơi, rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam đang quyết trung thành  “Đi theo con đường Bác Hồ đã chọn”, rồi vun đắp tình hữu nghị mà hai vị lãnh tụ đã dày công vun đắp (!).

Tôi cũng được nghe nhiều lần, đài truyền hình đưa tin các vị lãnh đạo cấp cao nhất của Nhà nước và của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp các khách nước ngoài cũng luôn khẳng định: “Chúng tôi đi theo con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn”.

Tôi không phải người nghiên cứu Hồ Chí Minh, nên am hiểu có phần không được đến nơi đến chốn. Vì vậy tôi mong muốn được gửi một số ý nghĩ phân vân của tôi, nhờ xin ý kiến rộng rãi trên trang mạng Bauxite Việt Nam, là trang mạng mà giới trí thức thường gặp nhau đàm đạo, với hy vọng nhận ý kiến chỉ giáo của các bậc thức giả.
*
Theo ngu ý của tôi, thì Cụ Hồ đã chọn nhiều con đường lắm. Chí ít tôi cũng liệt kê được 5 mốc thời gian mà Cụ Hồ nói về “Con đường mà Cụ quyết định lựa chọn”:

618. Huy Đức: Vì sao tôi viết?

Mình ngưỡng mộ Huy Đức -- post bài này để thêm chút gió :-)


Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm.

Cuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”. Thay vì tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra.

Miền Nam, theo như những bài học của chúng tôi, sẽ chấm dứt “20 năm rên xiết lầm than”. Trong cái thời khắc lịch sử ấy, trong đầu tôi, một sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xuất hiện ý nghĩ: phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối.

Nhưng hình ảnh miền Nam đến với tôi trước cả khi tôi có cơ hội rời làng quê nghèo đói của mình. Trên quốc lộ Một bắt đầu xuất hiện những chiếc xe khách hiệu Phi Long thỉnh thoảng tấp lại bên những làng xóm xác xơ. Một anh chàng tóc ngang vai, quần loe, nhảy xuống đỡ khách rồi đu ngoài cánh cửa gần như chỉ trong một giây trước khi chiếc xe rú ga vọt đi. Hàng chục năm sau, tôi vẫn nhớ hai chữ “chạy suốt” bay bướm, sặc sỡ sơn hai bên thành xe. Cho tới lúc ấy thứ tiếng Việt khổ lớn mà chúng tôi nhìn thấy chỉ là những chữ in hoa cứng rắn viết trên những băng khẩu hiệu kêu gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh Mỹ.

Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: Mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe; cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra; con búp bê nhựa – biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe – buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.

7 tháng 12, 2012

617. Hé lộ đường dây bảo kê cho Dương Chí Dũng chạy trốn


Cầu Nhật Tân: Ngày 15/5/2012, Hội nghị Trung ương 5 của ĐCS kết thúc với 1 Nghị quyết chống tham nhũng. Hai (02) ngày sau một số đối tượng: Dương Chí Dũng cùng Mai Văn Phúc – Nguyên Tổng giám đốc Vinaline và Trần Hữu Chiều – Phó Tổng giám đốc Vinalines mới bị khởi tố. Hai ông Phúc và Chiều đã bị bắt giam ngay tối 17/5. Dương Chí Dũng không bị bắt ngay hôm đó. Riêng bà Vân, phó Tổng GĐ nữa thì chưa bị khởi tố do bà là con dâu của tướng Hoàng Thao nguyên Thứ trưởng Bộ Công an.

Người dân sống gần nhà Dũng cho biết sáng ngày 16/5, hai vợ chồng ông Dũng vẫn dắt tay nhau đi ăn sáng… Vào khoảng 21h ngày 17/5, khi anh đứng ở tầng 4 nhà chếch đối diện đã nhìn thấy nhà ông Dũng cúng bái ở tầng 3 và có đặt mâm cúng ra lan can tầng 3.

Trở về trước đó khoảng vài ngày trong khi Hội nghị Trung ương chuẩn bị kết thúc thì vào buổi tối người ta nhìn thấy Dương Chí Dũng đến tư dinh Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trên đường Phan Đình Phùng (HN), sau đó khá muộn Dũng cùng em trai là đại tá Dương Tự Trọng (phó GĐ Công an Hải Phòng) đến nhà Trung tướng Phạm Quý Ngọ trên chiếc xe Mercedes 7 chỗ ngồi.

Trung tướng có mối quan hệ mật thiết với Dương Chí Dũng từ lâu, Tết nào Trung tướng đều xuống liên hoan cùng Vinalines và các công ty thành viên. Đồng thời Tướng Ngọ lên được Trung tướng và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an nắm Tổng cục Cảnh sát ai cũng biết vì tướng Ngọ là người rất thân tín của Thủ tướng Dũng cắm trong Bộ Công an.

Ngày 3/9/2012, Dương Chí Dũng bị tình báo quân đội bắt cóc tại Campuchia và đưa về Việt Nam bàn giao cho Bộ Công an. Từ đây, đường dây bảo kê cho họ Dương mới bắt đầu hé lộ.

Hóa ra, cuộc đào thoát của họ Dương thành công đều nhờ tay “trong ngành”.

5 tháng 12, 2012

616. Trương Duy Nhất: Khuyên huấn luyện viên Phan Thanh Hùng



Trương Duy Nhất vs Triết Chủ Tịch (club@chemgio.group.vn)

Sau thất bại thê thảm nhục nhã tại  AFF Suzuki Cup 2012, sức ép dư luận đang dồn đổ hết lên huấn luyện viên Phan Thanh Hùng. Nhiều lời kết tội nặng nề và yêu cầu ông từ chức.

Xin mạo muội gửi đến ông lời khuyên sau:

Không nên từ chức. Chỉ còn mấy ngày nữa là ông tròn 51 tuổi. 51 năm qua, trong sự nghiệp bóng đá của mình, ông cũng không bao giờ đi chạy chọt xin xỏ đảng, tổ chức và liên đoàn cho ông làm việc này chức nọ. Cái ghế huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia là do Liên đoàn bóng đá tự mời và ký hợp đồng với ông, tin tưởng chọn ông, giao nhiệm vụ cho ông. Ông chưa bao giờ từ chối hay thoái thác bất cứ nhiệm vụ nào tổ chức giao. Vì vậy, ông nên tiếp tục công việc như… 51 năm qua.

Thua. Nhục. Nhưng với trách nhiệm chính trị của mình, ông cũng đã xin lỗi rồi. Hà cớ gì phải từ chức?

Về phía Liên đoàn bóng đá Việt Nam, cũng không nên kỷ luật HLV Phan Thanh Hùng. Bởi kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ…

Không phải cứ thua, cứ yếu kém sai phạm, cứ thấy nhục tí là phê bình kiểm điểm. Bóng đá cũng như việc nhóm bếp lò vậy. Phải nhóm lên, tạo hơi ấm, khi đó củi khô củi ướt sẽ cháy hết.

Ấy mới là quan điểm, là phương pháp bóng đá nhân văn.

3 tháng 12, 2012

615. Phùng Liên Đoàn: TÔI MƠ GIẤC MƠ VIỆT NAM - MỘT XÃ HỘI THỊNH VƯỢNG, TỰ DO, DÂN CHỦ, VĂN MINH


Bài diễn văn tại Hội nghị Bác ái Á Châu – Thái Bình Dương, ngày 22 tháng 5, năm 2008, tại Hà Nội, Việt Nam


Chúng tôi nhận được bài này từ một cộng tác viên gửi cho, sau khi đọc thấy không thể không đưa lên trang mạng để đông đảo bạn đọc trong nước, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam, cùng chia sẻ với Giấc Mơ Việt Nam của TS Phùng Liên Đoàn mà theo chúng tôi biết, sau gần 5 năm suy nghĩ thận trọng, vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn tất một chương trình chi tiết, đến nay ông đã tiến hành những bước khởi đầu thuận lợi.

Dẫu đây là bài diễn văn đã được chuyền nhau trong nhiều giới, vẫn xin được coi lời mở đầu vắn tắt này như một thông điệp gián tiếp gửi đến tác giả để xin phép, và cũng là bày tỏ sự kính trọng đối với tấm lòng nhiệt huyết vì đất nước của ông.

Bauxite Việt Nam

Kính thưa quí vị,

Tôi là Phùng Liên Đoàn, 68 tuổi. Tôi đã đi học và làm việc ở Việt Nam 21 năm, ở Hoa Kỳ 47 năm.

Tôi xin phép đọc bài thơ của Nguyễn Bá Trác mà tôi đã thay đổi chút ít cho phù hợp với cuộc đời của tôi.

Trượng phu đã không hay xé gan chẻ cật phù cương thường
Hà tất tiêu dao bốn bể lưu lạc tha phương
Trời Nam nghìn dặm thẳm
Non nước một màn sương
Giấc mơ ngày lên đường.

Những dòng thơ kế tiếp đây cũng được tôi hiểu theo một cách đặc biệt

Chí chưa thành
Danh chưa lập
Tuổi trẻ bao lâu mà đầu bạc
Trăm năm thân thế bóng tà dương
Giấc mơ ngày lên đường!

Thưa quí vị, tất cả chúng ta đều có những giấc mơ khi ta lớn lên. Ta mơ ta sẽ là ai, mơ về những điều ta sẽ làm, những điều ta mong muốn, những gì làm cho ta hạnh phúc, và tương lai của gia đình con cái ta.

Tôi sinh ra ở làng Bát Tràng, chỉ cách đây 7 km xuôi nước sông Hồng. Các vị niên trưởng tại làng tôi rất tự hào về quá khứ huy hoàng của làng quê, nơi đã có nhiều người đỗ học vị Tiến sĩ vào những thế kỷ 15-17. Nhưng khi tôi lớn lên tại làng vào khoảng 1940–1949, tôi nhớ rõ là cả làng không có một nhà trẻ, một trường học, một thư viện, một bệnh xá; và trẻ con chúng tôi phải đi chân đất không có giầy. Người Pháp và người Nhật làm chủ chúng tôi. Họ sử dụng các viên chức người Việt để áp chế người Việt. Tôi nhớ sơ sơ về nạn đói kinh hoàng năm 1945 khi tôi mới 6 tuổi. Tôi nhớ bố tôi đã rời nhà để lên rừng tham gia kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Tôi nhớ rõ mẹ tôi chỉ được đi học 2 năm vì phải nuôi bố mẹ đau ốm và ở tuổi 24 đã phải một thân nuôi 6 anh em chúng tôi. Hai em của tôi đã chết vì bệnh tật rất thông thường.

Lúc đó, giấc mơ của tôi là thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp, để bố tôi trở về với gia đình và tôi được đi học ở Hà Nội.

Năm 1951 bố tôi về nhà thật, nhưng không phải là người chiến thắng giặc Pháp mà là vì cụ quá yếu bởi sốt rét, và Việt Minh bảo cụ về nhà để cho mẹ tôi lo. Mẹ tôi đưa bố tôi đi khám ở nhà thương cách nơi tôi đang đứng đây chỉ vài ba dãy phố, và may thay, sau một thời gian chữa trị, bố tôi đã bình phục.

Sau khi vượt qua 2 kỳ thi hắc búa ở tuổi 11, tôi được nhận vào học Trường trung học Nguyễn Trãi cách khách sạn này có vài ba tòa nhà. Và như vậy tôi đã thực hiện được giấc mơ của tôi hồi thơ ấu. Tôi ở trọ gần ga Hàng Cỏ và phải cuốc bộ đi học hàng ngày qua ngang Hỏa Lò, bây giờ là Khách sạn Hanoi Tower, nhưng hồi đó là nhà tù khét tiếng vì đã là nơi giam hãm tra khảo nhiều người Việt Nam yêu nước kể cả Nguyễn Thái Học và Lương Ngọc Quyến mà ngày nay được đặt tên cho đường phố Hà Nội. Quý vị cũng rõ Hỏa Lò đã từng giam giữ nhiều phi công Mỹ bị bắn rơi, kể cả John McCain, ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ năm 2008.

Giấc mơ của tôi lúc đó là có một chiếc xe đạp để đến trường học nhanh hơn và thú vị hơn. Tôi đã không thực hiện được giấc mơ này cho mãi đến 3 năm sau.

Nhưng tôi là một học sinh tồi, xếp hạng 37 trên 49 học sinh. Và tôi bị phạt “công xi” phải đến trường hai Chủ nhật liên tiếp vì tôi làm giả chữ ký của bố tôi trong sổ học bạ. Hiện tôi vẫn còn giữ sổ học bạ đó để luôn luôn ghi tạc rằng gian lận là không tốt. Bố mẹ tôi biết rằng tôi đang ở chỗ trọ không tốt và hai cụ đã thu xếp cho tôi ở với người bà con đáng tin cẩn ở phố Hàng Bát Sứ phía bên kia Hồ Hoàn Kiếm. Chúng tôi thuê một phòng 3mx3m ở trên một căn bếp. Chúng tôi gồm 5 người, 3 người chú họ xấp xỉ tuổi của tôi, anh tôi và tôi. Chúng tôi dùng ba tấm ván làm bàn học ban ngày và giường ngủ ban đêm. Tôi học khá hẳn lên, được xếp vào năm học sinh có điểm cao nhất ở lớp 7.

Giấc mơ của tôi lúc đó là được ăn sáng trước khi đi học và một que kem trong giờ ra chơi.

Tôi thực hiện được giấc mơ này khi bố mẹ tôi cho 5 đồng mỗi tuần. Nhưng tôi mất 5 đồng đầu tiên khi bị người lớn ngoài công viên dụ chơi bài ba lá. Kể từ đó đến giờ tôi không đánh bạc nữa cho dù tôi hiện sinh sống ở Las Vegas.

Thế rồi cuộc đời tôi trôi theo số phận may mắn. Bố tôi tìm được việc làm nhân viên Sở Duyên hải thuộc Bưu điện chính ở Sài Gòn. Gia đình chúng tôi thu xếp vào Sài Gòn trên chiếc tàu mang tên Ville de Hai Phong. Đó là lần đầu tiên vào tuổi 13 tôi được nhìn thấy một chiếc tàu to lớn và được lướt sóng đại dương. Chúng tôi ngủ ở khoang dưới đáy tàu dành cho hành khách hạng tư. Nhưng vào ban ngày thì chúng tôi được phép lên boong cao nhất để xem tàu vượt sóng. Tôi nhìn thấy đại dương bên phía Đông và những rặng núi trải dài bên phía Tây. Tôi tự hỏi nước tôi thực sự như vậy sao. Tại sao cuộc sống của người dân Việt Namlại không đẹp như núi rừng kia và huy hoàng như bình minh đó?

Giấc mơ của tôi là một ngày không xa nước Việt Nam sẽ độc lập và người Việt Nam được no ấm.

Như quý vị đã biết, một phần của giấc mơ đó đã là hiện thực. Nước Việt Nambây giờ là một nước độc lập nhưng còn nhiều người Việt Nam chưa được no ấm.

614. Hoàng Xuân Phú: Viễn tưởng từ chức

Blog Hoàng Xuân Phú

GS. TSKH – Viện sĩ Hoàng Xuân Phú, hiện làm việc tại Viện Toán học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Heidelberg, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Bavaria. Ông từng tham gia biểu tình tại Hà Nội phản đối Trung Quốc gây hấn.


1. Tình hình kinh tế và xã hội quá bi đát. Những thông tin kinh khủng đã lộ ra mới chỉ là dấu hiệu, báo động những tháng ngày tồi tệ sắp tới. Không thể đổ lỗi cho thiên tai, địch họa. Không thể dùng khủng hoảng kinh tế trên Thế giới để biện hộ. Lãnh đạo ở tầng cao nhất phải chịu trách nhiệm chính về thực trạng này, cả với tư cách tập thể lẫn tư cách cá nhân. Không thể dùng trách nhiệm tập thể để che chắn cho trách nhiệm cá nhân. Và ngược lại, không thể chỉ thí một vài cá nhân để bao biện cho cả tổ chức.

Đối diện với khủng hoảng trầm trọng, lãnh đạo Đảng CSVN đã tiến hành một chiến dịch kiểm điểm hiếm có. Dư luận chờ đợi có ai đó ở thượng tầng sẽ bị cách chức, hay buộc phải từ chức, để giải tỏa một phần bức xúc của Nhân dân và cho họ một lý do để hy vọng. Song kết cục còn bất ngờ hơn cả vở kịch đầy kịch tính nhất: đa số Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XI đã bỏ phiếu không chấp nhận đề nghị kỷ luật của Bộ Chính trị.

Nhiều người tưởng rằng: Chỉ vì cái đa số ấy mà ý định xử lý nghiêm túc của Bộ Chính trị đã không trở thành hiện thực. Thật ra, theo Thông báo Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, thì “Bộ Chính trị đã thống nhất cao tự nhận và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét có hình thức kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.

Nghĩa là Bộ Chính trị chỉ đề nghị Ban Chấp hành Trung ương “khiển trách về trách nhiệm chính trị”, chứ không hề đề nghị cách chức “một đồng chí trong Bộ Chính trị”. Chỉ “khiển trách” tức là mọi người vẫn yên vị, vẫn làm việc với nhau trong quan hệ trên–dưới như cũ. Vậy thì “khiển trách” phỏng có ích gì? Và việc gộp “khiển trách” cả “tập thể Bộ Chính trị” với “khiển trách” cá nhân “một đồng chí trong Bộ Chính trị” thành một gói cũng khiến cho kết cục hạ màn càng trở nên tất yếu, không nằm ngoài ý đồ đạo diễn.

Kết quả của Hội nghị Trung ương 6 làm bao người thất vọng, nhưng không phải là hoàn toàn vô ích, vì nó giúp trả lời mấy câu hỏi then chốt:

- Bảo bối “tự phê bình và phê bình” có còn hiệu quả, hợp thời nữa không? Có thể dùng nó làm biệt dược để khử trùng, tẩy uế cho bộ máy cầm quyền, khi tham nhũng là quốc nạn, hay không?

- Đội ngũ lãnh đạo hiện nay có đủ thiện tâm và năng lực để tự cải tạo, khắc phục lỗi lầm và đáp ứng được đòi hỏi của nhiệm vụ điều hành đất nước hay không?

2. Để lý giải với dư luận về kết quả nửa vời của cuộc đọ sức trong giới lãnh đạo, họ thường biện hộ rằng đó chỉ là hoạt động phê bình “trên tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ”, nhằm mục đích “giáo dục, răn đe”, nên cuối cùng thì không cách chức, mà còn cho đồng chí… “thêm một cơ hội”. Nghe có vẻ bao dung và nhân ái, nhưng ngẫm kỹ thì thấy ngược lại.

Tại sao một nhóm nhỏ lại dành hết mọi cơ hội về mình, rồi ban phát cho nhau, hết lần này đến lần khác, trong khi hầu hết 90 triệu Dân, kể cả hàng triệu đảng viên, đều không hề nhận được một cơ hội nào cả?

Tại sao những người đã gây ra quá nhiều thiệt hại cho Dân, cho Nước, lại được nhận thêm cơ hội để tái diễn tội lỗi, mà không cho 90 triệu Dân cơ hội để thoát khỏi tai họa do những người đó gây ra?

Trớ trêu thay, lãnh đạo

1 tháng 12, 2012

613. Điều ít biết về nữ chỉ huy đội phục kích Osama bin Laden - ngưỡng mộ!

(Petrotimes) - Người chỉ huy chiến dịch bố ráp và ám sát Osama bin Laden lại là một cô gái khoảng 27 tuổi, bí danh “Jen”. Tên tuổi của nữ tình báo CIA này hiện là một ẩn số được quan tâm đặc biệt.

Nhiều tình tiết lý thú về cô được hé lộ trong cuốn sách “No Easy Day” do cựu người nhái có bí danh “Mark Owen” xuất bản tháng 9 vừa qua. Trong cuốn sách mô tả cuộc theo dõi và bố ráp Bin Laden, tác giả Mark Owen không tiếc lời khen tặng nhân viên CIA có mật danh “Jen” này. Trả lời phóng viên Đài Truyền hình CBS, Mark Owen cho biết: “Tôi không thể mô tả hết tầm quan trọng của Jen. Cô ta gan lì, không ngại nêu ý kiến, và thông minh khủng khiếp”.

Mark Owen là một trong hai người nhái bắn những viên đạn cuối cùng mang đến cái chết của tên trùm khủng bố. Tuy thực hiện mật vụ nguy hiểm nhất, “nhóm người nhái chỉ chịu trách nhiệm 40 phút của chiến dịch bố ráp, còn các nhân viên tình báo CIA phải bỏ ra nhiều năm để tìm ra nơi trú ẩn của Bin Laden”. Trong số đó, người phụ nữ tên Jen có thể nói là nhân viên tình báo có vai trò quan trọng hàng đầu. Mark giải thích thêm về vai trò của Jen: “Mọi người lo lắng không biết những thông tin tình báo có đúng hay không, hay hỏi những câu như: Cô nghĩ sao? - Có chắc không? và cô ta lúc nào cũng đáp lại rằng: Osama bin Laden đang ở nơi đó, chính xác 100%”.

26 tháng 11, 2012

612. Hộ chiếu lưỡi bò và phản ứng của phía Việt Nam



Tôi đọc được cái này: “Mối nghi ngờ này đã được chúng tôi nêu ra ngay từ chiều 22/11, khi điểm tin khẩn trên trang báo mạng đầu tiên vừa đưa nội dung phản ứng của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN. Kế đó, liên tục trong các bình luận của các ngày 232425, chúng tôi cũng đã tiếp tục nêu những biểu hiện không bình thường trong phản ứng của chính quyền VN.

Liệu đã có chuyện giấu nhẹm từ nhiều tháng qua tình trạng người TQ nhập cảnh VN mang theo “hộ chiếu lưỡi bò”, chỉ đến khi báo chí phương Tây đề cập mới vội vàng “phát ngôn”, rồi nhá thông tin cho báo Tuổi trẻ về 111 trường hợp bị xử lý ở Lào Cai và không rõ bao nhiêu trường hợp ở Móng Cái, để rồi liên tiếp trong 3 ngày qua, tất cả các báo đã xài lại món “thuốc giảm đau” này với tâm trạng hỉ hả?”

Tuy nhiên, nếu là giấu nhẹm thì đâu chỉ có chính quyền Việt Nam, mà cả Philippines, Ấn Độ cũng chỉ mới lên tiếng và hành động trong mấy ngày qua (sau đại hội võ lâm Trung Nam Hải). Vậy thì nguyên do là gì?

Thực ra, chuyện này Trung Quốc đã lặng lẽ tiến hành từ hồi tháng 4. Những hình “lưỡi bò”, (có nguồn nói rằng có cả Senkaku\Điếu Ngư), Aksai Chin… đều được in rất mờ, rất nhỏ nên nếu cơ quan kiểm tra không để ý, không nhạy cảm thì dễ dàng “cho qua”. Có thông tin nói rằng Trung Quốc đã cho in khoảng 6 triệu cuốn hộ chiếu loại này. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả những người sở hữu hộ chiếu mới đều đã dùng chúng để xuất ngoại, và chỉ một phần trong số những người xuất ngoại là đến các nước bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh trên hộ chiếu. Thế nên, tỷ lệ “lưỡi bò” trên tổng số tất cả những người Trung Quốc qua cửa khẩu Việt Nam chắc cũng không nhiều.

Đến sau đại hội đảng và sau khi căng thẳng Senkaku lắng dịu, Trung Quốc mới bung ra một cách rầm rộ nên các nước mới lưu ý và phản ứng mạnh mẽ. Riêng phía Việt Nam thì đã biết và đã có chuẩn bị trước. Cụ thể là ngành xuất nhập cảnh đã tập huấn cho nhân viên và in mẫu thị thực rời. Thế nên sau khi thông tin này bung xung ra, kèm theo thông điệp phản đối của Bộ Ngoại giao là các cửa khẩu cũng ngay lập tức thực thi chính sách “thị thực rời” ngay. Không có chuẩn bị trước thì làm sao phản ứng nhanh như vậy được?

Bữa giờ có một nhầm lẫn của báo chí. Ngay khi vụ hộ chiếu “lộ hàng”, một số báo trong nước cho biết biên phòng cửa khẩu ở Lào Cai đã “đóng dấu hủy” lên hộ chiếu Trung Quốc, sau BBC theo đó mà bàn thành ra còn sai hơn nữa. Thực tế khác hoàn toàn. Về mặt nguyên tắc, nếu Việt Nam không chấp nhận hộ chiếu do nước nào đó phát hành, thì có quyền cấm công dân nước đó nhập cảnh. Nhưng hủy hộ chiếu của người ta thì không được. Nếu hộ chiếu là giả mạo, thì anh có thể tạm giữ cả người lẫn hộ chiếu để điều tra. Nhưng đây là hộ chiếu thật, nên không thể hủy. Cái vụ hủy ở Lào Cai thì là xuất phát từ cái sai sót của biên phòng Việt Nam. Đó là ban đầu phe ta không phát hiện ra đường lưỡi bò, nên đóng dấu lên hộ chiếu. Đến khi phát hiện ra, thế là họ đóng dấu hủy. “Hủy” ở đây tức là vô hiệu hóa cái dấu mà họ (cơ quan cấp thị thực hoặc cơ quan xuất nhập cảnh) đã đóng trước đó, tức thu hồi một quyết định sai của chính mình, chứ không phải hủy hộ chiếu của người nước ngoài. Thế nên, các anh biên phòng Lào Cai thực ra không đáng khen như chúng ta tưởng. 

Phản ứng của các bên:

25 tháng 11, 2012

611. Thể dục dụng cụ Việt Nam (lần đầu tiên) đoạt 2 HCV thế giới


Nguyễn Hà ThanhPhan Thị Hà Thanh đã tạo nên lịch sử cho Thể dục dụng cụ (TDDC) Việt Nam khi lần đầu tiên đoạt được HCV thế giới.

Tại giải vô địch TDDC thế giới diễn ra tại Ostrava, Cộng hòa Séc trong 2 ngày 23 và 24/11, đoàn TDDC Việt Nam đã thi đấu cực kỳ xuất sắc khi đoạt được 2 HCV và 1 HCB. 

Đây là thành tích cao nhất của TDDC Việt Nam từ trước đến nay, sau tấm HCĐ ở nội dung nhảy ngựa của Phan Thị Hà Thanh tại giải VĐTG diễn ra ở Nhật Bản cuối năm ngoái.


Phan Thị Hà Thanh

Lần này Phan Thị Hà Thanh tiếp tục gây sửng sốt cho người hâm mộ khi đoạt HCV ở nội dung nhảy chống. Tại vòng chung kết Hà Thanh thi đấu cùng 7 VĐV khác đến từ Chile, Slovakia, Ba Lan, Nga, Ukraine. 

Bài thi của cô được chấm điểm cao nhất: 13,963 điểm, vượt qua 2 VĐV khác của Chile là Barbara Achondo (13,650 điểm) và Makarena Pinto (13,613 điểm).

Tấm HCV nối tiếp thành tích ấn tượng của cô trong năm nay. Cách đây 9 ngày tại giải vô địch TDDC châu Á diễn ra tại Phúc Kiến, Trung Quốc, cũng chính Hà Thanh đã đem về tấm HCV châu lục đầu tiên cho TDDC Việt Nam tại nội dung nhảy chống.

Nhưng thành tích của Phan Thị Hà Thanh cũng chưa ấn tượng bằng người đồng đội nam Nguyễn Hà Thanh khi anh đoạt 1 HCV, 1 HCB. Tại nội dung nhảy chống, Nguyễn Hà Thanh đã xuất sắc đoạt HCV với thành tích 15,875 điểm, bỏ khá xa VĐV đoạt HCB là Marek Lyszczars (Ba Lan, 15,450 điểm). Đoạt HCĐ ở nội dung này là Michael Fussenegger (Áo, 15,425 điểm).


Nguyễn Hà Thanh

Tại nội dung xà kép Nguyễn Hà Thanh đoạt HCB với số điểm 15,275, kém chút ít so với người đoạt HCV là Oleg Verniaiev (Ukraine, 15,450 điểm). 

Cũng tại nội dung này, Phạm Phước Hưng chỉ đứng thứ 6 với số điểm 14,575. Trước đó, tại giải vô địch TDDC châu Á tại Phúc Kiến cách đây 9 ngày, cũng chính Nguyễn Hà Thanh đã đoạt HCB nội dung xà kép và HCĐ nội dung nhảy chống.