15 tỉ không thể xây được
chợ Bưởi mới, vợ 2 ông nông chắc đã bỏ tiền vào đấy, chắc tính toán lợi nhuận
các kiểu ok và nhét đầy mồm quan chức rùi thì mới làm được... giờ quan chức nghẹn
mịa nó rùi thì xử đúng thía nào được :-)
Theo: Cầu Nhật Tân
Gần 6 năm qua, suốt từ
tháng 1 năm 2007 đến nay, hàng trăm tiểu thương kinh doanh tại chợ Bưởi,
Tây Hồ, Hà Nội bức xúc về việc họ đã nộp tiền góp vốn xây dựng chợ mới, nhưng khi chợ được xây
xong, thì các quan của thành phố và quận “bố trí” Công ty cổ phần chợ Bưởi vào
quản lý. Từ đây, Công ty này đã xổ toẹt mọi
đóng góp của dân, đẻ ra thêm nhiều mức phí trái pháp luật. Số tiền góp vốn của tiểu
thương khoảng trên 15 tỉ đồng đã bị
doanh nghiệp này chiếm đoạt rất tinh vi. Chủ
doanh nghiệp này, bà chủ chợ Bưởi hiện tại chính là nữ Đại biểu quốc hội Đỗ Thị Huyền
Tâm – phu nhân của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
Góp tiền tỉ cũng bằng không
Để có vốn đầu tư xây dựng
mới chợ Bưởi, UBND quận Tây Hồ có quyết định ban hành quy chế thu, nộp tiền huy
động vốn xây dựng chợ Bưởi.
Hơn 300 hộ kinh doanh
đã đóng góp vốn xây dựng chợ Bưởi. Tổng số tiền mà các hộ kinh doanh đã đóng là
trên 15 tỉ đồng. Đơn vị thu là Ban quản lý dự án thuộc UBND quận Tây Hồ. Đó là
chưa tính số tiền UBND quận Tây Hồ tranh thủ đánh quả (thu riêng bỏ túi) như tận
thu ở tầng 3, thu các ki-ốt mặt đường Hoàng Hoa Thám và các mặt đường còn lại.
Cuối năm 2006, chợ Bưởi được xây xong, đầu năm 2007 Công ty Cổ phần chợ Bưởi được thành lập (do nữ đại biểu QH
Đỗ Thị Huyền Tâm làm chủ). Theo một quyết định của
UBND quận Tây Hồ, Công ty này bỗng chốc được giao quản lý toàn bộ hoạt động ở
đây. Công ty ngay lập tức đá luôn toàn
bộ các tiểu thương đã góp vốn xây dựng chợ từ khi nó chưa được cổ phần hóa và
do UBND quận Tây Hồ quản lý.
Cụ thể là: Công ty Cổ
phần chợ Bưởi buộc các tiểu thương phải đóng tiền thuê diện tích kinh doanh với
mức mới, đồng thời niêm phong các vị trí kinh doanh nếu không nộp tiền. Thực chất,
Công ty đã phủ nhận giá trị vốn mà tiểu thương từng góp xây dựng chợ. Đây chính
là thủ đoạn chiếm đoạt tiền trắng trợn của hơn 300 tiểu thương. Trước sự vi phạm này, chính
quyền các cấp vẫn im hơi lặng tiếng bởi ngay từ 2007, người ta đã thấy vị nữ chủ
Công ty CP chợ Bưởi “thậm thụt” với ngài Tổng Bí thư (tháng 10/2010 đã chính thức
trở thành phu nhân thứ 2 của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi phu
nhân thứ nhất qua đời chưa được 49 ngày).
Vi phạm pháp luật trắng trợn
Về việc cải tạo các chợ
trên địa bàn Hà Nội: trên cơ sở một số văn bản của Chính phủ, ngày 9/92004,
UBND Tp Hà Nội ra QĐ số 142/2004/QĐ-UBND quy định về đầu tư phát triển chợ; QĐ
số 1181/QĐ-UBND ngày 7/3/2006 về quy chế đầu tư xây dựng chợ. Ngày 20/12/2004
ông Lê Văn Phượng, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ ký QĐ 1872/QĐ-UB về việc Ban
hành quy chế thu, nộp tiền huy động vốn xây dựng chợ Bưởi trong đó nêu rõ đối tượng huy động
vốn là tiểu thương đã và đang kinh doanh tại chợ Bưởi, quy định rõ mức huy động
đối với từng ngành hàng, kích thước, diện tích ô sạp để làm căn cứ cho tiểu
thương nộp tiền góp vốn.
Đầu năm 2007, cũng
chính UBND quận Tây Hồ cho phép “mọc” ra Công ty Cổ phần chợ Bưởi quản lý toàn
bộ chợ và yêu cầu các tiểu thương đóng tiền tiếp mới được ký hợp đồng thuê chỗ
bán hàng.
Công ty cổ phần chợ Bưởi
được cấp đăng ký kinh doanh ngày 1/1/2007 sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực
khác nhau, trong đó có “Lập dự án đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh chợ Bưởi”.
Dư luận đặt câu hỏi: Cuối năm 2006 chợ Bưởi được xây dựng xong, đầu năm 2007 công ty này
mới được thành lập, thì sao còn lập dự án đầu tư xây dựng chợ Bưởi? Như vậy có thể thấy, tại thời điểm UBND quận Tây Hồ ban
hành quyết định huy động vốn xây dựng chợ Bưởi, Công ty cổ phần chợ Bưởi chưa
được thành lập.
Bằng việc giao cho Cty
cổ phần chợ Bưởi toàn quyền quản lý, sở hữu chợ Bưởi, UBND quận Tây Hồ đã vi phạm
Nghị định số 02/2003/ND-CP của Chính phủ (Nghị định về phát triển và quản lý chợ)
và Quyết định số 142/2004/QĐ-UB ngày 9/9/2004 của UBND TP Hà Nội (Quy định về
quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng và quản lý chợ trên địa bàn TP Hà Nội),
đã đưa tài sản của Nhà nước, của tập thể các hộ kinh doanh đóng góp vào tay
doanh nghiệp hưởng lợi sai nguyên tắc.
Bảo kê cho vi phạm
Sau vài năm khất lần trả lời khiếu nại của các hộ kinh doanh, đùng một cái, ngày 25/9/2012, UBND thành phố Hà Nội ban
hành Văn bản số 7410/UBND-BTCD khẳng định, việc các hộ kinh doanh tại chợ Bưởi
nộp tiền để xây dựng chợ thực chất chỉ được tiếp tục thuê diện tích kinh doanh
tại chợ mà không phải là cổ đông sáng lập khi thành lập Công ty cổ phần chợ Bưởi.
Đồng thời UBND TP Hà Nội lớn tiếng quy chụp 300 hộ kinh doanh là có thái độ
không hợp tác, có hành vi gây khó dễ, thậm chí còn lôi kéo, kích động các hộ
kinh doanh tại chợ chống đối, cản trở.
Được thể, UBND quận
Tây Hồ lên kế hoạch triệu tập các hộ kinh doanh bị liệt “bất hợp tác” tại đây
nhằm hăm dọa. Chính ông Phó Chủ tịch quận Tây Hồ là Lê Văn Phượng bị dân tố cáo
thì nay lại được thay mặt chính quyền làm việc với dân lúc 8h30 sáng ngày
21/12/2012. Vẫn cách làm việc kiểu “trấn áp”, Lê Văn Phượng lên kế hoạch đưa
luôn cả Công an quận, Công an phường Bưởi “vào cuộc” để làm việc với các hộ
kinh doanh, mặc dù cuộc họp chỉ bó hẹp trong phạm vi quan hệ dân sự.
Hơn 300 hộ kinh doanh ở
chợ Bưởi đóng 15 tỉ đồng cho UBND quận Tây Hồ, họ không đóng tiền cho Công ty
CP chợ Bưởi. Về quan hệ dân sự, các hộ kinh doanh bình đẳng với Công ty. Vậy tại
sao UBND quận Tây Hồ lại phủi trách nhiệm và giải quyết vụ việc một cách trái
pháp luật? Nếu không có sự chống lưng của quận Tây Hồ và TP Hà Nội, liệu Công
ty CP chợ Bưởi có dám ngang nhiên vi phạm pháp luật?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét