Gada
chủ yếu là cát, nhưng mọi vật vẫn sinh sôi ở đó, giống như chúng sinh sôi ở
Ixraen, mảnh đất mà các cư dân của vùng lãnh thổ nằm lọt giữa này vẫn nhớ là của
chính họ. Trở lại năm 1956, anh hùng quân đội Ixraen Tướng Moshe Dayan đã kêu gọi
những người đồng hương của mình nhớ lấy lịch sử đó tại đám tang một viên chỉ
huy trẻ tuổi ở khu định cư Do Thái bị người Arập giết hại, những kẻ đã lẻn ra
khỏi dải đất duyên hải này, vốn đã đầy ắp con người và cảm giác khó chịu. Dayan
nói: “Trong 8 năm nay, họ đã ngồi trong các trại tị nạn ở Gada và chứng kiến,
ngay trước mắt họ, chúng ta biến vùng đất và những ngôi làng của họ, nơi họ và
tổ tiên họ cư ngụ trước đây, thành nhà của chúng ta”. Ông dự đoán tình trạng
thù địch này sẽ kéo dài hàng thế hệ, và nó đã như vậy.
Nhưng
nửa thế kỷ lịch sử đã cho phép vòng xoáy bạo lực trở thành một lệ thường. Ở một
nước Ixraen đã ăn sâu bén rễ, một số quan chức miêu tả việc đối phó với Gada giống
như “nhổ cỏ”. Lối nói này ám chỉ việc thi thoảng phát động các cuộc tấn công
quân sự vào Dải Gada, giáng những đòn nặng nề vào các tay súng mà trong mắt họ
đã phát triển quá táo bạo như cỏ dại. Cái mà phần còn lại của thế giới coi là
chiến tranh – các quan chức Ixraen thích gọi nó là một “chiến dịch” hơn – đã trở
thành việc vặt, chỉ nguy hiểm hơn một chút nhưng không thể tránh được.
Đó
là chưa kể những vấn đề ở tận gốc rễ vẫn chưa được giải quyết. Và các quả tên lửa
đang bay ngày càng xa hơn nữa. Hơn một triệu người Ixraen sống bên trong tầm bắn
của những quả rốckét nhỏ hơn – tên lửa tự chế và những thứ cũ kỹ từ kỷ nguyên
Xôviết – mà các tay súng theo lệ thường bắn từ Gada, và thêm một đến hai triệu
người sinh sống bên trong những vùng lân cận Ten Avíp mà một số tên lửa tầm xa
hơn đã vươn tới trong cuộc chiến gần đây nhất. Những tiếng còi báo động vang
lên, và ngay cả nếu hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt của đất nước này có hạ
được 9 trong 10 quả rốckét từ trên trời, thì vẫn có quả thứ 10. Người ta vẫn phải
chạy đi tìm nơi trú ẩn hoặc trốn dưới gầm bàn. Các trường học đóng cửa. Công việc
bị bỏ lỡ.
Đối
với người dân Gada, mọi thứ còn tồi tệ hơn. Có 1,6 triệu người chen chúc trong
một không gian gấp đôi quy mô Oasinhtơn D.C, và tiếng ồn từ máy gặt của
Ixraen thật đáng sợ. Trong 6 ngày đầu tiên của Chiến dịch Cột trụ Phòng Thủ,
Ixraen đã bắn hơn 1.500 quả đạn pháo và tên lửa vào Gada và cho nổ tung hàng tấn
quân nhu, khiến một bầu không gian thành thị, vốn đã giống như Bátđa, trở nên
đen kịt. Bất chấp sự chú trọng của Ixraen vào các cuộc tấn công mang tính giải
phẫu, số dân thường thương vong đã tăng vọt. Một gia đình gồm 9 người đã thiệt
mạng chỉ trong một vụ nổ. Theo các quan chức Gada, hơn 100 người Palextin đã
thiệt mạng trong chiến dịch này từ trước đến nay. (5 người Ixraen thiệt mạng).
Tổng thống Obama, người đã chúc phúc cho chiến dịch trên không của Ixraen, nói:
“Không đất nước nào trên trái đất… có thể tha thứ cơn mưa tên lửa dội xuống
công dân của mình”, cảnh báo về một cuộc tấn công trên bộ và cử Ngoại trưởng
Hillary Clinton tới khu vực này ngay cả khi Ai Cập đã tìm cách đàm phán một lệnh
ngừng bắn.
Các
điều khoản được đề xuất, giống như tất cả mọi thứ khác trong vòng xoáy xung đột,
có một số điều quen thuộc. Nếu Hamas ngừng bắn rốckét, Ixraen sẽ ngừng nhắm mục
tiêu vào các nhà lãnh đạo nhóm này bằng tên lứa và máy bay không người lái, và
45.000 quân dự bị Ixraen đã tập hợp ngay bên ngoài Gada sẽ trở về với cuộc sống
của mình trong vai trò những người thư ký và những người cha. Cho đến lần tiếp
theo.
Từ
năm 2005, Ixraen đã thực hiện đủ kiểu “bố trí phong cảnh” khác nhau ở Gada, từ
những cuộc không kích hàng ngày vào các đội phóng tên lửa tới hai chiến dịch
quy mô toàn diện, bao gồm Chì Đúc năm 2008 – một chiến dịch khiến 1.400 người
Palextin thiệt mạng và mang lại cho Ixraen nỗi nhục nhã lớn. Đó tất cả chỉ là một
phần của vấn đề cơ bản trong việc đối phó với Gada: sẽ luôn có lần tiếp theo.
Đứa con riêng của lịch
sử
Gada
là một đứa con riêng của lịch sử. Nơi đây đã từng do Ai Cập và Ixraen cai trị
và không được nước nào ưa thích, đó chính là vấn đề đối với tất cả các bên. Người
Gada thực ra là người Palextin, một bản sắc quốc tịch được tạo ra từ sự tổn
thương do mất mảnh đất của họ vào tay các quân đội Do Thái vào năm 1948, năm mà
nước Ixraen được thành lập. Nhiều chủ đất người Arập thua trận đã bỏ chạy tới
Gada, nơi mà ba phần tư dân chúng bị xếp vào dạng người tị nạn. Quan chức cấp
cao của Hamas ở đó, Ismail Haniya, sống trong một khu định cư cho người tị nạn ở
Thành phố Gada gọi là Trại Bãi Biển. Những người Do Thái ban đầu không tuyên bố
chủ quyền đối với Gada, và dải đất ven biển này đã trở thành một trại quây nhốt
do quân đội Ai Cập điều hành. Khu Bờ Tây bị Gioócđani thôn tính.
Mọi
thứ vẫn giữ nguyên như thế cho đến Cuộc chiến Sáu ngày năm 1967, khi Ixraen
quét qua cả hai khu vực. Nước này giành quyền kiểm soát với tư cách một cường
quốc chiếm đóng, và trong gần như suốt bốn thập kỷ, tình trạng này được giữ
nguyên. Cư dân Palextin ở Gada và khu Bờ Tây thậm chí còn đi làm hàng ngày ở
Ixraen.
Quá
trình tách Gada ra đã tiến dần từng bước một. Cho đến 1991, sau cuộc nổi dậy
Intifada lần thứ nhất, người Palextin đã có thể đi lại tự do giữa Gada và khu Bờ
Tây. Bốn năm sau, Ixraen bắt đầu xây dựng một hàng rào xung quanh Gada. Vào năm
2000, khi cuộc nổi dậy Intifada lần thứ hai bạo lực hơn nhiều bắt đầu, Ixraen
đã đóng cửa lại. Hàng trăm nghìn người trước đây hàng ngày vẫn đi làm ở Ixraen
nhận thấy mình bị khóa trong một vùng đất lọt vào giữa.
Tháng
9/2005, Ixraen rút hoàn toàn khỏi vùng lãnh thổ này, tập hợp 8.000 người định
cư và toàn bộ binh lính của nước này và bỏ lại đằng sau – theo như nước này
tuyên bố – toàn bộ trách nhiệm của mình với tư cách một cường quốc chiếm đóng.
Nước này vẫn đề điện chiếu sáng (nguồn điện mà Gada sử dụng được nối với lưới
điện của Ixraen) và gửi thực phẩm vào, nhưng Ixraen không có ý định quay trở lại,
trừ việc quay lại để “nhổ cỏ”, công việc vẫn luôn được Ai Cập làm trung gian
hòa giải. Xét cho cùng, Gada cũng ở ngưỡng cửa của Ai Cập. Ofer Zalzberg, một
nhà phân tích thuộc tổ chức International Crisis Group (Nhóm nghiên cứu khủng
hoảng quốc tế), cho biết: “về cơ bản, vấn đề của Gada chính là quả bóng trách
nhiệm mà Ixraen và Ai Cập chỉ muốn đá về phía bên kia”.
Lần
này, bất ngờ lớn nhất là mọi việc sẽ giống các lần khác đến mức nào. Mùa Xuân
Arập hầu như chưa gây hề hấn gì cho Gada. Vùng đất lọt giữa này vẫn chịu sự cai
trị của Phong trào Kháng chiến Hồi giáo, được biết đến nhiều hơn với cái tên
Hamas, phong trào sau khi giành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử lập pháp
nàm 2,006, đã trục xuất đảng Fatah lâu đời từng do Yasser Arafat lãnh đạo. Hiện
nay, Fatah đang chi phối ở khu Bờ Tây, nơi khoảng 2,3 triệu người Palextin cư
trú, và Hamas nắm quyền ở Gada, nơi đã trở thành một nơi ẩn náu của các tay
súng đến mức ngay cả Ixraen cũng coi Hamas là một bên ảnh hưởng ôn hòa. Cột trụ
Phòng thủ được khởi xướng – với một cuộc tấn công bằng tên lửa vào một chiếc xe
đang chở người đứng đầu cánh quân sự Hamas – theo cách nói của Ixraen là để
“khôi phục sự răn đe”. Đó là một sự trả đũa có trọng điểm vì Hamas đã không
ngăn chặn được các tay súng cấp tiến hơn phóng tên lừa.
Dĩ
nhiên, Ai Cập đã bị thay đổi bởi cuộc cách mạng của nước này. Vùng đất của các
Pharaông hiện nay có bề ngoài là một nền dân chủ. Người Ai Cập đã buộc một nhà
độc tài lâu năm rời bỏ quyền lực, và thay thế ông này, sau một quá trình bầu cử
kéo dài kết thúc vào tháng 6/2012, bằng một thành viên của tổ chức Anh em Hồi
giáo – chính là tổ chức Hồi giáo đã sản sinh ra Hamas. Nhưng nếu các nhà lãnh đạo
Hamas trông đợi cuộc cách mạng của Ai Cập làm thay đổi các động lực của Dải
Gada với Ixraen, những sự kiện diễn ra gần đây đã mang lại một bài học về tính
vượt trội của lợi ích quốc gia và mức độ sâu sắc khó lay chuyển của thế tiến
thoái lưỡng nan của Gada. Dưới thời cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarrak, cánh
cửa từ Gada đến Ai Cập – cửa khẩu đầy bụi bặm ở Rafah, ở rìa phía Tây của dải đất
– hầu như luôn bị đóng. Những cánh cửa này đã không được hé ra quá vài inch kể
từ khi ông Mohamed Morsi của tổ chức Anh em Hồi giáo lên làm tổng thống. Nguyên
nhân thật đơn giản: Ai Cập không muốn chịu trách nhiệm với thêm 1,6 triệu người
nữa; nước này đã có 80 triệu công dân bị bần cùng hóa. Cairô cũng không muốn du
nhập thêm những những phần tử cực đoan Hồi giáo từ Gada. Bán đảo Sinai nhìn
chung vô luật pháp của Ai Gập có nhiều phần tử thánh chiến lọt vào, và một số
trong đó được al-Qaeda truyền cảm hứng.
Ixraen
sẽ có ít vấn đề hơn nếu như Ai Cập sáp nhập Gada vào và Cairô phải chịu trách
nhiệm gìn giữ hòa bình. Mouin Rabbani, một thành viên cao cấp thuộc Viện nghiên
cứu Palextin, nói: “Điều mỉa mai ở đây là Ixraen và Hamas có cùng mục đích: cả
Ixraen lẫn Hamas đều muốn nhìn thấy một đường biên giới được bình thường hóa giữa
Dải Gada và Ai Cập. Những người cho đến nay vẫn cực lực phản đối điều này chính
là người Ai Cập”.
Bất
chấp những tuyên bố của Morsi về tình đoàn kết Hồi giáo với Hamas, ông vẫn có
các vấn đề ở trong nước. Người Ai Cập có thể quan tâm đến sự nghiệp của người
Palextin – họ đã có bốn cuộc chiến tranh chống lại Ixraen trước hiệp ước hòa
bình năm 1979 – nhưng cũng như người dân của hầu hết các nước Arập khác, họ vẫn
ra sức bảo vệ cho tình trạng quốc gia của mình. Những người Gada được phép đi
vào Ai Cập phàn nàn về sự quấy nhiễu mang tính quan liêu, đặc biệt là ở sân bay
Cairô. Trong những thường dân Ai Cập, sự mất lòng tin có thể bắt nguồn từ những
bức biếm họa về người Gada từ thời Mubarak như những kẻ cực đoan và đồ tế,
nhưng vẫn còn sự lạnh nhạt.
Lồng nhốt bên bờ biển
Nếu
như khách viếng thăm có thể vượt qua nhà kho dài bằng kim loại từ Ixraen vào
Gada – đường hầm mà người Gada đã từng sử dụng để đến và đi về từ chỗ làm – họ
sẽ rời khỏi nơi có cảm giác giống như châu Âu và đi lên, sau một quãng đường đi
bộ dài trong bóng tối, đến một nơi có cảm tưởng như thế giới thứ ba, chỉ là bị
nhốt trong lồng. Vừa qua bức tường trong tầm bắn của các khẩu súng máy tự động,
những đứa trẻ bới mảnh vụn bê tông để chất lên các xe lừa kéo. Theo một ghi
chép của nhóm ủng hộ của Thụy Sỹ Defence for Children International (Bảo vệ Trẻ
em Quốc tế), 30 lần trong khoảng thời gian 19 tháng, lính bắn tỉa Ixraen đã bắn
một đứa trẻ vì lang thang quá gần bức tường. Viện trợ đã trở thành một trong số
ít ngành mang lại tiền bạc sau khi Hamas giành quyền kiểm soát và Ixraen bịt
kín hoàn toàn khu vực này.
Một
quan chức cấp cao Ixraen đã nói vào năm 2006, khi Ixraen hạn chế lượng thực phấm
chuyển vào Gada: “Ý tưởng là giữ người Palextin ở chế độ ăn kiêng, nhưng không
làm cho họ chết đói”. Công thức là cấp 2.784 calo cho một người trưởng thành,
và 1.758 calo cho trẻ em tới 10 tuối mỗi ngày, theo một tài liệu được đưa ra
ánh sáng bởi Gisha, một nhóm ủng hộ quyền tự do di chuyến cho người Gada. Chính
sách này đã bị hủy bỏ trong một phản ứng quốc tế tiếp nối nỗ lực của một con
tàu Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua sự phong tỏa đường biển của Ixraen trong tháng 5/2010.
Sự
vây hãm đã biến Gada thành một hệ sinh thái nhân tạo chứa đầy sự phẫn nộ và tuyệt
vọng. Như ở Bátđa, các đường phố của Thành phố Gada gầm lên với những âm thanh
của các máy phát điện Honda; các vỉa hè ở khu trung tâm là một mớ bòng bong các
dây nối dài. Bãi biển đẹp nhưng lại bị các đường cống thoát chia ra thành tùng
khu và thường xuyên bị các tàu chiến Ixraen tuần tra. Một báo cáo của Liên Hợp
Quốc cảnh báo rằng nếu không thay đối, trong 8 năm, Gada sẽ không còn là “một
nơi có thể sống nổi”. Nền kinh tế của Gada phụ thuộc đáng kể vào các đường hầm
từ Ai Cập, không chỉ có các tên lửa và vũ khí được chuyển qua đó mà có cả các
loại hàng tiêu dùng. Các đường hầm này đã trở thành mục tiêu của Ixraen trong
cuộc chiến hiện tại.
Lina
al-Sharif đã nói với tôi năm ngoái ở bến tàu: “Tôi không nhớ nổi một ngày tươi
đẹp”. Cô ấy lúc đó 22 tuổi và ghi nhật ký trên mạng về cuộc sống ở Gada. Cô
nói: “Nó làm cho bạn cảm thấy không xứng như một con người. Cái cảm giác bị nhốt
đã trở thành một điều gì đó từ bên trong bạn. Bởi vì khi bạn ra khỏi nhà của mình,
bạn biết là không có điều gì dành cho bạn. Tôi tin rằng sự vây hãm đang trở nên
nội tại hóa”.
Mùa
Xuân Arập khi đó còn mới mẻ và al-Sharif đã thúc đấy một cuộc biểu tình đòi
Hamas và Fatah phải chôn vùi những sự khác biệt của họ. Nhưng những kẻ đồ tể
Hamas đã phá vỡ cuộc phản kháng, và một sự hòa giải đã được loan báo tan vỡ.
Tình trạng bạo lực gần đây nhất đang khiến Tổng thống của Chính quyền Palextin
Mahmoud Abbas và nỗ lực của ông nhằm giành được tư cách nhà nước quan sát viên
tại Liên hợp quốc vào ngày 29/11 trở thành thứ yếu. Người Palextin đã hỏi rằng
tại sao ông không đi tới Gada trong cuộc chiến, như các quan chức từ Ai Cập,
Tuynidi và Thổ Nhĩ Kỳ đã làm.
Những
người hành hương đó là một yếu tố mới trong một câu chuyện cũ, đánh tín hiệu
không chỉ về việc thừa nhận của Hamas mà còn về một sự sắp xếp lại quan trọng
dòng chảy từ Mùa Xuân Arập. Hamas hiện nay bị tách khỏi những nhà tài trợ Hồi
giáo không phải Sunni trước đây, nước Iran Shiite và Xyri do người Alawite cầm
quyền, và những người ủng hộ nổi bật nhất của phong trào này hiện giờ là Cata,
Thổ Nhĩ Kỳ, và Ai Cập trong một chừng mực nhất định. Cả ba nước này đều theo
dòng Sunni, và cả ba nước đều là đồng minh với Mỹ, đương nhiên là giống như
Ixraen.
Trong
thời gian tạm lắng tiếp sau mỗi chu kỳ chiến đấu, đều đặn như mùa Xuân tiếp nối
mùa Đông, thực tại mới có thể sẽ hàm chứa khả năng thoát khỏi chu trình này, có
thể là gieo hạt cho một ý tưởng mới. Trước khi đất đai cạn kiệt.
Việc
đánh bom Hamas sẽ không ngừng được tình trạng bạo lực. Đó là lý do tại
sao Oasinhtơn và Giêrnxalem vô cùng cần một chiến lược mới.
Điều
đầu tiên để hiểu về cuộc chiến tranh nổ ra gần đây ở Ixraen và Dải Gada là
Hamas đã buộc Ixraen phải ra tay.
Gần
4 năm trước đây trong Chiến dịch Chì đúc (Operation Cast Lead), nhà nước Do
Thái đã liên tiếp tấn công Gada nhằm trả đũa vụ bắn rốckét vào miền Nam Ixraen.
Và trong một thời gian ngắn sau đó, các vụ bắn rốckét đã giảm bớt. Nhưng chúng lại đang
tăng lên. Có 365 vụ tấn công bằng rốckét và súng cối từ Gada vào năm 2010, 680 vụ
vào năm 2011, hơn 800 vụ cho đến nay trong năm 2012 – chỉ riêng trong
tháng 10 đã có 171 vụ.
Không
hoàn toàn rõ lý do tại sao các cuộc tấn công lại tăng lên. Hamas có thể đã cảm
thấy rằng Ixraen không trả đũa một cách hung hăng vì lo sợ sẽ chọc tức chế độ Hồi
giáo mới, quyết đoán hơn của Ai Cập. Phong trào này có thể muốn chơi trội hơn đối
thủ của mình, Tổng thống Chính quyền Palextin Mahmoud Abbas, người đã thúc đẩy
tầm cỡ của mình trong người dân Palextin vào tháng 11/2012 sau khi ông tìm kiếm
tư cách thành viên “phi nhà nước” tại Liên Hợp Quốc. Cho dù vì bất cứ lý do gì,
Hamas đã chọc tức Ixraen. Và mới đây, trong cái mà nước này gọi là Chiến dịch Cột
trụ phòng thủ, Ixraen đã trả đũa bằng một sự khiêu khích của riêng mình, ám sát
thủ lĩnh quân sự của nhóm Hamas Ahmed al-Jabari và gây ra tình trạng leo thang
thậm chí còn lớn hơn từ cả hai phía.
Liệu
thế tấn công của Ixraen có sẽ đạt được điều gì đó hay không? Có và không. Trong
một thời gian, nước này có thể đe đọa buộc Hamas phải khuất phục. Đối với những
người miền Nam Ixraen kiên nhẫn, bất cứ thời gian tạm nghỉ nào cũng là một việc
đáng chào đón. Nhưng có một vấn đề. Ixraen có thế ném bom Gada từ trên không và
trên biển. Nước này thậm chí có thể xâm lược Gada bằng đường bộ, như nước này
đã làm 4 năm trước đây. Nhưng Ixraen không thế trục xuất Hamas và các tổ chức
quân sự khác ra khỏi dải đất nhỏ bé nơi Samson đã chiến đấu chống lại người
Philistine, bởi vì nước này không thể nắm giữ Dải Gada. Cái giá của việc biến
các binh lính Ixraen thành lực lượng cảnh sát tuần tra trên một nghìn con phố ở
Gada, nơi ngay cả đứa trẻ 5 tuổi cũng muốn họ chết đi, là quá cao. Những người
mẹ Ixraen gốc Do Thái sẽ không cho phép điều đó xảy ra.
Do
đó, may mắn lắm cho dù cuộc tấn công của Ixraen có lôi kéo được người dân nước
này đi chăng nữa thì chỉ mang tính tạm thời. Một khi những chiếc camera rời đi,
và những thi thể ở cả hai phe nằm sâu dưới lòng đất, Hamas sẽ xây dựng lại lực
lượng vũ trang của mình và lấy lại được dũng khí. Và không sớm thì muộn Ixraen
cũng sẽ tự nhận thấy mình ở một vị thế tương tự như nước này đang có hiện nay –
ngoại trừ việc Hamas và các nhóm quân sự khác sẽ có những quả rốckét tốt hơn,
có thề giết chết thêm nhiều người Do Thái hơn.
Chính
vì thế cho dù người ta có nghĩ về cuộc tấn công quân sự của Ixraen thế nào đi
chăng nữa, thì đó không phải là một chiến lược dài hạn. Ixraen và Mỹ vô cùng cần
một cuộc tấn công chính trị nhằm khiến cho Hamas ít là một trở ngại đối với hòa
bình hơn. Và trong 6 năm qua, những chính sách của họ hầu như đều phản tác dụng.
Sau
khi Hamas giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Palextin năm 2006 và sau đó đập
tan một cuộc đảo chính đầy nỗ lực vào năm 2007, Ixraen đã trả đũa bằng sự phong
tỏa cục bộ; Mỹ phản ứng bằng việc tránh xa phong trào này cho tới khi nó đáp ứng
được 3 tiêu chuẩn: công nhận Ixraen, từ bỏ bạo lực và chấp nhận những thỏa thuận
hòa bình trong quá khứ. Ý tưởng là nếu bị phủ nhận tính pháp lý quốc tế, Hamas
sẽ từ bỏ những đường hướng quân sự của mình.
Nhưng
thay vì chịu sự phong tỏa cục bộ của Ixraen, Hamas đã tận dụng nó triệt để. Bằng
việc đóng cửa đối với hàng xuất khẩu của Gada sang Ixraen và khu Bờ Tây, sự
phong tỏa này đã hủy hoại tầng lớp kinh doanh độc lập ở Gada, mà đáng ra có thể
là nguồn chống lại Hamas. Thay vào đó, Hamas đã tạo ra một hệ thống nhập khẩu-xuất
khẩu mới – thông qua các đường hầm nằm bên dưới đường biên giới giữa Gada và Ai
Cập – mà phong trào này kiểm soát. Hơn nữa, việc phong tỏa đã cô lập Gada khỏi
thế giới, và sự cô lập này đã củng cố những nhân tố bảo thủ nhất trong xã hội
Gada. Kết quả là sự chống đối Hamas về mặt chính trị đang nổi lên không xuất
phát từ những người ôn hòa ở hai nhà nước mà Mỹ hy vọng sẽ khuyến khích, mà từ
người Salafi và các phần tử thánh chiến tin rằng Hamas quá kiềm chế trong việc
sử dụng bạo lực và quá lỏng lẻo trong việc thực thi luật Hồi giáo.
Mặt
trái trong chính sách cô lập và trừng phạt Gada của Mỹ và Ixraen về mặt lý thuyết
là nhằm củng cố Abbas, một đối thủ của Hamas ở Bờ Tây. Nhưng mặc dù Ixraen dỡ bỏ
một số trạm kiểm soát ở Bờ Tây và Bờ Tây đã chứng kiến sự tăng trưởng về kinh tế
nào đó, Abbas chỉ trở nên yếu hơn trong 6 năm qua. Một phần lý do là bởi
vì chiến lược hợp tác an ninh với Ixraen của ông và sự ủng hộ của dân chúng cho
giải pháp “hai nhà nước” không ngăn được việc Ixraen phát triển các khu định cư
ăn dần ăn mòn nhà nước mà ông muốn xây dựng nên. Hơn nữa, ông không được lợi từ
sự khổ cực của Gada, bởi vì nhiều người Palextin xem như ông dính líu vào việc
đó. Mỗi lần Ixraen đánh bom Gada, người Palextin ở Bờ Tây lại đổ ra đường phố để
biểu tình, và các binh lính của Abbas đánh đập họ và tống họ về nhà. Việc làm
này khiến ông có vẻ không chỉ bất lực về vấn đề Ixraen, mà còn đồng lõa với nước
này.
Cơ
bản nhất là chiến lược Hamas mà cả Mỹ lẫn Ixraen đều theo đuổi làm Abbas suy yếu
bởi vì nó phủ nhận tính hợp pháp dân chủ của ông. Về mặt pháp lý, nhiệm kỳ của
Abbas với tư cách là tổng thống Chính quyền Palextin đã kết thúc gần 4 năm trước
đây. Nhưng cả Ixraen lẫn Mỹ hay Abbas đều không muốn có cuộc bầu cử mới bởi vì
tất cả họ đều lo sợ Hamas sẽ giành chiến thắng. Kết quả là một sự rạn nứt sâu sắc
giữa Abbas và người dân mà ông được cho là đại diện. Chính vì thế khi tìm cách
làm Hamas suy yếu bởi vì phong trào này sẽ không công nhận quyền tồn tại của
Ixraen, Ixraen và Mỹ đã làm suy yếu nhà lãnh đạo Palextin này, người trên thực
tế công nhận Ixraen.
Khi
ngừng bắn, Ixraen và Mỹ sẽ cần có một chiến lược chính trị mới. Nó cần phải bắt
đầu bằng một đánh giá rõ ràng hơn về thứ họ hiện nay đang cần từ phía Hamas. Nó
sẽ là tốt đẹp nếu Hamas chấp nhận các thỏa thuận hòa bình trước đây do các nhà
lãnh đạo Palextin ký kết, theo yêu cầu của Mỹ và các đồng minh của nước này.
Nhưng điều đó là không cần thiết. Nó thậm chí còn tốt đẹp hơn nếu Hamas chấp nhận
quyền tồn tại của Ixraen thay vì – như những người lãnh đạo phong trào này này
đôi khi vẫn làm – nói rằng ngay dù nếu Hamas rút lui khỏi các đường giới tuyến
năm 1967, thì đến lượt mình tất cả những gì Hamas đề nghị là một thỏa ước ngừng
bắn dài hạn. Nhưng điều đó hiện nay cũng không còn cần thiết. Xét cho cùng, Đảng
Likud của Benjamin Netanyahu cũng đã chính thức phản đối giải pháp hai nhà nước.
Ngay
lúc này, Ixraen và Mỹ thực sự cần 3 thứ từ Hamas. Thứ nhất, một lệnh ngừng bắn.
Điều quan trọng hơn những gì Hamas nói là việc nhóm này ngừng bắn rốckét và
ngăn chặn những tay súng khác ở Gada làm việc đó. Thứ hai, hiện nay, Hamas phải
chấp nhận rằng Abbas lãnh đạo Chính quyền Palextin và do đó được quyền đàm phán
một thỏa thuận hòa bình với Ixraen. Thứ ba, cho dù Hamas tự xem mình là một đảng
phái đi chăng nữa, thì phong trào này cần phải cam kết tôn trọng ý chí của người
Palextin nếu họ bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ một thỏa thuận
như vậy.
Hamas
có thể chấp nhận những điều khoản này. Phong trào này đã tôn trọng những lệnh
ngừng bắn một thời gian dài trong quá khứ và thậm chí còn thực thi chúng cùng với
các nhóm Palextin khác. Các nhà lãnh đạo Hamas đôi khi đã nói rằng họ sẽ tôn trọng
những kết quả của cuộc trưng cầu đân ý ở Palextin về một thỏa thuận hòa bình.
Và Hamas trong quá khứ đã đánh tín hiệu rằng nếu như phong trào này có được những
bộ chủ chốt trong chính phủ đoàn kết dân tộc mới được thành lập, họ có thể để
Abbas tiếp tục giữ vị trí đứng đầu của mình trong Chính quyền Palextin.
Cho
dù Ixraen và Mỹ có ủng hộ một thỏa thuận như vậy, thì nó vẫn có thể thất bại.
Hiện nay, cả Hamas lẫn đảng Fatah của Abbas đều không được lòng dân chúng. Mỗi
bên đều lo sợ cuộc bầu cử có thể đẩy việc nắm giữ những phần lãnh thổ Palextin
hiện nay nằm dưới sự kiểm soát của họ vào nguy hiểm. Nhưng phần lớn người
Palextin đều rất muốn có một chính phủ thống nhất và phục hồi nền đân chủ
Palextin. Và dưới sự lãnh đạo của Tổng thống mới được bầu lên Mohamed Morsi, Ai
Cập cũng muốn điều đó. Một thỏa thuận như vậy sẽ gây ra những rủi ro cho Hamas,
nhưng nó cũng sẽ mang lại những lợi ích, do một thỏa thuận thống nhất sẽ cho
phép tổ chức này tự do hoạt động ở Bờ Tây, nơi hiện nay về cơ bản phong trào
này bị cấm. Và như một phần của một thỏa thuận như vậy, Ai Cập sẽ có thể mở rộng
đường biên giới của nước này với Gada, điều sẽ giảm bớt tình trạng cô lập Hamas
khỏi thế giới.
Chính
quyền Netanyahu phản đối một thỏa thuận thống nhất Palextin và các cuộc đàm
phán với Hamas. Nhưng một số cựu quan chức an ninh hàng đầu của Ixraen không đồng
ý. Và trong khi Ixraen khó có thể chịu đựng được sức mạnh chính trị đối địch một
cách công khai của Hamas ở Bờ Tây, chính sự thay đổi này sẽ thúc đẩy việc khuyến
khích Hamas tôn trọng lệnh ngừng bắn. Một khi Hamas giành được những thành quả
của một thỏa thuận thống nhất – quyền tự do hoạt động với tư cách là một đảng
phái chính trị ở Bờ Tây và một đường biên giới mở rộng hơn với Ai Cập – phong
trào này sẽ suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi cho phép tiến hành các cuộc tấn công bằng
rốckét đầy những thành quả đó vào tình thế nguy hiểm.
Mới
đây, đối với nhiều người Ixraen, triển vọng về một sự hòa giải chính trị với
Hamas, một phong trào thực sự đang bắn những quả rốckét vào họ, dường như là lố
bịch. Và điều đó chắc chắn là không có trong chương trình nghị sự của Benjainin
Netanyahu, người có chiến dịch tái tranh cử được mào đầu dựa trên niềm tin rằng
Ixraen không có đối tác Palextin. Nhưng cuộc đối thoại với Tổ chức Giải phóng
Palextin (PLO) cũng đã từng bị cho là không thể tưởng tượng nổi, và qua thời
gian, các nhà lãnh đạo Ixraen đã nhận ra rằng do họ không thể phá hủy PLO bằng
quân sự, thay vào đó họ tốt hơn nên tìm cách tác động lên tổ chức này về mặt
chính trị. Hiện nay, Ixraen cần phải theo đuổi một chiến lược tương tự với
Hamas: không bao giờ từ bỏ quyền trả đũa bằng quân sự nhưng định hình chiến lược
chính trị tối đa hóa những cơ hội mà Hamas cuối cùng cũng phải chấp nhận giải
pháp hai nhà nước, điều mà một số nhà lãnh đạo Hamas, tại một số thời điểm, đã
công khai tán thành.
Chiến
lược đó gây ra những rủi ro. Nhưng những rủi ro đó phải được cân nhắc trong
tương quan với sự lựa chọn thay thế. Bằng việc cô lập Hamas, Mỹ và Ixraen đang
cho phong trào này mọi động cơ đế tìm cách phá hoại bất cứ thỏa thuận hòa bình
nào mà Abbas ký kết. Bằng việc cô lập người dân Gada, Mỹ và Ixraen đang cấp tiến
hóa họ.
Moshe
Dayan đã nói rằng “nếu bạn muốn thiết lập hòa bình, thì bạn đừng nói chuyện với
những người bạn của mình. Bạn hãy nói điều đó với các kẻ thù của mình”. Hamas
ngày nay là kẻ thù của Ixraen, như những quả bom phát nổ trên bờ biển Địa Trung
Hải chứng thực. Nhưng nếu Ixraen muốn biến phong trào này thành một kẻ thù ít
chết chóc và ít kiên quyết hơn, nước này cuối cùng cần phải nghe theo lời
khuyên của Dayan. Nước này phải làm nhiều hơn là theo đuổi cuộc chiến tranh
này. Nước này cần phải làm mọi thứ trong khả năng của mình để không bao giờ lại
phải làm việc này nữa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét