Nicecowboy: Sao có câu này mà cứ hỏi đi hỏi lại
hoài, thỉnh thoàng có gợi ý là sẽ thành lập Công ty mua bán nợ quốc gia (Công ty
nhà nước, vốn của ngân sách), hoặc nâng cấp một công ty mua bán nợ hiện hành
qui mô nhỏ hơn, cũng là Công ty nhà nước (DATC) để xử lý các nợ xấu đó.
Túm lại, gợi ý trên nói
thẳng ra là muốn dùng tiền Ngân sách (cũng là tiền của nhân dân) để
mua lại các cục nợ xấu của Ngân hàng, gánh thay cho các đại gia ngân hàng. Cũng
có nghĩa là, dùng tiền của nhân dân để bù đắp cho cái lỗ, cái thất thoát của
Ngân hàng do cho vay sai trái, kinh doanh kém hiệu quả.
Xin hỏi:
1. Từ trước đến nay, năm
nào ngân hàng kinh doanh cũng lãi cực khủng, tiền lãi đi vào túi ai? Ai hưởng?
Tại sao bây giờ lỗ (phần lớn do chính Ngân hàng tự gây ra vì cho vay tràn lan,
không kiểm soát... chưa nói đến nguyên nhân tiêu cực nhận hối lộ…) thì lại kêu
ca, than vãn, muốn tạo dư luận, vận
động các cơ quan nhà nước, lobby cho cái chính sách sắp ra đời: lập ra Công ty
mua bán nợ quốc gia để gánh nợ xấu cho Ngân hàng?
Năm nào ngân hàng cũng
lãi khủng, tiền lãi tích lũy trong nhiều năm trước không phải là nhỏ, có thể
hơn cả nợ xấu không thu hồi được của ngân hàng đó. Còn như chưa đủ, thì trừ vào
nguồn vốn tự có, cho đến khi nào hết vốn, không hoạt động được thì tuyên phá sản.
2. Vấn đề Nợ xấu ngân
hàng không phải bây giờ mới có, mà đã có từ xa xưa, từ ngày ngành ngân hàng mới
thành lập (hễ cho vay là sẽ có nợ xấu, vấn đề là nhiều hay ít mà thôi). Không
phải chỉ ở VN, mà ở khắp nơi trên thế giới. Có nghĩa là, việc xử lý nợ xấu ngân hàng đã có nguyên tắc từ lâu, có qui định hẳn
hoi từ trước đến nay.
Tại sao không theo các
qui định đó mà thực hiện? Tại sao lại cứ nêu vấn đề này ra mãi, cứ gợi ý một biện
pháp khác (lý do thì Cao bồi đã nói ở trên). Hay đây là bước thăm dò dư luận để
xem có phản ứng không, không phản ứng thì làm tới! (Giống như cái vụ thả lỏng
lãi suất cho vay, muốn cho vay cao bao nhiêu cũng được trước đây).
Qui định pháp luật hiện hành về “phân loại nợ, trích lập dự
phòng rủi ro, và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng” đã
nêu rất rõ ràng: phân loại nợ ra các nhóm, mỗi nhóm có một tỉ lệ trích lập dự
phòng bắt buộc, nợ càng xấu thì tỉ lệ trích lập càng cao. Vì vậy, mỗi khi có nợ
bị xuống hạng, thì ngân hàng phải tăng thêm phần trích lập. Cho đến khi nào xuống
hạng thấp nhất, thì lúc đó phần trích lập đã là 100% dư nợ. Nghĩa là ngân hàng
đã phải đưa 100% khoản nợ bị mất mát đó thành chi phí, giảm lãi tương ứng (hoặc
tăng lỗ).
Nếu trích lập đúng qui
định thì cứ như thế mà làm, khoản nợ xấu nào không thu hồi được thì đã bị đưa
vào chi phí và ngân hàng phải chịu thiệt.
Cũng vì các ngân hàng làm sai qui định, cho vay sai dẫn đến nợ xấu.
Rồi thay vì phải làm theo qui định: phân loại thành nợ xấu, cho xuống hạng từ từ
để trích lập dự phòng, thì Ngân hàng lại che dấu nợ
xấu, không trích lập dự phòng tương ứng.
Đến khi đổ vỡ, thì nợ đang được xếp loại 1 (tốt, không bị trích
lập) bỗng nhiên trở thành loại 5 (nợ hoàn toàn không thu hồi, phải trích lập
100%), và ngân hàng la rùm lên xin nhà nước hỗ trợ!
Không riêng gì Cao bồi,
mà tất cả người dân không bao giờ chấp nhận chuyện Nhà nước dùng tiền của dân để
mua lấy nợ xấu của Ngân hàng. Một lần nữa, có phải các nhóm lợi ích ngân
hàng đang tìm cách đẩy nợ xấu do chúng gây ra, đẩy thiệt hại về phía người dân
trong khi chúng đã làm giàu (bất công?
thậm chí phi pháp?) bao nhiêu năm qua trong việc kinh doanh ngân hàng?
Ông Thống đốc Ngân hàng, ông Bộ Trưởng Tài chính! Tôi xin nhắc
nhở các ông là đến giờ phút này mà các ông còn để bị ảnh hưởng dưới sự vận động
của các nhóm lợi ích, đại gia ngân hàng để tiếp tục đưa ra những chính sách mất
lòng dân, thiệt hại cho dân nữa, thì tên tuổi của các ông sẽ được đưa vào Viện
Bảo tàng Lịch sử quốc gia chục nghỉn tỷ đấy.
Người dân bây giờ không
ngu đâu, không phải bị lòe mắt hoặc không hiểu được ý nghĩa thực sự các chính
sách của các ông như ngày trước. Họ hiểu rất rõ về chúng, và thậm chí biết cả
phía sau những chính sách đó là cái gì.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét