Tạm nhập không tái xuất:
Xăng dầu 'ăn không' tiền thuế
Kiếm lợi hàng nghìn tỷ đồng
Một
nguồn tin từ Cục Hải quan TP HCM phản ánh, có những trường hợp DN chuyển xăng
dầu tái xuất sang thị trường nội địa tới quá nửa số lượng phải tái xuất,
thậm chí là 100%. Động thái này đang ngày càng gia tăng một cách bất thường.
Trong
một báo cáo gửi Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Hải quan Tp HCM phân
tích, Thông tư 165/2010 của Bộ Tài chính cho phép xăng dầu tạm nhập tái xuất được
lưu ở Việt Nam 120 ngày và có thể, được gia hạn tới 2 lần, mỗi lần tối đa 30
ngày. Như vậy, tổng thời gian xăng dầu “tạm trú” ở Việt Nam có thể lên tới 180
ngày, tức kéo dài tới 3 tháng.
Trong
khi đó, thuế
nhập khẩu xăng dầu lại được tính ở thời điểm nhập về, khi mở tờ khai hải quan
chứ không phải thời điểm chuyển sang tiêu thụ nội địa. Vì lẽ đó, chỉ cần thuế nhập
khẩu tăng lên, DN chuyển một lượng lớn xăng dầu tạm nhập sang bán ở trong nước
thì nghiễm nhiên, được hưởng trọn gói chênh lệch thuế giữa hai thời điểm này.
Đơn
cử như, từ 8/3 đến 3/7, chỉ trong vòng 3 tháng, thuế nhập khẩu xăng dầu đã tăng
5 lần từ 0% tăng lên 10-12%. Trung bình 10-15 ngày, thuế tăng lên một lần và mỗi
lần tăng 2-3%. Mức chênh lệch mà các DN được hưởng giữa thuế mới và thuế cũ giữa
2 lần điều chỉnh liền kề có thể từ 300-400 đồng/lít.
Mức
thuế nhập khẩu thấp nhất của xăng dầu vừa qua là 0% kể từ tháng 3 trở về trước.
Nếu tính từ 8/3 cho đến 180 ngày sau, ngày 7/6, thuế nhập khẩu tăng lên 7%. DN
đầu mối có thể chuyển lượng xăng dầu đã tạm nhập ở thời điểm tháng 3 còn tồn
sang tiêu thụ nội địa ở thời điểm tháng 7, thay vì tái xuất. Tất yếu, các DN này đã được hưởng không 7%
thuế suất ở thời điểm 7/6. Nói cách khác, trong bảng giá cơ sở tính thuế 7% cho
xăng, giá trị lên tới hơn 1.100 đồng/lít trong khi thực tế, hàng triệu lít xăng
dầu đó không hề chịu thuế.
Tương
tự, một lô hàng xăng dầu kinh doanh tạm nhập tái xuất, nếu nhập ở thời điểm
21/6, thuế xăng mới 10% nhưng chỉ cần sau khoảng 14 ngày chuyển sang nội địa
tiêu thụ thì lượng xăng dầu này đã được “ăn” trọn 2% thuế suất chênh lệch. Vì
sau ngày 3/7, khi thuế nhập khẩu xăng tăng lên 12%. Trong khi đó, khi tính giá
cơ sở để làm căn cứ xin tăng giá, các DN và liên bộ Tài chính- Công Thương vẫn
tính mức thuế suất đang áp dụng là 12%.
Một lô xăng dầu có thể từ có quy mô từ hàng trăm
ngàn đến hàng chục triệu lít. Do đó, “lợi lộc” từ thủ thuật lách thuế này được DN thu về lên tới hàng chục tỷ đồng.
Không
chỉ hưởng lách thuế, vụ việc gây xôn xao dư luận được cơ quan chức năng phát hiện
gần đây là nhập lậu tới 2.000 tấn xăng dầu từ Trung Quốc cho thấy kẽ hở lớn từ
chính sách tạm nhập tái xuất. Công ty TNHH Hoàng Sơn, có trụ sở tại Thanh Hóa
đã đã mua xăng dầu của Công ty xăng dầu Hàng Không theo hình thức tạm nhập tái
xuất để xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển, công ty
này đã không chở sang Trung Quốc mà đi đến vùng biển giáp gianh Nam Định- Thanh
Hóa, bơm hút xăng dầu sang tàu nội địa để kiếm lời.
Quản lý dễ dãi nên bị lợi dụng
Thứ
trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng phải thừa nhận, còn quá nhiều kẽ hở
trong chính sách tạm nhập tái xuất nói chung, các quy định còn thiếu minh bạch.
Ông
Tuấn lo ngại: “Kim
ngạch tạm nhập tái xuất gia tăng nhanh một cách bất thường 5 năm gần đây. Dấu
hiệu rõ rệt nhất của sự bất thường này là có sự chênh lệch rất lớn giữa số tạm
nhập và tái xuất. Nghĩa là, hàng vào nhưng không ra”.
Dẫn
chứng cho lo ngại trên, thứ trưởng Tuấn cho biết, năm 2007, hàng hóa tạm nhập
vào Việt Nam là 1,755 tỷ USD nhưng xuất ra lại chỉ có 120 triệu USD. Năm 2010,
kim ngạch hàng tạm nhập là 5 tỷ USD, rốt cục tái xuất chỉ có 4 tỷ USD.
Qua
thanh tra ở những địa bàn trọng điểm, hải quan đã phát hiện có trên 1.010 lô
hàng hóa đã quá 180 ngày thời hạn được tạm nhập. Điều này đặt ra một dấu hỏi lớn
về mục đích tạm nhập tái xuất thực sự của DN.
“Ước,
mỗi lô hàng là từ 1 container đến vài chục container. Khi lượng hàng này được
tiêu thụ nội địa, hưởng chênh lệch thuế nhập khẩu…, thì sẽ gây nhiễu loạn thị
trường trong nước”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Một quan chức trong lực lượng quản lý thị trường cũng bày tỏ: “Không loại trừ vừa qua, các cây xăng nhỏ lẻ có thể mua xăng dầu nhập lậu để kinh doanh. Vì nhiều đầu mối, Tổng đại lý đã bị chính các cây xăng bội tín, không nhập hàng theo cam kết. Câu hỏi lớn khó giải đáp là các cây xăng vẫn hoạt động thì họ nhập từ nguồn nào?”.
Vì
thế, Hải quan TP HCM đã đề nghị, nếu như hết 120 ngày thời hạn tạm nhập, các DN
chưa tái xuất xăng dầu hoặc chỉ tái xuất chưa đến 50% lượng hàng thì sẽ không
được gia hạn tạm nhập nữa.
Trao
đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cũng
cho rằng: “Nếu quá thời hạn thời hạn tái xuất 15 ngày, tờ khai tái xuất sẽ
không còn giá trị. Lô hàng đó buộc phải mang về nơi xuất phát hoặc cho tiêu thụ
nội địa phải nộp thuế ngay tại thời điểm đó. Nếu không, cơ quan chống buôn lậu
của hải quan sẽ coi là hàng trôi nổi trái phép và xử phạt đúng luật”.
“Với
biện pháp kiên quyết này, chúng tôi chấp nhận thời gian tới, hàng hóa có thể bị
ách tắc, ùn tắc tại cảng”, ông Cẩn nói.
Không
chỉ co lại thời gian gia hạn tạm nhập, cơ quan hải quan còn đề nghị phải khống chế đối tượng được mua xăng dầu
tạm nhập tái xuất với các điều kiện thật cụ thể.
Ví
dụ như tàu biển nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam hay tàu biển Việt Nam chạy
tuyến quốc tế sẽ chỉ được mua xăng dầu tạm nhập tái xuất khi có hành trình quốc
tế rõ ràng. Các tàu này sẽ không được phép ghé vào bất kỳ một cảng nội địa nào.
Có thể hiểu, quy định này là nhằm ngăn ngừa tình trạng dọc đường vận chuyển tái
xuất xăng dầu thì dừng lại giữa chừng, rót xăng dầu sang tàu nội địa để thẩm lậu
trở ngược về Việt Nam.
Ngoài
ra, các DN trong khu chế xuất đang được hưởng ưu đãi mua xăng dầu tạm nhập tái
xuất thì nay, trong hồ sơ mua xăng dầu, phải trình được giấy chứng nhận đầu tư
trong khu chế xuất.
Chưa
kể, còn những trường hợp như lượng xăng dầu ký trên hợp đồng tái xuất một đằng,
nhưng khi bán cho các tàu biển, kho chứa của tàu lại không chưa hết, hoặc chưa
ít hơn so với lượng tái xuất đã ký. Tình huống này sẽ dẫn tới tồn tại dư thừa một
lượng xăng dầu vốn phải tái xuất tồn tại ở kho nội địa.
Theo
Hải quan Tp HCM, Bộ Tài chính cần phải đưa thêm quy định như hải quan có quyền
niêm phong kẹp chì lượng xăng dầu dư thừa này thì bơm trở lại bồn. Thậm chí, nếu
những con tàu này dọc hành trình bị hư hỏng, khả năng thất thoát không thể thu
hồi trở lại lượng xăng dầu đã bơm lên tàu thì Nhà nước cũng cần có quy định rõ
ràng chi tiết ở tình huống này.
Dự kiến, trong tuần tới,
Tổng cục Hải quan sẽ công bố chi tiết các vụ việc gian lận trong tạm nhập tái
xuất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét