"Đi khắp Châu
Âu, không đâu có cảnh như Việt Nam: ông bà, bố mẹ chạy theo con 3,4 tuổi, xúc từng
thìa cơm, thìa cháo. Miếng ăn bố mẹ đã làm sẵn, đến việc “bỏ vào mồm” con cũng
là việc của bố mẹ" - anh Lê Thành Hòa (bác sỹ, ở Đức) nói.
Nói
đến kỷ luật cũng là nói đến việc rèn luyện cho trẻ sự độc lập trong suy nghĩ và
hành vi, điều này cần thực hiện trong những năm tháng đầu đời.
Làm sao con có thể tự lập được nếu miếng
ăn bố mẹ cũng đút tận miệng, dù con hoàn toàn có khả năng tự làm? Con cũng có
chân, sao không đi bộ, lại bắt bế?
Ở
nhà tôi cũng như nhiều gia đình người Đức khác, trẻ 1 tuổi đã tự xúc ăn, không
xúc được thì bốc. Lúc đầu, bé bốc vào
mũi, vào tai, sau kiểu gì cũng vào mồm. Một cách tự nhiên, trẻ con từ tuổi
này đã thích tự mình làm lấy, trừ khi chúng đã quen với việc được làm hộ. Dần dần,
bàn tay của con trở nên khéo léo, 1,5 tuổi, 2 tuổi có thể tự xúc ăn ngon lành.
Ở
đây, cũng không có cảnh cả nhà đi chơi, bố mẹ mang đồ lỉnh kỉnh, con đi không. Các bé khoảng 2,3 tuổi đi đâu phải tự mang
ba lô của mình, không ai mang hộ. Từ khoảng 3 tuổi, buổi tối trước hôm đi chơi,
bố mẹ đưa ra danh sách đồ cần mang theo, bé tự chuẩn bị đồ, cho vào ba lô. Đến
lúc con vào tuổi đi học, bố mẹ cũng không phải mệt mỏi gọi con như gọi đò, kéo
con xuống, la hét thúc giục con ăn cho kịp giờ.
Ở Đức, món quà phổ biến nhất dành cho
trẻ vào lớp 1 là đồng hồ báo thức. Con gái Anika của tôi được tặng 3 cái to, một cái đặt ngay ở
giường ngủ, một cái ở giá sách, một cái tận trong nhà tắm. Buổi sáng, đi tắt được
3 cái chuông ing ỏi cũng là lúc con đã mở được đôi mắt ngái ngủ, đứng trước bồn
rửa mặt. Cũng có hôm con tắt cả ba cái đồng hồ, đi ngủ tiếp. Thế là chuông đồng
hồ được chỉnh to hơn, dài hơn, cộng với việc đi học muộn bị cô giáo nhắc nhở. 7h
đi học, 6h30 con phải có mặt ở bàn ăn. Thức ăn mẹ đã chuẩn bị sẵn, con tự quết
bơ, mứt vào bánh mỳ ăn sáng, sau đó tự cho đồ ăn trưa vào hộp. 7h kém 10, con tự
đi ra bến xe bus để đến trường. Dĩ nhiên, điều kiện vật chất và giao thông ở
bên mình không thuận tiện cho các bé nhỏ như vậy tự đến trường, nhưng “kỷ luật bàn ăn” như vậy là cần thiết để
con tự lập, mẹ rảnh rang.
Để con tự lập trong suy
nghĩ thì bản thân bố mẹ phải tôn trọng con, khuyến khích con phản biện thay vì
ép buộc. Khi con gái
Anika còn nhỏ, tôi thường quỳ xuống nói chuyện, để con có cảm thấy gần gũi, thoải
mái, thay vì cảm giác “người trên kẻ dưới” một cách vô thức. Ở tuổi 2,3, các
con gặp gì cũng hỏi “cái gì”, “tại sao”, chúng tôi phải mua rất nhiều sách về học
để tranh luận và trả lời với con, kích thích con tư duy, phản biện.
Có nên “kỷ luật sắt”
như mẹ Hổ?
“Battle
Hymn of the Tiger Mother” - Cuốn sách nuôi dạy con gây chấn động nước Mỹ của
Amy Chua - bà mẹ gốc Hoa (đã có bản tiếng Việt mang tên “Chiến ca của mẹ Hổ”)
cũng đã được dịch sang tiếng Đức cách đây ít lâu và được bố mẹ ở đất nước này
quan tâm.
Bà
mẹ này rèn con theo kỷ luật sắt (không tivi, không chơi điện tử, không tham gia
các hoạt động vui chơi ở trường, phải đứng đầu tất cả các môn học, trừ thể dục…),
nếu không sẽ bị phạt nặng, cấm ăn uống và đánh đòn.
Mặc
dù người Đức nổi tiếng kỷ luật, phần đa dư luận bố mẹ vẫn không đồng tình với
cách dạy con của mẹ Hổ. Họ cho rằng người
mẹ gốc Hoa này đang nỗ lực để con mình đạt được những ước mơ, những điều chính
bà chưa làm được, thay vì để ý đến tâm tư, tình cảm của con. Theo cách dạy
này, con giống như robot được lập trình, không có tuổi thơ, cảm xúc, chỉ có
thành công, thành công và thành công.
Không
phủ nhận cách dạy con của bà mẹ này cũng có điểm tích cực, như con phải hoàn
thành lịch trình hàng ngày, không chấp nhận bất kỳ lý do, biện hộ nào.
Cá
nhân tôi phản đối việc ép buộc con theo ý muốn của bố mẹ. Mọi thành công, tiền tài hay danh vọng, hãy
để bắt đầu từ con, con sẽ phấn đấu để đạt được nếu con muốn.
Bố
mẹ hãy giúp con khám phá đam mê, sở thích của mình, rồi dựa trên khả năng thực
tế của con để định hướng, phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét