“...sâu sắc, uyên thâm...”
tốt đẹp giề mà đất nước thành ra thế này? Chán như con gián!
“tý đô: Tại sao có hình thức uỷ nhiệm cho nhân viên gửi, có biết
không??? Khả năng thời điểm đó, nhiều ngân hàng đang mất cân đối tài chính hoặc
trong giai đoạn hoàn thành tăng vốn nên thi nhau tăng lãi suất huy động vượt
khung quy định (14%) để hút tiền. Phần
lãi suất "thưởng" ngầm cho khách hàng có thể lên đến 4-6%. Chẳng
hạn gửi 1.000 tỷ, thì doanh nghiệp gửi tiền được hưởng lãi 140 tỷ/năm, còn lãi
suất "đi đêm" đến 60 tỷ, có thể
để ngoài sổ sách chia nhau. Như vậy sướng quá phải không! Bởi vậy, một số
công ty, doanh nghiệp trên sàn huy động được số vốn khủng từ cổ đông nhưng
không thèm đầu tư, cứ gửi ngân hàng vừa... an toàn, vừa được hưởng lợi riêng. Không ít ngân hàng cũng ủy nhiệm cho nhân
viên cầm tiền đi gửi. Thậm chí, có
ngân hàng còn tin tưởng, không ký hợp đồng ủy nhiệm nên nhân viên biến tiền gửi
thành tiền của mình luôn (xem lại trên mạng thì biết, đã bị khởi tố, bắt
giam đó). Đây chính là động cơ của vấn đề”
Mạnh Quân: Vài chuyện về
ông Trần Xuân Giá
Chiều
nay có vài việc linh tinh, chập tối về đọc mới biết tin ông Trần Xuân Giá, chủ
tịch ACB từ nhiệm vì lý do sức khỏe. Ông Trần Hùng Huy lên thay. 2 ông phó khác
của ông Giá cũng nghỉ "vì lý do cá nhân". Ai cũng biết cả rồi. Trên
trang web, ACB cũng nói rõ là ông Giá và 2 ông này cũng có liên quan đến việc
làm trái pháp luật của ông Lý Xuân Hải, cựu TGĐ ACB - đã bị khởi tố, tạm
giam.
Chuyện này đã được dự báo, nghe phong thanh từ hôm qua. Nhưng đọc tin xong cũng cảm thấy tiếc cho ông Giá. Nếu ông nghỉ hưu, làm chuyên gia kinh tế hoặc cùng lắm là vẫn làm cố vấn cho ACB đi... thì có lẽ, ông vẫn giữ nguyên được bao nhiêu sự trân trọng, tình cảm tốt đẹp của đông đảo giới chuyên gia kinh tế, cán bộ, quan chức, công chức nhà nước, các nhà báo... từng biết đến ông.
Chuyện này đã được dự báo, nghe phong thanh từ hôm qua. Nhưng đọc tin xong cũng cảm thấy tiếc cho ông Giá. Nếu ông nghỉ hưu, làm chuyên gia kinh tế hoặc cùng lắm là vẫn làm cố vấn cho ACB đi... thì có lẽ, ông vẫn giữ nguyên được bao nhiêu sự trân trọng, tình cảm tốt đẹp của đông đảo giới chuyên gia kinh tế, cán bộ, quan chức, công chức nhà nước, các nhà báo... từng biết đến ông.
Bây
giờ người biết ông vẫn kính trọng ông nhưng không khỏi có chút hoang mang.
Nhưng ai cũng tin rằng, ông là một trong số không nhiều chuyên gia kinh tế thuộc
hàng số 1 ở đất nước này, không chỉ rất sâu sắc, uyên thâm về lý thuyết mà ông
cũng là người rất thực tế vì đã trải qua nhiều chức vụ lãnh đạo, điều hành quan
trọng trong bộ máy nhà nước... am hiểu đời sống kinh tế, chính trị đất nước qua
nhiều thời kỳ lịch sử. Ông có những đóng góp to lớn trong quá trình đổi mới nền
kinh tế, và rõ rệt nhất là xây dựng, triển khai Bộ Luật Doanh nghiệp mà đến
nay, tác dụng nhiều mặt của nó đến toàn bộ nền kinh tế, đời sống xã hội... còn
thấy rõ.
Mình đã có một thời gian được tiếp xúc thường xuyên và đúng ra, đã từng là nhân viên của ông, khi ông là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư kiêm Tổng biên tập báo Đầu tư. Ông có vẻ cũng thích thú với công việc này, với việc có tấm thẻ nhà báo. Mặc dù ông rất bận, nhưng cuối ngày, vẫn dành thời gian đọc những bản thảo bài chính đăng trên báo Đầu tư ngày mai. Đó là hồi những năm 1997-1998 gì đó, vì hồi đó tôi trong nhóm phóng viên chuyên viết phóng sự, điều tra của báo, có tính chất nhạy cảm nên ban biên tập yêu cầu phải mang qua phòng của ông bên Bộ KH cho Tổng biên tập - Bộ trưởng Giá duyệt. Toàn phải tự mang để ông có hỏi gì còn biết mà trả lời. Thường thì 7h-7h30 ông còn họp chưa xong, nên nhiều hôm đến 8h vẫn phải chờ để ông đọc, duyệt bài mới mang về thì bài của mình mới đăng được. Tuy thế, ông cũng không đọc qua loa. Đọc cẩn thận lắm, gạch xóa... có khi đỏ lòm bản thảo, hỏi han, nhiều khi đánh đổ bài cũng đành mếu máo trong bụng mang bài về báo cáo: dạ, xếp tổng oánh đổ bài rồi anh ơi. Hi hi.
Ông sống cũng rất tình cảm, quan tâm đến mọi người xung quanh. Mỗi lần ông xuống cơ quan báo Đầu tư thăm hỏi anh em, dù ít phút, cũng cảm thấy không khí rất ấm áp. Thật khó quên giọng Huế - chân tình và rất truyền cảm của ông. Hình như, trong cách nhìn của ông, không có ai là kém cỏi.
Mình đã có một thời gian được tiếp xúc thường xuyên và đúng ra, đã từng là nhân viên của ông, khi ông là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư kiêm Tổng biên tập báo Đầu tư. Ông có vẻ cũng thích thú với công việc này, với việc có tấm thẻ nhà báo. Mặc dù ông rất bận, nhưng cuối ngày, vẫn dành thời gian đọc những bản thảo bài chính đăng trên báo Đầu tư ngày mai. Đó là hồi những năm 1997-1998 gì đó, vì hồi đó tôi trong nhóm phóng viên chuyên viết phóng sự, điều tra của báo, có tính chất nhạy cảm nên ban biên tập yêu cầu phải mang qua phòng của ông bên Bộ KH cho Tổng biên tập - Bộ trưởng Giá duyệt. Toàn phải tự mang để ông có hỏi gì còn biết mà trả lời. Thường thì 7h-7h30 ông còn họp chưa xong, nên nhiều hôm đến 8h vẫn phải chờ để ông đọc, duyệt bài mới mang về thì bài của mình mới đăng được. Tuy thế, ông cũng không đọc qua loa. Đọc cẩn thận lắm, gạch xóa... có khi đỏ lòm bản thảo, hỏi han, nhiều khi đánh đổ bài cũng đành mếu máo trong bụng mang bài về báo cáo: dạ, xếp tổng oánh đổ bài rồi anh ơi. Hi hi.
Ông sống cũng rất tình cảm, quan tâm đến mọi người xung quanh. Mỗi lần ông xuống cơ quan báo Đầu tư thăm hỏi anh em, dù ít phút, cũng cảm thấy không khí rất ấm áp. Thật khó quên giọng Huế - chân tình và rất truyền cảm của ông. Hình như, trong cách nhìn của ông, không có ai là kém cỏi.
Duy
có một lần ông có ý bực mình với tôi. Đó là hồi xảy ra vụ Thủy cung Thăng Long,
ở hành lang Quốc hội, tôi có ý hỏi đi hỏi lại xem ông có nhận trách nhiệm gì về
vụ đó không ? Ông có vẻ tức giận: "Cậu hỏi vớ vẩn, tôi đã trả lời rồi
!"
Các bạn phóng viên cùng thời, ai làm mảng kinh tế, doanh nghiệp... thì không ai không biết vai trò to lớn của ông trong quá trình hình thành, đưa Luật doanh nghiệp vào cuộc sống. Sau này, khi ông không còn làm Bộ trưởng KH&ĐT thì người ta đã thấy rất nhanh, sự tích cực trong việc đẩy mạnh thực thi luật DN, cải cách môi trường kinh doanh, bãi bỏ các loại giấy phép, rào cản kinh doanh... giảm đi trông thấy.
Ông về hưu nhưng không nghỉ. Ông vẫn tham gia rất nhiều hoạt động, trong đó đáng nói có thời kỳ ông làm Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng, giúp việc cho Thủ tướng Phan Văn Khải. Ban này quy tụ nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu, tiếp tục giúp Thủ tướng rất nhiều trong việc xây dựng, ban hành các chính sách kinh tế...
Các bạn phóng viên cùng thời, ai làm mảng kinh tế, doanh nghiệp... thì không ai không biết vai trò to lớn của ông trong quá trình hình thành, đưa Luật doanh nghiệp vào cuộc sống. Sau này, khi ông không còn làm Bộ trưởng KH&ĐT thì người ta đã thấy rất nhanh, sự tích cực trong việc đẩy mạnh thực thi luật DN, cải cách môi trường kinh doanh, bãi bỏ các loại giấy phép, rào cản kinh doanh... giảm đi trông thấy.
Ông về hưu nhưng không nghỉ. Ông vẫn tham gia rất nhiều hoạt động, trong đó đáng nói có thời kỳ ông làm Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng, giúp việc cho Thủ tướng Phan Văn Khải. Ban này quy tụ nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu, tiếp tục giúp Thủ tướng rất nhiều trong việc xây dựng, ban hành các chính sách kinh tế...
Mình
có thời gian theo dõi, đưa tin về các văn bản, chính sách của VPCP, nhiều khi
được đọc những văn bản trong đó, thể hiện rõ, cựu Thủ tướng Phan Văn Khải cực kỳ
trân trọng ý kiến của Ban Nghiên cứu do ông đứng đầu. Hầu như các dự thảo chính
sách lớn nào, cũng được ông Khải yêu cầu chuyển qua cho Ban Nghiên cứu góp ý,
nhận xét, thẩm định... Và thực tế, nhờ có Ban này, nhiều chính sách đúng đắn của
Chính phủ được ban hành và nhiều dự thảo chính sách dở phải bỏ đi. Có lẽ, nhờ
biết nghe Ban Nghiên cứu đó, thời kỳ ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng, nền kinh
tế VN cũng khá ổn định, bội chi trong tầm kiểm soát, lạm phát thấp, không có những
bất ổn kinh tế vĩ mô lớn như thời kỳ sau này.... Ông Giá có vai trò không nhỏ
trong việc điều hành Ban Nghiên cứu đó.
Tiếc là sau này, Ban của ông bị giải tán. Có lần được ngồi uống bia với bác Lê Đăng Doanh và Nguyễn Quang A (cùng Đà Trang - báo Tuổi trẻ), ông Lê Đăng Doanh kể: ông Giá đi công tác miền núi mấy ngày về, đến cơ quan, vẫn cứ vào ngồi ghế của mình ở VPCP, dõng dạc kêu anh em trình, gửi báo cáo trong mấy ngày ông đi để ông xử lý mà không về biết, "think tank" đó đã bị giải tán bằng một văn bản ký từ 2 ngày trước.
Sau này, ông vẫn thỉnh thoảng xuất hiện, trả lời phỏng vấn trên báo chí. Ai được phỏng vấn ông cũng lấy làm may mắn. Vì ông nói rất sâu sắc, hay và không có màu sắc cực đoan hay sách vở, lý thuyết... Với giới báo chí, mình tin là hầu hết mọi người đều tin, ông Trần Xuân Giá là một bậc thầy về kinh tế, cho cả nhiều chuyên gia kinh tế khác ở Việt Nam.
Tiếc là sau này, Ban của ông bị giải tán. Có lần được ngồi uống bia với bác Lê Đăng Doanh và Nguyễn Quang A (cùng Đà Trang - báo Tuổi trẻ), ông Lê Đăng Doanh kể: ông Giá đi công tác miền núi mấy ngày về, đến cơ quan, vẫn cứ vào ngồi ghế của mình ở VPCP, dõng dạc kêu anh em trình, gửi báo cáo trong mấy ngày ông đi để ông xử lý mà không về biết, "think tank" đó đã bị giải tán bằng một văn bản ký từ 2 ngày trước.
Sau này, ông vẫn thỉnh thoảng xuất hiện, trả lời phỏng vấn trên báo chí. Ai được phỏng vấn ông cũng lấy làm may mắn. Vì ông nói rất sâu sắc, hay và không có màu sắc cực đoan hay sách vở, lý thuyết... Với giới báo chí, mình tin là hầu hết mọi người đều tin, ông Trần Xuân Giá là một bậc thầy về kinh tế, cho cả nhiều chuyên gia kinh tế khác ở Việt Nam.
Với
tôi, ông Trần Xuân Giá có lẽ là một trong những bộ óc tốt nhất của Việt Nam, là
Bộ trưởng giỏi nhất trong các Bộ trưởng của MPI từ trước đến nay. Tôi
không chỉ kính trọng ông vì kiến thức, những việc ông làm, những đóng
góp lớn của ông, mà cả tính cách rất điềm đạm, tử tế của ông: làm chức vụ cao
mà vẫn dễ gần, cởi mở với người dưới... Nhìn tất cả các thành viên Chính phủ hiện
nay, cũng không thấy ai có trình độ thâm sâu, có tâm, tài trí… như ông. Ông là
một chuyên gia, một nhà lãnh đạo của thời kỳ đổi mới, luôn hướng tới cải cách… và
thực sự có đóng góp lớn để đời sống kinh doanh có một bộ mặt như hiện nay (dù
chưa là gì ghê gớm cả). Tất nhiên, nhân vô thập toàn. Ông cũng có những
thiếu sót nhất định kể cả trong thời gian đương chức làm Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư. Ví dụ như Báo Đầu tư, thời tôi làm việc, cũng lắm chuyện bất ổn về tài
chính, nhân sự... thì ông cũng không có sự quan tâm, chỉnh đốn để có một thời,
tờ báo Đầu tư cũng lộn xộn, be bét. Hay vụ Thủy cung Thăng Long, không phải ông
không có phần trách nhiệm. Nhưng quả cũng thật khó để một Bộ trưởng có thể kiểm
soát tốt tất cả mọi chuyện. Có người nói, ông tốt quá thành ra, cũng có lúc, có
việc ông không làm được đến nơi đến chốn. Cũng không phải không có lý.
Dù
thế nào đi nữa, cơ bản thì ông vẫn giành được sự kính trọng, quí mến của đại đa
số người quen, biết ông. Tiếc thay, cuối đời ông lại mắc phải mấy việc không
hay thế này. Chắc rằng, rất nhiều người quen biết ông cũng đang lấy làm buồn và
tiếc cho ông lắm. Rất đáng tiếc! Hôm qua, ông vẫn còn nghỉ ở nhà. Trả lời báo
chí, ông Giá vẫn nói, ông từ nhiệm về lý do sức khỏe. Nhưng ông cũng thừa
nhận, có việc cùng 5 người khác trong hội
đồng quản trị ký vào văn bản để ông Lý Xuân Hải, cựu TGĐ ACB ủy thác cho
19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỷ đồng của ACB gửi vào Viettinbank. Ông
cũng có nói rằng "cơ quan chức năng nói là cố ý làm trái nhưng "thực
ra người ta cũng đang tranh luận về việc này", ông nói thế.
Thực chất là ông được
thuê để làm chủ tịch của ACB. Nhưng ông cũng không phải là bù nhìn. Ông đã tham
gia, chỉ đạo việc điều hành để ACB không giống như một doanh nghiệp gia đình mà
đã vận hành thực sự như một doanh nghiệp đại chúng.
Mong
rằng, ông sẽ bình an. Tổng biên tập một thời của tôi.
19.9
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét