Vụ cưỡng chế bất hợp pháp ở Tiên Lãng, Hải Phòng nguội đi hơn 9 tháng, ai cũng tưởng coi như “chìm xuồng”. Bỗng đúng dịp Quốc hội đang họp, sau Hội nghi T.Ư 6 "thành công tốt đẹp", bỗng nhiên Tiên Lãng “nóng” trở lại bằng việc nhanh chóng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng hồi đầu năm, tiến hành xử vụ phá nhà ông Đoàn Văn Vươn, khởi tố bắt giam ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng. |
Dù sao thì có "chuyển" như thế cũng coi như là điều là
đáng mừng, bởi nếu không thì Hải Phòng kéo dài mãi không chấp hành sự chỉ đạo của
Thủ tướng à? Ai cũng nhớ rõ là "cái dzụ này" ngay từ dạo đầu năm,
ngày 10-2-2012, Thủ tướng đã chỉ đạo giải quyết: "Theo báo cáo là có
sự chỉ đạo của chính quyền, đây là việc vi phạm. Yêu cầu cơ quan chức năng xử
lý nghiêm minh theo đúng pháp luật”. Nhưng rồi Hải Phòng làm ra sao, “vâng lệnh”
Thủ tướng thế nào mà cứ thấy "im lặng đáng sợ", lặn mất tiêu? Nay Thủ
tướng phải xin lỗi Quốc hội, xin lỗi toàn dân, không biết vì sao bây giờ Hải
Phòng mới đưa vụ phá nhà ông Vươn ra xét xử.
Đoàn Văn Vươn bên đầm
tôm (Ảnh trước khi xảy ra vụ cưỡng chế)
Có điều phải chỉ mặt, đặt tên đúng người đúng tội, đừng theo kiểu
thí tốt, kẻ chủ mưu được ân huệ “kỷ luật đá hất lên” ghế chuyên viên Sở Nội vụ,
để cho cái cảnh “quýt làm cam chịu”, thì càng làm thêm rối lòng dân. Ông anh Lê Văn Hiền là thế,
con nuôi của Phó Chủ tịch Đỗ Trung Thoại đương chức đương quyền kia mà! Một cán
bộ tham, ác, vi phạm pháp luật, vi phạm dân chủ nghiêm trọng, lại lên làm
chuyên viên ở cái sở chuyên ngành lo về nhân sự, tuyển chọn, sắp xếp, bố trí,
quản lý, đánh giá cán bộ. Không lạ, có như thế mới là “Tự hào đi lên, ơi Việt Nam;
Việt Nam ơi, ta bước tiếp…”. Còn thằng em ruột của Hiền, Chủ tịch Lê Thanh Liêm
(Thanh Liêm cái “tự do”) của xã Vinh Quang tang tóc, cùng ông anh trong phi vụ
đầm tôm, lại được tại ngoại. Người ta nói cũng không lạ! Có thế mới là Việt Nam.
Lê Thanh Liêm
Vụ bắt Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khanh đang dậy lên tiếng kêu bất bình vì lẽ đó.
Tôi đến thăm Quả, thượng tá cựu chiến binh, cùng ở lữ đoàn
công binh 739 năm 1969.
Gặp tôi, Quả nói ngay:
- Cẩn thận kẻo mang vạ vào thân! Ông có biết nhà văn nhà báo
Nguyễn Quang Vinh không? Gương tày liếp đấy!
Nguyễn Quang Vinh
Tôi chưa gặp Nguyễn Quang Vinh, nhưng biết anh qua trang blog
Nguyễn Quang Vinh, Cu Vinh. Trong vụ cưỡng chế Tiên Lãng, các trang mạng
Cu Vinh, Cu Làng Cát, quechoa, NLG và nhiều trang blog khác không chỉ vạch sai
trái của chính quyền huyện Tiên Lãng. Nguyễn Quang Vinh không những hăng hái ngày đêm bám
sát hiện trường, tìm hiểu, xác minh thông tin nóng hổi, phân tích con người, sự
kiện, kêu oan cho Đoàn Văn Vươn mà còn đứng ra nhận tiền của bạn đọc giúp đỡ
gia đình Đoàn Văn Vươn. Chỉ vì một sơ suất nhỏ, chưa kịp chuyển hết
số tiền quyên góp được đến tân tay người nhận, mà bị trúng kế ly gián, tung tin
bôi danh, gây giảm lòng tin của bạn đọc, cố ý làm nhục.
Khi chuyện đó xảy ra, dù chưa quen biết Nguyễn Quang Vinh, tôi cũng
gọi điện thoại cho chị Thương, vợ anh Vươn, hỏi sao nỡ cư xử như vậy
với một người giữa đường thấy chuyện bất bẳng chẳng tha, xả thân vì gia đình
mình? Chị Thương nói cho tôi nghe bị gài bẫy như thế nào, tôi cảm thấy
rất buồn vì sự nhẹ dạ cả tin của chị.
Tôi với Quả kê chiếc chõng tre ngồi ngoài sân. Trời cuối Thu se
lạnh. Quả hút thuốc lào liên tục, chiếc điếu cày cứ rít lên sòng sọc, đôi mắt lờ
đờ nhìn tôi qua làn khói thuốc.
Vốn là một cán bộ chính trị trong quân đội, nên Quả tỏ ra thận
trọng khi phát ngôn. Quả nói từ ngày xảy ra vụ cưỡng chế, anh đã nghe nhiều,
nghe bằng cả hai tai, và suy ngẫm, nhưng đến hôm nay, chỉ tổng kết bằng hai từ
Thất vọng! Hỏi thất vọng thế nào? Quả đáp gọn: “Ông cứ tự đi mà tìm hiểu!”.
Có lẽ sẽ không có vụ Đoàn Văn Vươn, hoặc nếu có xảy
ra cũng không quyết liệt, đến mức phải huy động cả mấy trăm công an, có cả
quân sự địa phương vào cuộc, rần rần súng ống, chó nghiệp vụ mà giám đốc Đỗ Hữu
Ca nói bắt xéo là “diễn tập thôi mà!”.
Đỗ Hữu Ca
Nếu như cơ quan tư vấn quốc tế công bố sớm hơn dự án sân bay quốc tế
Tiên Lãng bất khả thi vì ở đây một năm sáu tháng sương mù, máy bay không hạ
cánh được. Nếu vậy thì mấy chục hec-ta đất nhà Vươn, cũng như hàng trăm héc-ta
đất chung quanh, vẫn chỉ là đầm lầy sú vẹt, ít ai để mắt tới. Nhưng trước đó, người
ta quyết định bỏ sân bay Cát Bi, xây dựng sân bay quốc tế Tiên Lãng, cái dự án trăm nghìn tỷ này rậm rịch tiến hành, thì mỗi miếng đất
đầm lầy bỗng trở thành miếng vàng mười, quan tham nào cũng muốn đớp. Tiêu biểu
là anh em Hiền, Liêm (*).
Dân Tiên Lãng có bài thơ đặc tả anh em nhà này, như sau :
Liêm đéo liêm, Hiền đéo hiền
Chân khệnh khạng, mắt láo liên
Đội trên đạp dưới loài sâu bọ
Mặt sắt nhơn nhơn nhẵn như tiền…
Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng
Thường vụ Huyện ủy Tiên Lãng dưới sự chì đạo của Bí thư Bùi Thế
Nghĩa, cũng “nhất trí cao” với chủ trương thu hồi đất của Lê Văn Hiền. Mà không chỉ đối với
gia đình Đoàn Văn Vươn đâu, tất cả đất nằm trong dự án sân bay quốc tế đều
trong vòng ngắm. Vì nghe giá đền bù của nhà đầu tư cả triệu đồng một mét chứ
đâu ít? (Mà nếu có thì dân đâu dễ nhận được cái giá đó?). Cái lợi lớn ánh kim tiền lóe lên trong màn sương mờ ảo đầm lầy, làm
lóa mắt bọn tham quan nhũng. Anh em nhà Lê Văn Hiền, Lê Thanh Liêm tham quá
đến mụ mị đầu óc, quên cả nếp nhà từng làm nghề giáo có chút chữ nghĩa, có
dạy con phải hiền, phải thanh liêm.
Người duy nhất trong ban
lãnh đạo huyện Tiên Lãng không đồng tình thu hồi đất cùa anh em Đoàn Văn Vươn
là Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khanh. Sau nhiều lần phản đối miệng, ngày 18-10-2011,
Khanh đã làm văn bản, nêu rõ ý kiến của mình, là tiếp tục giao cho Đoàn Văn
Viên thuê đất. Lê Văn Hiền không chấp nhận, cho rằng Nguyễn Văn Khanh quanh co,
đi ngược lại tập thể, nên từ đó Nguyễn Văn Khanh bị loại ra khỏi các cuộc họp
bàn bạc cưỡng chế đất của Đoàn Văn Vươn. Thậm chí ngày 25-11-2011, Khánh đã được
nhận giấy mời dự họp Thường vụ Huyện ủy bàn bạc viêc cưỡng chế, nhưng đến phút
chót lại bị cử đi làm việc khác, không được dự họp.
Khi hỏi về phó chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh, nhiều người Tiên
Lãng cho rằng, ông là một cán bộ hiểu dân, thương dân,
chưa làm điều gì ác với dân. Việc ông bị khởi tối bắt giam là oan ức. Ông Lương
Văn Trọng, Phó Chủ tịch Hội nuôi trồng hải sản cho rằng, ông Khanh không đáng tội.
Bà Nguyễn Thị Vân nói: “Người đáng tội là ông Hiền chứ không phải ông Khanh?”.
Chị Nguyễn Thị Thương vợ Đoàn Văn Vươn đã từng làm đơn minh oan cho Nguyễn Văn
Khanh khi ông bị kỷ luật cách chức Phó Chủ tịch.
Những lời chân thật ấy, cả những bài báo lề phải, lề
trái không lay chuyển được giám đốc công an Hải phòng Đỗ Hữu Ca, người đã
khen cuộc cưỡng chế Đoàn Văn Vươn là “Một tập trận, anh em đánh
đẹp, có thể viết thành sách, dựng thành phim”?!
Ông ta ra lệnh bắt giam Nguyễn Văn Khanh.
Vậy là một người được dân
khen tốt thì bị bắt, kẻ tham lam, gian ác hại dân hại nước vẫn ngoài vòng
pháp luật, thậm chí ngất nghểu ngồi ghế lãnh đạo phán xét như thánh tướng. Nghịch lý ấy đang hiện
diện ở Tiên Lãng, Hải Phòng, nơi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ứng cử Đại biểu Quốc
hội.
Ông Nguyễn Văn Khanh
Có người nói với tôi, Nguyễn Văn
Khanh vừa đáng thương vừa đáng ghét, ông ta phải trả giá cho một
thái độ nửa vời, thiếu bản lĩnh không dám đấu tranh.
Đúng thế. Nguyễn Văn Khanh nhận ra việc thu hồi đất của gia
đình Đoàn Văn Vươn trái pháp luật, việc cưỡng chế vừa trái pháp luật vừa
phi đạo đức. Gíá như ông quyết đấu tranh đến cùng, không lay
chuyển được phe nhóm của Lê Văn Hiền thì từ chúc. Như thế Nguyễn Văn Khanh có
thể mất ghế, nhưng tên ông sống mãi trong lòng dân. Nhưng, Nguyễn
Văn Khanh không đủ dũng khí, rụt rụt rè rè, biến mình thành con thò lò hai
mặt, lấp lửng như con cá lựa dòng nước, để rồi dí bút ký cái quyết định đập nhà
anh Vươn.
Những cuộc họp kín họp hở người ta gật gù với nhau quyết định thu đất,
đập nhà, là tập thể lãnh đạo, từ xưa đến nay chẳng ai đụng tới. Trong ngày cưỡng chế,
người ra lệnh bắn, người hô đập phá, chìm lẫn vào đám đông, bây giờ chối
phắt. Ngược lại, tiếng ông phản đối thu hồi đất bị tan biến trong cái hội trường
đông nghịt, ông thân cô thế cô, lực mỏng, không được coi là cùng “nhóm lợi
ích”, nói ai nghe? Nhưng, cái chữ ký
Nguyễn Văn Khanh dại dột, lớ ngớ của ông trên tờ giấy ra lệnh đập nhà anh
Vươn, thì họ vin vào, làm bằng chứng, như sợi dây thòng sẵn, thắt cổ ông
thay cho kẻ khác.
Bắt Nguyễn Văn Khanh là quả
đấm dằn mặt những kẻ muốn tách ra khỏi phe nhóm. Đó là ngón đòn thâm hiểm không
phải chỉ riêng Đỗ Hữu Ca dùng. Những người đã, đang ở trong bộ máy vận hành đều
hiểu điều đó. Ngược lại, đông đảo quần chứng không hiểu sự lắt léo của những
khái niệm không biết Nguyễn Văn Khanh oan ức thế nào, thì hả
hê được dịp xả bớt nỗi bức xúc tiềm ẩn.
Có người mang chuyện Nguyễn Văn Khanh đời nay, so sánh với chuyện
Tào A Man cắt tóc thời Tam Quốc nước Tàu. Thời ấy, Tào Tháo cắt tóc để giữ
nghiêm quân lệnh, bây giờ bắt giam Khanh nhất cử lưỡng tiện: Mua lòng dân,
trừ kẻ không ăn cánh, lại được tiếng là đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng. Thủ
tướng vẫn đầy quyền uy. Thế mới biết hậu sinh khả úy!
Tôi ra chỗ đầm cá của gia đình Đoàn Văn Vươn, nhìn cảnh hoang
tàn lòng thắt lại. Tôi tự hỏi đến bao giờ Đoàn Văn Vươn mới được trở về nơi anh đã
vắt cạn mổ hôi be đập đắp bờ, chống chọi với nắng mưa gió bão, với sóng dữ. Biết
bao lần đắp đập lên, chỉ một đêm, sáng hôm sau ra bỗng sững người, thấy trống
hơ vì bị sóng biển dâng lên cuốn đi hết. Mấy anh em họ Đoàn lại phải bậm
môi, lau mắt đắp lại. Rồi muỗi mòng rắn rết, kiếm miếng ăn, nơi đứa con
gái nhỏ của anh chìm trong nước chua phèn, giờ linh hồn không biết vất vưởng ở
đâu? Vì chí quyết dám lấn biển mà phải chịu nỗi đau mất con ngay trên mặt đầm
này. Đoàn Văn Vươn, muốn vươn lên vượt đói nghèo mà đời cũng không cho vươn,
người muốn chiếm đoạt công sức, bắt ngồi tù, chưa biết bao giờ mới về, thì hôm
nay lại một người phải vào lao lý. Sao người tốt lại khổ thế? Sao bất công vậy
hở Trời!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét