Mon, 10/08/2012 - 23:11 — canhco
Hai
ngày sau khi tin tức được Tuổi Trẻ công khai cho biết báo Sài Gòn Tiếp Thị
(SGTT) bị thanh tra toàn diện, ngay lập tức nhiều tin đồn đoán cho rằng đây là một độc chiến khác của Thủ tướng
nhằm trả thù những gì tờ báo này đã từng làm đã từng khiến tăm tiếng của ông ta
bị ảnh hưởng.
Dù
muốn hay không rất nhiều người công nhận
rằng SGTT là nơi chừng như duy nhất còn giữ được chuẩn mực của một tờ báo đàng
hoàng. SGTT chưa bao giờ chạy theo thị hiếu tầm thường của một số rất lớn
độc giả hiện nay ưa thích, nhất là lớp thanh niên thiếu trang bị kiến thức chỉ
biết chạy theo thứ thời thượng rẻ tiền của các phong trào khoe là chính, từ sắc
đẹp tới cơ thể, từ giày dép tới nội y... SGTT chứng tỏ vị trí của nó đối với
700 tờ báo bạn là không "đụng hàng" và hoàn toàn vượt xa tầm với của
hàng ngàn đồng nghiệp.
SGTT khi bước sang giai đoạn mới với Tổng biên
tập Nguyễn Xuân Minh so với thời Tâm Chánh tuy thiếu vắng những cây bút sắc sảo
nhưng bù lại tờ báo này đã khôn khéo mời một số trí thức cộng tác bằng các bài
viết mang đậm chất thời cuộc với cái nhìn của các chuyên gia.
Điển hình là ông Bùi
Văn Nam Sơn được mời giữ chuyên mục "Câu chuyện triết học" được
chú ý nhiều nhưng do áp lực từ chính quyền thành phố đã bị bỏ hẳn.
Tờ
báo tuy nổi tiếng nhưng đồng thời làm cho chính quyền trái ý. Vào ngày 5 tháng
Tư năm 2012, Bộ trưởng Vương Đình
Huệ đã phát biểu chủ đề có liên quan đến báo chí và truyền thông,
ông nhắc tới tờ SGTT mà ông gọi là 'sai tôn chỉ'. Câu nói "Tôn chỉ mục đích có rồi sao không theo?
Báo của tổ chức này sao lại nói về lĩnh vực của tổ chức khác? Vì sao báo về
tiếp thị lại đi viết về chính trị?” đã làm ông Huệ mất
điểm trầm trọng và sau đó cư dân mạng đồng loạt chỉa ngón cái xuống đất cho một
người mà họ từng kỳ vọng như một nhà cải cách trước đó.
SGTT tuy là tờ báo chủ trương về kinh doanh
nhưng nó không ngần ngại khi viết về những chủ đề nhạy cảm, như chống Trung
Quốc chẳng hạn. Những chiến dịch vận động giúp đồng bào tại Lý Sơn hay Trường
Sa đã được tờ báo làm rất tốt. Không biết có phải
vì quá tốt mà nó làm chạnh lòng bộ sậu của chính quyền do Bí thư thành ủy Lê
Thanh Hải cầm đầu hay không, nhưng trước mắt nhiều người bạn của tờ báo đều quả quyết rằng cơ quan an ninh đã
lập trước tòa soạn của SGTT một "tiền đồn" theo dõi ngày đêm sinh
hoạt của tờ báo.
Cái
tiền đồn này nổi tiếng đến nỗi ai vào tòa soạn cũng biết chức năng của nó là
theo dõi, nhưng không ít người đã ghé tạt vào nó xem thử chủ quán là ai, mặt
tròn mặt dẹt thế nào và cuối cùng thì anh chàng an ninh được phân công theo dõi
trở thành chủ cái quán ngày càng đông khách và dĩ nhiên anh ta và vợ con vẫn
không thể quên mục đích chính của mình.
Cái
lô cốt "chỉ điểm" ăn nên làm ra nhờ theo dõi ấy đã xuất hiện từ lâu
chứ không phải mới đây. Từ sau khi Tổng biên tập Tâm Chánh và nhà báo Huy Đức
bị thải hồi, kéo theo hàng loạt tai tiếng cho Thủ tướng đương nhiệm.
Tin
thanh tra toàn diện tờ báo làm nhiều người chán chường trong đó có mình.
Mình thật sự lo cho tờ báo mà mình yêu thích
nhất sẽ theo kịch bản cũ là thay Tổng biên tập, thay những cây viết không biết
nịnh, và đòn thù này còn đánh xa hơn như đã từng đánh kẻ đã làm cho
Thủ tướng mất ngủ: nhà báo Tâm Chánh, nguyên Tổng biên tập của Sài Gòn Tiếp
Thị.
Tổng biên tập Tâm Chánh là người chịu trách
nhiệm cho đăng bài viết của nhà báo Huy Đức, người sau này nổi tiếng với trang
blog Osin. Huy Đức là tác giả bài phóng sự điều tra mang
tên "Ngay thẳng" đăng trên SGTT viết về vụ chính quyền tỉnh Bình
Dương cưỡng chế 280 hecta cao su để làm khu công nghiệp. Số đất này đã được
luốn lách bán với giá rẻ mạt là 50 triệu mỗi hécta cho 40 hộ gia đình, trong đó
có cả gia đình bà Hai Tâm, người chị ruột của Thủ tướng cũng đứng tên một số
đất tại đây. Cái giá 50 triệu đồng mỗi hecta được báo chí cho là tham nhũng,
gian trá, hợp thức hóa đất của nhà nước vì phía sau có chỗ dựa là Thủ tướng
Việc
làm này của huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương được nhà báo Huy Đức cho là ngay
thẳng vì không nhân nhượng cả chị ruột của Thủ tướng đương nhiệm.
Sau bài báo, nhiều nhân vật trong tòa soạn
SGTT bị trả đũa nặng nề. Huy Đức, tác giả bài báo bị buộc thôi việc. Tổng biên
tập Tâm Chánh thôi chức và về làm việc tại một cơ quan khác là ITPC tức là
Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM. Sự trả đũa này lộ liễu và tiểu
nhân đến nỗi ngay cả báo chí ngoại quốc cũng lên tiếng và hàng trăm trang mạng
nổi sóng trong nhiều tuần lễ sau đó.
Quyết
định thanh tra toàn diện tờ báo SGTT như một tiếng chuông hết sức lạc điệu. Nó
không gõ vào sáng sớm, đúng ngọ hay hoàng hôn mà nó gõ vào khoảng thời gian vô
duyên nhất khi Hội nghị trung ương 6 đang bước vào cuộc đọ sức sống mái của tứ
trụ triều đình: 9 giờ sáng! Hành động này của thành phố HCM không thể được xem
là khôn ngoan khi khơi ra vết thương cũ đã chớm lành.
Hội đồng quản trị của SGTT có sai phạm gì
chăng nữa cũng không thể so sánh với đám con cưng chế độ là các tập đoàn kinh
tế nhà nước. Ngày 12-2-2004, Sài Gòn Tiếp Thị trở thành
tờ tuần báo độc lập, với cơ quan chủ quản mới là Trung tâm Xúc tiến thương mại
và đầu tư TP.HCM. Cơ quan này vẫn độc lập và việc thanh tra cho thấy cái gai
nhọn Tâm Chánh vẫn còn rất bén trong mắt chính quyền thành phố.
Đối với Huy Đức, sự xuất hiện bài viết
"Bẫy việt vị của Thủ tướng" là mũi kim chọc "vết thương
lòng" của Thủ tướng, và dù đang ngồi suy nghĩ cách đối phó giữa
Hội nghị Trung ương 6 ông vẫn khó "nói không" với báo cáo của đàn em
khi được hỏi có nên đánh "thằng" SGTT vào lúc này hay không?
Nếu
nói không thì sợ không còn cơ hội trả thù khi chẳng may mất ghế, mà nói có thì
dư luận lại ồ lên rất phản cảm.
Quyết định cho "tới luôn" trong thời
điểm này như một vàn bài tháu cáy: khước từ tin đồn đấu đá nội bộ và Thủ tướng
cùng phe nhóm vẫn đang vững như bàn thạch! Vì nếu có như
lời đồn đoán thì ông Thủ tướng không dại gì mua thêm thù, chuốc thêm oán trong
lúc ai cũng ao ước ông ta rời khỏi chiếc ghế quá nhiều oan khuất này.
Thế
nhưng lá bài tháu cáy nào cũng có kết quả trái ngược nếu đối phương cứng cựa.
Trong trường hợp này, một mình Thủ tướng và đám tay chân tại TPHCM không bịt
nổi miệng của cả nước khi phe ông Tư vẫn chăm chú theo dõi bất cứ cơ hội nào
nhằm tấn công tử huyệt của Thủ tướng.
Hay
là đám tay chân do quá sốt sắng mà quên điều này? Nếu thế thì việc thanh tra
SGTT đâu phải lỗi của thủ tướng? Than ôi! chỉ tại thằng đánh máy ngu ngốc mà
ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét