Sáng 17.4.2009, một người thân của đương kim Thủ tướng cũng đã bị
“áp giải ra khỏi hiện trường” khi chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tiến
hành cưỡng chế thu hồi hơn 280ha cao su còn lại ở xã An Tây để làm khu công
nghiệp (KCN). Anh Huỳnh Ngọc Sang, người tự giới thiệu đang quản lý vườn cao su
(185ha) cho bà Hai Tâm, người chị ruột của Thủ tướng, kể: Lực lượng cưỡng chế với
khoảng 150 người, đã “đưa đi” ít nhất 3 người trong đó có “ông Hai”, chồng bà
Tâm.
Vườn cao su kể trên thuộc 642ha đất cao su vốn của công ty quốc
doanh Sobexco. Trước đây, do làm ăn thua lỗ, Sobexco đã được tỉnh Bình Dương
cho phép “bán vườn cây không gồm quyền sử
dụng đất” để trả nợ, với giá bình quân 50 triệu/ha. Tiến trình mua bán kéo
dài tới năm 2001, thì có những thay đổi,
giấy tờ mua bán được ghi là “bên A (Sobexco) chuyển
nhượng vườn cây cao su gắn liền với quyền sử dụng đất”. Hơn 40 người mua vườn
cây cao su ở đây về sau được cấp sổ đỏ.
Tháng 6-2006, Thanh tra
tỉnh Bình Dương cho rằng việc cấp “sổ đỏ” cho 40 hộ này là trái luật. Cuộc tranh cãi chưa
ngã ngũ nhưng tỉnh vẫn cho phép công ty XNK Bình Dương thực hiện dự án xây dựng
KCN An Tây trên khu đất này. Số đất mà 6 năm trước
đó tỉnh “bán” với giá 50 triệu đồng/ha, nay để làm KCN, XNK Bình Dương, một
công ty quốc doanh, đền bù với giá 1tỷ/ha. Chỉ trong vòng từ tháng 7 đến tháng
10-2007, công ty XNK Bình Dương đã chi ra hơn 500 tỷ để đền bù cho chủ của những
vườn cao su ấy.
Từ năm 2006, một số bài
báo đã coi đây là “tham nhũng”; gần đây, một số bài báo đề nghị nhà nước cũng
nên giữ chữ tín, nhà nước sai thì nhà nước chịu không nên thu lại tiền đền bù
đã chi hay thu hồi sổ đỏ. Nhưng, vấn đề là trong số 40
người “dân” đứng tên trong các sổ đỏ ấy, có một số là người nhà của quan chức địa
phương; và, tới cuối năm 2008, tuy không đứng tên quyền sử dụng đất ở An Tây,
có người thân của Thủ tướng cũng lên gặp chính quyền địa phương khiếu nại.
Một quan chức địa
phương xin giấu tên nói rằng họ biết trong số những người phản đối sáng 17-4 có
vợ chồng người chị ruột của Thủ tướng nhưng chính quyền vẫn tiến hành cưỡng chế theo
đúng quy định của pháp luật và điều đáng nói là lực lượng cưỡng chế đã không gặp
phải bất cứ sự can thiệp nào.
Chuyện mua bán, đền bù rừng cao su đúng sai rồi sẽ còn phải làm
rõ, nhưng sự ngay thẳng trong thực thi công vụ của chính quyền huyện Bến Cát là
một thái độ hành xử đáng ghi nhận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét