Nạn nhân Hoàng Đức Doanh
Với hơn 10 năm đi đòi công
lý (1998-2009) tôi thấy thực là dài, như người đời đã nói “Thức lâu mới biêt đêm dài”, có
đi kiện thì mới biết hiện tình đất nước, nếu so với những người có thâm niên
25-30 năm thì tôi chưa được bằng phân nửa, bây giờ nghĩ lại thật kinh hãi như vừa
trải qua cơn ác mộng.
Tôi
là người thành công trong số rất ít những người thành công. Số ít ỏi đó trừ những
người nhờ ô dù, nhờ có tiền, nhờ may mắn để có thành công còn lại tự đi bằng
đôi chân và trí tuệ của chính mình thì lại càng ít, tôi nằm trong số rất hiếm
đó.
Tôi
xin kể những năm tháng hãi hùng trong thời gian tôi tham gia khiếu nại:
Năm
1998 ngôi nhà của tôi bị dính vào Dự án mở ngã ba mới Phủ Lý đi Nam Định, thổ đất
của tôi là hình vuông có diện tích 220m2. Vòng cua phía bắc của ngã ba cắt vào
đất của tôi còn thừa lại 40m2 trong một hình tam giác. Đó là nguyên nhân để hai
nhà hàng xóm liền kề liên minh với cán bộ GPMB sinh ra âm mưu chiếm đoạt 40m2 đất
đó.
Trong
quá trình giải toả và thi công, bừa bộn đất đá họ đã tự tiện chiếm hữu, thế là
tôi chính thức thành dân oan. Tôi lăn lộn mất 4 năm gây ra nhiều vụ việc đình
đám, nổi cộm thì UBND tỉnh ra quyết định tôi được sử dụng. Vậy là tôi đã thắng
lợi, nhưng đây lại chính là nguyên nhân mà hai nhà hàng xóm và cán bộ cay cú, họ
càng hợp tác với nhau để ngăn cản tôi xây dựng. Đến lúc này thì ông Đỗ Văn Sáng
chủ tịch UBND thành phố Phủ lý ra mặt cửa quyền không cho tôi xây nhà (vi phạm
pháp luật). Tôi tiếp tục khiếu nại tố cáo để vượt qua. Trong
thời gian này tôi đã nhờ 7 tờ báo chính thống lên tiếng với 9 bài trong đó có một
bài mang tít “150 con dấu vẫn không xây được nhà” do báo tin tức đăng, vậy là đến
tai thủ tướng Phan Văn Khải, tiếp sau đó có công văn của VP chính phủ yêu cầu
Hà Nam giải quyết. Như vậy trong tay tôi có 200 con dấu đỏ của các loại văn bản,
từ VP quốc hội, VP chính phủ, Hội cựu chiến binh VN, Ban kiểm tra Đảng, MTTQ Việt
nam và nhiều nhất là các công văn đôn đốc của Thanh tra CP cùng với 9 bài báo.
Để vượt qua sự chây ỳ tôi viết đơn xin phép mở phòng thông tin ngay tại 40m2 đất
của tôi để tố cáo những sai phạm của ông Sáng. Công an không trả lời đơn, tôi cứ
làm như đơn đã trình bày. Kết quả là vài chục công an cùng với 3 chiếc ô tô quần
thảo với tôi hết một buổi sáng sang cả buổi chiều, tối thì mọi sự lại bình thường.
Tôi
vẫn tiếp tục duy trì nhưng tình hình trở nên căng thẳng. Những lần tôi làm việc
với số 1 Mai Xuân Thưởng có 2 lần tôi dồn lý buộc họ phải giới thiệu được vào
Phủ Thủ tướng ở số 1 Hoàng Hoa Thám. Đài truyền hình trung ương cử 3 phóng viên
cùng một xe chuyên dụng về tại nhà tôi ghi hình và phỏng vấn. Khi công an biết
đã cử 2 người đến kiểm tra thẻ. Thành phố biết chuyện nên họ đã tìm cách đối
phó. Rốt cuộc họ
đã mang tiền lên rải vào tận tay những nhân vật chủ chốt, cuối cùng phía tôi lại
nhận được con số 0! Tôi vẫn không nản bởi vì tôi biết rõ bản chất của chế độ.
Qua
đây tôi rút ra nhận định: Nếu cứ lên tuyến trên tố cáo chỉ càng tạo cho họ tham nhũng,
cấp dưới họ không chịu thua dân, họ sẽ mang tiền lên cấp trên đút lót.
Ngày
22/07/2008 tôi cùng với hơn chục người mang biểu ngữ vải màu đỏ dài 3,5m có nội
dung “Đả đảo bọn tham nhũng tỉnh Hà Nam” và trên ngực từng người có có biểu ngữ
“Dân Hà Nam tố cáo tập đoàn tham nhũng Đinh Văn Cương” (là bí thư tỉnh). Chúng
tôi căng biểu ngữ ngang cổng chính phòng tiếp dân của CP số 110 Cầu giấy Hà nội
từ 8h sáng đến 3h chiều thì tự giải tán, hẹn nhau ngày mai tiếp tục. Ngày hôm
sau hơn 7h chúng tôi tới thì đã thấy dày đặc công an. Tôi và ông Quý tiếp tục
căng biểu ngữ, khoảng vài phút thì CA tới cướp luôn. Thấy vậy chúng tôi tản mát
ra về. (các hình ảnh cuộc biểu tình vẫn lưu trên Youtube “vào Google gõ tham
nhũng Hà Nam tìm tố cáo Đinh văn Cương”).
Sau lần biểu tình tôi phải làm việc với CA tỉnh 23 lần theo giấy triệu
tập. Suốt quá trình làm việc tôi đều chứng minh chúng tôi biểu tình không phạm
luật. Hết cách truy bức tôi về việc biểu tình, cuối cùng họ ra câu hỏi: “ông
đưa ra bằng chứng cho câu viết trong đơn tố cáo tên cướp ngày Đỗ Văn Sáng”. Tôi
xin về nhà viết sau 1 tuần sẽ mang nộp. Đúng hẹn tôi nộp 5 trang văn bản và hơn
20 văn bằng làm chứng. Họ nhận rồi phải viết cho tôi giấy biên nhận, đóng dấu
cơ quan cảnh sát điều tra vào thế là tôi đã có giấy chứng nhận lời tố cáo tên
cướp ngày là đúng, tôi phôtô rồi đưa cho tất cả những ai quan tâm để thanh minh
việc làm đúng đắn của tôi. Được đà tôi tiếp tục làm tới...
Ngày
20/11/2008, tôi đeo một biểu ngữ trên ngực có nội dung “Phản đối thông
báo 113 do tên cướp ngày Đỗ văn Sáng ký” đi từ nhà đến phòng tiếp dân tỉnh. Suốt
buổi sáng hôm đó dân oan thì phấn khởi đưa ánh mắt sỉ nhục sang phía cán bộ.
Công an thì tức tối nhưng không ai động đến tôi, tôi thì tự nhiên khuyến khích
dân oan chụp hình.
Hai
ngày sau tôi nhận được giấy mời làm việc với CA tỉnh, đúng như tôi dự kiến.
Trong hoàn cảnh hiện tại chỉ có 2 cách sử lý với tôi, một là bắt tôi, hai là gặp
tôi để giải quyết và họ đã chọn cách thứ 2. Tôi biết họ không thể chịu đựng nổi
cảnh một công dân tố cáo ông chủ tịch là cướp ngày lại công khai trước bàn dân
thiên hạ.
Tôi cùng với thanh tra CA
làm việc, nâng lên đặt xuống mất gần 3 tháng, cuối cùng chốt ở văn bản: Phía
thành phố làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận 4 lô đất tổng diện tích là 220m2,
duyệt thủ tục để tôi xây nhà. Phía tôi chấm dứt khiếu nại, cho qua các vụ việc
nhỏ, không đòi lại số vật liệu xây dựng khi cưỡng chế (khoảng 12 triệu).
Tóm
tắt những tình tiết nổi cộm từ 1998 đến 2009:
2001
bài viết Ngón nghề cảnh sát phản bác chương trình: ống kính cảnh sát trên ti vi
tỉnh. Hậu quả là phải làm việc với CA theo 8 giấy triệu tập.
2002
nhận Q/Đ tỉnh giao đất 40m2.
2003
xây nhà trên đất đó xảy ra xô xát với hàng xóm, bị nhát dao chém vào phần mềm
đuôi mắt trái, bị rắc rối thời gian dài vào vụ án hình sự mà tôi trở thành bị
can, lý do là Công an và Bệnh viện 2 thiết lập hồ sơ lật ngược vụ án. Mất gần 1
năm vụ án lại trở về xuôi. Hậu quả tôi bị can được phía bị hại bồi thường 9 triệu
và xin lỗi?… Đó là hàng xóm bên phải, còn hàng xóm bên trái là vợ chồng người
em gái, hai nhà liên kết chủ động tấn công có chính quyền làm hậu thuẫn. (Phát
sinh tên giặc trong nhà, bổ xung tên nữa gọi là gịăc Ngô).
2004
tiếp tục xây nhà thì bị cưỡng chế tầng 2, sau đó là khởi kiện ông Sáng và hầu
kiện 2 phiên sơ thẩm, phúc thẩm toà Hành chính.
2006
tổ chức phòng thông tin tố cáo ông Sáng.
2008
biểu tình ở 110 Cầu giấy Hà nội.
Và thường xuyên xảy ra các
việc cộm nhỏ, bởi vì bệnh kinh niên của cán bộ là đùn đẩy, dây dưa, ngồi xổm
lên pháp luật, (tất cả đều thuộc loại vô liêm sỉ). Khi tôi gặp là thể nào cũng
to tiếng, bảo vệ can thiệp thì mới thôi.
Kết
luận: Quá trình tham gia KNTC tôi lấy pháp luật làm trọng, luôn luôn dựa vào luật
để hình thành lý lẽ, đạt được kết quả thì phải giữ văn bản đó làm cơ sở cho bước
tiếp theo. Khi đó tôi chưa biết Tuyên ngôn và Công ước Nhân quyền, bản
năng có sẵn chỉ bảo tôi sử dụng quyền con người là 3 quyền cơ bản: 1 – quyền tự
do ngôn luận (viết bài Ngón nghề…) 2- quyền thông tin và 3 là quyền biểu tình.
Biết sử dụng đúng lúc xen vào cùng lý lẽ theo luật là rất hiệu quả, nhất là những
lúc có tính chất quyết định.
Hơn
10 năm chìm ngụp trong vụ việc không thể nào quên!
12/10/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét