Bà Yến nói chỉ có đúng! Vấn đề là nếu
không bị y tá ‘đì’ thì bà í có chịu ‘mở miệng’ ko?
Cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến đã bác bỏ
cáo buộc bà và em trai, Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm, có liên quan tới
trang tin Quan làm báo.
Tin đồn này đã xuất hiện trên mạng
internet trong khi mới đây hai nhân viên của tập đoàn Tân Tạo của gia đình họ
Đặng đã bị bắt vì bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân” và “Chiếm đoạt tài liệu bí
mật Nhà nước”.
Cả bà Yến và ông Tâm đều đã có thư 'kêu
cứu' lên Bộ Chính trị về vụ bắt bớ nhân viên của họ.
Trong trả lời phỏng vấn BBC qua thư
điện tử hôm 30/9 với tư cách Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tân Tạo, trước
hết bà Yến trả lời câu hỏi 'bà có bình luận gì về các vụ bắt giữ'.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Có lẽ tôi không cần bình luận gì thêm vì chính
bản thân sự việc nói lên tất cả.
Một cô nhân viên hành chính bị bắt
cóc giữa đường bởi những người mặc thường phục tự xưng là an ninh, sau đó, cô
này bị giam giữ ở đâu đó, nhưng đã buộc phải gọi điện cho cơ quan nói dối “bận
việc không đến làm việc được”.
Rồi vào buổi chiều khi trường đại học
đã về hết, hàng chục người mặc thường phục kéo đến lấy lí do “có virus độc hại
phát tán từ máy tính”, dù KHÔNG đưa ra bất cứ giấy tờ chứng minh và cũng không
hề giới thiệu danh tính, nhưng buộc bảo vệ cho vào văn phòng để khám xét và đe dọa
những người có mặt: “KHÔNG được báo cho ai và phải giữ “bí mật".
Chỉ sau khi tôi gửi đơn kêu cứu lên các cấp lãnh đạo cao
nhất của Việt Nam thì một quyết định tạm giam của Bộ Công an đưa ra mà không hề
được Viện kiểm sát phê chuẩn. Sau đó liên tục nhiều lần công an gọi điện dọa nạt gia
đình KHÔNG được thuê luật sư bảo vệ!
Nếu quả thật cô nhân viên hành chính
này có tội như họ đã công bố thì ai đó có phải cất công làm nhiều 'thủ thuật'
như vậy không?
Đến ngày 20/9/2012, Phó Giám đốc Sinh
viên vụ của Đại học Tân Tạo, trên đường đi làm về, tương tự, cũng bị hai người
tự xưng là an ninh ép chặn giữa đường yêu cầu phải hợp tác và câu hỏi của những người này xoay quanh
việc: Bà Chủ tịch Hội đồng Quản trị đang ở đâu, biết gì về bà này.
Chỉ đến khi anh này gọi điện cầu cứu
thì hai người này mới bỏ đi…
Vậy thì, có cần phải bình luận không
hay bất cứ một người dân bình thường nào cũng có câu trả lời cho trường hợp
này?
KHÔNG PHẢI QUAN LÀM
BÁO
BBC: Một số blogger thậm chí có vẻ gợi ý rằng bà và ông Đặng Thành Tâm có liên
quan tới blog Quan làm báo, bà nghĩ sao?
Tôi cũng có đọc trên các mạng xã hội
nói rằng ai đó phát hiện ra ‘máy chủ’ của Quan làm báo ở nhà riêng của tôi ở
bên Mỹ.
Có lẽ ai cũng biết, máy chủ của các
Blog như Quan làm báo, Dân làm báo, anh Ba Dũng, 4Sang… đều sử dụng chung hệ
thống máy chủ của Blogspot thuộc về Google.
Bản thân tôi trong thời gian vừa qua
không ở tại nhà riêng vì đang chữa bệnh, các con tôi đều đi học xa, nhà riêng
của tôi bỏ trống và không có ai ở.
Còn em trai tôi thì có lẽ năm năm nay
không sử dụng máy vi tính mà chỉ làm việc bằng máy điện thoại Blackberry thì
làm thế nào mà làm chủ Quan làm báo?
Quan điểm cá nhân tôi: ngay cả luật pháp Việt Nam cũng có quy định quyền cơ bản
của con người là tự do ngôn luận, do vậy, nếu những trang mạng phản ánh không
đúng thì các báo chính thống của Nhà nước có thể công khai tranh luận và Chính
phủ có thể trả lời bằng hành động thực tế của mình.
Tôi tin rằng 90 triệu người dân yêu
nước Việt Nam có đủ trí tuệ và tấm lòng để nhận thức được đúng sai, thật giả.
BBC: Có một số
nguồn tin cho rằng bà và em trai có quan hệ gần gũi với Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang và đang bị kẹt trong cuộc đấu đá quyền lực giữa ông Sang và Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, bà có thể bình luận về chuyện này không?
À, tôi có đọc trên mạng cho rằng tôi
‘thân’ với Thủ tướng mà! Còn em trai tôi, nếu nói là có quan hệ tốt với Chủ
tịch nước thì có lý hơn.
Tôi nghĩ doanh nhân Việt Nam đóng góp
rất lớn vào GDP, tới gần 50% và tạo ra trên 46 triệu trong tổng số 52 triệu
việc làm của cả nước.
Riêng doanh nghiệp của chúng tôi, hai
tập đoàn đã tạo hàng triệu công ăn việc làm, chỉ một công ty đã đứng thứ 129
trên hơn 600.000 doanh nghiệp trên cả nước về nộp thuế trong năm 2010, thu hút
đầu tư nước ngoài chiếm trên 20% của cả nước trong năm 2011.
Chúng tôi cũng là những tập đoàn duy
nhất ngoài quốc doanh được thưởng nhiều huân chương Lao động hạng 3, 2 và hạng
nhất, chiến sĩ thi đua, cờ của Thủ Tướng hàng chục năm.
Song thực tế hiện nay [chúng tôi] cũng chỉ như những cánh
bèo mà thôi, bất cứ ai cũng có thể mang đi băm vụn ra vì hệ thống luật pháp
chưa hoàn thiện và con người thực hiện lại cố tình không coi luật pháp tồn tại!
Đối với nhà đầu tư nuóc ngoài ít
nhiều họ còn lo ngại bị phản ứng qua đường ngoại giao, còn các doanh nghiệp
trong nước họ muốn cho sống được sống, muốn giết thì phải chết!
'QUỐC HỘI THÍCH
CỪU'
BBC: Bà có tiếc vì bị bãi nhiệm vị trí Đại biểu Quốc hội không? Theo bà, có
động cơ chính trị nào trong việc bãi nhiệm bà hay không?
Có lẽ hối tiếc thì không! Nhưng tôi
đã ‘NGỘ’ ra nhiều điều rằng: Dường như
KHÔNG mấy ai cần người dám nói lên những bức xúc của người dân trong Quốc Hội,
mà cũng không nhiều người muốn đấu tranh vì một Việt Nam tốt đẹp hơn.
Có lẽ tại nghị trường Việt Nam, người
ta thích những con cừu hoặc có thể chấp nhận những ông bà Nghị mà câu phát biểu
bao giờ cũng phải được bắt đầu bằng “Tôi hoàn toàn nhất trí với báo cáo” rồi
sau đó, có thể phản biện vài ba khuyết điểm của tập thể, chẳng chết ai bao giờ!
Hình như, người ta không chấp nhận những ông bà Nghị dám
đấu tranh trực diện, điểm mặt, gọi tên bản chất của sự việc và càng không muốn
có những tiếng nói trái chiều, những tiếng nói phản ánh nỗi bức xúc, nhức nhối
của Người dân…
Việc bãi miễn tôi bởi những lý do mà
bất cứ một con người có lương tri và khối óc nào cũng đều thấy nó không có
thật, vậy thì việc bãi miễn đương nhiên
phải để phục vụ lợi ích của ai đó hay của nhóm lợi ích nào đó.
BBC: Trong thời
gian làm Đại biểu Quốc hội ngắn ngủi, bà nghĩ mình đã làm được gì cho người
dân?
Bà Yến nói Quốc hội Việt Nam 'có lẽ
chỉ thích những con cừu' thay vì các đại biểu dám nghĩ và dám nói.
Trong thời gian làm Đại biểu Quốc
hội, tôi tự hào vì đã hoàn thành cao nhất vai trò của mình trong việc tham gia
vào những chính sách vĩ mô, dám đấu tranh thẳng thắn vào những việc nổi cộm,
gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Chẳng hạn về vấn đề về thuế, tôi đã
vạch ra việc thu thuế phí ở Việt Nam chiếm tới 28-32% GDP là cao nhất Khu vực
làm kiệt sức dân và doanh nghiệp.
Ý kiến này đã được sự đồng tình ủng
hộ của nhiều đại biểu và đã được Quốc Hội tiếp thu đưa vào giảm xuống trong
những năm tới ở mức 22-23%/GDP.
Còn về vấn đề các công trình thủy
lợi, tôi đã cảnh báo về hậu quả chất lượng
quá kém và đầu tư không đồng bộ của trên 3.000 hồ thủy lợi, thủy điện trên khắp
cả nước.
Thực tế sự cố đập thủy điện Sông
Tranh 2 đã xảy ra.
Cá nhân tôi cũng đã đấu tranh tích
cực cho sự bình đẳng của các thành phần kinh tế, đề đạt xóa bỏ sự độc quyền, ưu đãi của các doanh nghiệp nhà nước
là cội nguồn của tham nhũng, thất thoát lớn làm suy kiệt sức dân và nền kinh tế
Việt Nam trong thời gian qua.
Tôi cũng đã đề xuất cần xem xét lại
định hướng phát triển kinh tế đất nước phải dựa vào thế mạnh hiện có đến 4,3
triệu ha đất trồng lúa là một đất nước xuất khẩu gạo đứng nhất, nhì thế giới
hàng chục năm qua.
Cần phải bằng những chính sách vĩ mô
thúc đẩy sản xuất và chế biến nông nghiệp chất lượng cao nói chung và sản xuất
gạo xuất khẩu chất lượng cao nói riêng mà 90% giá trị gia tăng là ở trong nước.
Đặc biệt Việt Nam cần tham gia tích
cực vào đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới với gần một tỷ người còn đang
bị đói là nỗi ám ảnh lớn trong thế kỷ 21, từ đó sẽ nâng vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế.
Tôi cũng tâm đắc đã được đóng góp
tích cực vào Luật giáo dục Đại học của Việt Nam. Tuy chưa hẳn đã được như mong
muốn, song cũng có một bước tiến bộ lớn.
Ngoài ra, tôi cũng đã mạnh dạn cảnh
báo về loại tội phạm ngân hàng và các nhóm lợi ích chi phối chính sách kinh tế
vĩ mô, điều mà thời gian qua đã xảy ra và chính Thủ Tướng đã chỉ đạo phải làm
rất kiên quyết.
Song có lẽ bản thân tôi đã phải gánh chịu hậu quả của
chính những phát hiện, chất vấn này với ông thống đốc Nguyễn Văn Bình vào kỳ
họp thứ 2 của Quốc Hội.
Đối với các cử tri nơi đã tín nhiệm
bầu tôi, tuy chỉ mới có một năm ngắn ngủi, song có lẽ họ là những người hiểu rõ
nhất những đóng góp của cá nhân tôi, có thể kể một vài ví dụ:
Hiến tặng toàn bộ tài sản xây dựng
trường Đại học Tân Tạo đẹp nhất Việt Nam trên diện tích 103 ha. Đây là trường
đại học theo tiêu chuẩn quốc tế, giảng dạy bằng tiếng Anh và phi lợi nhuận đúng
nghĩa đầu tiên ở Việt Nam, thực hiện cấp học bổng 100% cho các sinh viên tài
năng mà nghèo khó.
Hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí cho
4000 phụ nữ, tài trợ tiêm phòng Viêm Gan B cho 18500 trẻ em, tài trợ mổ tim dị
tật bẩm sinh cho 500 em, tài trợ học bổng cho 2000 Hoa Trạng nguyên của đất
nước….
Tài trợ Đề án trồng lúa gạo sạch theo
tiêu chuẩn Global Gap đưa năng suất lúa
tại vùng dự án trước đây chỉ đạt từ 3-4 tấn/ha nay đã qua hai vụ lúa luôn đạt 7–8
tấn/ha/vụ với giá trị dinh dưỡng cao, giúp người nông dân tăng thu nhập cao hơn
so với thu nhập bình quân trước đây từ 10 - 20 triệu đồng/1 ha/vụ lúa.
Mô hình này đã được thí điểm thành
công và hiện đang được nhân rộng tiến đến xây dựng thương hiệu gạo sạch của
Việt Nam.
Đến nay dù không còn là đại biểu Quốc
hội, tôi vẫn đang tiếp tục triển khai những gì mình đã làm.
'BÓP NGHẸT TỰ DO
DÂN CHỦ'
BBC: Với tư cách là một doanh gia, bà nghĩ sao về các chính sách kinh tế hiện
nay của chính phủ Việt Nam?
Không phải cá nhân tôi nghĩ sao mà
thực tế hiện nay đã cho thấy nền kinh tế đất nước đang bộc lộ nhiều bất cập của
các chính sách vĩ mô và ngay Chính phủ Việt Nam cũng đã phải nhìn nhận chính sách
vĩ mô bị chi phối bởi nhóm lợi ích.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
so với các nước Asean thấp hơn, cho dù xuất phát điểm cao hơn nếu xét cho thời
điểm năm năm qua.
Các tập đoàn Nhà nước làm ăn thua lỗ,
thất thoát, tham nhũng bộc lộ rõ nét nhất, điều chưa từng xảy ra trước đây.
Tuy nhiên nếu tiếp tục định hướng
doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì chắc chắn sẽ không phải chỉ có
một Vinashin, Vinaline mà hầu hết các Tập đoàn Nhà nước sớm muộn cũng sẽ đổ bể
và hậu quả có thể còn tồi tệ hơn Vinashin.
Hệ thống Ngân hàng, tín dụng bị bóp
méo và mô hình của Nước Nga từ mấy chục năm trước được Thống đốc Bình mang về
áp đặt nguyên xi cho Việt Nam đã dẫn đến hậu quả nặng nề khiến hàng trăm ngàn
doanh nghiệp phá sản.
Các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô bằng can thiệp hành
chính như chính sách độc quyền vàng, hay sự tùy tiện xếp loại các ngân hàng
thương mại cổ phần một cách không minh bạch, bị buộc thanh tra, giám sát đặc
biệt, buộc sáp nhập tùy tiện theo sự chi phối của lợi ích nhóm đã không đạt
được mục tiêu Chính phủ đề ra là củng cố hệ thống ngân hàng theo hướng chuẩn
hóa quốc tế.
Đặc biệt việc bỏ 'quên' tái cấu trúc
các ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm đến 60-70% thị phần cả nước với nợ
xấu đúng chuẩn theo công bố của chính Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là 10% thì
đã gần như mất hết vốn, thật sự tiềm ẩn rủi ro lớn cho nền kinh tế khi bị đổ
bể.
BBC: Bà cũng hay có
dịp ra nước ngoài, vậy bà thấy cái nhìn của người Việt và người nước ngoài về
Việt Nam ra sao?
Bạn bè trong ngoài nước bày tỏ sự
quan ngại sâu sắc đối với tình hình của Việt Nam hiện nay.
Xem ra, đất nước đang bị kéo lùi trở lại thời kỳ hành
chính bao cấp, những quyền cơ bản của con người, quyền tự do dân chủ đang bị
chi phối và bị bóp nghẹt và nhân dân đang bị nghèo hơn đi cả về đời sống vật
chất và tinh thần.
Nguồn BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét