Hai lúa
Một chiếc BlackBerry Z10 đã bị blocked
Cách đây vài ngày chúng ta có nghe
nói về việc nhiều chiếc BlackBerry Z10
hay Dev Alpha đột
nhiên bị khóa từ xa. Vậy thật hư chiện này là sao, nó bị khóa như thế nào và bằng
cách nào? Có bao nhiêu loại khóa, chúng khác nhau ở điểm nào? Một chiếc điện
thoại nếu đã bị khóa thì trông như thế nào, có thể mở khóa được
không? Hãy cùng nhau tìm hiểu và làm rõ tất cả các vấn đề kể trên ở bài viết
này nhé. Nhìn chung là có 2 loại khóa cơ bản: block và lock,
đầu tiên mình sẽ định nghĩa một cách đơn giản nhất cho các bạn dễ dàng hình
dung, để hiểu tường tận hơn xin mời đọc phần tiếp theo.
- Nếu máy bị blocked, theo lý thuyết thì nó không thể mở khóa được nữa, và chiếc
máy này sẽ bị khóa nghe gọi nhắn tin hoặc toàn bộ tính năng. Tại sao máy bị block? Nguyên nhân chính là do máy không chính
chủ, người chủ thật sự của nó đã báo mất máy với nhà mạng.
- Máy bị locked có
nghĩa là nó chỉ cho phép sử dụng một mạng cố định, nếu bạn muốn sử dụng với những
sim mạng khác thì phải tìm mua code unlock hoặc xài sim ghép, còn một số cách nữa
mình sẽ liệt kê ở bên dưới.
BLOCKED - BLACKLISTED PHONE
Nếu bạn đang sử dụng một
thiết bị có hợp đồng với nhà mạng, khi bị mất hoặc bị trộm điện thoại thì bạn nên thông báo tới
nhà mạng mà bạn đang sử dụng ngay lập tức. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ đưa thiết bị
đó vào danh sách đen và chiếc máy này lập tức bị blocked, khi đó điện thoại bị
mất của bạn sẽ trở nên vô dụng và đương nhiên nó không thể nghe gọi hay nhắn
tin được nữa. Nhà mạng làm điều này bằng cách thêm số IMEI trên điện thoại của bạn
vào dữ liệu danh sách đen quốc gia (Central Equipment Identity Register - viết
tắt là CEIR). Ở một số vùng
lãnh thổ, nhiều nhà mạng cùng chia sẻ số IMEI của thiết bị bị mất với nhau để
cùng nhau vô hiệu hóa tính năng của thiết bị đó, làm nó không hoạt động được
trên bất kì nhà mạng nào. Ở vài nước, điều này được qui định trong luật pháp.
Nói thêm một chút, để bảo đảm an toàn thông tin cho khách hàng BlackBerry sẽ khóa toàn bộ tính năng của BlackBerry 10 nếu nó được chủ sở hữu báo mất. Chiếc máy này vẫn có thể boot vào OS bình thường nhưng bị chặn ngay màn hình đăng nhập. Lúc trước mình có liều mạng mua một con Z10 hàng testphone để về reivew và bây giờ nó đã trở thành một cục chặn giấy hiện đại có màn hình cảm ứng, khi hết pin mình đem nó ra sạc nhưng không thể dùng được gì.
Một chiếc điện thoại bị blocked hay blacklisted cần được trả về khỗ chủ của nó. Nếu bạn mua nhầm những chiếc máy này và muốn làm người tốt việc tốt thì bạn nên gửi trả nó về nhà mạng gốc, rồi sau đó họ xử lí chuyện còn lại.
Máy bị blocked do chủ báo mất chỉ là một trong những nguyên nhân chính, ngoài ra nếu bạn không trả đủ phí điện thoại trong thời gian dài, nhà mạng cũng sẽ block thiết bị của bạn cho tới khi bạn trả đầy đủ hóa đơn. Điều này không thường xảy ra với các nhà mạng GSM, nhưng là chuyện cơm bữa với các nhà mạng CDMA và TDMA. Nếu bạn mua phải một thiết bị bị blocked, bạn cần trả hết khoảng nợ tiền cước để thiết bị có thể chạy được. Một số nhà mạng không cho phép bên thứ 3 chi trả, một số sẽ “block” thiết bị vĩnh viễn, số khác thì chỉ trong 6 tháng. Khi mua máy đã qua sử dụng, bạn nên gọi đến nhà mạng để check số IMEI hoặc ESN (Equipment Serial Number) để tránh trường hợp mua nhầm hàng bị mất hoặc không thanh toán hợp đồng.
Làm sao block?
Mỗi điện thoại đều có một số serial riêng. Số serial này được gọi là số IMEI (International Mobile Equipment Identity). Số IMEI có thể tìm được phía dưới pin điện thoại và nó là một dãy 15 số. Mỗi lần bạn mở điện thoại lên hoặc thực hiện một cuộc gọi bất kỳ nào đó thì số IMEI trên thiết bị của bạn sẽ được tham chiếu với Central Equipment Identity Register. Nếu số IMEI của bạn nằm trong danh sách CEIR thì lập tức thiết bị sẽ rơi vào một trong những trường hợp sau:
Nói thêm một chút, để bảo đảm an toàn thông tin cho khách hàng BlackBerry sẽ khóa toàn bộ tính năng của BlackBerry 10 nếu nó được chủ sở hữu báo mất. Chiếc máy này vẫn có thể boot vào OS bình thường nhưng bị chặn ngay màn hình đăng nhập. Lúc trước mình có liều mạng mua một con Z10 hàng testphone để về reivew và bây giờ nó đã trở thành một cục chặn giấy hiện đại có màn hình cảm ứng, khi hết pin mình đem nó ra sạc nhưng không thể dùng được gì.
Một chiếc điện thoại bị blocked hay blacklisted cần được trả về khỗ chủ của nó. Nếu bạn mua nhầm những chiếc máy này và muốn làm người tốt việc tốt thì bạn nên gửi trả nó về nhà mạng gốc, rồi sau đó họ xử lí chuyện còn lại.
Máy bị blocked do chủ báo mất chỉ là một trong những nguyên nhân chính, ngoài ra nếu bạn không trả đủ phí điện thoại trong thời gian dài, nhà mạng cũng sẽ block thiết bị của bạn cho tới khi bạn trả đầy đủ hóa đơn. Điều này không thường xảy ra với các nhà mạng GSM, nhưng là chuyện cơm bữa với các nhà mạng CDMA và TDMA. Nếu bạn mua phải một thiết bị bị blocked, bạn cần trả hết khoảng nợ tiền cước để thiết bị có thể chạy được. Một số nhà mạng không cho phép bên thứ 3 chi trả, một số sẽ “block” thiết bị vĩnh viễn, số khác thì chỉ trong 6 tháng. Khi mua máy đã qua sử dụng, bạn nên gọi đến nhà mạng để check số IMEI hoặc ESN (Equipment Serial Number) để tránh trường hợp mua nhầm hàng bị mất hoặc không thanh toán hợp đồng.
Làm sao block?
Mỗi điện thoại đều có một số serial riêng. Số serial này được gọi là số IMEI (International Mobile Equipment Identity). Số IMEI có thể tìm được phía dưới pin điện thoại và nó là một dãy 15 số. Mỗi lần bạn mở điện thoại lên hoặc thực hiện một cuộc gọi bất kỳ nào đó thì số IMEI trên thiết bị của bạn sẽ được tham chiếu với Central Equipment Identity Register. Nếu số IMEI của bạn nằm trong danh sách CEIR thì lập tức thiết bị sẽ rơi vào một trong những trường hợp sau:
- Nếu bạn sử dụng điện thoại của nhà
mạng Vodafone hoặc T-Mobile, khi bị chặn máy vẫn hoạt
động một cách bình thường. Nhưng khi bạn cố gắng thực hiện cuộc gọi trên thiết
bị này thì chỉ nghe thấy một loạt tiếng bíp và sau đó cuộc gọi sẽ bị rớt mạng!!
- Nếu xài mạng Orange hoặc O2, khi bị
chặn thì thiết bị của bạn sẽ không hiện bất cứ một vạch sóng nào cả. Nếu là điện
thoại Nokia thì sẽ có
một tin nhắn hiển thị trên màn hình "SIM card registration failed"
còn Sony Ericsson là
"Invalid Mobile". "Device Pin Blocked", trường hợp này xảy
ra với điện thoại BlackBerry, nếu thiết bị của bạn là BB10 thì sẽ bị chặn ngay
màn hình vào OS, chẳng thể làm được gì cả, nó trở nên hoàn toàn vô dụng. Còn
các máy BlackBerry đời trước thì không xài được dịch vụ BIS, ngoài ra các tính
năng khác đều hoạt động bình thường.
Trước đây ở Anh, Orange và T-Mobile
là hai nhà mạng tiên phong trong chính sách chặn các thiết bị bị báo mất, gần
đây O2 và Vodafone cũng tham gia phong trào này. Orange và T-Mobile luôn khóa
chéo các thiết bị của họ. Ví dụ như điện thoại mà Orange bán ra sẽ không thể sử
dụng được sim T-Mobile, Vodafone hoặc O2. Khi bạn gửi một thông báo mất máy đến
Orange thì chiếc máy này lập tức bị blocked, nhưng nó chỉ bị khóa với nhà mạng
Orange. Nếu trước đó chiếc máy này đã được bẻ khóa mạng unlocked (không phải
unblocked nha) thì nó vẫn còn giá trị sử dụng với các nhà mạng khác. Cuối cùng
chính phủ cũng đã thúc giục các nhà mạng O2 và Vodafone, T-Mobile Orange cùng rất
nhiều nhà mạng khác cập nhật hệ thống CEIR của họ với nhau. Hiện nay tất cả các
mạng đều chia sẻ dữ liệu danh sách đen chung, vì vậy ngay cả khi thiết bị mất cắp
đã được unlocked thì nó vẫn bị blocked với tất cả các nhà mạng khác, bạn không
thể sử dụng nó với bất kỳ một sim nào cả.
Máy đã bị blocked thì có thể mở khóa lại hay không?
Để thực hiện unblocked một chiếc điện thoại bị khóa bởi nhà mạng, dường như chỉ có một cách duy nhất là thay đổi số IMEI của thiết bị. Khả năng đổi được số IMEI hay không tùy thuộc vào nhà sản xuất điện thoại, họ cần làm sao cho thật khó để người ta không thể tìm ra cách thay đổi nó. Để góp phần làm giảm tội phạm đường phố, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ nước Anh David Blunkett đã ban hành một luật mới về việc cấm thay đổi số IMEI của thiết bị di động, người vi phạm sẽ bị phạt ít nhất là 5 năm tù giam.
Những người hay chơi điện thoại BlackBerry, đặc biệt là các máy dòng OS 4.5 đổ xuống chắc hẵn đều biết mấy trò "change pin" hoặc "change IMEI", nó được thực hiện tương đối dễ dàng. Nhưng với những chiếc smartphone mới được sản xuất gần đây thì việc thay đổi IMEI là rất rất khó. BlackBerry luôn làm tốt mảng bảo mật, nhưng mình không biết họ làm như thế nào để ngăn chặn việc này nên không thể nói nhiều được, chúng ta sẽ bàn về Nokia.
Các thiết bị cũ sử dụng chip DCT3 của Nokia có thể bị bẻ khóa rất dễ dàng. Bất kì ai chịu mày mò qua internet cũng có thể tìm ra các đổi số IMEI. Tuy nhiên sau này Nokia sử dụng một loại chip nhớ mới tên là DCT4, con chip này chỉ dùng để lưu trữ nội dung số IMEI. Nó xài bộ nhớ One Time Programmable viết tắt là OTP có nghĩa là chỉ có thể lập trình được một lần, vì vậy theo lý thuyết thì việc can thiệp vào bộ nhớ để thay đổi số IMEI là một nhiệm vụ bất khả thi.
LOCKED PHONE - CÁC LOẠI LOCK
Máy đã bị blocked thì có thể mở khóa lại hay không?
Để thực hiện unblocked một chiếc điện thoại bị khóa bởi nhà mạng, dường như chỉ có một cách duy nhất là thay đổi số IMEI của thiết bị. Khả năng đổi được số IMEI hay không tùy thuộc vào nhà sản xuất điện thoại, họ cần làm sao cho thật khó để người ta không thể tìm ra cách thay đổi nó. Để góp phần làm giảm tội phạm đường phố, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ nước Anh David Blunkett đã ban hành một luật mới về việc cấm thay đổi số IMEI của thiết bị di động, người vi phạm sẽ bị phạt ít nhất là 5 năm tù giam.
Những người hay chơi điện thoại BlackBerry, đặc biệt là các máy dòng OS 4.5 đổ xuống chắc hẵn đều biết mấy trò "change pin" hoặc "change IMEI", nó được thực hiện tương đối dễ dàng. Nhưng với những chiếc smartphone mới được sản xuất gần đây thì việc thay đổi IMEI là rất rất khó. BlackBerry luôn làm tốt mảng bảo mật, nhưng mình không biết họ làm như thế nào để ngăn chặn việc này nên không thể nói nhiều được, chúng ta sẽ bàn về Nokia.
Các thiết bị cũ sử dụng chip DCT3 của Nokia có thể bị bẻ khóa rất dễ dàng. Bất kì ai chịu mày mò qua internet cũng có thể tìm ra các đổi số IMEI. Tuy nhiên sau này Nokia sử dụng một loại chip nhớ mới tên là DCT4, con chip này chỉ dùng để lưu trữ nội dung số IMEI. Nó xài bộ nhớ One Time Programmable viết tắt là OTP có nghĩa là chỉ có thể lập trình được một lần, vì vậy theo lý thuyết thì việc can thiệp vào bộ nhớ để thay đổi số IMEI là một nhiệm vụ bất khả thi.
LOCKED PHONE - CÁC LOẠI LOCK
Hầu hết thiết bị GSM được bán ở các
nước đều được phân phối bởi một nhà mạng nhất định như T-Mobile, Vodafone,
Cingular, Rogers, Fido, TiM,… Những thiết bị này chỉ chấp nhận SIM từ nhà mạng.
Hành động này được gọi là Service Provider Lock có thể hiểu đơn giản là bị khóa
bởi nhà cung cấp dịch vụ. Những chiếc máy bị khóa mạng người ta thường gọi là
lock phone, còn world
phone thì dùng sim nào cũng được.
Để check coi liệu chiếc máy mà bạn mua có bị SP Lock hay không, bạn có thể gắn 1 sim bất kì vào và bật máy lên, nếu báo như sau thì chắc chắn bị: "Subsidy Password", "Phone Restricted", "Insert correct SIM card",....
Để check coi liệu chiếc máy mà bạn mua có bị SP Lock hay không, bạn có thể gắn 1 sim bất kì vào và bật máy lên, nếu báo như sau thì chắc chắn bị: "Subsidy Password", "Phone Restricted", "Insert correct SIM card",....
Hard lock - khóa cứng:
Nhập sai code unlock quá nhiều lần (thông
thường là 10 lần) sẽ dẫn đến tình trạng máy bị khóa phần cứng. Lúc này thì chỉ
còn cách sử dụng một thiết bị từ bên ngoài để hỗ trợ mở khóa máy, cái mà người
ta thường dùng nhất là sim ghép.
Các nhà mạng đa quốc gia thường có một
mã khóa để không cho phép người dùng mang máy từ nước này qua nước khác có cùng
nhà mạng mà sử dụng. Ví dụ như T-Mobile Mỹ có mã số khóa 310-260 trong khi
T-Mobile ở Đức là 206-01. Country Lock chỉ cho phép thiết bị sử dụng được trong
phạm vi lãnh thổ mà nhà mạng đó đóng đô. Ba chữ số đầu của network code cho biết
mã vùng hay mã quốc gia. Một code Master Unlock sẽ loại
bỏ được tất cả những ràng buộc liên quan đến Network Lock.
UNLOCK
UNLOCK
Sim ghép Gevey dùng để unlock điện thoại iPhone
Khi nhắc đến việc lock điện thoại, chúng ta thường nói về Service Provider Lock và Network Lock. Unlock máy là thao tác loại bỏ hai loại lock trên, chúng ta có thể sử dụng điện thoại với bất kì SIM nào một cách thoải mái và không bị ràng buộc gì cả. Country Lock thường ít được các nhà mạng sử dụng vì nó gây bất tiện cho chính người sử dụng của nhà mạng. Việc lược bỏ nó đi giúp cho khách hàng có thể đi khắp nơi trên thế giới mà thuê bao của bạn vẫn có thể hoạt động bình thường. Nếu có Country Lock mà không thực hiện Unlock, bạn phải trả phí đắt khủng khiếp cho việc Roaming (chuyển vùng dữ liệu). Có những cách Unlock điện thoại như sau, tùy vào từng từng dòng máy, đời máy mà người ta sẽ chọn cách sao cho phù hợp nhất:
Mua code unlock từ nhà mạng:
Đơn giản là liên hệ với nhà mạng nơi
bán máy cho bạn để mua code unlock. Trên thị trường cũng có một số dịch vụ nhận
mua hộ code, tuy nhiên bạn nên tìm những địa chỉ có uy tín để đề phòng trường hợp
máy có thể bị block.
Unlock phần mềm sử dụng Box hoặc usb unlock:
Những cửa hàng điện thoại di động thường
hay sử dụng cách này, họ mua các Box hoặc usb unlock để thực hiện kết nối với
thiết bị và tiến hành unlock máy. Các công cụ trên có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc
Ấn Độ, thực chất đây là một bộ giải mã, nó thực hiện các phép toán phức tạp nhằm
tìm ra code unlock cho người dùng tự tay nhập vào hoặc tự động mở khóa luôn.
Riêng về một số dòng máy ví dụ như iPhone hoặc BlackBerry thì không cần phải dùng box cũng có thể unlock phần mềm được. Tuy nhiên nó có một số hạn chế, BlackBerry thì có MML nhưng chỉ unlock được những máy OS 4.5 đổ lại, iPhone thì có ultrasnow nhưng nó tương đối phức tạp và baseband máy của bạn phải thích hợp thì mới có thể mở khóa được.
Riêng về một số dòng máy ví dụ như iPhone hoặc BlackBerry thì không cần phải dùng box cũng có thể unlock phần mềm được. Tuy nhiên nó có một số hạn chế, BlackBerry thì có MML nhưng chỉ unlock được những máy OS 4.5 đổ lại, iPhone thì có ultrasnow nhưng nó tương đối phức tạp và baseband máy của bạn phải thích hợp thì mới có thể mở khóa được.
Unlock phần cứng:
Để unlock phần cứng, người ta tháo
con flash trên máy
chưa unlock ra, dùng một thiết bị nào đó để copy nội dung của một con flash
khác đã được unlocked vào con chưa unlock, sau đó gắn lại vào máy, thế là xong.
Ngoài ra còn có một cách khác là câu dây đồng để đánh lừa máy bỏ qua thao tác
nhận dạng sim nhà mạng, từ đó có thể thoải mái cắm sim khác vào mà sử dụng.
Sử dụng sim ghép:
Chúng ta còn có một cách nữa là sử dụng
sim ghép. Sim ghép thực chất là một bản mạch nhỏ, trên đó có một con rom giúp "qua mặt" quá
trình kiểm tra sim của điện thoại. Các SIM ghép này cũng có tác dụng như việc
câu dây nhưng an toàn hơn do không phải đụng chạm đến bảng mạch của máy.
Tham khảo: Foneszone, eBay Guides
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét