Nhãn

14 tháng 8, 2012

447. TRÒ MÈO ‘Bộ chính trị đảng CSVN tự kiểm điểm’


Bộ Chính trị hoàn tất tự kiểm điểm


BBC -  Quá trình kiểm điểm tự phê bình và phê bình các cá nhân trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư Đảng CSVN đã kết thúc sau 12 ngày.

Tuy nhiên, Thông tấn xã Việt Nam cho hay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương thẩm tra, xác minh, làm rõ các vấn đề liên quan đến một số Ủy viên Bộ Chính trị và báo cáo Bộ Chính trị trong tháng 9/2012 "để có kết luận cụ thể".

Bộ Chính trị Đảng CSVN hôm thứ Hai 13/8 vừa tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc hướng dẫn việc tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” dưới sự chủ trì của hai ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh.

Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đối với các tập thể và cá nhân đã được thực hiện từ tháng 7/2012, bắt đầu từ ban lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản, là Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Cụ thể, theo TTXVN, tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong bốn ngày hồi tháng Bảy.

Tiếp theo đó, phần được cho là quan trọng và quyết liệt nhất - kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân các lãnh đạo - diễn ra trong 12 ngày và chia làm hai đợt.


Đợt 1 được nói tiến hành từ ngày 21/7-25/7 đối với bốn vị lãnh đạo chủ chốt gồm các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, và Nguyễn Sinh Hùng.

Đợt 2 tiến hành trong một tuần từ ngày 1/8-7/8 đối với các cá nhân còn lại trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Chi tiết tự phê bình và phê bình cá nhân không được công bố, nhưng được biết tất cả các thành viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư đều đã tham gia đóng góp ý kiến.

TTXVN nói các bản tự kiểm điểm cá nhân đều được chuẩn bị kỹ, kiểm điểm nghiêm túc; trong khi các ý kiến góp ý "chân tình, thẳng thắn", "trình bày, phân tích góp ý kỹ, sâu sắc".

Trong tháng 9/2012, Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ chịu trách nhiệm thẩm tra, xác minh và làm rõ các vấn đề liên quan đến một số Ủy viên Bộ Chính trị và báo cáo Bộ Chính trị để có kết luận cụ thể.

Hãng thông tấn nhà nước không cho biết liệu các kết luận cụ thể này, liên quan trực tiếp tới vị trí lãnh đạo của các nhân vật hàng đầu Đảng CSVN, có được công khai hay không nhưng nói chúng sẽ được mang ra báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

Dư luận 'bức xúc'


Trò mèo

Được tuyên truyền là "nghiêm túc, cẩn trọng, chu đáo, chặt chẽ và khoa học, với nhiều điểm nổi bật khác với kiểm điểm hằng năm, giữa nhiệm kỳ và các đợt kiểm điểm của các khóa gần đây", việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã đề cập tới "hầu hết các vấn đề nổi cộm, bức xúc".

Trong đó có một số vấn đề quan trọng như trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý doanh nghiệp Nhà nước, nhất là trong các vụ Vinashin, Vinalines; về thiếu sót, khuyết điểm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XI và công tác cán bộ.

Bên cạnh đó là các vấn đề về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, thậm chí về một số dư luận bức xúc liên quan đến cá nhân, gia đình, vợ con... của các lãnh đạo.

Bắt đầu từ tháng Bảy đối với tập thể Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Đối với cá nhân lãnh đạo kéo dài 12 ngày, chia làm hai đợt.

Từ 21/7-25/7: các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng.

Từ 1/8-7/8: 10 ủy viên Bộ Chính trị và 4 ủy viên Ban Bí thư còn lại.

Việc kiểm điểm cũng tuân theo nguyên tắc là những "vụ việc trước đây đã có kết luận nay không có tình tiết gì mới làm thay đổi bản chất sự việc thì không xem xét lại".

Trong thời gian tới kết quả thực hiện chủ trương cơ cấu lại Tập đoàn Vinashin và về vụ việc Vinalines theo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị trong quá trình kiểm điểm sẽ được tổng hợp báo cáo.

Sau Bộ Chính trị và Ban Bí thư, bắt đầu từ tháng Tám việc kiểm điểm tự phê bình, phê bình đối với tập thể và cá nhân sẽ được tiến hành tại các tỉnh ủy, thành ủy, các tổ chức đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương, tiếp đó sẽ là các cấp thấp hơn theo kế hoạch.

Hội nghị hôm 13/8 xác nhận đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị cũng như lập lại Ban Nội chính Trung ương là "cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính; đồng thời là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng".

Tại đây, Ban Bí thư đã ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp; đồng thời ban hành "Quy định bổ sung, sửa đổi về việc cung cấp thông tin cho báo chí sau các kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương".

Bộ Chính trị đã quyết định điều chuyển, phân công công tác khác đối với một số Ủy viên Trung ương Đảng và bố trí công tác mới cho một số Ủy viên Trung ương Đảng dự khuyết.

Chỉnh đốn Đảng là công việc được chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mô tả là ‘mang tính sống còn’ đối với Đảng CSVN và chế độ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét