Nhãn

6 tháng 9, 2011

177. CHỨNG KHOÁN VN CÓ SẬP KHÔNG

Đọc bài dưới đây, đối với những tay mơ như tớ thì 1 số chỗ cũng hơi khó hiểu, câu hỏi là TTCK có sập không? Tớ hiểu đơn giản là: TTCK là kênh huy động vốn từ người chơi CK, vốn huy động được ấy được các công ty niêm yết dùng để tăng vốn kinh doanh, vốn kinh doanh tăng thì sản xuất được mở rộng và mần ăn có lãi, có lãi mới có cổ tức chia cho người chơi CK. Nhưng thực tế là sao, bọn chủ công ty niêm yết với sự dung dưỡng và quản lý ngu dốt của TB đỏ, chúng đã chiếm đoạt 1 phần rất lớn tiền vốn huy động được (xiền thật của người chơi CK) để chia chác nhau, vậy thì còn để tâm kinh doanh làm đ gì cho đau đầu? kinh doanh lỗ thì xiền đâu mà chia cổ tức, không có cổ tức thì đ thằng nào ngu mà bỏ xiền tươi ra mua CK? Cứ thế thì TTCK CS phải sập! Nhưng vì ý thức hệ chính trị và nhìu xiền từ công ty nhà nước đã đổ vào đấy, CSVN lại in tiền ra cứu liên miên bất tận, là lạm phát, CK luôn ngắc ngoải và dân đen gánh nợ... bùn! xem thêm http://tuan7n.blogspot.com/2011/04/094-chau-xuan-nguyen-doanh-nghiep-nha.html
.............................................................
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LÀ NHÀ ĐẦU TƯ HAY NHÀ KINH DOANH TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN
BẠN ĐỀU BỊ TƯỚC ĐOẠT

PHẦN MỘT

NHẬP CUỘC

Ngày 28 tháng 07 năm 2000 tiếng cồng lệnh phát ra lần đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh khai sinh thị trường chứng khoán niêm yết tại Việt Nam; nhưng trước đó những giao dịch trên sàn OTC đã nhộn nhịp. Đến nay nhiều đại gia thu hoạch kha khá, có những tài sản kếch sù, song nhiều nhà tham gia vào thị trường này đang khóc dở mếu dở. Nguyên nhân ở đâu? Bài toán chưa có câu trả lời. Qua các thông tin về 100 nhà giàu nhất mà báo giới đã công bố, thực sự đó là tài năng của họ? Không đâu, một phần không nhỏ trong đó là tiền chiếm đoạt của những người tham gia vào thị trường chứng khoán. Để tìm hiểu vấn đề này ta lần lượt nghiên cứu các vấn đề sau đây.


I. Chứng khoán là gì? Điều 6 Luật chứng khoán:

1. Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.

2. Hiểu được chứng khoán như vậy thì khi ta có một tài khoản giao dịch trên sàn ta mới khỏi thấy ngỡ ngàng khi đặt lệnh mua bán.

3. Chỉ số chứng khoán nói lên vấn đề gì? Cũng như các chỉ số khác trong thống kê học: chỉ số chứng khoán phản ánh chỉ tiêu chất lượng của hoạt động một sàn giao dịch chứng khoán cụ thể của kỳ giao dịch báo cáo so với kỳ giao dịch gốc. Nó được tính bằng công thức sau:
Ip =...
Chỉ số VN Index của Việt Nam cách tính giống như Chỉ số CAC của Pháp; TOPIX của Nhật và một số nước khác…

Khi có một doanh nghiệp mới lên sàn thì mẫu số PoiQoi lại được tính lại

II. Hạch toán Tăng vốn khi phát hành cổ phiếu:
Theo Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì:

1. Tài khoản dùng để hạch toán:
Tài khoản 411 - Nguồn vốn kinh doanh
Tài khoản này có 3 Tài khoản Cấp 2:
+ TK 4111: Vốn đầu tư của chủ sở hữu
+ TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần
+ TK 4118: Vốn khác.

2. Nhận tiền mua cổ phiếu của cổ đông khi giá phát hành cao hơn giá cổ phiếu thì hạch toán thế nào?

Cũng theo quy định của Quyết định trên và điểm 29 Chuẩn mực số 1 Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam thì Hạch toán như sau:
- NỢ: Tài khoản 111; 112 (Giá phát hành)
- CÓ: Tài khoản 411 Nguồn vốn Kinh doanh
a. 4111: Mệnh Giá
b. 4112: Thặng dư vốn cổ phần (Chênh lệch lớn hơn giữa giá phát hành và mệnh giá Cổ phiếu)

III Các Doanh nghiệp có hạch toán đầy đủ thặng dư vốn cổ phần không?

Điều này chắc chắn là không 100%. Vì sao lại có kết luận dứt khoát như vậy. Bởi lẽ từ cái thời điểm ngày 28 tháng 07 năm 2000 đã nêu trên đây chưa có một phiên giao dịch nào mà giá sàn thấp hơn mệnh giá Cổ phiếu tại sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh. Để các bạn có thể so sánh được các bạn hãy lấy: (Khối lượng Cổ phiếu niêm yết trên sàn – Khối lượng còn lại trên sàn) x (Chênh lệch lớn hơn giữa giá giao dịch bình quân và mệnh giá Cổ phiếu). Sau đó
đối chiếu với phát sinh tăng của Tài khoản 4112 trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm. Bài toán này là bài toán của học sinh phổ thông cơ sở. Trong bài viết này tôi sẽ không tính cụ thể; Bạn nào say sưa với thị trường chứng khoán và đề tài này hãy ước tính các cổ đông tham gia vào đầu tư và kinh doanh trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua đã mất hàng ngàn tỷ đồng trên hai sàn giao dịch Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Điều này còn liên quan đến vấn đề mà Chính Phủ và Bộ Tài Chính định cứu thị trường chứng khoán khi đưa Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước vào nhập cuộc.

Các Kiểm toán viên có chứng chỉ hẳn phải biết điều này khi kiểm toán Báo cáo tài chính phải thể hiện được trường hợp ngoại trừ về vấn đề này. Tại kỳ sinh hoạt lần thứ 32 Câu Lạc Bộ Kế toán trưởng toàn quốc được tổ chức tại Thành phố Hạ Long ngày 09-10 tháng 08 năm 2008, trong thảo luận đã được đề cập về vấn đề này (Vấn đề các Công ty Cổ phần đã có cổ phiếu niêm yết đã chiếm đoạt thặng dư vốn cổ phần như thế nào).

IV. Nhà nước đã cảnh báo chưa:
Nhà nước đã cảnh báo, việc giá niêm yết trên sàn chỉ là giá ảo (trong khi mọi người kinh doanh đều phải mua bằng tiền thực). Xin trích mẫu bản cáo bạch và thông tư ban hành mẫu này dưới đây:
UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC CẤP PHÉP NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN MÀ KHÔNG HÀM Ý ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ CỦA CHỨNG KHOÁN. MỌI TUYÊN BỐ TRÁI VỚI ĐIỀU NÀY LÀ BẤT HỢP PHÁP.
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 59/2004/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn về niêm yết cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung).

Như vậy là đã rõ vì chúng ta không hiểu chứng khoán là gì và việc kinh doanh chứng khoán lợi hại ra sao...

V. Kết luận:
Thị trường chứng khoán là một thị trường tài chính mà nhờ nó các kênh huy động vốn được hoạt động hợp pháp nó sẽ giúp nền kinh tế không ngừng phát triển. Nhưng nó phải được minh bạch về tài chính. Khi đã không minh bạch về tài chính mà chủ yếu là không minh bạch thặng dư vốn Cổ phần đã nêu trên thì sớm muộn thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đổ sập bất cứ lúc nào khi các cổ đông hiểu được vấn đề trên.

PHẦN HAI

PHÂN TÍCH

Trong mối quan hệ tay ba:
– Người mua bán Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
- Doanh nghiệp niêm yết
- Sàn giao dịch

Có lợi gì với thị trường chứng khoán hiện nay



Nhà nước với chức năng quản lý, điều tiết cần phải hành động như thế nào để phát triển bền vững thị trường chứng khoán.

I. Doanh nghiệp niêm yết:

Cái lợi lớn nhất của doanh nghiệp niêm yết là họ có vốn để kinh doanh. Nếu họ thấy được rằng Doanh nghiệp của họ (vì họ chiếm tỷ trọng cổ phần lớn) từ của họ nay trở thành đại chúng để minh bạch tài chính thì đó là hồng phúc cho kênh huy động vốn hữu hiệu nhất.

Cho dù thị trường chứng khoán có chao đảo lên xuống thì doanh nghiệp vẫn bình yên.
Trong ba trường hợp sau đây:

- Giá phát hành cao hơn mệnh giá cổ phiếu: họ được lợi về vốn, nhiều khi nhập nhằng như điều kiện hiện nay thì họ còn thụ hưởng nhiều hơn do bớt xén, hạch toán không đầy đủ thặng dư vốn cổ phần. Phần thụ hưởng này chủ yếu nằm trong tay các cổ đông sáng lập, đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị quyết định chia chác cho các thành viên.

- Giá phát hành bằng mệnh giá cổ phiếu, thì họ chỉ phải trả chi phí cho sàn giao dịch mà họ niêm yết, chi phí này thấp hơn nhiều lãi tiền vay của các tổ chức tín dụng.

- Trường hợp giá phát hành thấp hơn mệnh giá cổ phiếu: trong trường hợp kinh doanh có lãi thì việc trả cổ tức cho số cổ phần này dù có cao hơn việc trả lãi cho các tổ chức tín dụng và sàn giao dịch chứng khoán thì họ chỉ lỗ trong năm nhưng được sử dụng số tiền vốn đó cho đến khi doanh nghiệp không tồn tại (Cổ đông không được rút vốn ra khỏi công ty dưới mọi hình thức... xem điều 80 Luật Doanh nghiệp 2005). Còn trường hợp đơn vị kinh doanh lỗ thì làm gì có cổ tức mà chia?

Doanh nghiệp phải nhận thức ra được điều này để phát triển sản xuất kinh doanh. Cái mắc nhất cho tất cả cái đầu của chủ doanh nghiệp hiện nay là:
họ cho rằng chênh lệch về thặng dư vốn cổ phần là do thương hiệu của họ mang lại nên họ tùy tiện chia chác và bỏ túi khoản tiền gọi là béo bở kia. Việc làm ấy khác nào thách thức các cổ đông và dư luận, thách thức nhà nước trong vấn đề quản lý nguồn vốn giành cho sản xuất của quốc gia.

II. Sàn giao dịch:
Sàn giao dịch hiểu theo nghĩa rất giản đơn là họ như một Công ty Quản lý Chợ. Đối với người tham gia trên sàn thì Thị trường lên xuống họ đều hưởng phí, dù rằng cổ phiếu của anh có lên xuống thế nào, dù anh có là nhà đầu tư hay kinh doanh chứng khoán họ không cần biết, miễn là anh có mua có bán và nộp phí là được.

Đối với doanh nghiệp niêm yết họ cũng thu phí phát hành, nhưng họ có quyền cao hơn như buộc anh phải nộp báo cáo đúng hạn (nếu anh có nộp chậm thì họ cũng chưa có chế tài đủ mạnh) và các quyền hành khác xin được đề cập trong một chuyên đề khác.

III. Người mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán:

Vì sao tôi dùng từ này vì nếu phân loại thì việc mua bán trên thị trường chững khoán có 2 loại sau:

- Nhà đầu tư chứng khoán: những người này có đầu óc, xem xét được sự phát triển của các doanh nghiệp niêm yết mà lựa chọn dùng tiền của mình để đầu tư vào để thu lợi tức. Đây là mục tiêu chủ yếu của hoạt động trên lĩnh vực thu hút nguồn vốn, nguồn tài chính cho sản xuất kinh doanh.

- Người kinh doanh chứng khoán: những người này họ xem xét trên 2 giác độ: đánh giá các doanh nghiệp niêm yết và các nhà đầu tư để mua đi bán lại có lời. Hiện nay chủ yếu là số lượng những người này có mặt trên các sàn giao dịch. Nhiều người ở dạng này họ không biết rằng trong các nhà kinh doanh trên đây có người cầm cái (làm giá) của thị trường đầy rủi ro này.

Nhưng cho dù họ ở trên vị trí nào thì việc mua bán cổ phiếu trên sàn họ vẫn bị thua thiệt khi hoạt động của các công ty niêm yết không minh bạch.

IV. Nhà nước với chức năng quản lý và điều tiết thị trường chứng khoán:

Có cả một Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chăm lo về việc này, nhưng những vấn đề Ủy ban này cần làm thì chưa đủ:
đó là soát xét lần cuối bản cáo bạch của các công ty niêm yết và các báo cáo tài chính đã được kiểm toán thường niên.

Vì sao phải đưa ra vấn đề này, vì
Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước trực tiếp tuyển chọn các công ty kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ mà pháp luật quy định, nhưng thực tế đội ngũ kiểm toán viên và lãnh đạo các công ty kiểm toán hoạt động không tuân thủ chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp. Một vấn đề trọng yếu trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp là nguồn vốn kinh doanh hầu như bị xem nhẹ. Các báo cáo Tài chính được kiểm toán hầu như không để ý đến tiêu chí này.

Việc quản lý thị trường chứng khoán khi tình hình thị trường có những biến động: tại sao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không buộc các doanh nghiệp mua Cổ phiếu quỹ mà lại báo cáo Bộ Tài Chính và Chính phủ kéo Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước để cứu thị trường chứng khoán?
Mịa tiền đ đâu nữa mà mua cổ phiếu quĩ?

Đối với thị trường OTC thì hầu như Ủy ban này buông lỏng, mặc dù được phản ánh nhưng đùn đẩy không dám đối thoại với sự thật.

PHẦN BA

DẪN CHỨNG NHỎ

Nói là nhỏ nhưng sự việc là rất lớn vì sự kiện mà tôi sắp trình bày dưới đây đã lừa đảo chiếm đoạt thặng dư vốn cổ phần của các cổ đông tham gia mua cổ phiếu khoảng 7 tỷ đồng.

I. Đơn vị bán cổ phiếu cho ra công chúng
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT MÁY TÍNH SARA VNPC
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103016188 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 14/03/2007.
Địa chỉ: tòa nhà 64, phố Chùa Láng, phường LángThượng, quận Đống Đa Hà Nội

II. Kẻ chủ mưu:
- Trần Khắc Hùng:
+ Sinh ngày 05/11/1972
+ Nơi sinh: Nghệ An
+ Số Chứng minh thư Nhân dân: 011875716
+ Ngày và nơi cấp: 19/04/1995 Công An Thành phố Hà Nội
+ Số sổ hộ chiếu: PTAI 383872 A Cấp ngày 18/10/2004
+ Nơi ở: 14 dãy C3 Tập thể Cục TTLL Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
(Tài liệu liệu trên trích trong bản cáo bạch của Công ty Cổ phàn SARA Việt nam và Điều lệ Công ty CP sản xuất máy tính SARA VNPC Trần Khắc Hùng là chủ tịch HĐQT của hai mã Cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội, đó là SRA và SRB

III. Tóm tắt diễn biến sự việc:

Trần Khắc Hùng và Lê Thanh Long (Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và lắp ráp máy tính Việt Nam VNPC) móc nối với nhau thành lập Công ty CP sản xuất máy tính SARA VNPC (sau đây gọi là “Công ty” với vốn điều lệ là 45 tỷ đồng. Số vốn này được 04 cổ đông sáng lập đăng ký như sau:
- Trần Khắc Hùng góp:    11,475 tỷ đồng
- Lê Thanh Long:            11,475 tỷ đồng
- Nguyễn Thế Sơn:          0,2025 tỷ đồng
- Nguyễn Văn Tuấn:        0,2075 tỷ dồng
Cộng 23,355 tỷ dồng

Số vốn điều lệ còn lại thì:
- Trần Thị Hương (em Trần Khắc Hùng) đăng ký góp: 10,8225 tỷ đồng
- Vũ Ngọc Dũng (anh rể Lê Thanh Long) đăng ký góp 10,8225 tỷ đồng

Như vậy theo đăng ký trên Công ty không được quyền Bán cổ phiếu ra công chúng.
Muốn bán ra, Công ty phải làm mọi thủ tục theo Luật định.

Nhưng ngày 30/03/2007 Hùng và Long tổ chức thông báo bán Cổ phần cho Cán bộ công nhân viên và khách vãng lai với giá bán 01 cổ phần là 20.000 đồng.

Quá trình bán cổ phần không thực hiện tại trụ sở Công ty là 64 Chùa Láng mà bán tại trụ sở Công ty SARA Việt Nam tại A5 Đại Kim?

Khi bán, Trần Thị Hương người của SARA, em gái Trần Khắc Hùng; và Cung Thị Phương Thu (Vợ Lê Thanh Long) ghi phiếu thu lập 02 liên (01 liên lưu, 01 liên giao cho Cổ đông). Khi giao sổ Cổ đông cho các cổ đông, Hùng và Long chỉ đạo hủy hết các phiếu thu và chỉ ghi danh sách cố đông và số cổ phần mà họ mua với mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng.

Toàn bộ quá trình này không được ghi vào sổ Kế toán. Sự việc này làm các cổ đông đến nay rất bức xúc. Và sổ Kế toán của Công ty qua nhiều lần mời Kiểm toán vẫn chưa hoàn chỉnh được sổ sách.

Như vậy âm mưu chiếm đoạt khoản tiền thặng dư vốn cổ phần này là rất rõ ràng.
Số tiền thặng dư vốn cổ phần này Hùng và Long đã chiếm đọat khoảng 7 tỷ đồng.
Hiện nay thì Trần Khắc Hùng đã rút toàn bộ vốn đã góp vào Công ty SARA VNPC và đang là chủ tịch hội đồng quản trị của hai mã cỏ phiếu trên sàn Hà Nội là: SRA và SRB
PHẦN BỐN

kẾT LUẬN

Cũng xuất phát từ “Dẫn chứng nhỏ” trên đây mà tôi xem xét lại vì sao thị trường chứng khoán nó sôi sục làm vậy mà các Công ty niêm yết không phát huy được nguồn vốn trời cho để phát triển sản xuất mà ngày càng lún sâu vào những khó khăn.

Để tiếp tục phát triển nhà nước nên:

- Tổng kiểm tra những tham nhũng của các công ty niêm yết và các công ty Cổ phần khác họ đã chiếm đoạt thặng dư vốn cổ phần như thế nào?

- Buộc các Công ty niêm yết mua lại toàn bộ số cổ phiếu còn lại trên sàn giao dịch theo giá bán bình quân làm Cổ phiếu quỹ.

- Các công ty Kiểm toán hiện nay nhà nước chưa quản được, nên đưa vào khung pháp lý cho họ hoạt động (Hội Kiểm toán và kế toán hành nghề Việt nam chỉ là tổ chức nghề nghiệp).

Đối với nhà đầu tư và kinh doanh chứng khoán, nên hiểu rằng, chỉ khi nào giá trần, giá sàn, giá tham chiếu nó chỉ có độ lệch tiêu chuẩn 10% (Nghĩa là giá bán 01 cổ phiếu khoảng 10.000 đồng; khi đó chỉ số VN Index 100 điểm) thì bạn mới thực sự là nhà đầu tư. Cũng khi đó tiền bạn bỏ vào kinh doanh chứng khoán có lợi hơn là bạn mang tiền gửi tiết kiệm.
Hà Nội, 15 tháng 03 năm 2008

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét