Sự chán nản triền miên của tui đã được một người động viên và khơi dậy niềm hy vọng, đó là Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Tui cứ xem đi xem lại đoạn clip trên mạng trích từ chương trình thời sự của VTV về hội thảo giá xăng dầu và thấy sướng râm ran.
“Nếu cần công bố gian lận, tôi sẽ cho công bố gian lận”, “Doanh nghiệp nào có ý định rút khỏi thị trường vì lỗ thì lên tiếng để Bộ Tài chính biết”, “Quan điểm điều hành của Bộ Tài chính sẽ không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân”. "Đồng chí nói thế nghe không được!"- Ông Huệ nói.
Lần đầu tiên tui thấy một bộ trưởng điều hành hội thảo nói những điều như thể....dân nói!
Phân tích về điều này, Huy Đức viết:
"Có lẽ ông Huệ cũng biết, với năng lực chi phối của các đại gia quốc doanh, cấp thứ trưởng, thậm chí bộ trưởng, chỉ là tép riu. Cạy cửa Vương Đình Huệ không được thì họ sẽ mở những cánh cửa cao hơn. Không những cần mua xăng giá rẻ, người dân còn muốn chứng kiến một Vương Đình Huệ không bị tẩm xăng đốt cháy".
Tui cũng lo cho ông Huệ.
Nhưng tui nghĩ, Thủ tướng và Chính phủ nên ủng hộ ông Huệ và Bộ Tài chính "làm một cái gì đó" để an dân.
Câu hỏi của Bộ trưởng Bộ tài chính: “Thực chất từng mặt hàng xăng dầu lãi lỗ thế nào?”, Petrolimex không trả lời được.
Nếu tui được dự hội thảo tui sẽ hỏi: "Petrolimex lỗ hàng nghìn tỷ sao tiền thưởng lên ngất trời, dựa vào đâu mà thưởng?". Chắc Petrolimex cũng không trả lời được
Huy Đức viết: "Chỉ khi chia nhỏ các đại gia như Petrolimex, Saigon Petro và PVOil, và để tư nhân tham gia, Việt Nam mới có thể có thị trường thật sự". Đúng như thế. Nhưng chúng ta cũng nên thông cảm với cái khó của ông Huệ, cái khó "truyền thống" ai cũng biết và nên cho ông thời gian và lộ trình nếu ông không bị tẩm xăng đốt cháy như Huy Đức lo.
Anh Vương Đình Huệ!
Tôi nghĩ không ai có thể tẩm xăng đốt cháy được anh nếu anh không tự bỏ cuộc. Với những lời phát biểu trên, anh đã có 80 triệu dân bên cạnh.
Anh là niềm hy vọng, ít nhất là của tui, cho đến thời điểm ni!Petrolimex gian lận trong quản trị?
Cục Quản lý giá: “Có căn cứ để khẳng định doanh nghiệp lãi 780 đồng/lít xăng dầu”; chuyên gia: “Doanh nghiệp khai gian giá nhập khẩu, chi phí…”.
Giá xăng dầu đang được dư luận quan tâm, đặc biệt trong vài ngày gần đây có tranh luận nảy lửa giữa lãnh đạo Bộ Công Thương, Tài chính và doanh nghiệp (DN) đầu mối nhập khẩu.
Trong khi các DN than lỗ thì Bộ Tài chính lại cho rằng DN đang có lãi. DN lỗ hay lãi, có hạch toán được việc kinh doanh từng mặt hàng xăng dầu?... Cơ quan quản lý và các nhà nghiên cứu nêu rõ: Nếu không hạch toán được từng mặt hàng là DN gian lận. Bộ Tài chính hoàn toàn có căn cứ để khẳng định DN lãi 780 đồng/lít xăng dầu…
Giá khai ở hải quan “tố cáo” xăng dầu có lãi
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), không thể tách bạch lỗ lãi trong kinh doanh từng mặt hàng xăng dầu như thông tin của người đứng đầu Tổng công ty Xăng dầu VN nêu (Petrolimex) là chuyện phi lý. “Anh nói thế thì quản trị DN của anh quá kém. Nói thẳng ra là anh gian lận trong quản trị chứ không thể có chuyện không tách bạch được mặt hàng này lỗ hay lãi. Chi phí giá vốn của từng mặt hàng xăng dầu… là tách bạch vì rất rõ ràng về lợi nhuận, các khoản thuế, phí… đều có định mức cụ thể. Vấn đề chưa rõ ràng ở đây là giá nhập khẩu và Bộ Tài chính đang cử ba đoàn đi kiểm tra tại các DN nhập khẩu xăng dầu lớn” - ông Tuấn nói.
PGS Ngô Trí Long, chuyên gia tài chính lâu năm nghiên cứu về giá xăng dầu, cũng khẳng định: Petrolimex không tách bạch được lỗ lãi là khó chấp nhận. Nguyên tắc trong hạch toán bao giờ cũng hạch toán từng mặt hàng một chứ không hạch toán tùm lum. Nếu anh nói anh không thể hạch toán được, tách bạch lỗ lãi từng mặt hàng thì tại sao khi cổ phiếu chưa lên sàn, anh báo lỗ; khi chuẩn bị lên sàn thì lại bảo lãi. Như vậy là giấu đầu hở đuôi, mâu thuẫn, tiền hậu bất nhất…
Việc Petrolimex cho rằng không có chuyện họ lãi tới 780 đồng/lít xăng dầu như thông tin của Bộ Tài chính, vậy Bộ Tài chính dựa vào căn cứ nào để đưa ra con số này. Ông Tuấn thông tin: “Bộ Tài chính dựa trên giá thực nhập khẩu theo số liệu cơ quan hải quan khai báo. Đây là giá chính xác để tính toán thực tế DN nhập về là bao nhiêu. Sau đó lấy giá bán trừ đi giá nhập cộng với các chi phí, thuế, phí… để ra được con số này. Petrolimex kêu không lãi như vậy là vấn đề của họ. Chắc chắn sau khi có kết quả về giá nhập, Bộ Tài chính sẽ chỉ ra thực tế DN đang lỗ hay lãi”.
Giá xăng dầu đang gây nhiều tranh cãi cần được minh bạch lời lỗ. Ảnh: HTD
Khai gian, giá sẽ mù mờ
Ông Long cũng nhận định: Cơ cấu giá của xăng dầu rất minh bạch. Giá vốn và các khoản thuế, phí, các khoản thu khác, chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức... rất rõ ràng. DN chỉ có thể “tùm lum” được ở giá CIF (giá CIF bằng giá FOB cộng với chi phí vận tải và bảo hiểm). Giá xăng dầu tưởng minh bạch mà không minh bạch khi DN đầu mối tìm cách lách.
“Cụ thể, DN có thể lách bằng cách mua lúc giá rẻ nhưng khai lúc giá đắt. Thế nhưng điều này vẫn có thể kiểm tra được qua chứng từ nhập khẩu. Điểm nữa để giá xăng dầu mập mờ là chi phí kinh doanh. Người ta quy định là 600 đồng/lít xăng dầu nhưng DN có thể nâng lên bằng cách chia cho đại lý 900 đồng. Sau đó, đại lý trả tiền lại cho DN. Làm ăn không hiệu quả, chi phí bất hợp lý thì anh phải chịu chứ không thể để người tiêu dùng gánh thay” - ông Long nói.
Ông Tuấn cũng cho biết: Thực tế, cơ sở tính giá hiện hành lại căn cứ theo giá Platt’s Singapore dù đây chỉ là giá tham chiếu. Mục đích của việc lấy giá này để tính giá cơ sở là Nhà nước muốn khuyến khích quản trị doanh nghiệp hiệu quả. DN cần tính toán xem nhập hàng vào lúc nào để có lãi. DN có gian lận hay không, lỗ hay lãi Bộ Tài chính sẽ chứng minh sau khi có kết luận của ba đoàn kiểm tra giá nhập khẩu xăng dầu tại các DN đầu mối lớn.
Về thông tin hải quan có hai giá nhập khẩu xăng dầu của ông Bùi Ngọc Bảo (Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Petrolimex), ông Tuấn khẳng định: “Không thể có việc này! Giá cuối cùng hải quan tính là giá thực tế DN ký hợp đồng với bạn hàng. Khi hàng về hải quan có thể tạm tính với giá DN khai báo. Tuy nhiên, giá để hải quan áp thuế là giá hợp đồng nên không có chuyện hai giá”.
Ngăn chặn hành vi gửi giá Hiện Bộ Tài chính đang phối hợp với các thương vụ tại Trung Quốc, Lào và Campuchia để nắm được giá xăng dầu cũng như cơ chế điều hành tình hình kinh doanh của các nước này. Với giá nhập khẩu mà khai báo hải quan được xem là căn cứ pháp lý để tính thuế thì hiện nay có nhiều mặt hàng nhập vào VN đang được xem là bị gửi giá, tức là tăng giá trước khi nhập vào VN. Do vậy, riêng mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính quyết tâm kiểm soát giá cả minh bạch nhất nhằm đảm bảo quyền lợi của 84 triệu người dân VN. Ông NGUYỄN ANH TUẤN, Cục phó Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính Bộ trưởng Bộ Tài chính biết thủ đoạn gian lận của DNVới 10 năm giữ chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước, tôi tin Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ hiểu những thủ đoạn gian lận của DN. Petrolimex có gian lận? Có lãi 780 đồng/lít xăng? Bộ Tài chính hãy chứng minh bằng những con số cụ thể cho dư luận biết. PGS NGÔ TRÍ LONG, chuyên gia về giá cả |
LÊ THANH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét