Mình cũng ngưỡng mộ ông Huệ lắm, cũng thấy khen ông nhìu quá chỉ làm ông khó làm. Lại nghĩ, ông Huệ chắc là được bật đèn xanh ở trển, vì sao, vì nếu không xử mấy vụ xăng dầu điện đóm thì đã đến giới hạn cuối cùng làm bất ổn xã hội, chế độ lung lay - không làm không được. Ông Huệ tất nhiên là đảng viên, giờ ông ở vị trí này là đã qua nhiêu năm quan trường - nghĩa là ông đã thích nghi được với tất cả cái xấu xa của chế độ, có thể là ông đã nhẫn nhịn để khi có điều kiện thì mới phát huy chăng - hy vọng thế.
Chuyện ông có phát hiện ra cái sai không thì chắc chắn là có, hiển nhiên là hạch toán không minh bạch, sau đến tư lợi và ông thừa sức khui ra dòng tiền đã đi đâu - nhưng những thông tin công bố thì còn chưa bik còn phụ thuộc ông ở trển, chắc BCT chỉ mún cứu chế độ chứ không hề mún đưa những kẻ đó (em út họ) ra đoạn đầu đài.
Cho dù thía nào, ông Huệ đã làm điều tốt, rất tốt. Đó là sự thay đổi, cái thực sự cần thiết cho 80 triệu người dân VN. Giờ mới là bài của bác Lập heeee! mà sao cấp 2 ông có mỗi cái áo mà đã sưu tầm được 100 cuốn sách văn học nổi tiếng nhỉ, hồi ấy sách đắt lắm, ở HN cũng không đủ xiền mua đâu!
Dạo này có nhiều người khen Vương Đình Huệ quá, mình thấy lo lo. Sống kề với những kẻ hám lợi, kị tài, hay trả thù vặt thì việc ông Huệ được khen ngợi nhiều giống như một cái điềm xấu đối với người tử tế.
Sáng nay đọc báo Dân Việt, thật cảm động khi biết Vương Đình Huệ có một tuổi thơ dữ dội. Ông Huệ sinh cùng thời với mình, bằng tuổi Nguyễn Quang Thiều, thua mình một tuổi. Thời tụi mình không nghèo mới là sự lạ. Nhà mình cũng tám đứa con như nhà ông Huệ. Tuổi thơ của mình cũng ‘ thường xuyên không có gạo”, mẹ mình cũng “phải đi nhặt hạt bo bo về đập giập nấu cháo cho các con ăn.” Chắc ông Huệ cũng giống mình đã từng ăn cám, ăn xương rồng, ăn củ chuối, thân cây đu đủ. Đọc đến đoạn mẹ ông Huệ kể: “Tôi sinh mấy đứa con đứa nào cũng dễ, chỉ có sinh nó là khó nhất, chuyển dạ từ chập tối đến sáng bảnh mắt mới đẻ” , tự nhiên mỉm cười, sao mà giống mình thế không biết.
Nhưng mình sướng hơn, còn có cha sống kề, ông Huệ mất cha. Mình không bị rơi vào hoàn cảnh “chị Dậu” như ông Huệ, đói quá mẹ phải bán ông cho người khác: “Có những đận chồng và các con ốm đau phải đi viện hàng tháng trời, không còn cách nào khác, bà đã đứt ruột bán Vương Đình Huệ cho một gia đình giàu có để cứu gia đình.” Đói nghèo như nhà ông Huệ gọi là bần cùng, tận cùng đau khổ.
Nếu bảo vì ông Huệ đã trải qua tuổi thơ tận cùng đau khổ nên ông đã cảm thông với nỗi đau khổ của dân e rằng không phải. Bảo đảm 90% quan lại thời này đều có tuổi thơ đói nghèo nhưng mấy ai đã dám vì dân đâu? Mẹ ông Huệ thường xuyên dặn ông Huệ mỗi khi ông ghé về nhà: ‘”Con cái thành đạt, ai cũng tự hào. Nhưng đã làm “đầy tớ” của dân thì phải làm cho hết lòng. Yêu lấy dân thì dân sẽ yêu lại.’” Bảo đảm 90% mẹ các ông quan đều dặn con như thế nhưng mấy ai dám vâng lời mẹ như ông Huệ?
Thời này yêu dân không dễ, muốn yêu dân phải có gan. Thời vinh thân phì gia, yêu dân vì dân rất dễ bị coi là hâm là gàn là điên, đôi khi bị liệt vào lực lượng thù địch nữa, gương tày liếp ông Kim Ngọc mọi người còn nhớ cả. Tất nhiên yêu dân sẽ được dân yêu rồi, không phải yêu một ngày một đời mà yêu đời đời kiếp kiếp. Những người được dân yêu sẽ sống mãi với thời gian, như trường hợp ba ông quan họ Võ, Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Võ Chí Công. Khổ nỗi, muốn sống mãi với thời gian phải có gan dám bỏ lộc nhỏ lộc to, dám đối mặt với trăm mưu nghìn chước lũ bán nước hại dân, nguy hiểm vô cùng.
Cho nên khi nghe Nguyễn Thế Thịnh hân hoan nói có một niềm hy vọng mang tên Vương Đình Huệ, “Với những lời phát biểu trên, anh đã có 80 triệu dân bên cạnh”, tự nhiên mình thấy cay cay sống mũi. Kiếm được một người vì dân thật khó lắm thay, bảo vệ người vì dân càng khó khăn gấp vạn. Liệu 80 triệu người dân có bảo vệ được Vương Đình Huệ hay không? Hu hu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét