Nhãn

16 tháng 9, 2011

188. BỌ LẬP - BẬY MÀ NHÂN CÁCH LỚN


                   XIN NGẢ MŨ KÍNH CHÀO BỌ LẬP

Chào lời bàn của Bọ về hai câu ca dao cổ:


Còn Tầu còn nhiễu Tam Giang
Tàu về Bắc quốc - Mo nang che Lồn...

Trần Chân Nhân



Tôi đã đọc những bài viết trên trang nhà của "Bọ Lập’’(BL), một trong số những trang rất được cư dân Mạng người Việt khắp nơi yêu mến, bởi trong các bài viết đó đầy thông tin thời sự nóng hổi, văn chương, nhân bản, đôi khi trào lộng nhưng vô cùng sâu sắc khiến người đọc phải suy tư, trăn trở cùng chủ trang. Đặc biệt ấn tượng ở những cái Tide bài viết… Đến bài: "Còn Tầu còn nhiễu Tam Giang…’’ – thì bật cười sảng khoái, cười rũ rượi đến chẩy nước mắt…

Do quan niệm "hơi bị… cổ’’ nên không thích những hình ảnh, nghe ngôn từ gây sự liên tưởng "Sexy’’. Thế nhưng bài "Còn Tầu…’’ thì đọc đi đọc lại (mà đọc nguyên văn)… rồi tuy cười đấy, nhưng không thể thoát ra được nỗi ám ảnh của vấn đề đang nóng bóng giữa sự an nguy của đất nước với các ’’Tầu…’’ đang ngày đêm "Nhiễu Tam Giang’’ trên đất nước mình…

Thú thật: Tất các bài viết đi trên Mạng Internet toàn cầu của các tác giả viết về đề tài chống Bành trướng bá quyền phương Bắc đang âm mưu - hành động xâm chiếm nước ta, gộp lại – tôi nghĩ cũng chỉ bằng 2 câu ca dao mà tổ tiên ta đã tổng kết, BL lấy làm tựa đề cho bài viết xúc tích chừng mấy trăm chữ:

Còn Tầu còn nhiễu Tam Giang
Tầu về Bắc quốc - Mo nang che lồn!

Chúng ta hãy cùng nhau phân tích hai câu ca dao này để tìm ra sự huyền diệu của ngôn ngữ trong văn học dân gian.

Ở câu trên – Nêu ra vấn đề đang bức xúc:
Còn Tầu – Còn Nhiễu – Tam Giang
Chữ Tầu ở đây – theo nghĩa đen là Tầu - Thuyền.
Tam Giang - cũng nghĩa đen là 3 con sông, là sông nước, biển khơi – có thể coi như đất nước ta (vì có nhiều sông ngòi, biển rộng). Nhưng còn một nghĩa bóng, hẹp – Phá Tam Giang (PTG) – vũng nước sâu, rộng nằm ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Dân Đàng trong đã có câu ví sự to lớn vĩ đại của Phá (đầm) Tam Giang:

Yêu em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang...

Dòng suy tư bị gián đoạn chút ít về địa danh của tổ quốc rồi lại nhập vào chủ đề chính:

Nhưng, nếu (đầm) PTG mà quá nhiều Tầu (thuyền) đi lại, hoạt động vô tổ chức - giống như tầu thuyền của lũ hải tặc, lũ cướp giang hồ (Sông, Hồ, Đầm Phá) thì PTG không còn là vùng đất nước hòa bình yên tĩnh nữa, ngược lại trở thành nhiễu (nhương) khiến dân lành khó sống! Tổng hợp lại: 

Nghĩa bóng của câu ca này chính là – có thể khai triển: Còn (để) bọn (giặc) Tầu – (Trung Quốc) - vào, hoạt động - trên đất nước ta thì đất nước còn nhiễu nhương, đi đến mất nước, dân tộc làm nô lệ lần nữa cho Phong kiến phương Bắc, chứ đâu phải chỉ "mất ổn định chính trị’’, làm gì có 4 tốt - 16 chữ vàng với hữu nghị anh em như môi với răng!...

Còn câu ca thứ hai:
Tầu về Bắc quốc – Mo nang che L...
Đây là câu trả lời rất thẳng thắn đến trần trụi nhưng sâu sắc, chính xác.

Trước khi phân tích rạch ròi, chúng ta tìm hiểu vài từ để nhận thức vấn đề cho‚ “toàn diện, triệt để’’:

Tất cả nông thôn nước ta, từ Bắc qua Trung rồi vào Nam Bộ dân quê đều trồng cây Cau và giàn Trầu không để các bà, các mẹ ăn trầu. "Miếng Trầu là đầu câu chuyện’’ như huyền sử Trầu – Cau thời Hùng Vương, rồi sau này bà chúa thơ Nôm - Hồ Xuân Hương cảm hứng viết thành thơ:

Quản cau nho nhỏ miếng trầu tươi
Này của Xuân Hương mới quyệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

(Ăn miếng Trầu - phải quyết vôi (đã tôi chín) lên lá trầu không, có quả Cau (bổ miếng nhỏ) ăn kèm).

Cây cau thân cao, ra quả từng chùm (hàng mấy chục quả to bằng trái trứng gà con so). Cau sinh trưởng giống cây ngô. Ngô chỉ có 1 bắp được bẹ ấp, nuôi cho đến khi già. Cau là một buồng cũng được bẹ (mẹ) ấp ủ nuôi lớn dần. Khi đủ tuổi trưởng thành, từng quả cau già - người bẻ xuống đem phơi khô hoặc để tươi ăn với lá trầu – (bà mẹ ấp) tầu lá cây cau già, héo rụng xuống đất, (dân ta gọi là bẹ cau - giống như bẹ ngô). Chiếc bẹ làm nhiệm vụ che trở, nuôi dưỡng cho quả phát triển khiến sương gió, nắng mưa, sâu bọ không thâm nhập làm hại. Đủ ngày đủ tháng quả cau phát triển dần – to, lớn, già, lúc đó bẹ - tàu cau hết trách nhiệm, rơi rụng. Bà con ta lấy ngay chiếc bẹ - gọi là Mo nang - tiếp tục sử dụng phục vụ đời sống:

- Nếu để nguyên cả phần vỏ cứng – làm quạt - quạt mo, dụng cụ đã đi vào huyền thoại văn chương dân gian qua bài thơ (mà hầu như dân Việt đều thuộc):

Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu…

- Trẻ em dùng tàu cau (cả mo nang và tàu lá) làm đồ chơi , đứa cưỡi trên mo nang, đứa cầm tầu lá kéo đi trên đường làng. Cuộc chơi này đã đi vào lịch sử văn học qua câu chuyện: Một vị quan địa phương vùng kinh Bắc nghe tin Thần Siêu – Nguyễn Văn Siêu – (tôi nhớ không thật chính xác) – lúc còn bé đã nổi tiếng hay chữ. Vị quan hiếu kì tìm tới thăm cho rõ thực hư. Được dân làng chỉ, vị quan thấy hai đứa bé đang chơi trò cưỡi ngựa (mo cau). Vị quan không tin đây là thần đồng tỏ ra nghi ngờ: Ta nghe nói cháu rất hay chữ, muốn ra câu đối. Nếu đối được ta sẽ trọng thưởng.
Câu bé ngừng chơi đứng lên thi lễ đoạn đồng ý và chờ. Vị quan nhìn thấy chiếc tầu lá cau vất chỏng trơ trên đất, liền lấy đó làm đề, đọc:

TRẺ CƯỠI MO CAU

Thần Siêu không ngần ngại, đọc ngay vế đối:

GIÀ CHƠI TRỐNG BỎI

Vế đối hoàn chỉnh đến tuyệt vời.

Điều đáng chú ý: Vị quan ta tuy đã có tuổi nhưng là tay phong tình, rất nhiều thiếp trẻ. Thời đó những người già cặp kè với gái trẻ được dân gian gọi là "Chơi trống Bỏi’’. (Trống bỏi là chiếc trống nhỏ thường dùng cho các nhạc công đệm cho hát ả đào – hát cô đầu). Ông quan kia thất kinh vội thưởng rồi đi ngay…

- Nếu không dùng làm quạt, thì tước phần vỏ cứng bên ngoài, lấy phần ruột mềm bên trong dùng để gói cơm nắm, muối vừng hoặc gói đồ ăn rất bền, có thể dùng đi dùng lại nhiều lần không bị rách…

- Nếu cần thiết che chắn vật gì đó (cần sự bền chắc)… thì để nguyên (cả phần vỏ cứng) mo cau, cắt ra che chắn (cái gì đó) như lúc còn "trẻ’’ – mẹ mo che chắn cho con (quả cau).

Khi Tầu vào quấy đảo làm nhiễu nhương dân tình… lúc chúng "về Bắc quốc’’, để lại cho đất nước này sự hoang tàn: Đồng không nhà nát, tất cả trơ trụi, cái bát để ăn cơm không còn nguyên vẹn… Các bạn còn nhớ chi tiết này trong tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung: Muốn mua chuộc, ép chàng rể Lệnh Hồ Xung quy thuận mình, Nhậm Ngã Hành – giáo chủ tà giáo (mới quật đổ Đông phương bất bại) – sai Hướng Văn Thiên đến truyền lệnh cho LHX bỏ ngôi chưởng môn phái Hằng Sơn, về nhận chức phó giáo chủ để sau đó lên ngôi giáo chủ ông ta truyền cho. Lệnh Hồ Xung không nghe.

Nhậm Ngã Hành gầm lên: Thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết. Rồi chúng bay sẽ biết "ông’’ sẽ đích thân đến san bằng Hằng Sơn, tiêu diệt sạch, cho dù rắn rết, chuột bọ cũng không để sống sót một mống!

Do làm nghịch thiên lí, lão Nhậm đã chết bất đắc kì tử và kịch bản của lão viết ra đã không được con gái Nhậm Doanh Doanh và bạn thân Hướng Văn Thiên - làm theo…

Thế nhưng, nòi giống - hậu duệ của Nhậm Ngã Hành đã làm được điều này khi chúng sang xâm chiếm nước ta hồi tháng 2 năm 1979, và 6 tỉnh biên giới phía Bắc diễn ra đúng như lời Nhậm Ngã Hành nói trong tiểu thuyết của Kim Dung…

Trở lại tiếp tục phân tích câu ca dao thứ hai.

Khi Tầu vào, việc trước tiên là chiếm đoạt những cô "điếm cấp cao’’ - Điếm chính trị, loại "bán nước nuôi Trôn’’. Sau đó là chiếm các cô gái "điếm cấp thấp’’ – (điếm chợ, điếm vườn…), chỉ "Bán Trôn nuôi miệng’’ (Thơ của Nguyễn Duy).

Đến lúc chúng về Bắc quốc, toàn xã hội tan hoang, các cô điếm chẳng còn mảnh vải che thân trong khi - Tất cả rách nát, nhầy nhụa. Không còn tìm ra cái gì để che chắn, che chổ kín cần phải giấu cái "mặt’’ bẩn thỉu… Cuối cùng đành lấy cái Mo Nang - vật che chắn truyền thống của dân tộc – mà che cho… an toàn lại kín đáo - vậy!

Câu ca dao thật tuyệt vời!

Bà con xứ đàng trong đã có một bản tổng kết ghi vào lịch sử văn học dân gian, phản ánh thực trạng đất nước rất thâm thúy nhưng chính xác. Cho dù đó là thực trạng hôm qua hay hôm nay và hàng nghìn năm mai sau, câu ca dao vẫn như còn tươi rói hừng hực chất thời sự nóng bỏng:

Còn Tầu còn nhiễu Tam Giang
Tầu về Bắc quốc Mo nang che

Che - những cái mặt ghê tởm (đồ mặt Mo – mặt dầy - dân ta vẫn mắng kẻ xấu như thế !)…

Che - các chỗ kín của những cô gái mà vì hoàn cảnh đói khổ, vì sự cám dỗ của tiền tài, danh vọng, vì sự thoái hóa biến chất đến tận cùng - đã phải làm điếm: Bán trôn nuôi miệng và Bán miệng nuôi trôn!…

Nhà văn Nguyễn Quang Lập - người con của xứ Đàng Trong – đã nhắc lại lời của tổ tiên mình, gióng lên hồi chuông đánh thức cả nòi giống Lạc Hồng về mối họa đang tiềm ẩn trong lòng đất nước - sắp bùng lên…

Xin ngả mũ kính chào Bọ Lập !
2.9.2011
TCN
--------------------------------------------------
Mời đọc thêm bài "TÀU VỀ BẮC QUỐC MO NANG CHE LỒN " trên Quê Choa của bọ Lập:

 
Đó là câu ca của ông bà mình ngày xưa, không phải của tui. Thuở nhỏ tui đã nghe câu ca ni rồi. Mạ tui không biết chữ nhưng thuộc cả ngàn câu ca dao. Mạ tui hát ru em rất hay. Ngày mạ tui còn sống, mỗi lần mạ tui hát ru em, ru mấy đứa cháu nội, thằng cu Vinh nằm nhà ngoài hí húi chép lại tất cả các câu rát ru của mạ tui, trong đó có câu ni.

Câu ca dao hay rứa mà tui quên. Bữa ni vô nhà bác Đỗ Đức, đọc bài Nghĩ trong ngày nghỉ 2, một bài rất hay, nhưng tui sợ không dám đăng, tui mới thấy lại câu ni, mừng hết lớn. Bác Đỗ Đức giải thích câu ca ni cũng rất hay: Hết chỗ ăn theo thì tơ hơ ra. Câu ca dao trong dân gian để lại không biết từ bao giờ cảnh cáo bọn tay sai ngoại bang, chưa bao giờ mất trong đời sống dân gian”

Dân mình từ xưa đến nay đều mong muốn có hòa bình, tất nhiên rồi, dân mô cũng rứa. Nhưng phải là hòa bình trong độc lập tự do, tất nhiên rồi, dân mô cũng rứa. Cho nên khi thấy tình hình hai nước Trung- Việt có vẻ dịu đi, ai nấy rất phấn khởi. Nhà báo Nguyễn Thông viết: “Báo Sài Gòn giải phóng hôm nay rút tít “Nâng cao quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Trung Quốc”, còn báo Người Lao Động là “Đưa quan hệ Việt-Trung vào chiều sâu”. Một đằng bảo nâng cao lên, một bên bảo quan hệ sâu hơn nữa, thích quá là thích. Sướng cực.

Sướng chớ, ai không sướng như bác Nguyễn Thông, tất nhiên tui cũng sướng. Sướng nhất là khi thấy Thủ tướng mình với ông Đới Bỉnh Quốc ăn mặc hệt như nhau, xiết chặt tay nhau, mỉm cười thắm thiết.

Sướng rứa nhưng vẫn lo lo, vì rốt cuộc Tàu vẫn là Tàu, tham vọng vẫn là tham vọng, bá quyền vẫn là bá quyền. Lại nhớ câu của nhà báo Huy Đức: “Tàu thì lạ sự hèn hạ thì quen”… lo quá là lo.

Cho nên miệng thì muốn hát vang bài hát Việt Nam Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông của bác Đỗ Nhuận nhưng đầu óc cứ vẩn vơ câu ca mạ tui hát ngày xưa.

Rứa đo rứa đo, hu hu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét