CXN_Chính Phủ Hậu Cộng Sản_Vì sao chuyện thua lỗ 3.000 tỉ vnd của ALC2 không bao giờ xẩy ra nếu ALC2 là công ty cổ phần hóa niêm yết ở TTCK???
Tháng Tư 23, 2011
Châu Xuân Nguyễn
Tôi sẽ bắt đầu viết một loạt bài (có thể cả trăm, cả ngàn bài) về những chiến lược cụ thể của một Chính Phủ hậu Cộng sản (vì tôi biết chắc rằng không bao giờ thay đổi được bọn bất tài tham nhũng, ngu xuẫn, ăn hại đái nát này).
Tôi xin tuyên bố rằng tôi không có tham vọng tham gia chinh trị trong 1 Chánh Phủ hậu Cộng Sản nhưng tôi chỉ viết lên những kinh nghiệm sống 36 năm ở một thể chế tự do, dân chủ, kinh tế thịnh vượng nhất nhì thế giới để cho một CP tương lai hậu CS theo đó mà vận hành đất nước.
Nếu đây là những đường lối mà được đại đa số dân tộc VN ủng hộ (như đại đa số bạn đọc của tôi ủng hộ trên trang này) thì những cẩm nang này sẽ được người dân embrace (tự trang bị cho chính mình) và từ đó, bất cứ ai là thành phần Chính Phủ sẽ phải bị buộc (hậu Cộng sản phải là tự do, dân chủ thật sự, phải tuân thủ ý kiến của đại đa số người dân) biến những đường lối này thành Chính Sách (Policy Direction) cho tương lai của dân tộc VN.
Những bài viết của tôi, hơn 1100 bài viết, chưa bao giờ gặp những phản đối nặng nề của 2 phía (dĩ nhiên phía CAM lúc đầu phản đối linh tinh, nhưng khi những bài này quá giới hạn hiểu biết của CAM thì họ không còn phản đối nhiều nữa, chỉ lẻ tẻ và phần nhiều về những con số linh tinh, không thực chất của bài viết)
Tôi xin đi vào chủ đề…
Người VN chúng ta thường có câu: “Đồng tiền đi liền núm ruột”. Câu này không những đúng với người VN mà đúng với tất cả dân số của thế giới.
Trước hết tôi xin nói sơ về cơ cấu của Công ty cổ phần niêm yết mà bây giờ phần lớn dân VN đều quen biết. Công ty cổ phần (đăng ký trên TTCK địa phương) có một trăm triệu cổ phiếu (cp), bầu một Hội đồng quản trị (HĐQT) với 10 thành viên thí dụ. 10 thành viên này là những người nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất trong công ty (có khi 30%, 50%, 70% tùy theo cơ cấu của công ty (share holders structures, thí dụ có những công ty nguyên thủy là 1 người sáng lập, giữ 70%, bạn bè, người thân 20%, 10% bán cho công chúng, có những công ty được IPO tức là bán tất cả cho công chúng, có người giữ được 2%. Có người 3% là cao nhất, có người chỉ mua được 0.001% v.v..với cơ cấu này thì HĐQT có 10 người bình quân 3% thì chỉ nắm 30% của công ty, còn lại 70% là của công chúng).
Khi giá cp lên xuống trên TTCK là ảnh hưởng trực tiếp tới tài sản của HĐQT này. HĐQT bổ nhiệm TGĐ để vận hành công ty (runs day to day operation of the company). Bổn phận của HĐQT là chỉ đạo đường hướng công ty đi một cách tổng quát như chú tâm xuất khẩu thị trường ABC, giảm sản xuất những món hàng RST vì có công ty CDE có lợi thế hơn chúng ta v.v..
Như chúng ta đều biết, cp tăng gấp 10 lần hay bên Mỹ, thậm chí cả trăm lần là chuyện thường tình, và ngược lại khi giảm cũng thế.
Điều này có nghĩa là HĐQT, nếu công ty vận hành tốt thì tài sản gấp 10 hay nghèo đi 10 lần cũng là chuyện thường. Ví TGĐ là người trực tiếp làm cp tăng hay giảm trên thị trường nên HĐQT cho những bổng lộc rất nhiều cho 1 TGĐ giỏi, tài năng như stock options tức là nếu anh giỏi, trong 12 tháng nữa anh sẽ được mua 1 triệu cổ phiếu bằng giá ngày hôm nay là usd 1/cp (nếu TGĐ giỏi, giá lên 5 usd/cp 12 tháng sau thì TGĐ có thu nhập nhiều nên TGĐ phải cố gắng thật nhiều. Nếu trong 12 tháng, giá cp là dưới 1 usd thì TGĐ không bị bắt buộc phải mua).
Trong nhân sự của công ty, TGĐ không biết nhân viên nào có cp hay không và có bao nhiêu. Chính vì điều này nên TGĐ không dám lươn lẹo, vì ở Úc, ai cũng biết khi lươn lẹo, chính thư ký mình biết, cô ấy bán hết cp rồi lên TV, báo đài mà phanh phui, lúc đó TGĐ và HĐQT đều chịu thiệt vì công chúng sẽ tẩy chay công ty bằng cách tranh bán, cp sẽ sụt gấp 5 hay 10 là chuyện thường.
Về mua bán cp, ai cũng biết là lời ăn lỗ chịu, khi gặp thằng TGĐ bất lương, chúng ta có quyền bán tống bán tháo cp trong tay trong vòng vài phút, và ngược lại, khi có TGĐ thanh liêm, giỏi thì chúng ta cũng có quyền tranh mua cp trong vòng vài phút. TTCK Mỹ, Úc, cp lên giá vì công ty vừa bổ nhiệm CEO (TGĐ) giỏi là chuyện hiển nhiên, vì vậy những CEO nổi tiếng “sát thủ” (làm công ty gọn nhẹ, tăng lợi nhuận bằng cách giảm biên chế mạnh) thì lương hàng năm cả trăm triệu usd là chuyện có thể xẩy ra, không thường nhưng có xẩy ra rồi…
Khi TGĐ lươn lẹo, công ty thất thoát thì công ty phá sản (có luật phá sản) nên tất cả thành viên có cp công ty đều phải cắn răng mà chịu (nguyên tắc lời ăn lỗ chịu mà), TGĐ đi tù. Vì nguy cơ lươn lẹo là có nên CT HĐQT phải lựa chọn rất kỹ TGĐ, có quá trình, có tài năng và không những thế, phải gài vào những người có chưc năng giám sát TGĐ (tiếng Anh là “check and balances”).
Chuyện bổ nhiệm TGĐ của tập đoàn và tổng công ty ở VN là tùy thuộc vào thằng nào lại quả Nguyễn Tấn Dũng nhiều thì thằng đó được bổ nhiệm, tài năng hay không thì không thành vấn đề nữa vì có thua lỗ cũng không phải tiền của Nguyễn Tấn Dũng thì xót xa làm gì ???
Với những kiến thức như thế, sau đây là những lý do mà lươn lẹo khó thực hiện được trong 1 công ty cổ phần niêm yết:
HĐQT phải chắc chắn khi bổ nhiệm TGĐ vì khi lươn lẹo xì ra công chúng, cp rớt giá còn 1/10 là chuyện thường, thiệt hại vài trăm tỉ vnd tới vài ngàn tỉ vnd là có thể, trong khi móc ngoặc với TGĐ chỉ được chia 75 tỉ như thằng TGĐ ALC2 này, không đáng…
Thằng TGĐ này biết có những cơ chế mà nó không mua chuộc được nên không dám. Còn ở TCT nhà nước, nó mua Bộ Trưởng vài tỉ vnd cũng được, mua Nguyễn Tấn Dũng vài chục tỉ cũng được… Nguyễn Tấn Dũng có lo cho tài sản nhân dân đâu. Nhưng nếu nó móc ngoặc với CT HĐQT thì khó, vì tài sản của CT HĐQT gấp trăm hay gấp ngàn lần tiền móc ngoặc.
Những thằng có khuynh hướng lươn lẹo thì HĐQT chắc chắn không dám bổ nhiệm vì HĐQT phải vì “đồng tiền của mình đi liền khúc ruột” chứ.
Và sau đây là lý do tại sao tất cả chính đảng Úc, Tự do, Lao động đều kinh hãi mà không giữ công ty quốc doanh như tập đoàn và tổng công ty (đây cũng là điều tôi vận động dẹp bỏ từ ngày tôi viết blog, đây là cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”).
Khi công ty quốc doanh thua lỗ, nhà nước phải trả nợ, không áp dụng luật phá sản được.
Khi một thành viên (trong cả trăm thành viên, như tàu của một đơn vị nhỏ của Vinalines bị TQ bắt giữ vì đơn vị này thiếu tiền TQ) của Công ty quốc doanh thiếu nợ không trả, thì cả thế giới có quyền giam giữ tài sản của bất cứ đơn vị quốc doanh nào để bắt chủ phải thanh toán nợ.
Khi Chính phủ phải gánh nợ thua lỗ của Công ty quốc doanh thì người dân sẽ phản ảnh qua lá phiếu, Chính Phủ sẽ chắc chắn thất cử lần sau.
Tiền lời của quốc doanh không nhiều nhưng lỗ thì bất tận, như Vinashin, lời vài trăm tỉ vnd, lỗ thì là 120.000 tỉ vnd, ALC2 này cũng vậy.
Cơ chế giám sát ngay cả của CP Úc cũng lỏng lẻo vì nguyên tắc “Đồng tiền đi liền núm ruột” không được tuân thủ.
Khi Công ty cổ phần phá sản, không ai đổ tội cho chinh phủ hay chinh đảng được, lời ăn lỗ chịu.
CP Úc không có lý do gì để làm chủ doanh nghiệp. Chính phủ Úc chỉ cần thông qua Hạ viện, một chữ ký có thể mỗi năm thu lợi nhuận nhiều hơn doanh nghiệp. Một thí dụ, người Úc đều biết rằng với những chinh sách thuế của CP, mỗi năm CP thâu 65% thuế (lợi nhuận, VAT, thuế lương bổng (payroll tax), thuế thu nhập cá nhân) trên tổng số tiền lời của Công ty lắp ráp xe hơi, công ty chỉ còn 35% tổng lợi nhuận.
Khi công ty lắp ráp này phá sản, sẽ có một công ty khác thay thế và sẽ đóng thuế ít hơn 1 chút.
Úc không bao giờ sợ rằng không có chính phủ lập công ty, tư nhân không đủ vốn lập. Nếu VN không có Tập đoàn Điện, sẽ có tư nhân điện (đang hình thành), không có vinashin, sẽ có công ty đóng tàu tư nhân lần lần lớn mạnh, công ty khai thác dầu khí, hằng trăm công ty tư nhân dầu khí Mỹ sẽ nhẩy vào. Nói chung, nguyên tắc kinh tế thị trường tự do, (không “định hướng xã hội chủ nghỉa”) thì nơi nào phát sinh lợi nhuận, nơi đó sẽ có kẻ nhẩy vào.
Melbourne 23.04.2011
Liên tiếp nhiều “ông lớn” thua lỗ bạc tỷ
Cập nhật lúc 21/04/2011 06:15:00 AM (GMT+7)
Vụ việc Công ty cho thuê tài chính 2 (ALCII), bị phát hiện thua lỗ nặng hàng nghìn tỷ đồng mới đây đã khiến nhiều người phải “rùng mình”. Như vậy, chỉ trong vòng một năm qua, đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn bị phát hiện thua lỗ nặng.
ALCII khiến 30 tổ chức tài chính liên lụy.
Kết thúc đợt kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009 của Agribank, Kiểm toán Nhà nước phát hiện hàng loạt sai phạm. Trong đó chỉ riêng công ty con của Agribank là ALCII đã để thua lỗ tới 3.000 tỷ đồng trong năm 2009. Đơn vị này còn có khả năng lỗ tiềm ẩn đối với khoản tiền đầu tư tài sản cho thuê trị giá gần 4.600 tỷ đồng bị quá hạn, phải gia hạn nhiều lần (trong đó Kiểm toán Nhà nước tạm nêu ra số lỗ tiểm ẩn khoảng 1.266 tỷ đồng).
Công ty ALCII là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Agribank, chức năng chủ yếu là cho thuê tài chính, thực hiện bảo lãnh trong những trường hợp có liên quan đến lĩnh vực cho thuê tài chính, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp để đầu tư trang thiết bị, đổi mới máy móc, công nghệ…
Trong hoạt động huy động vốn, ALCII đã vi phạm các quy định huy động tiền gửi ngắn hạn. Trong hai năm 2008 – 2009, công ty này huy động 6 hợp đồng tiền gửi dưới 12 tháng với số tiền trên 510 tỷ đồng nhằm đáp ứng khả năng thanh toán cho các khoản cam kết đầu tư, cho thuê của công ty. Bên cạnh đó, công ty trả lãi cho khách hàng không đúng thỏa thuận theo hợp đồng, gây thiệt hại trên 1,1 tỷ đồng. Công ty huy động 26 hợp đồng trị giá hơn 1.300 tỷ đồng với mức lãi suất trên 17,5% một năm, vượt trần lãi suất quy định của Agribank.
Thực tế, ALCII hoạt động thua lỗ nhiều năm liền trước đó và đến năm 2007 đã bị phát hiện, tuy nhiên, công ty mẹ là Agribank lại đứng ra bảo lãnh và bơm vốn cho đơn vị này.
EVN lỗ nặng và nợ chồng chất
Mới đây, nhân việc kiến nghị tăng giá điện, EVN tiếp tục kêu đang chịu lỗ nặng và lấy lý do là bởi giá điện bán ra vẫn thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Thực ra không phải đến năm nay EVN mới kêu bị thua lỗ, trước đó tổng kết năm 2010, EVN đã chính thức công khai tuyên bố tập đoàn lỗ hơn 8.000 tỷ đồng. Điều này khiến dư luận hết sức quan tâm bởi lẽ hiện nay EVN đang là nhà độc quyền cung cấp điện tại thị trường Việt Nam, không hề có một đối thủ cạnh tranh nào khác, việc thua lỗ trong kinh doanh khó lòng có thể chấp nhận.
Đầu tháng 4/2011, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thông báo, EVN đang nợ PVN khoảng 5.000 tỷ đồng. Số nợ đọng này chủ yếu là do EVN mua điện từ Tổng công ty Điện lực dầu khí (thuộc Tập đoàn PVN) và vẫn chưa thanh toán hết. Chưa kể, vừa mới đây, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã “loan báo” về việc EVN đang nợ tiền mua điện và tiền mua than. Tính đến 31/3, EVN còn nợ TKV hơn 1.600 tỷ đồng. Như vậy, EVN hiện không chỉ lỗ nặng mà còn mang nợ chồng chất.
Rồi vài ngày trước, việc Tập đoàn FPT quyết định rút lại kế hoạch đầu tư vào EVN với mục tiêu ban đầu là mua lại 60% cổ phần của EVN (tuy nhiên Chính phủ chỉ duyệt cho phép EVN bán 49% cổ phần), đã một lần nữa đẩy EVN lâm sâu vào bế tắc. Bởi trước đó, tập đoàn này rất hy vọng rằng với số vốn đầu tư của FPT, EVN sẽ vực dậy được lĩnh vực viễn thông vốn đang chịu nhiều thua lỗ nhất. Ngay cả số tiền đặt cọc 12% (tương đương hơn 700 tỷ đồng), giới chuyên gia và người trong cuộc đều cho rằng, FPT sẽ sớm thu hồi lại, vì nhiều điều khoản trong hợp đồng đã thay đổi.
Nguyên nhân thua lỗ của EVN từng được giới chuyên gia mổ xẻ và nguyên nhân chính là do việc quản lý điều hành quá yếu kém, chiến lược đầu tư kinh doanh phạm phải sai lầm nghiêm trọng. Cụ thể, đó là việc đầu tư ngoài ngành tràn lan, đặc biệt tập đoàn này đã mạo hiểm dốc tiền vào viễn thông khi lĩnh vực kinh doanh này lúc đó đã trong tình trạng bão hòa. Đầu tư vào lĩnh vực viễn thông với một số vốn không nhỏ, trong khi không đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác cả về cơ sở vật chất lẫn dịch vụ như Viettel, VinaPhone, MobiFone, đã khiến EVN rơi vào thế “đâm lao đành theo lao”, đã lỗ ngàng càng lỗ nặng.
Gần đây, có tin Tập đoàn VTC sẽ nhảy vào “thế chân” FPT khi mua cổ phần của EVN với mức 12%. Tuy nhiên, trả lời báo chí về vấn đề này, ông Lê Khả Dân, Phó tổng giám đốc VTC, khẳng định: “VTC chưa phát ngôn chính thức về vấn đề này”. Qua đó cho thấy, cơ hội dành cho EVN vực khỏi thua lỗ và khủng hoảng không thực sự nhiều.
Mỗi ngày Petrolimex mất hơn 7.000 tỷ đồng
Mỗi ngày Petrolimex mất hơn 7.000 tỷ đồng
Trong khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam liên tiếp chịu thua lỗ từ năm 2010 đến nay thì tình hình đầu tư kinh doanh của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Ptrolimex) trong mấy tháng đầu năm 2011 cũng không khả quan hơn. Từ giữa tháng 2, trong cuộc gặp giữa Thường trực Chính phủ với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Tổng giám đốc Petrolimex, ông Bùi Ngọc Bảo công bố, với mức giá xăng bán ra trên thị trường thời điểm đó so với giá nhập khẩu (thời điểm tháng 2) thì mỗi ngày Petrolimex phải chịu lỗ hơn 7.000 tỷ đồng.
Tổng kết quý I mới đây, Petrolimex cho biết, thống kê nhanh của đơn vị cho thấy, tính đến ngày 31/3, tổng công ty này đã lỗ 2.650 tỷ đồng từ việc bán xăng dầu. Nếu như EVN thua lỗ được cho là do sai lầm về chiến lược đầu tư kinh doanh thì với Ptrolimex nguyên nhân thua lỗ do đâu, liệu có phải là chỉ do xăng dầu bán ra trong nước bị kìm giá như phía Petrolimex nói? Vậy việc Chính phủ lập Quỹ Bình ổn giá xăng và từ trước tới nay, giá xăng vẫn luôn luôn được điều chỉnh tăng theo cơ chế thị trường (cụ thể chỉ trong một tháng trước, xăng tăng giá 2 lần) không có ý nghĩa gì? Câu trả lời có lẽ còn đợi phía cơ quan chức năng, kiểm toán vào cuộc.
Những ngày cuối tháng 7, tháng 8/2010, báo chí trong nước đồng loạt đăng tải nhiều bài vở phê phán việc quản lý và hoạt động của tập đoàn Vinashin, khi tập đoàn này để khoản thua lỗ và nợ nần lên tới 80.000 tỷ đồng, một con số khiến cả nước phải kinh hoàng. Nguyên nhân kinh doanh thua lỗ là do Vinashin đầu tư dàn trải, việc quản lý dự án, công nợ, dòng tiền… còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tuy nhiên, cũng như vụ ACLII của Agribank, giới chuyên gia và nhiều người cho rằng, đây không chỉ là vấn đề quản lý yếu kém, trình độ có hạn, mà còn là sự biến tấu của đồng tiền của nhà nước một cách không minh bạch.
Tập đoàn này từ ngày 1/7 đã trở thành Công ty TNHH Một thành viên với số vốn điều lệ 14.655 tỷ đồng. 12 công ty con của Vinashin cũng sẽ được chuyển sang các Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Ngoài những doanh nghiệp Nhà nước lớn kể trên, rất nhiều doanh nghiệp hoặc công ty con của các doanh nghiệp Nhà nước khác cũng đã và đang rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Theo số liệu Kiểm toán Nhà nước công bố vào cuối năm 2010, kết quả kiểm toán 183 trong số 242 doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc 20 tổng công ty nhà nước cho thấy, chỉ 88% (161/183) doanh nghiệp có lãi. Tổng lợi nhuận trước thuế của 20 tổng công ty nhà nước này đạt hơn 16.600 tỷ đồng.
Các tổng công ty bị thua lỗ khá lớn có thể “điểm mặt” như Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng lỗ lũy kế tính đến 31/12/2008 là 39 tỷ đồng, Tổng Công ty Công trình giao thông 6 lỗ gần 68 tỷ đồng, lỗ lũy kế 149 tỷ đồng, Tổng Công ty Cà phê tuy báo cáo lãi 199 tỷ đồng nhưng lỗ lũy kế 525 tỷ đồng.
Ngoài ra, thời điểm đó, Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện nhiều tổng công ty tồn tại các khoản nợ lớn khó đòi như Tổng Công ty Lương thực miền Nam có khoản nợ khó đòi 56 tỷ đồng, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội: 51,2 tỷ đồng, Công ty Thương mại và Xuất khẩu Viettel (thuộc Tập đoàn Viettel): 79 tỷ đồng…
(Theo Đất Việt)
(Theo Đất Việt)
Mỗi ngày Petrolimex mất hơn 7.000 tỷ đồng
Trong khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam liên tiếp chịu thua lỗ từ năm 2010 đến nay thì tình hình đầu tư kinh doanh của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Ptrolimex) trong mấy tháng đầu năm 2011 cũng không khả quan hơn. Từ giữa tháng 2, trong cuộc gặp giữa Thường trực Chính phủ với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Tổng giám đốc Petrolimex, ông Bùi Ngọc Bảo công bố, với mức giá xăng bán ra trên thị trường thời điểm đó so với giá nhập khẩu (thời điểm tháng 2) thì mỗi ngày Petrolimex phải chịu lỗ hơn 7.000 tỷ đồng.
KENT
Tháng Tư 23, 2011 lúc 10:09 | #3
1 hoặc 2 Công ty nhà nước kêu lỗ thì có thể chấp nhận do người quản lý ở đơn vị đó yếu kém,nhưng với hàng trăm Công ty lớn nhỏ bị lỗ nặng thì do cơ chế thối nát của ĐCS độc tài tham nhũng gây ra hủy hoại đất nước. Đây là những bằng chứng đớn đau cho những ai còn tin vào chế độ CS độc Đảng là ưu việt,là sáng suốt…Còn tôi chỉ biết nói rằng chế độ CS là cái con KẸC.
Huy Vũ
Tháng Tư 23, 2011 lúc 10:23 | #5
Đảng CS là một tổ chức maphia cướp quyền của toàn dân vì vậy các tập đoàn DNNN trong thể chế CS là các tổ chức kinh doanh cướp tiền của dân để nuôi sống Đảng và làm giàu cho các quan chức của đảng CS.
Các tập đoàn DNNN không có sở hữu chủ cá nhân cụ thể, kinh doanh bằng tiền đóng thuế của dân nhưng hoạt động theo đường lối nghị quyết đảng….ngoài vòng kiểm soát của luật pháp, của quyền lực toàn dân.
Không có động lực cạnh tranh, không có giám sát minh bạch, điều hành kinh doanh bởi độc quyền thoái hóa, động lực lớn nhất của Tập đoàng DNNN là dối trá và tham nhũng để kiếm lợi cá nhân.
Cướp cắp tiền dân, kinh doanh không hiệu quả, vỡ nợ luôn luôn là điều tất nhiên của mọi DNNN trong thể chế CSVN.
Dẫn đến chính phủ CS phải cưỡng bức hành hung đàn áp giết hại nhân dân, làm nghèo suy yếu đất nước, phải hèn hạ quy phục bán nước cho TQ, phản lại dân tộc.
h.anh
Tháng Tư 23, 2011 lúc 11:14 | #7
Nguyễn Tấn Dũng từng nói chính các tập đoàn kinh tế quốc doanh nắm vai trò chủ đạo trong việc vực dậy nền kinh tế.. nhưng qua một loạt biến cố vừa qua hay có thể bắt đầu từ VINASIN đã chứng minh hoàn toàn ngược lại, ĐÃ CÓ MỘT DỰ BÁO sau VINASIN sẽ còn nhiều VNs nữa…Đất nước đã quá be bét dưới bàn tay của đảng này. Thế mà chúng vẫn cố tình bưng bít, hay nỏ mồm chèo chống nhằm chấn an dư luận. Không biết cuối năm nay thắng lợi của đảng ta sẽ là gì.
cát tường
Tháng Tư 23, 2011 lúc 11:49 | #8
có chủ trương cổ phần chứ..thậm chí còn hô hào ỏm tỏi.
Nhưng cổ phần hóa ở chổ xương thôi..còn cái nạc thì ba Dũng đâu dám buông ra..thì ăn lại quả chổ nào..và còn đút vào miệng cái đám quan chức bộ,tổng,cục nữa chứ…
Vì làm kinh tế mà còn tư duy nữa vời như ba Dũng là tự tử. Đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của kinh tế hiện đại. Chỉ tội cho dân nghèo ..Trời mưa đất chịu ..buồn thay..
Nhưng cổ phần hóa ở chổ xương thôi..còn cái nạc thì ba Dũng đâu dám buông ra..thì ăn lại quả chổ nào..và còn đút vào miệng cái đám quan chức bộ,tổng,cục nữa chứ…
Vì làm kinh tế mà còn tư duy nữa vời như ba Dũng là tự tử. Đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của kinh tế hiện đại. Chỉ tội cho dân nghèo ..Trời mưa đất chịu ..buồn thay..
cát tường
Tháng Tư 23, 2011 lúc 12:01 | #9
Đảng ta,chính phủ ta…Hô hào định hướng xhcn nhằm che giấu thủ đoạn nắm giử cái xương sống kinh tế vn. Nhưng than ôi. Kinh tế nó có quy luật của nó nhưng mấy ông này quá giỏi nên phải lận đận vì những hậu quả của duy ý chí..giả sử không có tham nhũng thì chủ trương nhà nước quản lý kinh tế như mấy ông này cũng phá sản mà thôi.
Tháng Tư 23, 2011 lúc 15:34 | #12
KENT :
1 hoặc 2 Công ty nhà nước kêu lỗ thì có thể chấp nhận do người quản lý ở đơn vị đó yếu kém,nhưng với hàng trăm Công ty lớn nhỏ bị lỗ nặng thì do cơ chế thối nát của ĐCS độc tài tham nhũng gây ra hủy hoại đất nước.Đây là những bằng chứng đớn đau cho những ai còn tin vào chế độ CS độc Đảng là ưu việt,là sáng suốt…Còn tôi chỉ biết nói rằng chế độ CS là cái con KẸC.
Chào bạn Kent,
Ý bạn nói là con Két, đúng ko ??? Bạn viết sai chính tả rồi nhá…
Chính xác là tôi kêu gọi cắt đuôi “định hướng XHCN” này 2 năm rồi, nếu lúc đó áp lực bào chí và QH mạnh mẽ thì giờ đây dân tộc VN đâu có thua lỗ te tua như thế này…Tham nhũng, bất tài, ngu xuẫn và ăn hại đái nát, đó là đặc tình của bọn CS này,
Nếu bạn muốn DCS giải thể sớm thì đọc và cổ động trang này,
Thân ái,
Chau Xuan Nguyen
Ý bạn nói là con Két, đúng ko ??? Bạn viết sai chính tả rồi nhá…
Chính xác là tôi kêu gọi cắt đuôi “định hướng XHCN” này 2 năm rồi, nếu lúc đó áp lực bào chí và QH mạnh mẽ thì giờ đây dân tộc VN đâu có thua lỗ te tua như thế này…Tham nhũng, bất tài, ngu xuẫn và ăn hại đái nát, đó là đặc tình của bọn CS này,
Nếu bạn muốn DCS giải thể sớm thì đọc và cổ động trang này,
Thân ái,
Chau Xuan Nguyen
Nói đúng quá thôi ai cãi được,vấn đề bây giờ là làm sao để lật đổ được nó đây?dân đen chúng tôi kiếm đủ ăn cũng te tua rồi!
Trả lờiXóa@ hoang thang: Lật đổ là chuyện lâu dài, có thể chúng ta không được thấy ngày ấy, nhưng muốn có ngày ấy thì mỗi chúng ta phải tuyên truyền, giải thích cho những người còn chưa hiểu. Số đông hiểu rùi thì chế độ giả dối CS ắt phải đổ - con cháu chúng ta sẽ có cơ hội hưởng hạnh phúc!.
Trả lờiXóaphải trải qua một cuộc mua xương bán máu như 2 cuộc chiến tranh lịch sử thì mới thấy ngày sáng sủa,nhưng những thế hệ đã qua để con cháu họ đc sung sướng thì chúng ta chẳng tiếc gì cái thân này vì 2 tiếng Việt Nam
Trả lờiXóatại sao không phải bây giờ,người bạn 4 tốt của ĐCS tuy rằng kinh tế hùng cường,nhưng chỉ là mặt nổi,thực tế thì nội tại còn rất rất nhiều vấn đề mà tàu không thể làm ngơ rồi dùng súng ống,các nước khác trên thế giới cũng sôi sục khí thế chống cai trị độc đoán,đòi dân chủ thực sự...những sự kiện đó ảnh hưởng mạnh đến nhận thức của người Việt..v...v..mô hình "định hướng XHCN" đã bộc lộ quá nhiều điểm bất cập mà ĐCS đang cố bưng bít,nhưng không vì thế mà những hậu quả đó không chạm đến nhận thức của nhân dân...phải chăng giờ cáo chung cho ĐCS đã đến,thiết nghĩ tôi sẽ đc chứng kiến cái ngày đó.!!cám ơn những bài viết tâm huyết của các tác giả
Trả lờiXóa