Nhãn

7 tháng 4, 2011

083. Dung Quất - gánh nặng vì ngu muội

Dung Quất: Con số đầu tư có thật sự sinh lời?
Posted on Tháng Tư 7, 2011 by ddkt
Trang dudoankinhte xin giới thiệu loạt bài về nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhân dịp tình hình giá xăng dầu biến động và Petrolimex liên tục kêu lỗ, trong khi vai trò của Dung Quất thì vẫn mập mờ chưa thấy đâu.

Kì 1: Con số đầu tư có thật sự sinh lời?

Lọc dầu không phải là công nghệ gì mới, cao cấp, do đó mức value-added RẤT thấp.
Để so sánh:
http://www.nytimes.com/2007/02/28/business/28auto.html
Toyota đầu tư 1,3 tỉ USD vào nhà máy sản xuất 150 ngàn xe hơi/năm. Đó là giá năm 2007.
Đầu tư 6 tỉ USD, tức 4,6 lần nhà máy trên đây, thì phải sản xuất 700.000 xe hơi 1 năm, mỗi chiếc cho là trung bình 25k USD, thì giá trị thành phẩm lên đến 17,5 tỉ USD.
Lọc 1 thùng dầu chỉ lời cao lắm 5 USD, 1 tấn 35 USD.
6 tỉ USD, chỉ tính tiền lời đã 600 triệu USD, tiền chi phí vận hành ít nhất 20% tức tổng cộng phải có gross profit trên 2 tỉ USD/năm, phải lọc trên… 50 triệu tấn dầu/năm mới gọi là huề vốn, chưa tính thuế.
Đầu tư thì có, NHƯNG KHÔNG TỚI 6 tỉ USD, và tiền lời RẤT THẤP cho phía VN.
6 tỉ USD cho 1 nhà máy lọc dầu là con số LÁO KHOÉT.
—————————–
Và cũng để so sánh, NMLD DQ hiện ĐÃ ngốn 3,3 tỉ USD, phải lọc trên 20 triệu tấn dầu hàng năm mới có lời, đang khi công suất chỉ 6 triệu tấn.
Cho thấy, nhà máy này đang lỗ rất nặng, và trong thời gian tới sẽ còn lỗ nặng cho dù không tính tiền lời cho số 2,3 tỉ USD tự bỏ vào.
Chỉ tính số 1 tỉ USD vay mượn cũng khó đủ tiền trả vốn lời.

Dung Quất: Việt Nam lãng phí nhiều cơ hội vàng từ TOTAL.
bởi Dự đoán kinh tế Việt Nam vào ngày 06 tháng 4 2011 lúc 7:16 chiều
Kì 2: Việt Nam lãng phí nhiều cơ hội vàng từ TOTAL.
  
Ở bài trước tôi ghi, chỉ cần 1,3 tỉ USD là Toyota đủ mở xưởng lắp ráp xe hơi, làm ra mỗi năm 150 ngàn chiếc.

Theo Purchasing Power Parity thì giá hàng tại Mỹ cao hơn tại VN gấp 3 lần, do đó tại VN 1 xưởng tương đương chỉ tốn khoảng 400 triệu.

"Nhà máy lọc dầu giá 6 tỉ USD", trừ khi làm ra sản phẩm lời như ráp 1,8 triệu chiếc xe hơi thì họ mới làm.

Cho dù cãi chày cãi chối thế nào, PPP VN = PPP Mỹ, v.v... thì 6 tỉ USD cũng phải làm ra sản phẩm đem lời tương đương với ráp 700 ngàn chiếc xe hơi hàng năm.

-------------------------------

Lọc dầu KHÔNG đem lại kỹ thuật nào mới cho VN. Trên thế giới có hàng TRĂM nước có các nhà máy này, Thái lan còn có.

Như vậy, VN chẳng học được gì, có chăng là cách bấm nút cho đúng giờ.

Và do hầu hết "xứ nào cũng có", chẳng đem lại lợi ích KT nào đáng kể cả. Breaking even là may, huề vốn là may.

-------------------------------

TOTAL khi trước cất tại Vũng tàu có thể có lời, vì họ có chuyên gia riêng, nếu cần thì thuê VN, công nghệ họ có sẵn, phụ tùng do mua nhiều cái (ECONOMIES OF SCALE, http://en.wikipedia.org/wiki/Economies_of_scale) nên họ mua rẻ, ví dụ mua 10 cái pump giá mỗi cái chỉ 50% giá VN chỉ mua 1 cái.

TOTAL còn có thể đem phụ tùng tồn kho, còn mới tinh, đem qua VN. Hàng mua từ lâu, giá rẻ, không xài bị hư có thể phải đem bỏ, trong khi VN mua 1 cái thì giá rất mắc.

Nhiều phần trong nhà máy có thể tháo gỡ từ nhà máy nào khác đem qua VN, vì bên kia cần thay thế bằng công nghệ tốt hơn nữa. VN xài ké công nghệ cũ vài năm cũng không tệ.

Do đó, TOTAL cho dù BOT cũng có thể có lời, sau 20 năm giao lại VN không tốn 1 xu 1 cắc cũng có nguyên nhà máy xài được, thay vì hiện nay đút 3,3 tỉ USD vào DQ, cất cái còn thua xa cái TOTAL đã có thể cất xong từ... 1995, nay chỉ còn 5 năm là giao lại cho VN, FREE OF CHARGE.

-------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét