Glasnost!
Vào đầu tháng 4/2013, sau sự kiện những tờ nhật báo tư nhân
đầu tiên ở Mianmar được xuất bản lần đầu tiên trong nửa thập kỷ qua, ngay cả
vài nhà phân tích chính luận sắc sảo trên thế giới như báo Le Monde của Pháp vẫn
chưa hết ngạc nhiên về điều được coi là đổi thay ngoạn mục ở đất nước này.
Sự ngạc nhiên của Le Monde cũng làm cho thái độ kinh ngạc của
giới phân tích quốc tế biến thành một thực thể chứ không còn là cảm giác huyễn
hoặc của hai năm trước đây.
Rõ như ban ngày, chỉ sau hai năm kể từ khi chính quyền quân sự chính
thức bị chôn vùi, tự do báo chí đã trở thành một thực dẫn sống động, trái ngược
với tâm thế bị bịt miệng trong dĩ vãng.
Một lần nữa, các nhà bình luận phải nhắc lại từ “Glasnost”
đã và đang diễn ra một cách kế thừa ở Mianmar.
Trong ngữ nghĩa tiếng Nga, “Glasnost” có nghĩa là “Công
khai hóa” – một chính sách minh bạch hóa đến mức tối đa các hoạt động của
cơ quan nhà nước và tự do thông tin cùng tự do ngôn luận tại Liên Xô, được đề
xướng bởi Gorbachev vào nửa cuối thập niên 1980.
“Glasnost”, theo một mục tiêu khác củs Gorbachev, cũng nhằm
giảm bớt việc lạm dụng quyền lực của bộ máy trung ương đảng, đồng thời báo chí
ít bị kiểm duyệt và do đó tự do thông tin hơn.
Một nhà báo người Mianmar – ông Myo Thanh – vẫn chưa hết bồi
hồi khi ông không hề nghĩ là sẽ có một ngày được tự do như hiện nay, mà cứ nghĩ
ông phải sống lưu vong suốt đời ở nước ngoài.
Một nhận định trên báo chí Mianmar cũng đã lần đầu tiên
phác ra một con số sơ kết cho hai năm “Glasnost”: người dân Mianmar đã được tự
do đến 80%.
Tất nhiên, vẫn còn nhiều
thiếu sót rơi rớt của một nền hành chính đã từng bị lạm dụng quá nhiều trong ít
nhất một thập kỷ, chẳng hạn như trên nguyên tắc, nhân dân được quyền biểu tình,
nhưng giấy cho phép tổ chức biểu tình thì lại không được cấp. Hoặc còn những chủ
đề cấm kỵ như vấn đề dân tộc thiểu số hay vai trò của quân đội…
Nhưng 80% cũng là quá nhiều cho hiện tại và tương lai, nếu
đối chiếu với quá khứ cách đây không quá lâu và với cả những dân tộc mà mức độ
tự do chỉ ngang ngửa với tỷ lệ tăng trưởng GDP.
Le Monde cũng không quên nêu ra một bình luận: đối với giới
quan sát, khi tổng thống Thein Sein lên cầm quyền ở Mianmar, hiếm người có thể
tưởng tượng đất nước này có thể chuyển biến như hiện nay. Đa số người dân và giới
quan sát khi đó đều rất hoài nghi về việc thực hiện cải tổ. Còn những người bi
quan nhất luôn lo ngại cái được gọi là cải tổ chỉ là sự tô vẽ lại hình ảnh cho
chế độ cũ, hoặc một lớp sơn bóng dân chủ cho chế độ quân sự.
Nhưng thực tế đã khác hẳn, cho dù các bộ trưởng vẫn là cựu
quân nhân, và quân đội vẫn chiếm đến 25% ghế trong Quốc hội.
Xã hội dân sự!
Mọi chuyện bắt đầu biến động từ ngày 13/11/2011, khi lãnh tụ
đảng đối lập Aung San Suu Kyi được cựu tướng lĩnh quân đội Thein Sein ra lệnh
giải tỏa chế độ quản thúc.
Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà San Suu Kyi cũng vì thế
được phục hồi hoạt động, từ vị thế bị đặt ra ngoài vòng pháp luật nhiều năm
ròng trước đó.
Hành động của Thein Sein có lẽ đã gây ra phản ứng chỉ trích
về động cơ mị dân giả hiệu của ông, nếu không phải chính ông đã đề xướng một chủ
trương chưa từng có: hòa giải dân tộc, kèm theo việc phóng thích nhiều tù nhân
chính trị qua nhiều đợt liên tiếp.
Trong quá khứ, nhiều đợt bắt bớ liên tiếp của chế độ cầm
quyền độc tài đã làm cho nền chính trị và cả mặt bằng văn hóa của Mianmar bị biến
dạng thảm hại. Không bao gồm nhiều trường hợp blogger trên mạng như ở Việt Nam,
nhưng tại Mianmar lại thừa thãi số người muốn xuống đường.
Tiếp nối hành động trên, Thein Sein
cũng bày tỏ một cử chỉ quá xa lạ với chế độ độc tài và quân phiệt: kêu gọi những
người bất đồng chính kiến và đối kháng ở trong và ngoài nước cùng chung tay xây
dựng đất nước. Điều đó cũng có
nghĩa là vị thế của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ được nâng lên một mức độ cao
hơn nhiều: không những tồn tại một cách hợp pháp, tổ chức đối lập này còn nhận
được đề nghị hợp tác từ phía chính quyền Thein Sein. Thậm chí những tướng lĩnh
thủ cựu nhất trong quân đội cũng không phản ứng quá mạnh mẽ trước động thái
này.
Ngay sau đó, một cuộc bầu cử bổ sung vào Quốc hội Mianmar
đã được tổ chức, với 35 đảng tham gia. Trong đó, Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà Aung
San Suu Kyi chiếm đến 42 ghế, đưa bà trở thành nhân vật số 2 của đất nước này,
sau Thein Sein.
Hành động có thể coi là sự phối hợp đầu tiên giữa San Suu
Kyi với chính quyền đương nhiệm là một quyết định hủy bỏ hợp đồng thủy điện
Myitsone có giá trị đến 3,6 tỷ USD mà chính quyền trước đó đã ký với Trung Quốc,
với mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái của nhân dân.
Ở Mianmar, hầu như ai cũng biết việc Trung Quốc thèm khát
nguồn tài nguyên của đất nước này đến thế nào, và từ lâu đã làm nhiều cách để tạo
được chân đứng tại quốc gia này, kể cả mục tiêu biến Mianmar thành một thứ “sân
sau” của họ – cũng là một động cơ không thèm che giấu trong mối quan hệ “mười
sáu chữ vàng” với Việt Nam từ nhiều năm qua.
Vì thế, có thể coi hành động hủy bỏ hợp đồng khổng lồ với Trung Quốc là
một thái độ dũng cảm nhất, mà nếu không có tiếng nói của các phong trào nhân
dân và đảng đối lập, chính quyền của ông Thein Sein, dù có mang tính cải cách,
cũng khó bề tự quyết.
“Glasnost” ở Mianmar cũng
đã được thực thi một cách công khai và theo một lộ trình được xác định, chứ
không chỉ bằng những lời phủ dụ nói trước quên sau. Chế độ kiểm duyệt, vốn đã siết chặt báo chí Mianmar nhiều
năm qua, đã chính thức bị hủy bỏ. Thay vào đó, quyền tự do thông tin của báo
chí được ban hành.
Với tư cách là một thành phần trong xã hội dân sự, báo chí
được tự do trước và đã tạo nên hứng khởi cho những thành phần khác. Lần đầu tiên, chính quyền
có cơ chế mời trí thức và chuyên gia mọi ngành làm tư vấn cho chính phủ, lắng
nghe và thực hiện những đề nghị cải cách và phát triển của họ.
Xã hội dân sự lại xuất phát từ phương Tây chứ không phải bởi
Trung Quốc. Sự vận động lan tỏa rộng khắp của mô hình này ở Mianmar cũng cho thấy
quan điểm ngả dần về Mỹ và châu Âu của chính quyền đương nhiệm, thay cho sự lệ
thuộc khá lớn trước đó vào Bắc Kinh.
Trong tâm trạng của giới trí thức và “một bộ phận không nhỏ”
chính giới Mianmar, còn lâu mới có sự dung hợp giữa xã hội dân sự với Bắc Kinh,
cũng chẳng thấy
lối thoát nào cho những cá nhân tham nhũng sâu đậm của chính thể nếu cứ mãi đi
theo lối mòn hủ bại của những kẻ “bốn tốt”.
Và chắc hẳn đó là một sự lựa chọn khôn ngoan của những
chính khách biết làm chính trị.
Chia sẻ quyền lực!
Với nhiều chính khách biết làm chính trị trong chính quyền
độc đoán cũng như nền hành chính hủ hóa đầy tham nhũng, sự lựa chọn số một của
họ không ngoài mục tiêu “sáng ngời” là phải giữ bằng được mạng sống trước cơn
thịnh nộ của lớp dân chúng đói rách nhưng lại bị đè nén đến tận cùng.
Khách quan mà xét, quy luật cùng chuỗi phản ứng xã hội của
nhân dân luôn có thể làm đổi thay cả một chế độ chính trị – điều trước đó tưởng
như không thể thay đổi và cũng chẳng bao giờ bị “hồi tố”.
Chỉ giữ được thế đi dây
chính trị, những người khôn ngoan trong chính thể mới có thể nghĩ đến câu chuyện
bảo toàn khối tài sản kếch xù đã vơ vét được từ tiền đóng thuế của người dân và
do tất cả những gì mà đời sống tham nhũng “ấm no” đã mang lại.
Và cuối cùng, việc giữ được một phần quyền lực trong bối cảnh
phải chia sẻ phần còn lại cho phong trào dân chủ đối lập và nhân dân cũng không
phải là một phương án quá tệ, nếu so sánh với triển vọng phải sống lưu vong hoặc
mất trắng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét