Nhãn

9 tháng 4, 2013

737. Phạm Chí Dũng: Nợ xấu Việt Nam: Hiện tồn và biến ảo


Chịu ko kiếm ra tấm hình nào của Phạm Chí Dũng -- bạn nào có gửi nhá :-)
Trong khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình vẫn đang “nhảy múa” theo những con số nợ xấu, cận cảnh chết chóc có tính dây chuyền của ngân hàng lại có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế, vốn chỉ còn chân đứng rất mong manh.

Sau 9 tháng kể từ khi ý tưởng đầu tiên được thai nghén trong bối cảnh đầy tranh cãi, có thể mô hình “Công ty mua bán nợ quốc gia” sắp hiện hình.

Vào thượng tuần tháng 3/2013, trong một hội nghị triển khai các giải pháp tiền tệ ngân hàng tại Đà Nẵng, tác giả khai sinh ra ý tưởng trên là thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình đã cho biết từ đầu tháng, Bộ chính trị đã thông qua đề án xử lý nợ xấu và đề án thành lập công ty quản lý tài sản quốc gia.

Nếu không có gì thay đổi, hai đề án trên sẽ được Chính phủ phê duyệt trong nửa đầu năm 2013.

Khuất tất và biến hóa

Cần nhắc lại, trong buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ vào tháng 7/2012, chủ đề Công ty mua bán nợ quốc gia đã lần đầu tiên được một quan chức có trách nhiệm – Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam -  xác nhận thế chân đứng khá mơ hồ của nó. Trước cử tọa báo giới cùng nhiều câu hỏi nghi vấn, ông Đam cũng tỏ ra hoài nghi về gốc gác của con số 100.000 tỷ đồng vốn điều lệ của công ty này và cho rằng “có thể đã có một sự nhầm lẫn nào đó”.

“Sự nhầm lẫn” bị xem là khá tai hại trên lại khởi phát từ ý tưởng thành lập một công ty mua bán nợ có tầm vóc quốc gia với số vốn điều lệ lên đến 100.000 tỷ đồng – được thống đốc Nguyễn Văn Bình nêu ra tại kỳ họp Quốc hội vào trung tuần tháng 6/2012. Theo đó, Ngân hàng nhà nước sẽ có một đề án trình Chính phủ nhằm giải quyết tỷ lệ nợ xấu lên đến 10% trong khối ngân hàng – một số liệu hoàn toàn bất ngờ, tạo nên một chuyển biến hoàn toàn phi logic nếu so sánh với “lộ trình tăng nợ xấu” trước đó.

Lần đầu tiên tính từ phiên họp Quốc hội vào tháng 11/2011, người chịu trách nhiệm điều hành tín dụng của Ngân hàng nhà nước mới thừa nhận tỷ lệ nợ xấu lên đến 10%.

Nhưng trước đó chỉ hơn nửa năm, ông Nguyễn Văn Bình đã báo cáo tỷ lệ nợ xấu chỉ là 3,6%.

Kiểu cách công bố một số liệu quan yếu của tài chính tín dụng quốc gia như tỷ lệ nợ xấu – được báo giới mô tả là “nhảy múa” – đã khiến ngay cả những chuyên gia ôn hòa nhất cũng khó giữ được bình tĩnh với quan điểm và khẩu khí biến hóa của người đứng đầu Ngân hàng nhà nước.

Ngay sau khi xuất hiện đề xuất về Công ty mua bán nợ quốc gia vào giữa năm ngoái, một lần nữa rất nhiều ý kiến của giới chuyên gia, người dân, báo chí và cả quan chức đã phản bác gay gắt.
“Cứu ai và cứu để làm gì?” là chủ đề chính trong nhiều phản bác như thế.

“Tiền thuế của dân không thể dùng để mua nợ xấu ngân hàng” – viện sĩ Trương Công Phú, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục đầu tư phát triển, chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế thuộc Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam bức bối – “Nhân dân đóng thuế không phải để đi mua nợ, tại sao lại bắt nhân dân phải nai lưng ra gánh chịu những món nợ xuất phát từ những sai lầm của một nhóm người?”.

Bài học còn nóng hổi từ câu chuyện chuyển lỗ và đổ lỗ từ hoạt động kinh doanh thất bát và sai lầm lên đầu người dân vẫn còn nguyên đó – ứng với những minh họa khó tưởng tượng như Tập đoàn điện lực Việt Nam hay Tổng công ty kinh doanh xăng dầu Việt Nam.

Vậy tại sao ngân hàng lại “thích” bán nợ xấu? Cũng theo ông Trương Công Phú, nguy hiểm nhất của nợ xấu là bóng dáng của trục lợi, tham nhũng lấp ló đằng sau đó. Nếu bán được những món nợ ấy thì mọi tội lỗi của các nhóm lợi ích và tham nhũng sẽ được xóa hết, thậm chí còn được hợp pháp hóa những món nợ ấy. Sâu xa của vấn đề bán nợ là do các ngân hàng thương mại sợ khi cơ quan chức năng vào cuộc xử lý sẽ phát hiện ra những khuất tất và sẽ lòi ra nhiều chuyện khác.

Những khuất tất nào? Tựu trung, vẫn là câu chuyện còn trong bóng tối về nợ xấu bất động sản và sự biến hóa của điều được gọi là “nắn dòng chảy tín dụng”.

Quay quắt và nghi vấn

Không phải ngẫu nhiên mà vào cuối năm 2011, một báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đã tiết lộ con số dư nợ cho vay bất động sản thực chất lên đến 348.000 tỷ đồng, gấp 1,8 lần so với con số báo cáo của các ngân hàng thương mại là gần 200.000 tỷ đồng vào cuối năm 2011.

Số nợ xấu bất động sản cũng theo đó mà tăng gấp 8 lần so với số công bố của khối ngân hàng.

Gót chân Asin bắt đầu lộ ra, ở chính nơi mà trong một tâm thế hoang tưởng, người ta luôn tưởng tượng tình hình được củng cố một cách bền vững nhất.

Bắt đầu từ thời điểm sau quý 1/2012, hàng loạt ngân hàng đã buộc lòng phải tiết lộ thân phận nợ xấu của mình. Cũng theo báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 10 ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay bất động sản và xây dựng lớn nhất đã mang trên mình số dư nợ cho vay đến 147.000 tỷ đồng.

Nhưng có lẽ đó chưa phải là con số cuối cùng. Bởi nếu căn cứ vào số dư nợ cho vay 348.000 tỷ đồng của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và khả năng “biến mất” đến 50% như giới phân tích và bản thân một số ngân hàng thừa nhận về tình trạng nợ khó đòi, thì số nợ xấu bất động sản thực tế có thể lên đến 170.000 tỷ đồng.

Cũng lại diễn ra một đánh giá ngoại biên. Vào đầu năm 2013, trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn chìm trong cơn mộng du chưa sáng trời, sự xuất hiện của John Sheehan – thành viên của tổ chức giám định bất động sản hoàng gia Anh (FRICS) tại đất nước này có thể được ví như hình ảnh của “kẻ gieo rắc nỗi sợ hãi”.

Được giới thiệu là người có kinh nghiệm nghiên cứu về 4 chu kỳ phát triển và suy thoái của kinh tế châu Âu và các giai đoạn sụp đổ, phát triển của thị trường bất động sản ở 25 quốc gia trên thế giới, “kẻ gieo rắc nỗi sợ hãi” đã dành cho thị trường Việt Nam một lời bình đặc biệt: “Tôi chia thị trường thành ba giai đoạn: sau khi xảy ra khủng hoảng gọi là giai đoạn phủ nhận, thường khoảng 2 năm; giai đoạn xử lý vấn đề nợ xấu mất khoảng 4 năm; cuối cùng là khi thị trường phục hồi, mất chừng 6 năm. Việt Nam đang ở nấc “phủ nhận”.

Theo kinh nghiệm của John Sheehan, tỷ lệ nợ xấu thực bao giờ cũng cao gấp ít nhất 4 lần con số báo cáo. Với trường hợp Thái Lan vào năm 1996, người ta công bố tỷ lệ nợ xấu là 5%, nhưng đến khi khủng hoảng con số này đã nhảy vọt đến 50%. Hoặc trong trường hợp Irland, nếu năm 2007 nợ xấu được công bố với tỷ lệ 8% thì đến năm 2010, tỷ lệ này đã tăng đến 30% trong bối cảnh khủng hoảng tràn ngập.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành tại TP.HCM, cũng cho báo giới biết hiện có một lượng hàng tồn kho cực lớn đến khoảng 200.000 căn hộ trên cả nước, mà vì nhiều lý do doanh nghiệp không phản ánh đúng, còn cơ quan quản lý lại thống kê khoảng 40.000 căn chỉ theo kê khai của doanh nghiệp vào, tức chỉ bằng 1/5 thực trạng.

Với trường hợp Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu bất động sản được các ngân hàng thương mại báo cáo thường dao động từ 5-8%. Nhưng vào cuối năm ngoái, trong khi giới chuyên gia bất động sản bắt đầu nói toạc ra rằng có đến 50% nợ bất động sản là nợ khó đòi hoặc không thể đòi được, thì một trần thuật của cơ quan thanh tra thuộc Ngân hàng nhà nước đã ước tính tỷ lệ này nằm vào khoảng 40%.

Gần đây, một chuyên gia tài chính của Việt Nam là tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cũng nhận định về tỷ lệ nợ xấu: “Trong trường hợp xấu nhất theo con tính của tôi là 20%, trên tổng dư nợ 2 triệu tỷ đồng là vào khoảng 540.000 tỷ đồng, tương đương với khoảng 27 tỷ USD. Cũng có nghĩa là tương đương với khoảng 20% trên GDP của chúng ta”.

Nhưng ngay trong quý 1/2013, thống đốc Nguyễn Văn Bình lại bất ngờ “ép” tỷ lệ nợ xấu trong ngành ngân hàng từ 8,8% về còn 6%. Ngay lập tức, thái độ biến ảo này làm cho báo chí, dư luận và giới chuyên gia phản biện bày rộ lên không ít nghi vấn về một hiện tồn nội tình quá rối ren cùng thái độ quay quắt khó có thể chấp nhận.

Đẩy nợ cho tương lai!

“Tôi nghĩ rằng, con số 6% mà hiện tại chúng ta đang có được điều chỉnh bởi một số khoản nợ được cơ cấu lại theo quy định của ngân hàng Nhà nước” - ông Nguyễn Trí Hiếu dẫn giải – Năm 2012, Ngân hàng nhà nước cho phép một số tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ. Nếu doanh nghiệp và người vay có khả năng phục hồi, báo cáo tài chính minh bạch, thì ngân hàng nhà nước cho phép cơ cấu lại nợ, nghĩa là được giảm nhóm từ nhóm 5 xuống nhóm 4, nhóm 3 xuống 2, hoặc là 2 xuống 1. Chính điều này là nguyên nhân lớn khiến giảm tỷ trọng nợ xấu rất lớn ở trong ngành ngân hàng”.

Diễn giải có tính ẩn ý của ông Hiếu cần được đối chiếu với thực tế. Vẫn mang tư thế của nhóm đặc quyền, các ngân hàng thương mại cổ phần đã được Ngân hàng nhà nước đặc cách “hướng dẫn tái cơ cấu nợ vay” bằng một văn bản vào tháng 4/2012. Sau văn bản này, có khoảng 250.000 tỷ đồng đã được “sắp xếp lại”, với cách làm sao để nợ xấu chưa thể trở thành nợ nguy cơ trực tiếp, qua đó giúp cho nhiều ngân hàng và doanh nghiệp con nợ tạm tránh thoát sự đe dọa cận kề.

Nhưng trong con mắt của giới phân tích về ngân hàng, hành động trên chỉ là cách “đẩy nợ cho tương lai”. Về bản chất, nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản vẫn không thay đổi, nếu không muốn nói là còn tăng lên theo thời gian do nhiều con nợ đến hạn phải trả nhưng lại không thanh toán được. Do vậy, phương châm “đẩy nợ cho tương lai” chỉ đắc dụng một khi các con nợ tìm cách tiêu thụ được hàng tồn kho và trả được nợ.

“Vấn đề hiện nay là phải xem đã có bao nhiêu doanh nghiệp được cơ cấu nợ đã có khả năng phục hồi tình trạng tài chính của mình và trả nợ cho ngân hàng” – chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu tiếp tục dẫn giải – “Tôi đã được đọc một báo cáo của Ngân hàng nhà nước vào cuối năm 2012 cho biết rằng số nợ xấu nếu cộng cả những nợ được tái cơ cấu thì lên đến khoảng 17,21% của tổng dư nợ. Như vậy, những nợ được cơ cấu đó nếu không thực sự được phục hồi thì cho đến thời điểm này (2013), nợ xấu có thể lên đến 20% trên tổng dư nợ. Đây là ngưỡng mất an toàn”.

Vậy tình hình một năm qua, từ lúc văn bản “tái sắp xếp nợ vay” của Ngân hàng nhà nước được triển khai, đã “an toàn” đến mức nào? Điều không thể đáng buồn hơn là mọi chuyện dường như vẫn không hề thay đổi. Nói cách khác, “thời điểm Minsky” – một khái niệm trong tài chính quốc tế về đáo hạn nợ vay – đang đến rất gần, nhưng tình thế vẫn chưa có chút nào khả quan.

96% là tỷ lệ sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM trong năm 2012 so với năm trước đó. Sự công bố được coi là chấn động này – đến từ chính Ngân hàng nhà nước chi nhánh tại TP.HCM – đã lần đầu tiên xác nhận cái được gọi là nguy cơ không chỉ còn phôi thai: sẽ có nhiều ngân hàng “băng hà” vào cuối năm 2013 nếu không tự giải quyết được “món nợ xương máu” từ thị trường bất động sản. Hơn thế nữa, hình ảnh chết chóc có tính dây chuyền của ngân hàng lại có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế, vốn chỉ còn chân đứng rất mong manh.

“Tôi tin rằng vấn đề xử lý nợ xấu có lẽ phải ít nhất là 5 năm nữa, một chặng đường rất dài chứ không phải chỉ đến năm 2015” – chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu khẳng định.

Sau 9 tháng “lobby”, cho đến nay mô hình công ty quản lý tài sản quốc gia vẫn đang tắc nghẽn bởi mục đích tự thân của nó. Theo cách đánh giá của Vụ pháp luật dân sự – kinh tế thuộc Bộ tư pháp, công ty này mới dừng ở việc xử lý nợ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, trong khi mối quan tâm hiện nay là xử lý nợ xấu giữa doanh nghiệp và tổ chức tín dụng vì nợ xấu và hàng tồn kho đang tập trung rất lớn ở các doanh nghiệp.

Dĩ nhiên, mục tiêu chỉ xử lý nợ xấu cho các tổ chức tín dụng sẽ không thể làm người ta nghĩ khác về động cơ chỉ “cứu” ngân hàng – một nhóm lợi ích đặc thù đã làm mưa làm gió ở Việt Nam trong những năm gần đây.



Website Lê Thiếu Nhơn còn nói sau khi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự, ông Phạm Chí Dũng về công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM.
Một nguồn tin khác nói ông Phạm Chí Dũng là con trai ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP HCM.

Kính gửi: Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn và các đồng nghiệp

Tôi là Phạm Chí Dũng, nhà văn và nhà báo ở Thành phố Hồ Chí Minh, xin được gửi lời cám ơn của tôi vì sự quan tâm và chia sẻ của các bạn trong thời gian tôi bị bắt giam.

Tôi bị công an bắt giam vào ngày 17/7/2012 do hành vi “Viết và tán phát tài liệu có nội xuyên tạc sự thật”. Sau đó, tôi lần lượt bị khởi tố hai tội danh “Âm lưu lật đổ chính quyền” (Điều 79 Bộ luật hình sự) và “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 88 Bộ luật hình sự).
Trước đó, tôi đã viết nhiều bài cho Tạp chí Phía Trước về vấn đề nhóm lợi ích và tình hình tham nhũng ở Việt Nam. Nay, tôi đã nhận quyết định đình chỉ điều tra và vụ việc của tôi đã chính thức kết thúc. Vấn đề và các bút danh của tôi đã trở nên công khai với chính quyền và với mọi người. Không nhằm mục đích danh vọng, nổi tiếng hay tham gia vào hoạt động chính trị, tôi chỉ thuần túy là một người viết và viết phản biện để cống hiến cho dân tộc.

Là một nhà báo chuyên nghiệp có kinh nghiệm viết hơn 20 năm, tôi vẫn mong muốn được đóng góp chút sức lực nhỏ bé của mình cho một đất nước Việt Nam dân chủ, trong sạch và nâng cao mặt bằng dân trí. Tôi sẽ luôn cố gắng thể hiện nguyện vọng ấy bằng ngòi bút phản biện khách quan và trung thực của mình, đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học xã hội với những đề tài cải cách hiện đại.

Kính thư.
PHẠM CHÍ DŨNG
Nhà văn, nhà báo
Bút hiệu: Thường Sơn, Viết Lê Quân


Dưới đây là một số bài viết của ông Phạm Chí Dũng trước khi bị bắt:


Sổ tay ghi chép của VIẾT LÊ QUÂN

HÀNH CHÍNH HÓA THU HỒI ĐẤT: ĐỔ THÊM DẦU VÀO LỬA?
EVN: 'CẬU ẤM HƯ HỎNG' VÀ CÂU HỎI VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG
Cáo lỗ nặng, EVN lại đòi tăng giá điện?
KHOẢN LỖ 1.800 TỶ VÀ 'VỞ KỊCH' TẠI PETROLIMEX
LÃI SUẤT CHO VAY VẪN CAO CHÓT VÓT: NGHI VẤN LỚN
THUA LỖ VÀ TĂNG GIÁ: CẦN XEM XÉT TRÁCH NHIỆM EVN
PETROLIMEX TỰ QUYẾT GIÁ: AI SẼ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT?
CÂU HỎI SAU VỤ CHỐNG CƯỠNG CHẾ Ở HẢI PHÒNG
Bài học nào từ vụ chống cưỡng chế ở Hải Phòng?
  
BIỂU TÌNH Ở TRUNG QUỐC: HỆ LỤY KINH TẾ HAY BẤT CÔNG XÃ HỘI?
5 tháng chống đầu cơ vàng: Ai đã thất bại

NÓI VÀ LÀM: CON ĐƯỜNG BỘ TRƯỞNG ĐÃ QUA VÀ SẼ ĐẾN

HOÀNG ANH GIA LAI VÀ KHÚC NGOẶT 2014 CỦA BĐS

GIẢM LÃI SUẤT CHO VAY: MÓN NỢ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC?

TRUNG QUỐC VÀ VN: NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG TỪ BẤT ỔN

AI GÁNH NỢ CHO CÁC TẬP ĐOÀN?

CÚ ĐÁNH VÀO 'NHÓM LỢI ÍCH' XĂNG DẦU

Sân golf: Quy hoạch phá vỡ quy hoạch

Trục Hồ Tây - Ba Vì và chuyện thu hồi đất

TRẦN LÃI SUẤT 14%: CÔNG CỤ CỦA "TRÒ CHƠI THANH KHOẢN"?





Quá độ cho tự do báo chí 

Đặng Hùng Võ, cám ơn nhà hoạt động xã hội!
http://nguoilotgach.blogspot.com/2012/02/ang-hung-vo-cam-on-nha-hoat-ong-xa-hoi.html

“Hậu Tiên Lãng”: “Bi kịch lạc quan” vẫn chưa thể lạc quan!

“Đổi đời” casino: Quảng Ninh có trở thành ...?

Lãi suất kích lạm phát: Ai đang lũng đoạn nền kinh tế
http://nguoilotgach.blogspot.com/2012/02/lai-suat-kich-lam-phat-ai-ang-lung-oan.html

Bùng nổ bạo loạn ở Tân Cương: Nguồn cơn và ám ảnh

DNNN ở Trung Quốc và Việt Nam: Đồng sàng dị mộng
http://nguoilotgach.blogspot.com/2012/03/dnnn-o-trung-quoc-va-viet-nam-ong-sang.html

Phép thử dân chủ mang tên Ô Khảm
http://nguoilotgach.blogspot.com/2012/03/phep-thu-dan-chu-mang-ten-o-kham.html 

Chính phủ còn nhượng bộ nhóm lợi ích xăng dầu bao lâu nữa
http://nguoilotgach.blogspot.com/2012/03/chinh-phu-con-nhuong-bo-nhom-loi-ich.html

Cứu cánh casino và hai triết lý móc túi đồng loại
http://nguoilotgach.blogspot.com/2012/03/cuu-canh-casino-va-hai-triet-ly-moc-tui.html

Quyết định 24 của Chính phủ - chỗ dựa dẫm của EVN
http://nguoilotgach.blogspot.com/2012/03/quyet-inh-24-cua-chinh-phu-cho-dua-dam.html 

Đình đốn và nguy cơ thiểu phát?
http://nguoilotgach.blogspot.com/2012/04/inh-on-va-nguy-co-thieu-phat.html

Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy ?
http://nguoilotgach.blogspot.com/2012/04/cuong-che-at-ai-o-hung-yen-nhieu-he-luy.html

Tăng giá điện - cú mất giá của liêm sỉ
http://dttl-nguoilotgach.blogspot.com/2012/07/tang-gia-ien-cu-mat-gia-cua-liem-si.html 

Vì sao người giàu Trung Quốc “không yêu nước”? (P.1)
http://dttl-nguoilotgach.blogspot.com/2012/07/vi-sao-nguoi-giau-trung-quoc-khong-yeu.html

Vì sao người giàu Trung Quốc “không yêu nước”? (P.2)
http://dttl-nguoilotgach.blogspot.com/2012/07/vi-sao-nguoi-giau-trung-quoc-khong-yeu_05.html 

Trung Quốc: Uông Dương ngược dòng triều đại?
http://dttl-nguoilotgach.blogspot.com/2012/07/trung-quoc-uong-duong-nguoc-dong-trieu.html

Cái kết cho “công ty mua bán nợ quốc gia”
http://dttl-nguoilotgach.blogspot.com/2012/07/cai-ket-cho-cong-ty-mua-ban-no-quoc-gia.html


Bài viết mới của Viết Lê Quân (Phạm Chí Dũng) -- phần 2

 

Thein Sein!(Việt Thắng)

Thiên đường cuối cùng cho Assad (Việt Thắng)
http://songmoi.vn/the-gioi-thoi-su/thien-duong-cuoi-cung-cho-assad

Súng và đạn: Một bi kịch rất Mỹ (Viết Lê Quân)

Hoan hô Obama!(VLQ)

Xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam: Rồng hay rắn?(Phạm Chí Dũng)

‘Trung Quốc trỗi dậy’: Sự thật hay giả dối? (PCD)
Quá khứ đồng nhất tương lai và ‘cái chết’ của giới ngân hàng (VLQ)
Vì sao giá vàng ‘cần’ giảm mạnh? (VLQ)
Hugo Chavez - một kết quả của Thần học giải phóng (PCD)

“Nghị sĩ phản biểu tình”: Phản biện hay phản phản biện? (Thường Sơn-VQ)

Bắt đầu sáng tác từ năm 1986, nhà văn Phạm Chí Dũng đã xuất bản các tác phẩm: tập truyện ngắn “Những bông hoa hoang dã” (1993), tập truyện ngắn “Tự thú” (1994), tập truyện ngắn “Những chiếc bồn tắm định mệnh” (2005), tiểu thuyết “Cuộc phiêu lưu của linh hồn cầm cố” (2005), tiểu thuyết “Ngài nghị sĩ” (2006). Ngoài ra, nhà văn Phạm Chí Dũng còn có tập phê bình sân khấu “Vẫn ngôi nhà trái tim tan vỡ ấy” (2004) tập kịch bản sân khấu “Thuyền chở nước Côlômba” (2005), và các tập nghiên cứu “Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chí Minh” (2005), “Viện trợ phi chính phủ ở Việt Nam: con cá hay cần câu?” (2006) “Tự sự chứng khoán – Những gam màu ám ảnh” (2007 - ảnh bên).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét