Mình mới chạy con fortuner-V, loại số 4 cấp, 2 cầu toàn thời
gian, đi thì đi được rùi nhưng cũng cần tìm hiểu thêm 1 chút mới chắc được chứ
đọc hướng dẫn theo xe thì chuối. Thông tin chỗ bạn gúc thì ối, thui cắt dán 1
chút đủ dùng, post lên để bạn nào giống mình tham khảo.
Điều khiển một chiếc xe có số tự động (AT- Automatic
transmission) ta sẽ bỏ bớt gần hết thao tác sang số của tay phải, bỏ hẳn thao
tác đạp côn của chân trái. Số tự động không có nghĩa là không có số nào, loại
trừ hộp số AT vô cấp, thì hộp số AT thông thường vẫn có nhiều cấp số, hay gặp
nhất là có từ 3 đến 5 số tiến.
Hộp số AT sẽ thay ta tự động chọn các số phù hợp dựa vào tốc độ
ô tô, tình trạng mặt đường, mức tải của động cơ (chân ga). Số AT có rất nhiều
lợi điểm: khó bị chết máy, khởi động giữa dốc dễ dàng, vận chuyển êm ái, xe
chạy ít bị giật. Vì các tiện ích như vậy nên hiện nay ở Bắc Mỹ lượng xe
con xuất xưởng có số AT chiếm đến 80%, và số AT cũng đã được lắp trên rất nhiều
dòng xe tải hiện đại. Ở thị trường Việt Nam chúng ta cũng thấy ngày càng nhiều
xe có số AT xuất hiện, tuy rằng giá mua xe có đắt hơn chút ít nhưng bù lại
người lái được thoải mái dễ dàng hơn khi điều khiển xe.
8 thao tác cơ bản khi lái một chiếc xe AT:
1- Khi lần đầu bạn lên một chiếc xe AT, lưu ý
rằng chỉ có 2 bàn đạp ga và phanh dùng cho chân phải, chân trái luôn được để
dưới sàn, một số người có thói quen đạp phanh bằng chân trái, đạp ga bằng chân
phải là một thói quen dễ dẫn đến tai nạn khi chuyển sang lái trên nhưng xe có
số cơ.
2- Các ký hiệu cần phải nhớ: Ở bên phải của bạn
là cần số, tại đó có các vị trí được ghi rất rõ P R N D 2 1 ... Được giải
thích như sau:
P: Park, số đỗ, vị trí cần số khi xe đã dừng
hẳn. Chỉ ở vị trí này xe mới khởi động hay rút được chìa khóa. Nếu cần số không
ở vị trí này, mở cửa xe chuông sẽ cảnh báo khi bạn mở cửa.
R: Reverse, số lùi. Số này cũng chỉ hoạt động khi xe
dừng hay chạy không tải để chuẩn bị lùi xe.
N: Neutral, số “mo”. Tại vị trí này động cơ vẫn chạy
không tải, nên dùng trong trường hợp kéo, đẩy xe khi bảo
dưỡng. Không dùng số N khi đỗ xe và khi chuyển N sang vị trí D và
ngược lại thì không cần bấm nút khóa trên cần số.
D: Drive, số tiến, vị trí thường xuyên nhất khi vận
hành xe, tùy theo tốc độ mà số tiến sẽ tự động lựa chọn số cao hay thấp sao cho
phù hợp nhất.
M: Manual (+/-), vị trí phía bên phải số D, vận
hành như số thường, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, thường để tạo đà
tăng tốc vượt xe khác hoặc khi xuống dốc, đổ đèo.
OD: Overdrive, số vượt tốc dùng như
số D.
L: Low, số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng,
lên dốc , xuống dốc.
S: Sport, số thể thao.
3- Kiểm tra tay số đã để ở vị trí P chưa, chân
phải ấn vào pedal phanh, rồi bật chìa khóa điện, quan sát nhanh bảng đồng hồ
xem có bất thường không, bật công tắc khởi động máy.
4- Chuyển tay số về D, OD hoặc R, nhả phanh
tay.
5- Nhấc nhẹ chân lên khỏi pedal phanh, chiếc xe
sẽ từ từ lăn bánh, điều này sẽ làm những người quen chạy xe số cơ ngạc nhiên tí
chút.
6- Nếu xe không chuyển động có thể do địa hình
dốc hoặc không bằng phẳng, chuyển chân sang pedal ga, nhấn nhẹ để xe tăng tốc.
Nếu bạn đã quen chạy xe số cơ thì thỉnh thoảng thói quen dùng
chân trái để đạp côn vẫn làm bạn đôi chút lúng túng, hãy cố gắng giữ chân trái
ở trên sàn xe trong suốt hành trình, mọi thao tác phanh và ga chỉ để một mình
chân phải đảm nhiệm.
7- Khi cần giảm tốc: đạp nhẹ chân phanh (dĩ
nhiên bằng chân phải). Không cần thiết chuyển cần số ra khỏi vị trí D hay
R khi dừng xe trong một vài phút.
8- Nhớ giữ chân phải trên pedal phanh mỗi khi
dừng xe. Khi đỗ xe, chuyển số về P, nếu cần thiết, kéo thêm phanh tay khi nền
đường dốc, lúc đó bạn mới tắt máy và rời chân phải khỏi pedal phanh.
Lưu ý: Chính những thao tác dùng số tự động
không thuần thục sẽ là tiềm ẩn cho những vụ tai nạn rất đáng tiếc. Thông thường
Cứu hộ 116 gặp các trường hợp xe mới tậu, lái xe mới làm quen với số AT, lái xe
là phụ nữ là có khả năng gây tai nạn trên xe số AT nhiều hơn. Có những vụ tai
nạn rất trớ trêu mà chúng tôi chứng kiến như vụ một cô gái đề nghị chạy thử
chiếc Mitsubishi Gala chưa có biển số, khi đến cuối sân khu nhà thay vì dừng
lại đã vọt lao thẳng luôn vào tường. Vụ tại phố Nguyễn Văn Tố, một chiếc
Mercedes E 240 khi ra khỏi cổng cơ quan với vận tốc quá lớn đến mức không
kịp rẽ theo đường chính mà lao xuyên luôn vào cổng nhà dân đối diện, rồi vụ một
chiếc Ford Mondeo trong khi lên cầu bảo dưỡng thay dầu đã lao vọt luôn qua cầu
và cắm thẳng đầu xe xuống đất... Thực tế đã có rất nhiều vụ tai nạn ngớ ngẩn
như vậy nên nếu bạn còn lạ với số AT, bạn nên dành thời gian để làm quen với
chiếc xe, chỉ đến khi thật thuần thục hẵng lên đường.
Cách cài cầu xe fortuner V
Nên đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng:
nên đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng Hướng dẫn sử dụng hộp số phụ trên xe FORTUNER
V (Sách HDSD tr102).
“H” (High – vị trí tốc độ cao): chế
độ lái bình thường trên mặt đường khô ráo. Tiết kiệm nhiên liệu, giảm tiếng ồn
và sự ăn mòn.
“HL” (High Lock – vị trí tốc độ cao, khóa vi sai trung tâm): Sử
dụng trên các địa hình trơn trượt: đường đất, cát, đá gồ ghề, đường đóng băng,
tuyết phủ.
“N” (Neutral – vị trí trung gian): Xe
phải dừng lại trước khi chuyển qua chế độ “N”. Công suất không được truyền
xuống các bánh.
“LL” (Low lock – vị trí tốc độ thấp, khóa vi sai trung tâm): Sử
dụng chế độ này khi các bánh xe cần có công suất và sức kéo lớn nhất trong các
trường hợp: leo hoặc xuống dốc đứng, địa hình phức tạp, vượt qua cát, bùn, lầy
hoặc tuyết dày. Sử dụng khi xe bị sa lầy.
CHÚ Ý: – Chuyển “H sang HL” và
ngược lại có thể thực hiện ở bất kỳ tốc độ nào.
Chuyển “HL sang LL” phải: 1. Dừng xe 2. Đưa cần hộp số về vị trí
“N” 3. Chuyển cần hộp số phụ từ “HL” sang “LL”
- Sử dụng khóa vi sai như sau trong trường hợp xe bị sa lầy:
1. Chuyển cần hộp số phụ sang “LL” (chỉ
chuyển khi các bánh xe đã đứng yên)
2. Nhấn nút khóa vi sai sau (đèn công tắc sáng lên)
3. Luôn đảm bảo tốc độ xe dưới 8km/h, tắt
công tắc khóa vi sai “OFF” ngay sau khi vượt qua chỗ lầy. (Không được lái xe
liên tục với công tắc khóa vi sai “ON”)
Ghi chú:
- Bộ vi sai trung tâm: phân phối truyền động cho 2 cầu trước và
sau.
- Bộ vi sai sau: phân phối truyền động cho 2 bánh sau.
VnExpress xin giới thiệu bài viết của độc giả Nguyễn Đức
Ngọc về số tự động và những lưu ý khi sử dụng, như dừng đèn đỏ có cần phải về
N? Dùng số P khi nào?
Hộp số tự động ra đời năm 1940 tại Mỹ. Ban đầu các kỹ sư sử dụng
khớp nối thủy lực đơn thuần. Đến năm 1948, biến tốc thủy lực được đưa vào sử
dụng cho hộ số tự động. Đến nay hầu hết các loại xe hiện đại đều được sử dụng
hộp số tự động, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về mức tiêu hao nhiên liệu so
với số sàn.
So sánh với số sàn thì thấy số tự động có những ưu điểm như tự
động đổi số, mô-men được truyền liên tục, động lực không bị ngắt quãng. Thích
nghi với mọi loại đường, điều khiển dễ dàng, an toàn thoải mái cho người sử
dụng; tải trọng động nhỏ, tuổi thọ chi tiết cao. Nhược điểm là kết cấu phức
tạp, giá thành cao, và khó sửa chữa.
Hộp số tự động được phân làm hai loại chính: Hộp số có
cấp (AMT và AT), hiện nay loại AT được sử dụng rộng rãi; Hộp
số tự động vô cấp CVT (truyền động bằng đây đai kim loại).
Một trong thành phần quan trọng của hộp số AT là biến tốc thủy
lực dùng thay cho ly hợp trên hộp số sàn. Thiết bị này bao gồm bánh bơm, cánh
tua-bin, cánh dẫn hướng, vỏ biến tốc tạo thành, dùng để truyền mô-men từ động
cơ đến hộp số. Nguyên lý truyền động giống như ta để hai quạt điện đối đầu, cái
này quay thì cái kia sẽ quay. Trục động cơ truyền chuyển động đến bánh bơm quay
với vận tốc nB và mô-men MB. Thông qua vỏ biến tốc, bánh bơm quay dẫn động cánh
tua-bin quay với vận tốc nT với mô men MT, truyền chuyển động đến trục thứ cấp.
Hộp số tự động có khá nhiều ký hiệu như P - Số dừng xe (khóa
cầu), khi để số này động cơ vận hoạt động nhưng xe không chạy (chú ý khi dừng
hẳn xe mới vào số P); R- Số lùi; N - Số không, khi để số này có thể kéo đẩy xe,
nên khi để số N dừng xe trên đường chú ý kéo phanh tay; D- số tự động để xe
chạy về phí trước tùy theo điều kiện tốc độ nó sẽ là 1, 2, 3, 4, 5...
Trường hợp có công tắc O/D (số 3) trên hình 3, nếu bật công tắc
này hệ thống điện tử thủy lực sẽ khống chế van điện từ không cho lên hết số mặc
dù tăng hết ga, thường thì chỉ đến số ba, bật công tắc này để đi trong thành
phố khi đường nhiều xe; S- Số đi thẳng thấp, đi số này khi ta cần lực kéo lớn,
hệ thống AT chỉ cho phép đi ở số một và hai; L- Số đi thẳng thấp, khi đi số này
AT chỉ cho phép chạy ở số một.
Nguyên lý làm việc của hộp số tự động là khi cài số, mô-men dẫn
động từ động cơ được truyền tới trục hộp số thông qua biến tốc thủy lực. Cảm
biến tốc độ gắn trên trục ra của hộp số thông báo cho CPU về tốc độ hiện tại
của xe, CPU sẽ điều khiển các van thủy lực để đóng mở các đĩa ma sát, để liên
kết các trục bánh răng trong hộp số cho ra một số thích hợp nhất với tốc độ và
tải trọng của xe.
Do phức tạp nên có những lưu ý căn bản khi sử dụng. Một số tài
xế thường mắc lỗi chuyển sang số P hay số R khi xe chưa dừng
hẳn, thao tác này có thể làm hư hại các bánh răng số,
vì khi đó chúng vẫn đang có chuyển động quay và việc hãm hoặc đổi chiều quay
đột ngột sẽ có tác động không tốt.
Chú ý nữa là không nên chuyển về số
P khi tốc độ vòng tua máy cao hơn tốc độ không tải,
và luôn giữ chân phanh khi chuyển từ số P sang các số khác. Khi đỗ và không
ngồi trong xe, để đảm bảo an toàn, người lái nên để ở số P và kéo phanh tay.
Trong trường hợp đỗ dừng đèn đỏ để an toàn, nên về số N và kéo phanh tay hoặc
nhấp phanh chân.
Hiện nay việc so sánh lượng tiêu hao nhiên liệu của xe số tự
động và xe số sàn ở cùng điều kiện vẫn còn nhiều tranh cãi, giá
trị tiêu hao nhiên liệu phụ thuộc chủ yếu vào phong cách lái xe.
Để tiết kiệm nhiên liệu khi đi xe ở số D, người cầm lái nên giữ tốc độ xe đều,
tránh tăng ga và giảm ga đột ngột. Tăng tốc từ từ khi đèn xanh bật và dừng dần
dần khi gặp đèn đỏ.
Nguyễn Đức Ngọc
NCS Tiến sĩ ngành ôtô, đại học Trùng Khánh, TQ
Tham khảo thêm về xe số sàn: 2H, 4H, 2L, 4L
Các số trên chỉ có trên các xe việt dã 2 cầu
chủ động bán thời gian (4×4 part time) - khác và đắt hơn so với các
loại xe 4×4 all time. Dòng xe này thực sự là một niềm đam mê lớn cho cánh
đàn ông rành xe và yêu thích khám phá.
Chữ số thể hiện số bánh xe chủ động, chữ "H"
thể hiện chế độ tốc độ cao (high) nhưng lực kéo thấp, chữ "L" thể
hiện chế độ tốc độ thấp (low) nhưng lực kéo cao.
- 2H: chế độ vận hành xe bằng 2 bánh xe chủ động, thường là 2 bánh
sau ở tốc độ cao. Chế độ này xử dụng trong phần lớn đời xe vì dùng khi đi trên
xa lộ, đường nhựa đồng bằng, đường nội đô ... nói chung là đường tốt.
- 4H: chế độ vận hành xe bằng 4 bánh xe chủ động ở tốc độ cao, xử
dụng khi xe hoạt động trên mặt đường trơn, trượt, nhám sỏi ... đặc biệt hữu ích
khi đường vừa trơn vừa cua, dốc.
- 2L: chế độ vận hành xe bằng 2 bánh xe chủ động, thường là 2 bánh
sau ở tốc độ chậm. Chế độ này xử dụng khi cần vượt những gờ thấp, vũng cạn,
đoạn lầy ngắn, bờ dốc vừa phải...
- 4L: chế độ vận hành xe bằng 4 bánh xe chủ động ở tốc độ chậm .
Đây là chế độ thể hiện gần như tối đa tính năng của xe việt dã, dùng khi leo
các gờ cao, bậc thang, vũng sâ dài, đoạn đường lầy lội, kéo vật thật nặng ...
LƯU Ý: với những xe 4×4 đời cũ, khi chuyển từ chế độ H sang L bắt buộc
phải dừng hẳn xe, nếu không sẽ vỡ bánh răng vi sai giữa 2 cầu. Xe đời
mới ngày nay cho phép chuyển đổi tính năng H - L ngay cả khi xe đang vận hành,
nhưng cũng giới hạn dưới một tốc độ nào đó, tốt nhất cứ dừng lại để đảm
bảo ăn chắc mặc bền.
***Hiểu rõ về chiếc xe hai cầu của bạn***
Trước khi lên đường đến với những vùng đất mới, bạn nên bỏ thời gian ra để tìm
hiểu về hoạt động của hệ thống truyền động bốn bánh trên chiếc xe hai cầu của
mình.
Nếu xe của bạn có hệ thống truyền động bốn bánh toàn thời gian (full time 4WD)
thì bạn cần biết được xe có công tắc khóa vi sai trung tâm hay không.
Các loại xe truyền động bốn bánh toàn thời gian mà không có công tắc khóa vi
sai trung tâm thì chỉ nên sử dụng trên đường đất, đường có lớp cát mỏng, có bùn
lầy nhẹ mà thôi. Còn nếu xe của bạn có công tắc khóa vi sai trung tâm thì phạm
vi hoạt động có thể mở rộng ra đến đường đất khá gập gềnh, đường có lớp cát
trung bình và có bùn lầy tương đối nhiều. Bạn cần đọc sách hướng dẫn xem khi
công tắc ở vị trí nào là khóa/mở, liệu có thể khóa vi sai trung tâm khi xe đang
chạy hay phải dừng
Nếu xe của bạn có hệ thống truyền động bốn bánh bán thời gian (part time 4WD)
thì bạn cần biết được cách chuyển từ chế độ truyền động hai bánh (2H) sang chế
độ truyền động bốn bánh (4H hoặc 4L), hay còn gọi là gài cầu. Tùy theo loại xe,
việc này có thể được thực hiện thông qua cần số của hộp số phụ (transfer case)
hoặc bằng nút bấm trên bảng điều khiển của xe. Bạn cần đọc sách hướng dẫn xem
khi cần số phụ/nút bấm ở vị trí nào là 2H/4H/4L, liệu có thể gài cầu khi xe
đang chạy hay phải dừng hẳn
Bạn cũng nên kiểm tra xem bộ gài cầu trước là loại tự động hay gài bằng tay.
Nếu bộ gài cầu trước là gài bằng tay thì khi chuyển sang chế độ truyền động bốn
bánh (4H hoặc 4L) bạn sẽ phải xuống xe để chuyển bộ gài cầu trước từ chế độ tự
do (Free) sang chế độ khóa (Lock).
Đối với bất kỳ loại xe hai cầu nào, các thông số như khoảng sáng gầm xe (ground
clearance), góc tiếp cận và góc thoát (approach angle/departure angle), góc
vượt đỉnh dốc (ramp breakover angle) đều rất đáng quan tâm.
Khoảng sáng gầm xe thường được đo từ bên dưới của bộ vi sai đến mặt đất. Đối
với xe có bộ treo độc lập, khoảng sáng gầm xe sẽ giảm đi khi bánh xe leo qua
chướng ngại vật. Xe có bộ treo phụ thuộc (cầu và vi sai gắn liền thành một
khối) thì khoảng sáng gầm xe coi như được giữ nguyên khi bánh xe leo qua chướng
ngại vật vì bộ vi sai cũng sẽ được nâng lên theo bánh xe. Hầu hết các xe hai
cầu đều có khoảng sáng gầm xe trong khoảng 180 đến 250mm, và khoảng sáng gầm xe
càng lớn thì khả năng vượt qua chướng ngại vật càng cao.
Góc tiếp cận là góc lớn nhất mà xe có thể tiếp cận chướng ngại vật mà không bị
chạm phần mũi xe. Góc thoát là góc lớn nhất mà xe có thể rời chướng ngại vật mà
không bị chạm phần đuôi xe. Hầu hết các xe hai cầu đều có góc tiếp cận và góc
thoát thừ 25 độ trở lên, và các góc này càng lớn thì khả năng tiếp cận và rời
chướng ngại vật càng cao.
Góc vượt đỉnh dốc là góc lớn nhất mà xe có thể leo qua chướng ngại vật mà không
bị chạm phần giữa gầm xe. Góc vượt đỉnh dốc phụ thuộc vào khoảng sáng gầm xe ở
phần giữa xe và chiều dài cơ sở của xe. Cùng một khoảng sáng gầm xe ở phần giữa
xe, xe có chiều dài cơ sở ngắn hơn sẽ có góc vượt đỉnh dốc lớn hơn và có khả
năng leo qua chướng ngại vật cao hơn.
Khi nào cần sử dụng chế độ truyền động bốn bánh (4H/4L)
Xe của bạn cần ở trong chế độ truyền động bốn bánh TRƯỚC KHI gặp
các chướng ngại vật. Vì thế, nếu xe của bạn có bộ gài cầu trước là gài bằng tay
thì bạn nên chuyển nó sang chế độ khóa ngay khi rời mặt đường nhựa. Như vậy,
khi cần chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh thì bạn sẽ không phải ra khỏi
xe và xoay bộ gài cầu (mà lúc này thì hầu như là xe của bạn lại đang ở trong
vũng bùn hoặc lầy.
Bạn nên chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh (hoặc khóa vi
sai trung tâm đối với xe truyền động bốn bánh toàn thời gian) khi mặt đường bắt
đầu xấu, và khi bạn cho rằng các loại xe truyền động hai bánh sẽ gặp
khó khăn. Kể cả khi chỉ gặp đường đất, chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh
sẽ giúp cho bạn điều khiển xe dễ hơn và giảm mài mòn các bộ phận cơ khí của xe
do đã chia đều lực kéo cho cả hai cầu.
Thao tác chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh:
Đối với các loại xe truyền động bốn bánh toàn thời gian: Bạn cần
khóa công tắc vi sai trung tâm (khi xe dừng hẳn lại hoặc đang chạy tùy theo
loại xe của bạn).
Đối với các loại xe truyền động bốn bánh bán thời gian: Bạn cần gài cầu phụ
sang 4H/4L và xoay bộ gài cầu sang chế độ khóa (nếu có). Sử dụng chế độ 4H
(truyền động bốn bánh tốc độ cao) cho mặt đường đất, cát, cỏ, bùn lầy nhẹ, đá
sỏi nhỏ. Việc gài cầu khi xe dừng hẳn lại hoặc đang chạy là tùy theo loại xe
của bạn.
Ưu điểm của việc sử dụng chế độ 4L:
Sử dụng chế độ 4L (truyền động bốn bánh tốc độ chậm) cho những bề mặt phức tạp
như bùn lầy nhiều, cát sâu, đá to và lổn nhổn, độ dốc cao. Chế độ 4L giúp xe
của bạn có thể bò từ từ trong khi động cơ làm việc ở dải tốc độ có mômen lớn
nhất (thông thường là 3-4000v/p). Như thế lực kéo cho xe sẽ được tận dụng tối
đa, và tốc độ chậm cũng giúp bạn có thể dễ dàng điều khiển xe theo đúng hướng
cần thiết.
Thêm một lý do để sử dụng chế độ 4L ở các địa hình phức tạp: Nó cho phép bạn có
thể lựa chọn tỷ số truyền động phù hợp cho từng loại địa hình và độ dốc với
biên độ nhỏ hơn khoảng 2 lần.
Ví dụ: Bạn dùng số 2 ở 4H để xuống dốc nhưng lực hãm chưa đủ nên xe vẫn bị
trôi, còn số 1 ở 4H thì lại gằn máy quá. Khi đó, nếu bạn dùng số 3 ở 4L thì tỷ
số truyền động sẽ tương đương với số 1.5 ở 4H, giúp cho xe tự bò xuống dốc với
tốc độ ổn định.
Một ví dụ khác: dùng 4H thì tốc độ lên/xuống dốc phù hợp cho các số 1-2-3-4-5
là 10-20-30-40-50 km/h, nhưng ở các địa hình khó, khi bạn dùng 4L thì tốc độ
lên/xuống dốc phù hợp cho các số 1-2-3-4-5 sẽ là 5-10-15-20-25 km/h, nghĩa là
bạn có thể kiểm soát lực kéo và tốc độ lên/xuống dốc chính xác hơn hẳn.
Chú ý:
Không được khóa công tắc vi sai trung tâm (đối với các loại xe
truyền động bốn bánh toàn thời gian) hoặc gài cầu phụ sang 4H/4L (đối với các
loại xe truyền động bốn bánh bán thời gian) ở trên các bề mặt có độ bám cao như
đường nhựa, bê tông. Làm như vậy sẽ gây ra lực cản rất lớn lên toàn bộ hệ
truyền động và có thể dẫn đến mài mòn các bánh răng và khó điều khiển xe.
Cài dây an toàn ngay khi bạn ngồi lên xe. Mặc dù tốc độ của xe hai cầu trên các
địa hình xấu là thấp hơn so với trên đường nhựa nhưng dây an toàn giúp bạn
không bị lắc mạnh khi vượt chướng ngại vật và giữ cho bạn được an toàn khi xe
bị lật.
Để tránh bị thương do chấu của tay lái đập vào ngón tay cái khi bánh xe gặp
chướng ngại vật (nhất là với các xe không có trợ lực tay lái), bạn cần nắm tay
lái với ngón tay cái nằm DỌC theo vành tay lái chứ không nằm bên trong vành tay
lái.
Bạn nên có thêm 1 xe hai cầu đi cùng để trợ giúp khi cần thiết, mang theo dây
kéo và móc kéo có khả năng chịu lực ít nhất là 4000kg. Nên tìm hiểu xem có thể
móc dây kéo vào chỗ nào có thể chịu được lực kéo khi xe bị sa lầy.
Hệ thống truyền động bốn bánh có tác dụng giúp xe của bạn ĐI tốt hơn trên các
địa hình phức tạp chứ không giúp xe của bạn DỪNG LẠI nhanh hơn. Thêm vào đó,
trọng lượng và trọng tâm của xe hai cầu đều cao hơn hầu hết các xe du lịch có
cùng công suất. Vì thế, bạn cần lái xe cẩn thận hơn và xử lý tình huống sớm hơn
so với khi lái xe du lịch.
Áp suất lốp xe
Điều chỉnh áp suất lốp xe là một việc cần thiết trong các chuyến đi bằng xe hai
cầu. Do phải vượt qua các loại địa hình khác nhau trong cùng một chuyến đi,
việc thay đổi áp suất lốp xe sẽ làm thay đổi diện tích tiếp xúc của lốp với mặt
đất cho phù hợp với tính chất của các loại địa hình này.
- Với địa hình nhiều đá sắc nhọn và có thể đâm thủng thành lốp, áp suất lốp xe
cần được tăng thêm khoảng 20%. Lúc này thành lốp sẽ bớt phình ra nên sẽ khó bị
đá chọc vào hơn so với áp suất lốp xe tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
- Với địa hình có độ lún cao như bùn lầy sâu, bãi cát mềm, áp suất lốp xe cần
được giảm xuống để tăng diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đất và do đó làm
tăng "độ nổi" của lốp xe. Bạn có thể giảm áp suất lốp xe xuống còn
1.5kg/cm2 vào lúc đầu, sau đó nếu lốp xe vẫn bị lún thì tiếp tục giảm cho đến
0.6kg/cm2 với lốp không săm và 0.4kg/cm2 với lốp có săm (ruột). Đây là ngưỡng
mà lốp xe vẫn còn có thể bám vào bánh xe.
- Với các địa hình khác như leo dốc đất cát cao, đường đá, bùn lầy nông: dùng
áp suất lốp xe tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Chú ý:
Nhớ mang theo đồng hồ đo áp suất lốp xe để đảm bảo áp suất thích hợp cho tất
cả các lốp xe, và bơm hơi dùng điện 12V để bơm lốp đến áp suất tiêu chuẩn của
nhà sản xuất khi quay lại đường nhựa!!!
Luôn giữ cho thân xe thẳng với hướng dốc chính, không lên/xuống dốc theo góc
chéo để tránh bị nghiêng, lật xe có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.
Xuống dốc có độ dốc cao
Bạn cần sử dụng lực hãm của động cơ để giảm tốc độ cho xe.
Theo cách này tất cả 4 bánh xe đều được hãm lại đồng thời, tránh khả năng bị
phanh cứng bánh xe gây trượt bánh và mất lái. Không sử dụng chân côn trong khi
xuống dốc để không bị mất lực hãm của động cơ.
Quy trình xuống dốc cao có bề mặt cứng (đất, đá)
- TRƯỚC KHI xuống dốc, bạn cần kiểm tra xem xe đã được gài cầu, khóa vi sai
trung tâm và bộ gài cầu trước ở chế độ khóa (nếu có).
- Sử dụng số thấp nhất là số 1, nếu có hộp số phụ thì chọn 4L và số 1.
- Bắt đầu xuống dốc chậm rãi.
- Khi xe bắt đầu xuống dốc, không nên chạm vào chân côn/ga/phanh để tránh bị
mất lực hãm của động cơ hoặc bị phanh cứng bánh xe.
- Động cơ sẽ thực hiện toàn bộ việc hãm xe, bạn chỉ cần điều khiển xe theo đúng
hướng cần theo...
- Nếu đuôi xe bị trượt về bên nào, hãy đánh lái nhẹ về bên ấy và đạp chân ga
nhẹ để lấy lại hướng.
- Khi độ dốc lớn hơn lực hãm của động cơ, bạn có thể đạp nhẹ chân phanh để tăng
lực hãm, nhưng chỉ đạp phanh khi xe đang xuống dốc theo hướng thẳng để tránh bị
trượt bánh.
- Đạp chân phanh theo từng nhịp ngắn và đều, không phanh gấp để tránh bị phanh
cứng bánh xe gây trượt bánh và mất lái.
- Nếu bánh xe bị trượt khi đạp phanh, bạn cần nhả chân phanh ngay và lái xe
theo hướng trượt để lấy lại hướng.
- KHÔNG sang số khi đang xuống dốc cao để tránh bị mất lực hãm của động cơ.
- Nếu xe bị chết máy khi đang xuống dốc, bạn khởi động lại bằng chìa khóa điện
và không chạm vào chân côn/ga/phanh để tránh bị mất lực hãm của động cơ. Sau đó
có thể đạp nhẹ chân ga để cho xe chạy tiếp.
Quy trình xuống dốc cao có bề mặt trượt (bùn, cát)
- Như trên, nhưng tuyệt đối không dùng phanh vì rất dễ bị trượt.
- Sử dụng số 2, nếu có hộp số phụ thì chọn 4L và số 2.
Gài cầu không nhất thiết phải khoá vi sai - Khóa vi sai có tác
dụng làm cho các bánh xe quay đồng tốc với nhau để tăng độ bám đường trong
trường hợp 1 bánh nào đó bị mất độ bám, hổng bánh, vi sai làm cho lực vẫn
truyền về phía bánh còn độ bám, giúp xe dễ dàng thoát khỏi vùng lầy.
Khi khóa vi sai thì rất khó đánh lái, vì vậy không khóa khi chạy
nhanh hoặc cố đánh lái, ở các xe có trợ lực, sa lầy, cố đánh lái khi bánh xe bị
kẹt lầy và đang khóa vi sai có thể làm hỏng hệ thống trợ lực hoặc các khớp nối
của các trục lái.