Nhãn

1 tháng 10, 2011

209. Mánh ăn cắp của Petrolimex?

Pác Vương Đình Huệ trong bài (http://tuan7n.blogspot.com/2011/09/200-nguyen-quang-lap-yeu-dan-thi-dan-se.html) tớ đã phân tích, ông Huệ thừa sức bik mánh gian của bọn xăng dầu, nhưng tớ đoán, chuyện sẽ chìm xuống thui và giá xăng còn lên nữa, chuyện khác là bọn xăng dầu sẽ phải nhả bớt lợi nhuận ra. Chờ xem!


CHUYỆN LÃI LỖ CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU & MÁNH KHÓE CHUYỂN GIÁ (PRICING TRANSFER)

Nhân một câu chuyện thật đang xảy ở xứ Vệ, ta thử phân tích và bình loạn xem sao. Chuyện thế này, có một Tổng công ty xăng dầu P. kinh doanh lúc nào cũng than với dân, với nhà nước là bán xăng bị lỗ. Than lỗ với dân để dễ dàng lên giá xăng, than lỗ với nhà nước để xin bù lỗ, để sử dụng quỹ bình ổn giá, để giảm thuế…
Đùng một cái, khi có chủ trương cổ phần hóa, lúc IPO thì tổng công ty xăng dầu P. lại khoe lãi cực khủng. Đơn giản là lãi nhiều thì cổ phiếu lúc ra thị trường, lên sàn niêm yết mới được giá cao, và nhờ đó mấy anh đang nắm sẵn cổ phiếu (mệnh giá gốc, ưu đải…) mới có dịp hốt bạc.

Vậy thì lãnh đạo Tổng công ty P. công khai báo cáo láo với nhà nước từ trước đến nay sao? Thưa không đâu, họ không báo cáo láo, họ báo cáo đúng nhưng mập mờ để qua mặt nhà nước và nhân dân. Đó là: kết quả kinh doanh mặt hàng chính (xăng dầu) thì lỗ, nhưng kết quả kinh doanh tổng hợp (bao gồm toàn bộ các hoạt động sản xuất chính và phụ, các dịch vụ phụ khác, các mặt hàng phụ khác…) thì lãi.


Về mặt lý thuyết cũng như thực tế, việc này vẫn thường xảy ra, không phải chỉ riêng tổng công ty P. Người ta có thể dễ dàng tạo ra việc này: chuyển giá nội bộ (internal pricing transfer, tương tự kiểu chuyển giá quốc tế) nhằm lợi dụng nó với ý đồ riêng. Ý đồ gì thì Cao bồi đã nói ở trên.

Thế nào là internal pricing transfer? một ví dụ rất đơn giản hóa để ai cũng có thể hiểu mánh khóe kế toán gian lận của họ ra sao:

- Họ mua 2 mặt hàng để bán kiếm lời: Xăng là chính, và Nhớt là phụ.

Giá mua xăng là 14$. Giá mua nhớt là 8$.

Tổng Chi phí tính chung cho cả hai mặt hàng là 8$.

Giá bán xăng là 19$, Giá bán nhớt là 15$.

Sau khi trừ chi phí chung, lãi tổng hợp là: (19+15)-(14+8)-8=4$.
(Điều này hoàn toàn đúng, kiểm toán không thấy sai).

Thật ra, muốn tính lãi riêng cho từng mặt hàng cũng được (và phải làm như thế trong quản trị kinh doanh, như vừa rồi ông Huệ hỏi ông Bảo giám đốc tổng công ty P. lại ú ớ nói không biết?. Muốn tính lãi riêng từng mặt hàng thì phải tách chi phí chung ra thành chi phí riêng cho mỗi mặt hàng. Pricinh transfer là ở chỗ này, và mánh khóe cũng ở chỗ này.

1. Chi phí chung là 8$: thực tế thì tuy nhớt giá mua ít hơn, nhưng chi phí của nhớt lại có thể cao hơn của xăng (ví dụ: khó bảo quản, vận chuyển, dễ thất thoát, hư hỏng,…). Chẳng hạn chi phí xăng tính chính xác là 2$. Chi phí nhớt là 6$.

2. Nhưng công ty P khi hạch toán chi phí riêng: lại đổ hết các chi phí chung khó bóc tách ra vào chi phí xăng, cuối cùng tính ngược lại: chi phí xăng là 6$, chi phí nhớt là 2$.

3. Nếu như cách 1 (thực): kết quả kinh doanh xăng lãi: 19-14-2=3$; kết quả kinh doanh nhớt lãi: 15-8- 6=1$.

4. Nếu như cách 2 (đã chuyển giá): xăng lãi: 19-14-6=-1$ (lỗ 1$); nhớt lãi: 15-8–2=5$.

- Với cách chuyển giá nội bộ trên, tổng kết quả kinh doanh không đổi là 4$. Nhưng thay vì tính chính xác: xăng lãi 3$ và nhớt lãi 1$; thì họ tính xăng lỗ 1$ và nhớt lãi 5$. vậy là mặt hàng chính kinh doanh lỗ(?), mặt hàng phụ thì lãi to!

- Chuyển giá nội bộ được như thế là do chi phí chung (quản lý, vận chuyển, hành chính…) không được hạch toán riêng cụ thể hợp lý cho từng mặt hàng. Nếu thanh tra, kiểm toán không thật giỏi thì cũng khó phát hiện, bắt bẻ được, vì hóa đơn chi phí chung cho hai mặt hàng, chuyện tách bóc riêng lại là chuyện của kế toán đơn vị.

- Lợi dụng việc này, nên Công ty P. lúc nào cũng khai là kinh doanh xăng bị lỗ! (Họ khai không sai vì đã hạch toán chuyển giá như thế), nhưng làm lơ không nói gì đến lãi khủng của kinh doanh nhớt là mặt hàng phụ (do chi phí đã được hạch toán chuyển sang xăng). Và lúc cần thiết cổ phần hóa, thì họ khai báo tổng kết quả kinh doanh hai mặt hàng cũng lãi (họ đâu có láo, chỉ là nói chưa hết sự thật thôi!).

Đó là một phần lý do vì sao trong buổi họp lịch sử vừa qua giữa Bộ TC va các đại gia xăng dầu, ông Huệ hỏi dồn ông giám đốc Tổng công ty P chuyện lãi lỗ từng mặt hàng, và ông này phải ú ớ nghẹn họng!

- Chuyển giá này cũng thường được áp dụng trong các công ty đa quốc gia, nhằm mục đích trốn thuế. Thực ra, ở VN cũng có nhiều công ty làm việc này để trốn thuế. Ví dụ, thuế lợi tức (income tax) của xăng là 20% và của nhớt là 2% (con số giả định).

5. Khai thuế thực (cách 3) thì thuế xăng là 0,6$ và thuế nhớt là 0,02$. Tổng thuế 0,62$.

6. Khai thuế (cách 4 chuyển giá) thì thuế xăng là 0$ và thuế nhớt là 0,1$. Tổng thuế 0,1$.

Như vậy, tổng lợi nhuận trước thuế cả hai mặt hàng cũng là 4$. Nhưng nếu biết cách chuyển giá các mặt hàng, thì tổng tiền thuế nộp nhà nước sẽ khác nhau một trời một vực!

ĐÓ LÀ LÝ DO VÌ SAO CÁC CÔNG TY KINH DOANH THƯỜNG RẤT MẬP MỜ VỀ CÁC BÁO CÁO KẾ TOÁN, CÁC BÁO CÁO LÃI LỖ CHO TỪNG MẶT HÀNG. MỘT LÀ NHẰM PHỤC VỤ MỘT MỤC ĐÍCH CỤ THỂ CHO TỪNG GIAI ĐOẠN (KHI XIN HỖ TRỢ BÙ LỖ, HAY KHI CHUẨN BỊ CỔ PHẦN HÓA), VÀ THƯỜNG NHẤT LÀ NHẰM MỤC ĐÍCH TRỐN THUẾ…

(P/S : ví dụ mặt hàng chính là xăng, mặt hàng phụ là nhớt chỉ là để minh họa cho một cách pricing transfer. Còn thực tế, ông Tổng công ty P. có hàng chục mặt hàng kinh doanh, hàng chục dịch vụ khác.. Họ có thể chuyển giá tùm lum chứ không phải chỉ hai mặt hàng).

3 nhận xét:

  1. Howԁy! ӏ just wοuld like to giѵe you a big thumbs up for the
    excеllent info you've got here on this post. I'll be returning to уour websіte fог mоre soon.


    Ηеre iѕ my blog pοѕt; instant payday loans online
    My page : Payday Loans

    Trả lờiXóa
  2. Howdу! I just would likе tο givе you a big thumbs up
    for the excellent info уou've got here on this post. I'll be retuгning tο your webѕite
    for mоrе soon.

    Also ѵiѕit my web site: instant payday loans online
    My webpage - Payday Loans

    Trả lờiXóa