Nhãn

1 tháng 10, 2011

207. Wikileaks - chống tham nhũng ở VN góc nhìn của người Mỹ

Wikileaks - Chống tham nhũng ở TPHCM, một cuộc chiến gian nan

Đại Nam – Bàn Phím Trẻ chuyển ngữ
CHỦ ĐỀ: CHỐNG THAM NHŨNG tại Thành phố Hồ Chí Minh: 1 cuộc chiến gian nan
REF: năm 2008 thành phố Hồ Chí Minh 810
Phân loại BY: Kenneth J. Fairfax, Tổng lãnh sự Mỹ
Tổng Lãnh sự quán Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao.
LÝ DO: 1,4 (b), (d)

1. (C) Tóm tắt: Theo các quan chức chịu trách nhiệm hàng đầu trong cuộc chiến chống tham nhũng chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh, công việc của họ bị cản trở bởi nhiều yếu tố. Các cuộc điều tra đối với các thành viên chính phủ có thể bị ngăn chặn hiệu quả bởi các Bộ hay các cơ quan, và do các Thanh tra Chính Phủ (GI) thiếu quyền đưa ra trát hầu tòa hay các quyền khác để bắt buộc sự hợp tác.

Thậm chí, các cuộc điều tra đối với thành viên đảng cộng sản, còn không thể được tiến hành nếu không có sự cho phép của lãnh đạo đảng.

Đằng sau những rào cản cụ thể trong việc điều tra các hoạt động phi pháp, những quan chức chống tham nhũng hàng đầu còn tin rằng thử thách khó khăn nhất của họ xuất phát từ thực tế là những thành viên có thứ hạng trong Chính phủ Việt Nam tin rằng các nhà lãnh đạo hàng đầu của họ lạm dụng nơi làm việc cho những lợi ích cá nhân và do đó họ kết luận rằng tham nhũng là một hành vi có thể chấp nhận được.


Việc thiếu 1 điều luật bảo vệ người chống tham nhũng là một trong những trở ngại trong việc xét xử, đến nỗi ít nhất một vài quan chức chống tham nhũng hàng đầu đã được xác định để nhắm đến. Bỏ qua bức tranh ảm đạm mà họ đã vẽ ra, sự cởi mở và nỗ lực của các quan chức chống tham những đã đưa ra 1 vài lý do cho sự lạc quan. (Kết thúc bản tóm lược)

Các thanh tra đang chiến đấu ở 1 cuộc chiến khó khăn

2. (C) Theo Lâm Xuân Trường (bảo vệ), Giám đốc Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh, chiến dịch chống các quan chức tham nhũng của thành phố (và Chính phủ Việt Nam) hiện nay sẽ không bao giờ thành công cho đến khi những quan chức hàng đầu của Đảng và Chính Phủ Việt Nam bắt đầu làm gương trước. Trường giải thích với CG rằng không thể nào thuyết phục các quan chức có thứ hạng trong chính phủ Việt Nam kiềm chế việc nhận hối lộ, sử dụng sai kinh phí hoặc lạm dụng chức vụ của mình khi mà họ vẫn thấy những người lãnh đạo hàng đầu, các thành viên trong gia đình, và những người ủng hộ, tất cả đều càng trở nên giàu có. Ông Trường đã nêu vấn đề 1 cách chính xác: “Tham nhũng ở Việt Nam bắt đầu từ trên cao”, và để chống lại nó 1 cách hiệu quả thì phải bắt nguồn từ trên cao ấy.

3. (C) Nhắc lại chuyến thăm Hoa Kỳ hồi đầu năm nay trong chương trình Du Khách Tình nguyện (VolVis), Trường đã tự tin tuyên bố rằng phân chia quyền lực là nền tảng cơ bản cho sự thành công của Hoa Kỳ với tư cách là một quốc gia. Ông không chỉ đề cập đến cái nhà nước tam quyền phân lập kiểu cổ điển, mà còn ứng dụng của các nguyên tắc bên trong các cơ quan nhà nước ở tất cả các cấp. Trường còn tương phản sự độc lập của các Tổng Thanh tra và các nhân viên phòng chống tham nhũng khác ở Hoa Kỳ với tình huống mà ông và đồng sự của mình đang đối mặt. Không giống như các đối tác của họ bên Hoa Kỳ hay trong các ngành an ninh hoặc chính trị của MPS, Thanh tra Chính phủ (GI) tại Việt Nam không có quyền đưa trát hầu tòa, hay các quyền khác để buộc sự hợp tác từ các quan chức chính phủ. Trong khi họ có thể điều tra các trường hợp cá nhân, họ lại không thể vào, hoặc nói cách khác là tìm kiếm ở các văn phòng, máy tính hoặc các tập tin mà không có sự đồng ý bằng văn bản của Sở có liên quan. Ngay cả khi người giám sát trực tiếp của nhân viên đó đồng ý cho một cuộc tìm kiếm, kết quả cuối cùng vẫn là 1 vị lãnh đạo nào đó ở phía trên không đồng ý là toàn bộ cuộc điều tra bị đóng lại. Trong khi Trường đôi khi có thể sử dụng quyền cá nhân của mình với tư cách là Chánh Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh để khiến lãnh đạo thành phố thuyết phục một văn phòng hay một bộ nào đó cho phép mở một cuộc điều tra để thành công, nhưng ông nói thêm rằng yêu cầu của mình thường xuyên bị bỏ qua. Còn Khi CG bày tỏ sự ngạc nhiên của ông về việc thiếu quyền hành trong việc tiếp nhận các trường hợp trên các phương tiện truyền thông rộng khắp, nơi mà MPS nắm giữ tất cả các dữ liệu máy tính và các thiết bị khác từ các cơ quan, Trường đã chỉ ra GI không phải là MPS. Ông giải thích rằng ngay cả trong MPS, các phòng ban khác nhau có các quyền khác nhau. Các cảnh sát chính trị và an ninh đứng ở 1 vị trí cao nhất và có thẩm quyền tuyệt đối trong việc yêu cầu và thu gữ bất cứ hồ sơ từ bất cứ ai mà không cần có một lệnh của tòa án. Trường mô tả GI như là 1 điểm cuối khác của quang phổ, không có bất kì khả năng nào ở bất cứ chuyện gì, để có thể bắt buộc người khác phải hợp tác.

4. (C) Điều tra các đảng viên cho các hành động phi pháp thậm chí còn khó khăn hơn. Trường giải thích rằng các GI không thể bắt đầu một điều tra của bất kỳ thành viên Đảng, cho dù vị trí thấp như thế nào đi chăng nữa, mà không có sự cho phép của Đảng Cộng Sản TPHCM.

Ngay cả đối với các thành viên nhỏ nhất, quyết định vẫn sẽ phải được thực hiện bởi những lãnh đạo hàng đầu của Đảng bộ thành phố, bao gồm cả thư ký Đảng (và thành viên Bộ Chính trị) Lê Thanh Hải và Phó Bí thư Đảng ủy Nguyễn Văn Đua. Đối với các thành viên có mức độ thâm niên hoặc với những vụ án đình đám, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh thường đưa vụ án đến những lãnh đạo đảng hàng đầu tại Hà Nội để quyết định. Bởi vì lời yêu cầu phải được đệ trình trước khi cuộc điều tra có thể bắt đầu, các Thanh tra thường bị rơi vào tình huống không có lối thoát (catch 22): Đảng sẽ không chấp nhận một cuộc điều tra nếu không nhìn thấy những bằng chứng áp đảo đối với các cá nhân, nhưng Thanh tra có thể bị xử lý kỷ luật hoặc thậm chí bị bỏ tù vì tiến hành một cuộc điều tra trước khi nhận được được phép. Trong thực tế, Trường nói thêm, cách duy nhất cho một Đảng thành viên có thể bị điều tra là đối với một số tổ chức Đảng khác, chẳng hạn như Mặt trận Tổ quốc hoặc tổ chức đối lập với Chính phủ Việt Nam, để yêu cầu điều tra dựa trên rất nhiều các hồ sơ khiếu nại rõ ràng. Ngay cả trong những trường hợp này, Đảng sẽ thường chỉ nhắc nhở các thành viên phạm lỗi ấy tự điều tiết lại hành vi của mình chứ không ủy quyền cho một cuộc điều tra. Chỉ có các thành viên không cải thiện sau khi bị nhắc nhở hoặc những người làm xấu hổ tổ chức Đảng mới phải bị điều tra. Và ngay cả như thế, những đảng viên cấp cao thường sẽ che chở những người ủng hộ trung thành của mình dưới “chiếc ô của họ”. Trường trích dẫn trường hợp của Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc bị bắt giam trước đây của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, như là một ví dụ về một người mà cơ quan của ông yêu cầu để điều tra nhưng đã bị từ chối. (Lưu ý: như giải thích reftel, Sỹ đã lợi dụng được mối quan hệ cá nhân rất chặt chẽ với Bí thư Đảng ủy TP.HCM Lê Thanh Hải).
Trong khi sự tham nhũng của Sĩ, và sự giàu có bất thường của ông ta, được nhiều người biết đến trong nhiều năm, chỉ khi sau khi một tòa án Nhật Bản kết án một công ty của Nhật Bản đưa hối lộ trực tiếp cho Sỹ, kéo theo sự theo dõi rộng khắp của quốc tế, đến nỗi Đảng Cộng sản cuối cùng cũng cho phép Sỹ bị truy tố. Thậm chí sau đó, vụ án đã được trao cho bộ phận an ninh của MPS chứ không phải là của Thanh tra chính phủ để điều tra.

5. (C) Vượt qua tất cả các trở ngại mà họ phải đối mặt, Trường ca ngợi thanh tra viên làm việc cho mình về sự cống hiến của họ, trong đó nêu rõ rằng họ làm tốt hết sức của mình để điều tra và truy tố những trường hợp họ được phép theo đuổi. Trường trích dẫn thực tế là văn phòng của mình đã rót hơn 50 vụ án cho đến nay trong năm 2009 như là bằng chứng cho sự sự cống hiến của thanh tra và thực tế họ chỉ có thể điều tra 1 tỷ lệ nhỏ trong số tất cả các trường hợp. Thậm chí vượt quá tất cả các rào cản quan liêu và trở ngại chính trị mà các thanh tra chính phủ của thành phố phải đối mặt, số lượng nhân viên của Trường ít hơn 30 thanh tra cho 1 thành phố với hơn 300.000 nhân viên. Trường đã nói 1 cách gần như là khao khát có được những cơ quan thanh tra đa dạng từ quy mô đến sức mạnh mà ông đã có dịp viếng thăm trong thời gian ở Hoa Kỳ.

Đảng không hoàn toàn phủ nhận thông tin này

6. (C) Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Chủ tịch của Tiểu ban Thanh tra của Đảng Cộng sản thành phố Hồ Chí Minh, ít trực tiếp hơn Chánh Thanh tra Trường nhưng cũng không phủ nhận những điều ông Trường nói. Theo Ngọc, nhiệm vụ của Đảng đối với các thành viên của mình để giúp đỡ họ nhận ra những sai lầm và cải thiện họ, đã dẫn đền việc Đảng ngăn chặn hầu hết các cuộc điều tra. Trong cái nghe có vẻ như là có một thỏa thuận ngầm rằng sự tham nhũng của các thành viên trong Đảng chính thức được chấp nhận, Ngọc nói thêm rằng điều quan trọng là chúng ta nhận ra rằng tiền lương chính thức của cán bộ Đảng thường quá thấp để có thể hỗ trợ một gia đình, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh.

Cách bảo vệ người dám phanh phui sự thật (Whistleblower Protection)

7. (C) Một chủ đề trên mà tất cả Trường, Ngọc và những người khác tham gia vào nỗ lực chống tham nhũng, dường như đồng ý rằng là cần thiết Việt Nam phải thông qua những điều luật quan trọng để bảo vệ những người dám phanh phui những việc làm sai trái của các cơ quan nhà nước (whistle blowers).

Họ không đơn độc. Trần Du Lịch, người đứng đầu quốc gia Hội Ủy ban Kinh tế và và là Phó Giám đốc của đoàn đại biểu Miền Nam trong Quốc hội, đã nhiều lần nêu ra sự cần thiết cho những điều luật bảo vệ ấy trong các cuộc thảo luận của Quốc hội, và nhấn mạnh rằng nỗ lực để loại bỏ những thứ cặn bã ấy cũng như sự lạm dụng trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước (Doanh nghiệp nhà nước) đang bị đe dọa bởi thực tế là không có 1 cơ chế giám sát nào hiệu quả và rằng cũng dễ hiểu là chính các nhân viên cũng sợ buộc tội các ông chủ của mình. Một trở ngại lớn cho việc thông qua các luật bảo vệ những người tranh đấu, cả Trường và Du Lịch đều nói với CG 1 cách độc lập rằng, là nỗi sợ người dân sẽ bị ảnh hưởng bởi những cân nhắc chính trị hay đơn giản là những hiềm khích cá nhân mà lạm dụng cái luật ấy rồi đưa ra những lời buộc tội sai.

8. (C) Trường còn đi một bước xa hơn, giải thích rằng trở ngại lớn nhất trong việc bảo vệ những người đấu tranh là do thiếu sự cam kết giữa các thành viên hàng đầu trong Đảng để có thể thực sự chế ngự được tham nhũng. Trong khi hầu hết mọi người thực sự đều lên án việc nhận hối lộ trực tiếp bằng tiền mặt không chỉ là bất hợp pháp mà còn là 1 hành động ngu ngốc và giống như là làm xấu hổ hình ảnh của nước Việt Nam cũng như (hay) Đảng Cộng Sản Việt Nam, Trường cho biết rằng các nhà lãnh đạo hàng đầu không nhận thấy được rằng việc đưa người thân và những người ủng hộ mình vào các vị trí béo bở cũng là 1 dạng của tham nhũng, hay như là việc chỉ đạo các hợp đồng hoặc các cơ hội đặc biệt trong các vụ mua bán đất, hay các vụ mua bán cổ phần trong các công ty…cũng vậy. Cho đến khi Chính phủ Việt Nam và Đảng có thể đồng ý vào những cái đã gây nên tham nhũng, Trường cũng thấy ít hy vọng cho sự tiến bộ nào trong việc bảo vệ những người tố cáo. Mặc dù vậy, Trường, người đã gần tuổi về hưu bắt buộc, tuyên bố rằng ông dự định mở một tổ chức phi chính phủ theo mô hình 1 nhóm luật sư bảo vệ những người đấu tranh như ở Hoa Kỳ, để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc cho những người đi tiên phong 1 niềm tin vững chắc khi họ có những thông tin về các vụ tham nhũng thực sự hay các vụ tham nhũng có thể nhìn thấy được.

Nhưng mà thật không may, Trường nói thêm, ông cảm thấy bị ràng buộc phải tuân thủ vào quy định chống tham nhũng của Việt Nam là cấm cựu quan chức chính phủ nào tham gia vào bất kỳ hoạt động riêng liên quan đến vị trí chính thức của họ trước đây trong năm năm sau khi rời khỏi nhiệm sở.

Ý KIẾN

9. (C) Trong khi bức tranh vẽ bằng ông Chánh Thanh Tra TPHCM Lâm Xuân Trường đang không được ủng hộ cho lắm, ở đây cái đang được khuyến khích chính là sự tận tụy của ông Trường cũng như các thuộc cấp của mình, khi đã mang đến những cái, phải gọi là 1 thử thách đau đớn khó chịu. Trường, người với thân phận là 1 đảng viên, không ảo tưởng về những thử thách mà ông và đất nước Viêt Nam – đang phải đối mặt (hết bình luận).

10. (C) Lưu ý: Hầu hết các cuộc đàm thoại được cung cấp làm cơ sở cho cái cáp này thực hiện được nhờ vào mối quan hệ phát triển từ chương trình rất thành công VolVis trong khuôn khổ các hoạt động phòng, chống tham nhũng tại Hoa Kỳ được tổ chức bởi Đại sứ quán Hà Nội vào mùa xuân 2009. Ba thành viên của Thanh tra Chính phủ thành phố Hồ Chí Minh được mời hộ tống đoàn Thanh tra Chính phủ VN trong chuyến đi. Cả ba đã rất ấn tượng, không chỉ bởi sự tinh tế của các hoạt động phòng, chống tham nhũng ở Mỹ, mà còn ở sự thẳng thắn toàn diện khi Chính phủ Hoa Kỳ và các quan chức địa phương khi thảo luận các trường hợp tham nhũng, bao gồm cả những vụ án “đáng xấu hổ” cả những vụ án chống lại các nhân vật rất cao cấp.

Sự cởi mở của các quan chức Mỹ có lẽ là lý do khiến các quan chức TPHCM nói chuyện bộc bạch đến mức như vậy.

Kết thúc ghi chú.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét