Nhãn

25 tháng 10, 2011

227. Biển xe 5 số và lỗi hệ thống của CSVN

Xem thêm: Biển xe bố tướng http://tuan7n.blogspot.com/2011/09/182-bien-xe-bo-tuong.html


Tớ thấy biển 5 số có chỗ vô lý, ví dụ 31A 001.23; tự hỏi dấu chấm để làm gì nhỉ? Nếu qui định 3 con số trước dấu chấm có nghĩa gì đấy thì cũng đâu cần dấu (.), cứ qui định cách đánh số tiêu chuẩn của Mỹ (ASTM) là OK thui (ví dụ, qui định 3 con số đầu là mã quận – huyện là xong mà), thêm dấu chấm thì hàng chữ dài ra --> chữ số phải bé lại vì kích thước biển số không đổi, đọc lại rối rắm... không hỉu?! Đây là qui định đánh số biển số thiếu khoa học, thiếu tầm, không theo kịp thời đại. Nó cũng phản ánh tầm tri thức óc quả nho của quan CSVN.

Còn thì mình vẫn nghĩ lên 5 số vì 4 số hết số (như số đt vậy), người bình thường như mình thì tin thía chứ tính toán làm gì cho mệt. Nhưng, đọc xong bài này thì mới thấy bọn chúng ngu thật, hay tắc trách? 1 việc làm ảnh hưởng toàn quốc gia mà không suy nghĩ – giải trình sao? Còn vụ lợi thì mình cho là 4 hay 5 số thì CA vưỡn cứ kiếm xiền đều thui.

1 quyết định mang tầm quốc gia mà không có bất cứ 1 căn cứ khoa học nào, làm tốn kém tiền thuế của dân... mà cứ khơi khơi ra được thì pótay.com... lỗi hệ thống nặng lắm rùi... BUỒN

Biển số xe Việt Nam, không gì phung phí hơn

Với một đất nước chưa tới 100 triệu dân như Việt Nam mà “biển số xe” đã có đến 5 con số thì đến các Viện Toán học cao cấp cũng phải bứt tóc, vì không cách nào giải thích được.


Theo thông tư 36 của Bộ Công an, kể từ ngày 6/12/2010, nhóm số thứ tự đăng ký biển số xe (áp dụng cho xe ô tô và xe gắn máy) từ 4 số như hiện nay sẽ tăng lên 5 số.

Nhận diện biển số xe ở Việt Nam, phải nói câu “cực kì phong phú”, nhưng không dễ chút nào, vì sự biểu hiệu rất là khó nhớ.

Nên với các mã tỉnh, dân giang hồ phải làm cả vè lục bát cho dễ nhớ, ví dụ:

Cao Bằng 11 chẳng sai,
Lạng Sơn, Tây Bắc 12 cận kề
13 Hà Bắc mời về,
Quảng Ninh 14 bốn bề là Than.
15, 16 cùng mang,
Hải Phòng đất Bắc chứa chan nghĩa tình.
17 vùng đất Thái Bình,
18 Nam Định quê mình đẹp xinh.
Quê hương ta vốn thanh bình,
Phú Thọ 19, Thành kinh, Lạc Hồng.
Thái Nguyên sunfat, gang, đồng,
Đôi mươi (20) dễ nhớ trong lòng chúng ta.
Yên Bái 21 ghé qua,
Tuyên Quang, Tây Bắc số là 22.
Hà Giang rồi đến Lào Cai,
23, 24 sánh vai láng giềng.
Lai Châu, Sơn La vùng biên,
25, 26 số liền kề nhau.
27 lịch sử khắc sâu,
Đánh tan xâm lược công đầu Điện Biên.
28 Hòa Bình ấm êm,
29 Hà Nội, kéo liền 32.
33 là đất Hà Tây,
Tiếp theo 34 đất này Hải Dương.
Ninh Bình vùng đất thân thương,
35 là số đi đường cho dân.
Thanh Hóa 36 cũng gần,
37, 38 tình thân ân cần,
Nghệ An, Hà Tĩnh ta cần khắc ghi.
43 Đà Nẵng khó gì,
47 Đắk Lắk trường kỳ Tây Nguyên.
Lâm Đồng 49 thần tiên,
50 thành phố tiếp liền 60. (TP.HCM từ 50 đến 59)
Đồng Nai số 6 lần 10 (60),
Bình Dương 61 tách rời mới ra.
62 là đất không xa,
Long An, Bến Lức khúc ca lúa vàng.
63 màu mỡ Tiền Giang,
Vĩnh Long 64 ngày càng đẹp tươi.
Cần Thơ lúa gạo xin mời,
65 là số của người Cần Thơ.
Đồng Tháp 66 trước giờ,
67 kế tiếp là bờ An Giang,
68 biên giới Kiên Giang,
Cà Mau 69 rộn ràng U Minh.
70 là số Tây Ninh,
Xứ dừa 71 yên bình Bến Tre.
72 Vũng Tàu số xe,
73 Xứ Quảng vùng quê thanh Bình (Quảng Bình).
74 Quảng Trị nghĩa tình,
Cố đô nước Việt Nam mình 75.
76 Quảng Ngãi đến thăm,
Bình Định 77 âm thầm vùng lên.
78 biển số Phú Yên,
Khánh Hòa 79 núi liền biển xanh.
81 rừng núi vây quanh,
Gia Lai phố núi, thị thành Plâyku.
Kon Tum năm tháng mây mù,
82 dễ nhớ mặc dù mới ra.
Sóc Trăng có số 83,
84 kế đó chính là Trà Vinh.
85 Ninh Thuận hữu tình,
86 Bình Thuận yên bình gần bên.
Vĩnh Phúc 88 vùng lên,
Hưng Yên 89 nhớ tên nhãn lồng.
Quảng Nam đất thép thành đồng,
92 số mới tiếp vòng thời gian.
93 đất mới khai hoang,
Chính là Bình Phước bạt ngàn cao su.
Bạc Liêu mang số 94,
Bắc Kạn 97 có từ rất lâu.
Bắc Giang 98 vùng sâu.
Bắc Ninh 99 những câu ân tình.

Kìa xem biển số quê mình,
Thiệt là khó nhớ nhưng mình phải mang.

Riêng mã số 80: VIP (bao gồm: các Ban của Trung ương Đảng; văn phòng Chủ tịch nước; văn phòng Quốc hội; văn phòng Chính phủ; Bộ công an; xe phục vụ các ủy viên Trung ương Đảng công tác tại Hà Nội và các thành viên Chính phủ; Bộ ngoại giao; Viện kiểm soát nhân dân tối cao; Toà án nhân dân tối cao; Đài truyền hình Việt Nam; Đài tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; báo Nhân dân; Thanh tra Nhà nước; Học viện Chính trị quốc gia; Ban quản lý lăng, bảo tàng, khu di tích lịch sử Hồ Chí Minh; Trung tâm lưu trữ quốc gia; Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình; Tổng công ty Dầu khí Việt Nam; các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và nhân viên; người nước ngoài; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Cục Hàng không dân dụng Việt Nam; Kiểm toán nhà nước…).

Đó là chưa nói đến mã chữ, ví dụ tại TP.HCM:
A: Quận 1 (cũ)
B: Q.3 (cũ)
C: Q.4 (cũ)
D: Q.10 (cũ)
E: Nhà Bè
T: Q.1
F: Q.3
Z: Q.4, Q.7
H: Q.5
K: Q.6
L: Q.8
M: Q.11
N: Bình Chánh
P: Tân Bình
R: Phú Nhuận
S: Bình Thạnh
U: Q.10
V: Gò Vấp
X: Thủ Đức, Q.2, Q.9
Y: Q.12, Hóc Môn và Củ Chi

Hoặc các mã chữ thuộc Bộ Quốc phòng, ví dụ:
AT: Binh đoàn 12
AD: Quân đoàn 4 , Binh đoàn Cửu Long
BC: Binh chủng công binh
BH: Binh chủng hoá học
BT: Binh chủng thông tin liên lạc
BP: Bộ tư lệnh biên phòng
HB: Học viện lục quân
HH: Học viện quân y
KA: Quân khu 1
KB: Quân khu 2
KC: Quân khu 3
KD: Quân khu 4
KV: Quân khu 5
KP: Quân khu 7
KK: Quân khu 9
PP: Các quân y viện
QH: Quân chủng hải quân
QK, QP: Quân chủng phòng không không quân
TC: Tổng cục chính trị
TH: Tổng cục hậu cần
TK: Tổng cục công nghiệp quốc phòng
TT: Tổng cục kỹ thuật
TM: Bộ tổng tham mưu
VT: Mạng thông tin Viettel

Hoặc mã quốc tế:
NG: Xe ngoại giao
NN: Xe của tổ chức, cá nhân nước ngoài: 3 số ở giữa là mã quốc gia, 2 số tiếp theo là số thứ tự.
80 NG: Xe cấp cho các đại sứ quán, thêm gạch đỏ ở giữa và 2 số cuối là 01 là biển xe của tổng lãnh sự (bất khả xâm phạm), riêng biển này khi thay xe thì giữ lại biển để lắp cho xe mới.

Kể ra dài dòng như vậy để thấy rằng, về mặt hình thức, những nước như Việt Nam không thiếu điều gì, chỉ có việc ứng dụng vào đời sống thế nào cho hiệu quả lại là chuyện khác.

Một thời gian dài, biển số xe ở Việt Nam có 3 con số, rồi lên 4 số và 5 số như hiện nay – với lý do chính: là để tăng cường quản lý.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Hướng dẫn luật và Điều tra, xử phạt tai nạn giao thông - Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an) cho biết: “Hiện tại, kho số có bốn chữ số vẫn còn. Cái chính là sắp tới sẽ phải tổng kiểm kê các loại phương tiện, vì vậy chúng tôi kết hợp chuyển đổi biển số phục vụ tổng kiểm kê luôn.

Ngoài ra, cũng còn có nguyên nhân từ việc số lượng phương tiện tăng nhanh, hiện tại đã hơn 30 triệu, trong khi nhu cầu cấp số lại tương đối lớn, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nên Bộ Công an đã có phương án chuyển đổi từ bốn chữ số lên năm chữ số để thuận lợi hơn trong công tác quản lý”.

Quản lý 5 số dễ hơn quản lý 4 số, hoặc 3 số!? Nghĩ cũng hay.

Thực ra, chưa cần nói chi đến các “tập hợp số”, mà chỉ cần nói đến “phép hoán vị” đơn giản thì với 3 con số (ví dụ: 1, 2, 3) mà lũy thừa với 24 chữ cái, rồi lũy thừa với 99 mã số tỉnh thành… thì không biết kết quả sẽ là bao nhiêu – nó quá khổng lồ. Nếu làm hoán vị triệt để 10 con số (từ 0 đến 9) với 24 chữ cái, 99 mã tỉnh thành… thì chắc cả nhân loại này cũng không đủ xe để mà gắn biển số. Bởi đây là một con số quá lớn, lớn đến mức không có thật ngoài đời.

Hơn nữa, trên mỗi biển số ở Việt Nam, ngoài mã tỉnh, còn có mã chữ kèm kế bên. Ví dụ: 92- A1/ 1111 sẽ khác với số 92-A2/ 1111.

Việc đổi biển số tự tiện này xuất phát từ sự chủ quan duy ý chí của phía lãnh đạo, khi mà họ đã không thông qua sự tư vấn và tính toán của giới toán học. Nó gây ra những nhiêu khê và tốn kém tiền của cho dân.

Khi được hỏi: Việc không phải bốc thăm, ‘ấn nút’ mà cấp lần lượt theo thứ tự có nảy sinh tình trạng “xin số” và “mua số” không? Ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết thêm: “Cái này chưa thực hiện, nên trước mắt mình cứ theo thông tư thôi”!

Cho nên, có thể thấy, sau gần một năm đổi biển từ 4 số lên 5 số, ngoài đường số lượng biển 4 số vẫn nhiều áp đảo, phải trên 90%, thậm chí biển 3 số vẫn còn.

Biển 5 số mới dường như chỉ đáp ứng việc mua số đẹp, khiến đôi bên cùng có lợi, nhất là bên cảnh sát giao thông. Bởi nếu cứ cấp biển số theo kiểu ấn nút tự động, thì việc kiếm chác của ngành sẽ ít đi rất nhiều.

Người dân không thích biển 5 số vì khó nhớ là một phần, quan trọng hơn, họ ngại đến cửa công quyền để xin đổi, dù được hứa thủ tục đơn giản – trong khi thực tế thì hành chính ở Việt Nam vẫn là cơn ác mộng hàng giờ. Không dính vô thì thôi, đã dính vô thì không biết bao giờ mới xong.

Việt Nam có hơn 30 triệu xe (ô tô và xe máy, trong đó ô tô phải cần tối thiểu 2 biển số cho 1 xe) thì đủ biết số biển cần phải đổi là rất lớn.

Cũng xin lưu ý rằng, từ ngày 21/12/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 212/2010/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Áp dụng từ ngày 5/2/2011, Bộ Tài chính tăng lệ phí cấp đăng ký mới kèm theo biển số cho một xe hơi có thể lên tới 20 triệu đồng/xe, cho xe máy có thể tăng tới 4 triệu đồng. Nếu người dân mà nghe lời thông tư đồng loạt đi đổi biển số, thì chắc chắn phía lợi nhất là cơ quan tài chính, với số tiền rất khổng lồ được thu vào.

Cho nên, từ một việc tưởng chừng như nhỏ xíu: biển số xe, cũng cho chúng ta thấy cái bản chất phung phí và vụ lợi của “hệ điều hành” một quốc gia như Việt Nam, nơi mà quyền lợi người dân ít khi nào được tôn trọng, còn bộ máy hành chính thì lúc nào cũng “hành là chính”, nhằm tìm cách trục lợi rốt ráo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét