Nhãn

16 tháng 10, 2011

220. Hạ Long và New 7 Wonders - trò lố bịch của CSVN

Mình và các bạn nơi mình công tác đều thấy trò vận động Hạ Long vào New 7 Wonders lố bịch quá, và ngày càng lố bịch. Sao lại thế nhỉ, công khai dùng bộ máy của đảng tuyên truyền, dùng tiền dân vào trò vô bổ... ai cũng thấy xấu hổ khi TV phát chương trình này hic... dù mục đích của bọn quan to óc quả nho thía nào thì ai cũng biết chúng là lũ mặt dày!

Lê Văn Út - Trang Wiki tổng hợp thông tin về việc làm phản khoa học của New 7 Wonders

Trước khi đọc bài này, độc giả vui lòng đọc bài Sử dụng Wiki như thế nào? trước.

Xin tóm gọn vài chi tiết quan trọng mà Wiki đã tổng kết (có kiểm tra tin gốc) như sau:

Thương mại, phản khoa học:

Danh sách “Bảy kỳ quan thế giới mới”, New 7 Wonders, do nhà phiêu lưu mạo hiểm người Thụy Sĩ Bernard Weber phát động từ năm 1999, hiện nay do New Open World Corporation (NOWC), một tổ chức phi lợi nhuận tư nhân có trụ sở tại Thụy Sĩ tổ chức. Việc lựa chọn đang được tiến hành với các lá phiếu tự do và lá phiếu phải trả tiền qua hình thức điện thoại hay mạng Internet. Lá phiếu đầu tiên được tự do đăng ký thành viên và những lá phiếu sau có thể được mua thông qua một khoản quyên góp cho NOWC. Ngoài việc bán phiếu bầu, NOWC dựa vào các khoản quyên góp từ cá nhân, việc mua bán các loại hàng hóa như áo phông, đồ lưu niệm và các khoản thu từ quảng cáo để hoạt động. Nagib Amin, một chuyên gia Ai Cập về di sản thế giới phát biểu: “Ngoài khía cạnh thương mại, lá phiếu không có cơ sở khoa học”.

Sự phản bác của UNESCO:


Sự kiện nói trên không được Tổ chức văn hóa, giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) ủng hộ và tất nhiên kết quả 7 kỳ quan thế giới mới cũng không được tổ chức này công nhận.

Lý do phản khoa học:

UNESCO tuyên bố kết quả do NOWC công bố là mang tính riêng tư, chỉ phản ánh ý kiến của những người sử dụng internet và ĐTDĐ. Cùng với các chuyên gia nghệ thuật học, Tổ chức UNESCO cũng cho rằng cuộc bình chọn của NOWC không mang tính khoa học, và kết quả bình chọn không có bất kỳ đóng góp nào về mặt ý nghĩa và bền vững cho việc phòng giữ các công trình được chọn. Tổ chức UNESCO cũng cho rằng nếu chỉ đánh giá trên góc độ cảm tính từng địa điểm thôi thì không đủ, mà phải có những đánh giá trên góc độ khoa học và được bảo vệ bằng những chế tài luật pháp đầy đủ. UNESCO đánh giá chương trình của Weber mới chỉ dựa vào ý kiến của những người tham gia mà thiếu các góc độ còn lại. Việc bỏ phiếu bị đánh giá phần nhiều mang tính cục bộ, dân tộc, thiếu các tiêu chí khách quan. Các nhà quan sát cho rằng các nhà tổ chức thiếu các biện pháp để tránh chuyện một người bỏ phiếu nhiều lần.

New 7 Wonders giống với hoạt động thương mại núp bóng của Viện Tiểu sử Hoa Kỳ:

Tại Ai Cập, Bộ trưởng Văn hóa Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber – nhà sáng lập NOWC – chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo”. Có người đã liên hệ hoạt động và cách kinh doanh của NOWC với Viện Tiểu sử Hoa Kỳ  (chuyên dụ những người háo danh rởm để bán giấy chứng nhận thông qua việc bị buộc mua sách tiểu sử dỏm, linh tinh).

Một ví dụ khôi hài về cách làm việc phản khoa học của New 7 Wonders:

Có hiện tượng các tổ chức lữ hành và chính phủ có những kỳ quan ít tiếng tăm so với những công trình lừng lẫy hiện đại như tháp Eiffel của Pháp hoặc cổ đại như kim tự tháp Ai Cập vận động bằng nhiều cách có thật nhiều người tham gia càng tốt. Chẳng hạn như nước Jordan chưa đến 7 triệu dân nhưng đến năm 2007, đã có đến 14 triệu phiếu bầu thành cổ Petra.

Kỷ xảo của New 7 Wonders:

NOWC cũng không phải là tổ chức tư nhân đầu tiên phát động cuộc bình chọn kỳ quan thế giới, mà vào internet sẽ thấy hằng hà sa số kỳ quan thế giới mới do các tổ chức tư nhân… tự bầu! Tuy nhiên, NOWC bằng khả năng quảng bá, và áp dụng những công thức marketing khéo léo, đã đánh trúng tâm lý, lòng tự tôn dân tộc của mỗi người, mỗi quốc gia.

Lặp lại các câu hỏi trong bài trước:

- Có cần phải tốn kém công sức và tiền bạc cho cái việc không khoa học?
- Đánh giá, thẩm định chất lượng của một công trình, di tích thì cần ý kiến của chuyên gia hay chỉ cần biểu quyết “đưa tay” của quần chúng?
- Cần giá trị đích thực được thẩm định bằng các tiêu chuẩn khoa học hay chỉ cần ý kiến của quần chúng mà phần đông không có chuyên môn.
——–
TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét