Phần màu vàng là tớ lói
đấy hic!
Ngân hàng tiếp tục tăng
cường huy động, DN vẫn khát vốn, tiểu thương khó tiền mặt, công nhân thiếu
lương thưởng… tiền mặt đang chạy đi đâu?
Vốn để làm gì?
- Nguồn vốn chủ yếu đã bị
đầu tư vào nợ xấu không còn khả năng thu hồi :-(
|
Theo Ngân hàng Nhà nước
(NHNN), tăng trưởng tín dụng năm 2012 là 8,91%, trong khi đó tổng nguồn vốn huy
động tăng 24%.
Theo tính toán, với
tăng trưởng huy động 24% thì số dư tổng nguồn vốn tăng thêm của NH trong năm
2012 so với 31/12/2011 vào khoảng 700.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng dư nợ cho
vay tăng 8,91% đạt khoảng 270.000 tỷ đồng, huy động trái phiếu Chính phủ đạt
156.544 tỉ đồng, cộng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các khoản khác... thì mới chỉ
đạt khoảng 450.000 tỷ đồng, số tiền chênh lệch còn khoảng 250.000 tỷ đồng.
Đây là nguồn vốn khá lớn
và câu hỏi đặt ra là vốn đang ở đâu và được sử dụng vào mục đích gì?
Thừa vốn nhưng hiện tượng
huy động vượt trần lãi suất vẫn không hề giảm. Từ thời điểm cuối năm 2012 đến
nay, tại Hà Nội khách hàng có thể gửi tiền vào một số ngân hàng thương mại cổ
phần với lãi suất 11,5% cho kỳ hạn 3 tháng và 12% cho kỳ hạn 12 tháng.
Thậm chí, có ngân hàng
còn "lách luật" khi phát hành thẻ tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng để có thể
tự do ghi lãi suất cao nhưng trong thỏa thuận với khách hàng thì được tính lãi
theo kỳ hạn hàng tháng để tránh phạm luật, dễ dàng hoạch toán chi phí mà vẫn hấp
dẫn dành cho khách hàng.
Các NH cho biết,
tín dụng cuối năm 2012 không tăng đột biến như những năm trước và thanh khoản hiện rất dồi dào, mặc dù vậy
họ vẫn phải tăng cường huy động vốn. Đây là điều bất thường?
Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho rằng, nhiều NH thanh khoản vẫn rất yếu. Các NH này
không đủ hệ số tín nhiệm để được vay trên thị trường liên ngân hàng nên chỉ còn
cách trông vào thị trường tiền gửi dân cư. Chính những nhà băng này đang huy động
vượt trần lãi suất.
Tại một diễn đàn mới
đây, chuyên gia ngân hàng Lê Xuân Nghĩa cho biết, thời gian qua, có nhiều NH mất
vốn, nợ xấu lớn. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ tín dụng đạt
khoảng 2,8 triệu tỷ đồng, trong đó, 73% số dư nợ này có tài sản đảm bảo và hơn
66% được đảm bảo bằng bất động sản.
Tuy nhiên, hiện nay thị
trường BĐS đang "đóng băng" khiến cho nhiều khoản nợ của nhà đầu tư đến
hạn thanh toán khó có thể thanh toán, là nguyên nhân quan trọng khiến cho nợ xấu
tăng lên. Đặc biệt trong số này có nhiều khoản vay được định giá cao hơn giá trị
thực nay sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao.
Ông Nguyễn Bá Thanh, Đại
biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, cho ví dụ, trước kia, với một khu đất có giá trị khoảng
200 tỷ đồng, chỉ bằng một hợp đồng mua bán, chủ khu đất có thể nâng khống giá
trị lên 800 - 1.000 tỷ đồng và đem thế chấp NH để được vay 600 tỷ đồng. Đến thời
điểm này, giá trị khu đất chỉ còn chưa tới 100 tỷ đồng. Như vậy, ngân hàng hụt
mất hơn 500 tỷ đồng với khoản cho vay khu đất, thậm chí bán cũng không có ai
mua. Hậu quả là có những khoản nợ xấu không bao giờ có thể đòi được.
Ngoài BĐS, việc các NH
thành lập những DN "sân sau" rồi phát hành trái phiếu và bỏ tiền NH
ra mua, chuyển tiền sang DN "sân sau", mua cổ phần, cổ phiếu của NH
khác nhằm mục đích chi phối ngân hàng đó, rồi lại mang cổ phiếu đó thế chấp vay
vốn... được coi là một chu trình không sinh lời. Nay đến hạn DN "sân
sau" phải thanh toán trái phiếu, không có tiền trả sẽ phát sinh ra nợ xấu
cho ngân hàng.
Tiếp đến đó là đầu cơ
vào vàng. Theo nhiều chuyên gia, một lượng khá lớn vàng huy động của khách hàng
đã bị các ngân hàng thương mại bán ra trước đây với giá thấp, nay đến hạn thanh
toán phải mua vào với giá cao và bán khống vàng trên tài khoản, thời gian qua
gây thua lỗ cũng được coi là nguyên nhân gây ra nợ xấu cho các NH.
Tiền chảy vào đâu?
* có 2 loại NH:
- NH không xiền: NH toàn
nợ xấu >> hụt thanh khoản >> phải huy động tiền lãi suất cao còn
kệ mịa nó tính sau;
- NH có xiền: NH tiếp cận
được nguồn vốn từ NHNN, không cho đối tượng sản xuất vay nhưng tranh thủ cho
NH không xiền vay thông qua thị trường liên NH để kiếm lời.
- cả 2 loại NH đều ko cho
sản xuất vay vì:
+ không có xiền; và/hoặc
+ sợ nợ xấu, găm xiền kiếm lời.
==> làm gì có lợi ích
nhóm?! -- chỉ có NHÓM LỢI ÍCH :-(
|
Thông thường khi cho
vay đến kỳ hạn phải thu về, nhưng do khách hàng không thể trả nợ đúng hạn, tiền
không thu hồi được, trong khi đó NH vẫn phải trả lãi vay, trả gốc cho người gửi
tiền và không còn cách nào khác là phải lấy tiền khoản vay mới trả cho khoản vay
cũ.
Vì thế, các chuyên gia nghi ngờ các
NH đang sử dụng tiền huy động của dân để bù đắp thiếu hụt thanh khoản, đảm bảo
sự an toàn của chính họ, bất chấp DN giải thể, phá sản.
Trong lúc NH thừa vốn
thì sản xuất lại gặp nhiều khó khăn. Các ngân hàng thương mại cổ phần hiện có
lãi suất cho vay DN phổ biến ở mức 16%/năm, các ngân hàng thương mại quốc
doanh, mức từ 13% -15%/ năm.
Lãi vay còn cao khiến DN vẫn không dám vay vốn. Các DN cho rằng lãi
vay phải khoảng 10% thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả. Tuy nhiên để được vay mức
11% - 12% hiện nay cũng là điều không thể. Không những thế, nhiều ngân hàng nghi ngờ DN
vay vốn để trả nợ ngân hàng khác nên không cho vay.
Với các NH, hiện nay đầu
tư vào trái phiếu Chính phủ an toàn hơn cho DN vay. Ngoài ra là cho vay trên thị
trường liên ngân hàng. Các NH hụt thanh khoản, do không tiếp cận được vốn từ Ngân hàng Nhà
nước một cách công bằng đành phải chạy lên thị trường liên ngân hàng cầu cứu
các ngân hàng có tiền và chấp nhận lãi suất cao.
Các ngân hàng có tiền, chẳng
dại gì từ chối "miếng ngon" này.
Chuyên gia kinh tế Phạm
Nam Kim cho rằng, đây là một dấu hiệu của sự bất ổn của nền kinh tế. Trong khi
DN đang sống dở chết dở thì tiền vẫn chạy lòng vòng không đưa vào sản xuất. Kết
cục là DN không có vốn, không thể tiếp tục hoạt động, phải đóng cửa, nợ hiện tại
lại trở thành nợ xấu, ngân hàng lại tiếp tục không cho vay, như vậy nền kinh tế
không thể phát triển.
Theo Trần Thủy
VEF
* tiền mặt đã in ra ở đâu hết rùi:
- nằm trong NH; nhưng:
- lạm phát >> nhìu xiền mà giá trị thấp không đủ chi --
giả sử tất cả tiền mặt tung ra thị trường thì cũng không đủ vì thực sự đã bị
mất giá quá nhiều so với mức lạm phát NHNN công bố;
- không có thằng nào để cho vay vì toàn nợ xấu tiềm năng;
- nhóm lợi ích găm giữ để quay vòng kiếm lời;
- công nhân làm cho doanh nghiệp quen làm giả ăn thật -- giờ
lỗ thì lấy đé o đâu ra xiền mà lĩnh;
- nông dân bị ép giá để chống lạm phát, hiệu quả không cao
thì cũng đé o có xiền;
- TẤT CẢ ĐÉ O CÓ XIỀN VÌ ĐÃ LÀM ĐÉ O GIỀ RA XIỀN -- không
tin? Hỏi y tá xem có đúng không :-(
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét