Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Nguyễn Sinh Hùng thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân Tổng Công ty CNTT Phà Rừng. Ảnh: Duy Thính
Chưa bao giờ bốn vị lãnh đạo to nhất nước có bốn cái tên đẹp
thế, đứng cạnh nhau cứ sáng choang và có ngữ nghĩa. Dù ngược, dù xuôi đều ấn tượng:
Sang Trọng Hùng Dũng! Hùng Dũng Sang Trọng!
Đó là bốn cây “cột trụ” của nước nhà hiện nay.
Bốn “cây cột” ấy tuy cùng một khuôn đúc, nhưng mỗi cây cũng
có những nét riêng.
Tôi ngước mắt quan sát, và với tấm lòng ngưỡng mộ của dân
đen thử phác thảo chân dung từng vị.
Đầu tiên là đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Ông sinh năm 1946, tuổi Bính Tuất, thân cư thê - đào diêu
cư mệnh, chính quê Kim Liên, Nam Đàn xứ Nghệ, đất địa linh nhân kiệt! Tuổi ấy mạng
ấy, theo tử vi, thiếu thời hàn vi, trung niên đại phú, hậu vận đại cát.
Nhưng Nguyễn Sinh Hùng thuở nhỏ không hàn vi như số mệnh.
Tôi cực lực lên án tên phản động nào dùng danh từ “Cá gỗ”, ám chỉ đến bác Nguyễn
Sinh Hùng. Bác này đâu có trẩy kinh bằng con cá gỗ, mà bay ra nước ngoài học
hành rồi về nhảy phắt lên ghế quan trường từ những năm người viết bài này và bạn
bè đồng lứa bác cắn miếng cơm trộn máu ở chiến hào!
Tính sơ sơ, bác Hùng mài đũng quần trên ghế quan chức 41 năm rồi.
Gần ba phần tư tóc đã rụng,
trơ cái trán hói bóng lưỡng, khiến cái mặt to phè ngang ngạnh, cái cánh mũi hệt
như hai mắt bướm trên cặp môi mỏng, cái miệng cong, hòa hợp với hai vệt chân
mày đuôi cá đa tình! Người môi mỏng hay nói, mà “Đa ngôn tất hữu quai”, tật ấy ứng
vào Nguyễn Sinh Hùng.
Sau những năm làm Bộ trưởng tài chính nhiều uy quyền, lắm
tai tiếng, năm 2006, Nguyễn Sinh Hùng lên làm phó thủ tướng. Dù chiếu lệ, người
ta vẫn tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm. Đáng buồn là tỷ lệ phiếu tín nhiệm dành cho
Nguyễn Sinh Hùng có 58%.
Với người khác chắc rất buồn, nhưng ông Hùng cười tỉnh bơ,
lý giải như sau:
“Trong công việc tôi
làm thời gian qua còn nhiều khiếm khuyết, trong khi yêu cầu của cuộc sống, của
phát triển ngày càng cao, phiếu bầu cho tôi không cao thể hiện rõ điều này. Nếu
những việc chưa tốt là non nửa thì đó là bình thường!” (Phát biểu trong khi công bố kết quả bầu phó thủ tướng
5-2006).
Cái khái niệm tín nhiệm nửa non, nửa già đi vào cuộc sống,
trong việc xử lý cán bộ từ đấy.
Khái niệm đó được Nguyễn Sinh Hùng cụ thể hóa trong phiên
thay mặt Chính phủ trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội khóa XII, ngày
12-6-2010, như sau:
“Thử hỏi trong số chúng
ta ngồi đây, bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình, làm trăm việc, mười việc
thế nào cũng có cái sai một hai việc, có khi sai lớn, có khi sai nhỏ, nhưng mà
các đồng chí cứ dẹp đi, dẹp đi thì bầu không kịp! Hôm nay thấy sai một chút, chỗ
này “cách chức đi, kỷ luật đi” ngày mai thấy sai chỗ kia “cách chức đi, kỷ luật
đi”… Kỷ luật hết thì lấy ai mà làm việc các đồng chí…?”
Vụ Vinashin đổ bể, trách nhiệm đè lên đầu Nguyễn Tấn Dũng
và ông Ba Nam bộ đã đứng ra nhận “trách nhiệm chính trị”. Có người nói Nguyễn Tấn
Dũng dùng thuật ngữ để lách!? Thực tế tác phẩm Vinashin là của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh
Hùng, ông Dũng nhận trách nhiệm chính trị vì ông là Thủ tướng.
Ông Nguyễn Sinh Hùng coi Vinashin như đứa con cưng của
mình. Ông từng tuyên bố, Tập đoàn Vinashin Việt Nam sẽ như Tập đoàn Huyndai,
Hàn Quốc! Khi Vinashin đã ngốn hàng chục ngàn tỷ đồng, đầu tư bậy bạ, mua tàu
cũ nát về mông má biến thành tàu mới, ngân hàng không dám rót tiền cho vay, Tổng
giám đốc Phạm Thanh Bình than:
“Vốn chủ yếu vay
từ ngân hàng, nhưng lãi suất cao, chúng tôi đã trình đề án xin phát hành trái
phiếu 6 tháng nay, nhưng chưa được phê duyệt!”.
Ông Nguyễn Sinh Hùng nổi xung lên:
“Ai dám hạn chế không
cho các anh làm phát hành trái phiếu? Chính phủ sẽ không để sảy ra ngưng trệ vốn
kinh doanh cho Tập đoàn Vinashin!” (Phát
biểu trong cuộc họp với Vivashin, ngày 23-4-2008).
Sau phát biểu hùng dũng ấy,
Vinashin được vay 1.000 tỷ đồng bằng việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Nhưng chẳng khác gì ném tiền qua cửa sổ, Vinashin càng
phá phách tan hoang, dư luận xôn xao.
Bên lề cuộc họp Quốc hội ngày 6-8-2010, nhiều nhà báo bày tỏ
sự lo lắng, chất vấn Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ông cười tự tin, buông một
câu gọn lỏn:
“Tôi vẫn chưa lo!”!
Chỉ ít ngày sau,
con tàu Vinashin chìm ngỉm!
Nguyễn Sinh Hùng được phân công làm Trưởng ban “Tái cấu
trúc Vinashin”. Ông tuyên bố trong thời gian ngắn Vinashin sẽ hồi phục, sẽ có “bộ mặt mới”. Chả ai nhìn thấy cái bộ mặt ấy hình thù thế nào, mà lại
tòi ra cái Vinaline.
Nguyễn Sinh Hùng học đại học kinh tế, lại có thâm niên kinh
nghiệm thực tế mấy chục năm quản lý kinh tế cấp vĩ mô, bố ai giám bảo ông không
giỏi?
Nhưng, khốn nạn cho những nhả đầu tư chứng khoán cả tin
ông. Tháng 3-2008, ông Hùng nói:
“Thị trường đã là đáy,
anh nào bán thì thiệt, mua thì thắng. Chính phủ đảm bảo năm nay chứng khoán phải
tăng trưởng!”.
Lúc bấy giờ VN
index khoảng 500 điểm, sau khi nghe ông Hùng nói, nó sợ quá tụt mất tiêu luôn!
Nguyễn Sinh Hùng nói bừa nói ẩu không biết sợ vạ miệng. Cái dự án đường sắt cao tốc
phiêu lưu mạo hiểm đến nỗi mười người như một nói không nên làm, ông hét toáng
lên giữa nghị trường Quốc hội:
“Không thể không làm đường
sắt cao tốc!”.
Đại biểu quốc hội chất vấn lấy tiền đâu mà làm?
Ông Hùng nói:
“Vấn đề đại biểu hỏi là
tiền! Tiền đâu làm dự án? Tôi không lo lắng lắm! GDP của nước ta thời gian qua
cũng ổn định, dự kiến đến năm 2050 cũng khả quan. Hiện nay GDP cùa Việt Nam là
106 tỷ đô la, năm 2020 sẽ là 300 tỷ, năm 2030 sẽ là 700 tỷ, năm 2040 sẽ là
1.000 tỷ. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay 1.200 đô la, đến năm 2040 sẽ đạt
20.000 đô la…” (Trà lời chất vấn Quốc
hội ngáy 12-6-2010).
Không biết ông dựa vào đâu
mà nói bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam 1.200, trong khi tỷ lệ đói
nghèo hai con số? Và trên cơ sở nào mà ước tính GDP cho nửa thế kỷ sau như vậy? Nếu nhà danh họa nổi tiếng Pablo Picasso sống lại chắc phải
tôn Nguyễn Sinh Hùng làm tổ sư trường phái trừu tượng!
Ông Nguyễn Sinh Hùng cũng là một bậc thầy hài hước. Tôi thách bạn nào nín cười
khi nghe ông Nguyễn Sinh Hùng nhận xét về trật tự giao thông ở Hà Nội trong những
ngày đại lễ 1000 Thăng Long. Ông Hùng vung vẩy tay, cười tít mắt, nói thế này:
“Ùn tắc nhưng rất trật
tự, rất lành mạnh, rất vui tươi!”
(Phát biểu trong buổi họp đánh giá tổng kết đại lễ 1000 Thăng Long ngày
5-1-2011).
Có đời thuở nào một Phó thủ
tướng Chính phủ mà nhận xét bát nháo chi khươn như thế?
Trước Đại hội XI, nhiều tin đồn ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ làm
Thủ tướng. Trong cuộc “tắm rửa” lãnh đạo đảng vừa qua lại rộ lên tin đồn Nguyễn
Sinh Hùng nhảy qua làm Thủ tướng. Thật hú hồn! Nếu mà như vậy chắc sẽ thêm vài
cái Vinashin, Vinaline nữa. Nhưng chưa kinh bằng sẽ phải nghe ông Hùng nói, và bị ông
cấm không cho nói. Bởi theo Nguyễn Sinh
Hùng, làm Thủ tướng có quyền nói cho người khác nghe, và cho ai nói mới được
nói, Thủ tướng muốn nghe thì nghe, không thì quên.
Đây là nguyên văn lời ông: “Xin nói thực là làm Thủ tướng thì nó khác! Cho
ai nói thì nói, không cho nói thì thôi, người ta nói mình nghe thì nghe, mà
không nghe thì quên!”.
Theo tử vi tuổi Bính Tuất trong đời thể nào cũng phải đối mặt
với pháp luật, nhưng Nguyễn Sinh Hùng cả
đời làm quan, toàn ngồi trên đống tiền, vẫn bình an vô sự. Có lẽ do mồ mả nhà
ông cực phát? Phải chăng vì thế mà ông đang xây dựng khu lăng mộ và đền thờ họ
Nguyễn Sinh trên núi Chung, Nam Đàn, Nghệ An trị giá 150 tỷ đồng!
Không biết bây giờ nếu bỏ phiếu tín nhiệm một cách thật dân
chủ ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ được già nửa hay non nửa? Nhưng đừng có mà mơ? Ít
nhất ông ấy còn ngồi trên ghế lãnh đạo hơn ba năm nữa.
Viết đến đây bỗng nhớ mấy câu thơ của cụ Tú Mỡ:
Nghĩ đến thôn dân
Ngán thay quan trọc
Dòi từ trong xương
Nhà dột từ nóc
Việc dân rối tựa tương bần
Trí quan tối như hũ bọc!
Ngán thay quan trọc
Dòi từ trong xương
Nhà dột từ nóc
Việc dân rối tựa tương bần
Trí quan tối như hũ bọc!
(Xin tạm dừng bút, xin ý kiến bạn đọc, cả phản biện của
nhân vật "một trong 'Tứ Trụ" tại bài này; nếu muốn tôi xin vẽ tiếp,
nhược bằng không thì tôi xin dừng).
M.D
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét