Nhãn

31 tháng 1, 2013

665. Nguyễn Vạn Phú - Từ đất mà ra

Theo blog Nguyễn Vạn Phú



Nhà báo Nguyễn Vạn Phú đang trả lời câu hỏi tại buổi giao lưu trực tuyến


Trường hợp 1: Doanh nghiệp A. Viết một dự án rất thống thiết, xin địa phương cấp đất để xây nhà máy, hứa hẹn đem lại nhiều công ăn việc làm cho địa phương. Sau khi được cấp đất, doanh nghiệp này bèn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, dùng phần lớn diện tích để “phân lô bán nền”. Người dân trước đó bị giải tỏa nhường đất để xây nhà máy nay khiếu kiện liên miên vì không chịu nổi sự bất công mất đất cho người khác làm giàu.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp B. Được cấp một mảnh đất với tổng giá trị 80 tỷ đồng. Ngay sau đó một thời gian doanh nghiệp này sang nhượng mảnh đất này cho một doanh nghiệp khác, có dây mơ rễ má với nhau, với giá được kê khống lên thành gần 600 tỷ đồng. Mảnh đất được dùng để thế chấp, vay tiền ở ngân hàng đến 300 tỷ đồng. Dù đất đóng băng, hai doanh nghiệp này vẫn đã hưởng những khoản lời khổng lồ còn ngân hàng ôm một cục nợ xấu.

Trường hợp 3: Công ty địa ốc C. Lập dự án bất động sản, chi phí ban đầu bỏ ra chừng 100 tỷ đồng nhưng nhờ cơn sốt đất đai mấy năm trước định giá dự án đến 500 tỷ đồng. Bản thân dự án được thế chấp để vay vốn ngân hàng được đâu 300 tỷ đồng. Công ty này thu hồi ngay 100 tỷ đồng chi phí ban đầu, bỏ túi thêm 100 tỷ đồng tiền xem là lãi, còn 100 tỷ đồng đang xây dựng dở dang. Nay thị trường suy sụp, công ty bỏ mặc dự án cho ngân hàng; ngân hàng không thu hồi được nợ, cũng không dám xem nó là xấu vì như thế phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều. Họ cứ tìm cách đảo nợ, nuôi dự án chờ bất động sản được cứu.
Đây chỉ là một vài ví dụ minh họa cho muôn vàn bi hài kịch mà nền kinh tế và người dân đang gánh chịu, tất cả cũng vì đất mà ra. Mặc dù những trường hợp này được công khai trên báo chí trong thời gian gần đây, thiết tưởng nó là loại chuyện ai cũng biết từ lâu. Vì sao không ai can thiệp?
Với địa phương, tiền sử dụng đất thu từ những dự án trên địa bàn là nguồn thu ngân sách béo bở, dễ kiếm, dễ thu, chiếm một tỷ trọng lớn trong ngân sách, không ai dại gì bỏ qua. Có dự án, có ký giấy tờ tức là có xin-cho, một mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng được khích lệ phát triển ở khắp mọi nơi.

664. Nguyễn Quang Lập: Bản đồ tự do báo chí



Tổ chức quốc tế “Phóng viên không biên giới” lập bảng xếp hạng hàng năm về tự do ngôn luận (tại đây). Bản đồ tự do báo chí căn cứ vào bảng xếp hạng trên. Phần bôi đen là những nước tự do báo chí bị bóp nghẹt, bôi đỏ là những nước đáng báo động về tự do báo chí.

Việt Nam xếp thứ 172 trong số 179, đứng trên trung Quốc một bậc. Nước Nga của ông Putin, thần tượng của nhiều người Việt Nam, xếp thứ 142/179. Điều đó giải thích vì sao bằng mẹo cứt gà, dựa vào sơ hở của luật pháp Nga, ông Putin đã lại tái đắc cứ tổng thống.

663. Hà Nội bắt học sinh lớp 1 ký cam kết rất lố bịch


31/01/2013 Cầu Nhật Tân


DLB – Đây là Bản cam kết của Trường tiểu học Nguyễn Du (Hoàn Kiếm, HN) do cô giáo phát cho học sinh (học lớp 1) và yêu cầu phụ huynh lẫn học sinh phải ký vào. Chưa vội nói đến tính chính trị của Bản cam kết này, mà chỉ nói đến tính quy phạm của 1 văn bản thôi đã cho thấy tính chất coi thường nhân dân, cụ thể ở đây là coi thường học sinh lẫn phụ huynh.

Mang danh 1 cơ quan giáo dục, đào tạo mà bản cam kết không đóng nổi 1 con dấu đỏ thể hiện tính chính thống và tính pháp lý của đơn vị tổ chức phát hành. Nội dung cam kết thì “ông đá gà bà đá vịt”, nhăng cuội, và thể hiện sự ngu dốt tột độ của giới giáo dục vì đưa ra cái tiêu đề: Bản cam kết thực hiện đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau tết nguyên đán Quý Tị 2013.

Thứ nhất: Về nhận thức của bọn ra văn bản, việc đảm bảo an ninh trật tự mọi lúc, mọi nơi (không kể giai đoạn, thời điểm, địa điểm nào) thuộc về các cơ quan chức năng như công an, dân phòng, chứ không phải nhiệm vụ của học sinh và phụ huynh.

Thứ hai: Đối tượng cam kết, học sinh cấp 1, 2 vẫn là trẻ em, nhận thức và năng lực hành vi không thể hiểu được nội dung, chưa kể cháu tôi mới lớp 1, học kỳ 2 thì đọc được đầy đủ là đạt loại khá rồi, các chữ viết tắt NĐ-CP, rồi UBND, GD&ĐT, KH-GDHK là bó trym luôn và chắc chắn là đọc xong không hiểu mô tê răng rứa gì ngoài nội dung nó được nghỉ tết bao nhiêu ngày.

Còn đối tượng mà văn bản “đòi” cam kết nữa là phụ huynh học sinh ký vào, thì lại có thừa năng lực hành vi để nhận thức và hiểu 07 điều bản cam kết liệt kê, trường tiểu học lấy tư cách gì, địa vị gì mà yêu cầu phụ huynh cam kết? Trường tiểu học Nguyễn Du muốn ngồi cả lên đầu UBND Quận Hoàn Kiếm, ngành Công An hay Chính Phủ của đồng chí X? Hoặc giả Trường tiểu học Nguyễn Du là thằng culi hay con sen đi làm cái loa tuyên truyền nhạt thếch? Bây giờ tôi đi chi tiết vào các điều đòi cam kết nó mới phi lý “dư lào”.

1/ Thực hiện nghiêm túc thời gian nghỉ Tết từ… đến hết ngày…, thời gian nghỉ là 11 ngày.

662. Giáo sư 'bị cắt xén' khi góp ý hiến pháp


Quốc Phương - BBC Việt ngữ


Giáo sư vật lý Đàm Thanh Sơn đang làm việc tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ

Một Giáo sư vật lý gốc Việt làm việc tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ, phản ánh trên mạng việc ông bị 'cắt xén' ý kiến khi ông đáp ứng lời kêu gọi gần đây của chính quyền và quốc hội Việt Nam, góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992.

Trong một thông điệp đưa ra trên trang blog "Hiến pháp", Giáo sư Đàm Thanh Sơn cho hay ông đã gửi một 'thư' góp ý tới Văn phòng Quốc hội vào hôm thứ Ba tuần trước, nhưng khi được công bố, trang mạng chính thức về dự thảo hiến pháp của Quốc hội và chính quyền đã "cắt bỏ" ý kiến của ông và không hồi đáp để giải thích lý do, mặc dù ông đã "nhiều lần" liên lạc chấn vấn.

Giáo sư Sơn viết: "Thư dưới đây đã được chuyển đến trang “Dự thảo online” (duthaoonline.quochoi.vn) của Văn phòng Quốc hội vào ngày 22/1/2013.

"Sau đó một đoạn ngắn (về Điều 42) được đăng trong phần “Ý kiến người dân” (xem ở đây), còn lại bị cắt bỏ đi. Tôi đã nhiều lần email hỏi những người quản trị trang mạng về phần còn lại của bức thư, nhưng tới nay tôi vẫn không nhận được trả lời.

Giáo sư cho hay sau đó ông đã quyết định đăng toàn văn bức thư đã gửi đi hai tuần trước vì không muốn tính toàn vẹn trong ý kiến đóng góp của ông bị ảnh hưởng, đồng thời ông nhận xét một số điểm trong bản Dự thảo hiến pháp do Quốc hội và chính quyền công bố có chất lượng "giảm đi rất nhiều".

Giáo sư Sơn viết: "Do không muốn góp ý của mình xuất hiện ở dạng đã bị cắt xén nên tôi đăng lại toàn bộ ở đây. Bức thư có phạm vi hạn chế, chỉ nói đến một số thay đổi trong bản Dự thảo mà tôi thấy làm cho chất lượng của Hiến pháp giảm đi rất nhiều".

Trong phần đăng ý kiến đóng góp của công dân, trang "Dự thảo online" của Quốc hội chọn đăng phần đóng góp của Giáo sư Sơn về một điều khoản liên quan tới giáo dục, nhưng có vẻ đã "lờ đi" phần ông đóng góp ý kiến liên quan tới "tính trung thành với đảng" được đặt lên trước dân tộc, đất nước và nhân dân của "các lực lượng vũ trang".

'Trung thành với ai?'

25 tháng 1, 2013

661. Hiến pháp là nền tảng, còn nền tảng của Hiến pháp?


TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

Thế giới hiện đại coi hiến pháp là nền tảng pháp lý cho mọi nhà nước tồn tại và vận hành, bất kể là nhà nước gì, hiển nhiên như bất cứ ngôi nhà nào cũng phải có nền móng. Tới lượt nền móng lại được xây dựng trên nền tảng địa chất nào đó; hiến pháp nước nào cũng vậy, được xây dựng trên những nền tảng nguyên lý nhất định quyết định bản chất hiến pháp đó, được khoa học pháp lý dùng làm tiêu thức phân loại ngót 200 quốc gia trên thế giới đặc trưng bởi hiến pháp quốc gia họ. Ở các quốc gia Hồi giáo như Afghanistan, IranMauretanienSudanPakistan…, hiến pháp đều dựa trên nền tảng kinh Koran. Điển hình như Hiến pháp Iran năm 1979, sửa toàn diện lần cuối năm 1989, gồm 177 điều, mở đầu: “Hiến pháp Cộng hòa Hồi giáo Iran phấn đấu tạo dựng các định chế văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế Iran theo các nguyên tắc cơ bản và quy ước đạo Hồi; nó phù hợp với tâm nguyện của cộng đồng Hồi giáo”. Bản chất hiến pháp chính là bản chất mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và người dân do nó điều chỉnh; ở các quốc gia Hồi giáo trên, mối quan hệ đó thừa nhận ba chủ thể, với vai trò lãnh đạo tinh thần của giáo chủ, nhà nước nhân danh Hồi giáo quyết định trực tiếp mọi hoạt động văn hóa xã hội chính trị kinh tế, và người dân có bổn phận chấp hành, được bảo đảm bằng tín điều Hồi giáo, kinh Koran. Chính trị học phân loại những nhà nước quyết định trực tiếp mọi mặt hoạt động của người dân thuộc toàn trị, luôn phải phục tùng mệnh lệnh của một hoặc một nhóm người đứng đầu là độc tài; từ đó các quốc gia Hồi giáo trên bị tạp chí The Economist xếp chỉ số thứ hạng dân chủ dưới mức trung bình, đa phần thuộc nhóm chính thể chuyên chế.

24 tháng 1, 2013

660. Cuối năm, tiền đang ở nơi đâu? -- tin nóng đây!!!!


Phần màu vàng là tớ lói đấy hic!

Ngân hàng tiếp tục tăng cường huy động, DN vẫn khát vốn, tiểu thương khó tiền mặt, công nhân thiếu lương thưởng… tiền mặt đang chạy đi đâu?

Vốn để làm gì?

- Nguồn vốn chủ yếu đã bị đầu tư vào nợ xấu không còn khả năng thu hồi :-(

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng năm 2012 là 8,91%, trong khi đó tổng nguồn vốn huy động tăng 24%.

Theo tính toán, với tăng trưởng huy động 24% thì số dư tổng nguồn vốn tăng thêm của NH trong năm 2012 so với 31/12/2011 vào khoảng 700.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng dư nợ cho vay tăng 8,91% đạt khoảng 270.000 tỷ đồng, huy động trái phiếu Chính phủ đạt 156.544 tỉ đồng, cộng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các khoản khác... thì mới chỉ đạt khoảng 450.000 tỷ đồng, số tiền chênh lệch còn khoảng 250.000 tỷ đồng.

Đây là nguồn vốn khá lớn và câu hỏi đặt ra là vốn đang ở đâu và được sử dụng vào mục đích gì?

Thừa vốn nhưng hiện tượng huy động vượt trần lãi suất vẫn không hề giảm. Từ thời điểm cuối năm 2012 đến nay, tại Hà Nội khách hàng có thể gửi tiền vào một số ngân hàng thương mại cổ phần với lãi suất 11,5% cho kỳ hạn 3 tháng và 12% cho kỳ hạn 12 tháng.

Thậm chí, có ngân hàng còn "lách luật" khi phát hành thẻ tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng để có thể tự do ghi lãi suất cao nhưng trong thỏa thuận với khách hàng thì được tính lãi theo kỳ hạn hàng tháng để tránh phạm luật, dễ dàng hoạch toán chi phí mà vẫn hấp dẫn dành cho khách hàng.

Các NH cho biết, tín dụng cuối năm 2012 không tăng đột biến như những năm trước và thanh khoản hiện rất dồi dào, mặc dù vậy họ vẫn phải tăng cường huy động vốn. Đây là điều bất thường?

Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho rằng, nhiều NH thanh khoản vẫn rất yếu. Các NH này không đủ hệ số tín nhiệm để được vay trên thị trường liên ngân hàng nên chỉ còn cách trông vào thị trường tiền gửi dân cư. Chính những nhà băng này đang huy động vượt trần lãi suất.

Tại một diễn đàn mới đây, chuyên gia ngân hàng Lê Xuân Nghĩa cho biết, thời gian qua, có nhiều NH mất vốn, nợ xấu lớn. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ tín dụng đạt khoảng 2,8 triệu tỷ đồng, trong đó, 73% số dư nợ này có tài sản đảm bảo và hơn 66% được đảm bảo bằng bất động sản.

Tuy nhiên, hiện nay thị trường BĐS đang "đóng băng" khiến cho nhiều khoản nợ của nhà đầu tư đến hạn thanh toán khó có thể thanh toán, là nguyên nhân quan trọng khiến cho nợ xấu tăng lên. Đặc biệt trong số này có nhiều khoản vay được định giá cao hơn giá trị thực nay sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

Ông Nguyễn Bá Thanh, Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, cho ví dụ, trước kia, với một khu đất có giá trị khoảng 200 tỷ đồng, chỉ bằng một hợp đồng mua bán, chủ khu đất có thể nâng khống giá trị lên 800 - 1.000 tỷ đồng và đem thế chấp NH để được vay 600 tỷ đồng. Đến thời điểm này, giá trị khu đất chỉ còn chưa tới 100 tỷ đồng. Như vậy, ngân hàng hụt mất hơn 500 tỷ đồng với khoản cho vay khu đất, thậm chí bán cũng không có ai mua. Hậu quả là có những khoản nợ xấu không bao giờ có thể đòi được.

Ngoài BĐS, việc các NH thành lập những DN "sân sau" rồi phát hành trái phiếu và bỏ tiền NH ra mua, chuyển tiền sang DN "sân sau", mua cổ phần, cổ phiếu của NH khác nhằm mục đích chi phối ngân hàng đó, rồi lại mang cổ phiếu đó thế chấp vay vốn... được coi là một chu trình không sinh lời. Nay đến hạn DN "sân sau" phải thanh toán trái phiếu, không có tiền trả sẽ phát sinh ra nợ xấu cho ngân hàng.

Tiếp đến đó là đầu cơ vào vàng. Theo nhiều chuyên gia, một lượng khá lớn vàng huy động của khách hàng đã bị các ngân hàng thương mại bán ra trước đây với giá thấp, nay đến hạn thanh toán phải mua vào với giá cao và bán khống vàng trên tài khoản, thời gian qua gây thua lỗ cũng được coi là nguyên nhân gây ra nợ xấu cho các NH.

Tiền chảy vào đâu?

* có 2 loại NH:
- NH không xiền: NH toàn nợ xấu >> hụt thanh khoản >> phải huy động tiền lãi suất cao còn kệ mịa nó tính sau;
- NH có xiền: NH tiếp cận được nguồn vốn từ NHNN, không cho đối tượng sản xuất vay nhưng tranh thủ cho NH không xiền vay thông qua thị trường liên NH để kiếm lời.
- cả 2 loại NH đều ko cho sản xuất vay vì:
              + không có xiền; và/hoặc
              + sợ nợ xấu, găm xiền kiếm lời.
==> làm gì có lợi ích nhóm?! -- chỉ có NHÓM LỢI ÍCH :-(

Thông thường khi cho vay đến kỳ hạn phải thu về, nhưng do khách hàng không thể trả nợ đúng hạn, tiền không thu hồi được, trong khi đó NH vẫn phải trả lãi vay, trả gốc cho người gửi tiền và không còn cách nào khác là phải lấy tiền khoản vay mới trả cho khoản vay cũ.

Vì thế, các chuyên gia nghi ngờ các NH đang sử dụng tiền huy động của dân để bù đắp thiếu hụt thanh khoản, đảm bảo sự an toàn của chính họ, bất chấp DN giải thể, phá sản.

Trong lúc NH thừa vốn thì sản xuất lại gặp nhiều khó khăn. Các ngân hàng thương mại cổ phần hiện có lãi suất cho vay DN phổ biến ở mức 16%/năm, các ngân hàng thương mại quốc doanh, mức từ 13% -15%/ năm.

Lãi vay còn cao khiến DN vẫn không dám vay vốn. Các DN cho rằng lãi vay phải khoảng 10% thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả. Tuy nhiên để được vay mức 11% - 12% hiện nay cũng là điều không thể. Không những thế, nhiều ngân hàng nghi ngờ DN vay vốn để trả nợ ngân hàng khác nên không cho vay.

Với các NH, hiện nay đầu tư vào trái phiếu Chính phủ an toàn hơn cho DN vay. Ngoài ra là cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Các NH hụt thanh khoản, do không tiếp cận được vốn từ Ngân hàng Nhà nước một cách công bằng đành phải chạy lên thị trường liên ngân hàng cầu cứu các ngân hàng có tiền và chấp nhận lãi suất cao.

Các ngân hàng có tiền, chẳng dại gì từ chối "miếng ngon" này.

Chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim cho rằng, đây là một dấu hiệu của sự bất ổn của nền kinh tế. Trong khi DN đang sống dở chết dở thì tiền vẫn chạy lòng vòng không đưa vào sản xuất. Kết cục là DN không có vốn, không thể tiếp tục hoạt động, phải đóng cửa, nợ hiện tại lại trở thành nợ xấu, ngân hàng lại tiếp tục không cho vay, như vậy nền kinh tế không thể phát triển.

Theo Trần Thủy

VEF

* tiền mặt đã in ra ở đâu hết rùi:
- nằm trong NH; nhưng:
- lạm phát >> nhìu xiền mà giá trị thấp không đủ chi -- giả sử tất cả tiền mặt tung ra thị trường thì cũng không đủ vì thực sự đã bị mất giá quá nhiều so với mức lạm phát NHNN công bố;
- không có thằng nào để cho vay vì toàn nợ xấu tiềm năng;
- nhóm lợi ích găm giữ để quay vòng kiếm lời;
- công nhân làm cho doanh nghiệp quen làm giả ăn thật -- giờ lỗ thì lấy đé o đâu ra xiền mà lĩnh;
- nông dân bị ép giá để chống lạm phát, hiệu quả không cao thì cũng đé o có xiền;
- TẤT CẢ ĐÉ O CÓ XIỀN VÌ ĐÃ LÀM ĐÉ O GIỀ RA XIỀN -- không tin? Hỏi y tá xem có đúng không :-(

659. Hà Văn Thịnh: Vài nét về Hiến pháp Mỹ

Lâu rùi mới thấy 1 bài viết hay và mạch lạc của pác Hà Văn Thịnh :-)

Cách đây 230 năm, năm 1783, cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành được thắng lợi – đây là thành công đầu tiên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của toàn thể loài người bị áp bức trong thời đại tư bản chủ nghĩa!

Một Hiến pháp có trước… nhà nước

Điều “lạ kỳ” là sau thắng lợi đó, những nhà cách mạng Mỹ không thành lập một chính quyền cho tương xứng với công lao của những người đã khai sinh ra nền độc lập; hầu như họ không quan tâm đến việc ai sẽ giữ chiếc ghế nào, “ăn chia” ra sao chiếc bánh lợi quyền béo bở mà phải mất bao xương máu, suốt 10 năm trời mới giành được (17.12.1773-4.9.1783): Cách hành xử của những nhà cách mạng Mỹ chưa hề có tiền lệ – ai về nhà nấy, sau khi đã làm trọn bổn phận công dân, không cần biết đến chuyện nên (phải?) khen thưởng ai, như thế nào đối với sự “có công với cách mạng”!

Ý định đó của sự ấu trĩ của lòng tốt nhanh chóng bị thực tế tàn nhẫn của xã hội sau chiến tranh giày xéo, tình trạng vô chính phủ nhanh chóng xảy ra, tiểu bang nào cũng muốn giành cho mình sự độc quyền cao nhất, có lợi nhất, khiến cho 13 tiểu bang gây ra bao cảnh huynh đệ tương tàn, và “nước” Mỹ, theo cách nhận xét của George Washington, “giống như một lâu đài được xây bằng cát”.

Muốn khắc phục tình trạng đó, giải pháp duy nhất là phải thành lập một chính quyền, đây là điều mà đến năm 1787, hầu như ai cũng biết. Nhưng, chính quyền đó sẽ ra sao? Nó giống với mô hình Pháp hay Anh? Những bậc tiên tổ của nhà nước Mỹ tương lai giật mình bởi họ đoan quyết rằng phải thành lập một mô hình nhà nước hoàn toàn mới, không giống với bất kỳ ai; và, quan trọng nhất, nó phải là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Sáu chữ đó là sáu chữ vàng bởi nó trở thành nền tảng, cội nguồn, nguyên tắc bao trùm mọi nguyên tắc trong suốt quá trình soạn thảo Hiến pháp (HP).

G. Washington, nguyên là Tổng Tư lệnh quân Cách mạng trước đây, được mời giữ ghế chủ tọa Hội nghị Lập Hiến. 55 con người trẻ tuổi (đa số dưới 40 tuổi, riêng A. Hamilton, vào năm 1787, chỉ mới 30 tuổi; J. Madison mới 36 tuổi – họ được coi là những cha đẻ của HP Mỹ) chính là các tinh hoa chính trị được tập hợp từ các tiểu bang, về sau được ca ngợi đó là những người tinh anh nhất, “gần như là thánh thần” của nhân loại vào cuối thế kỷ 18. Những gì lịch sử ca ngợi về tài năng của 55 người đó không hề quá lời: Chẳng hạn, Benjamin Franklin (1706-1790) là một người đa tài: thợ in, chủ tòa báo, thẩm phán, Chủ tịch Hội Triết học Mỹ, thống đốc tiểu bang, nhà ngoại giao, thương gia giàu có, người thành lập Đại học Pensylvania, người phát minh ra cột chống sét, ống thông tiểu, đàn harmonica, kính hai tròng, công ty cứu hỏa tư nhân và, ông nói thành thạo 5 ngoại ngữ… Tài năng, nhân cách và tầm nhìn vĩ đại đã được cộng hưởng để làm ra bản HP đầu tiên trong lịch sử loài người mà hầu như, không có bất kỳ một lỗi văn bản lớn nào!

55 “cha đẻ” của nhà nước Mỹ, trong đó nổi bật nhất là Alexander Hamilton (hình của ông được khắc trên tờ 10 USD), James Madison (người có hình trên tờ 50 USD) và Benjamin Franklin (trên tờ 100 USD)…

Ngày 25.5.1787, Hội nghị Lập pháp được khai mạc tại Philadelphia – “thành phố của tình huynh đệ”. Gần bốn tháng ròng rã, những cuộc tranh luận quyết liệt đã nổ ra và tận cho đến lúc đặt bút ký (17.9), nhiều đại biểu vẫn còn chất chứa những bất đồng. Bản dự thảo và những bất đồng đó còn được 5 triệu người dân xem xét kỹ lưỡng trước khi được Quốc hội chính thức thông qua vào năm 1789. Nhìn chung, HP Mỹ đã được làm ra trên cơ sở những định hướng tìm tới sự hoàn hảo có thể; được cụ thể hóa thành nhiều nguyên tắc do nhiều đại biểu đề xuất, được A. Hamilton và J. Madison diễn đạt phần nào qua những bài báo rồi tập hợp thành tác phẩm Liên bang thư tập (The Federalist Papers).

Những nguyên tắc lập pháp

Chúng ta muốn tạo dựng một nền tảng (HP) sẽ trường tồn qua mọi thời đại, vậy thì, phải dự liệu đủ những thay đổi mà các thời đại đó sẽ tạo ra. Nguyên tắc này khẳng định rõ những điều không bao giờ thay đổi như quyền tư hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm; quyền sống, quyền tự do và quyền kiếm tìm hạnh phúc như Tuyên ngôn Độc lập đã chỉ ra; quyền người dân ủy nhiệm cho chính quyền, nhân dân có quyền bầu lên và bãi nhiệm chính quyền đó…

Tất nhiên, có rất nhiều điều sẽ thay đổi nên HP dự liệu các khoản bổ sung – Tu Chính Án (Amendment, TCA), chẳng hạn, TCA 22, thông qua năm 1951, quy định tổng thống không được làm quá hai nhiệm kỳ.

Việc thành lập một chính quyền thích hợp phải do chính người dân lựa chọn thông qua sự biểu quyết rộng rãi nhất. Không một ai có quyền áp đặt mô hình nhà nước không tương thích với mong muốn và lợi ích của người dân. Sau rất nhiều tranh cãi, nhân dân Mỹ đã chọn mô hình nhà nước tam quyền phân lập; theo đó, một trong ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, luôn bị hai cơ quan kia giám sát.

Xu hướng sửa đổi HP để mưu đồ quyền lực nhiều hơn cho một vài cá nhân là xu hướng lạm quyền của mọi quyền lực; vì thế, phải thiết lập một cơ chế sao cho có thể ngăn ngừa mọi ý đồ thao túng và sửa đổi HP. Theo nguyên tắc này, quyền tham gia của mọi công dân là tối hậu chỉ khi nào có trên 2/3 thượng nghị sĩ hoặc thống đốc bang yêu cầu thì việc xem xét sửa đổi HP mới được đặt ra. Quy định này có nghĩa là, nếu muốn xóa bỏ quyền được trang bị vũ khí, phải có ít nhất 67 TNS hoặc 34 thống đốc bang yêu cầu.

Xu hướng lạm quyền và lộng quyền là thuộc tính tất nhiên của con người, vì thế, phải thiết lập cơ chế sao cho đủ khả năng để ngăn chặn mọi ý đồ lạm quyền đó. Ngoài cơ cấu tam quyền phân lập, HP Mỹ còn định rõ cơ chế các thành viên của Tòa án Tối cao, các thẩm phán của tòa án khu vực trong toàn liên bang, được giữ quyền trọn đời, nếu không xin nghỉ hưu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo (tâm thần, bệnh suy giảm trí nhớ…). Như vậy, tòa án sẽ không phải chịu bất kỳ áp lực nào từ phía chính quyền hoặc cử tri!

Đảng phái là cội nguồn của chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa bè phái, đến lượt nó, chủ nghĩa bè phái là cội nguồn làm vẩn đục HP. Vì thế, cơ cấu tổ chức chính quyền không cho phép bất kỳ đảng phái nào có thể can thiệp vào bộ máy một cách trực tiếp. Mỗi đảng phái, trước HP, chỉ là một tổ chức công dân, chịu sự điều chỉnh, giới hạn của luật pháp.

Đa số người dân là thờ ơ với chính trị, vì thế, phải thiết lập cơ chế sao cho hạn chế đến mức thấp nhất sự vô trách nhiệm của người dân đối với việc bầu ra chức vụ lãnh đạo cao nhất. Nguyên tắc này khẳng định cách bầu cử, theo đó, tổng thống sẽ được quyết định bởi số đại cử tri tương đương với số lượng nghị sĩ của mỗi tiểu bang.

Các tiểu bang lớn luôn có xu hướng chèn ép các tiểu bang nhỏ hơn, vì thế, cơ chế tổ chức nhà nước phải hạn chế đến mức thấp nhất sự chèn ép này. Đây là lý do để các tiểu bang dù lớn hay nhỏ đều có hai thượng nghị sĩ trong thượng viện. Bất kỳ một đạo luật nào dù Hạ viện đã thông qua (nơi các bang lớn có lợi thế) đều phải được Thượng viện chuẩn y, và ngược lại.

Các cơ quan tư pháp dễ bị mua chuộc và lạm dụng, vì thế, phải có thiết chế cho người dân được quyền giám sát, quyết định trực tiếp đến các phán quyết tối thượng của tòa án. Nguyên tắc này đề ra cơ chế thành lập bồi thẩm đoàn (The Jury), do người dân bầu ra. Các viên chức của ba cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp không được tham gia vào bồi thẩm đoàn. Phán quyết của bồi thẩm đoàn về có tội hay không, mức án, là tối thượng.

Việc thay đổi hay ban hành các điều luật mới luôn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dân. Do đó, phải thiết lập cơ chế để hạn chế đến mức thấp nhất sự ban hành hay thay đổi một đạo luật, ngăn chặn mọi xu hướng tắc trách khi ban hành các văn bản luật pháp. Nguyên tắc này bảo đảm sai sót ít nhất (hầu như chưa xảy ra, cho đến thời điểm này) về việc ban hành đạo luật mới. Khi một đạo luật được khởi xướng ở Thượng viện chẳng hạn, nó sẽ được trình cho Tiểu ban Tư pháp xem xét, sau đó trình lên Thượng viện. Nếu được thông qua, sẽ tiếp tục được chuyển sang Tiểu ban Tư pháp Hạ viện, rồi toàn thể Hạ viện; cuối cùng mới được trình lên tổng thống. Đạo luật được thông qua, sẽ mang tên người đề xuất – vừa để vinh danh vừa để tăng tính trách nhiệm của dự luật. Nếu tổng thống phủ quyết, trình tự sẽ được làm lại từ đầu.

Quân đội, cảnh sát là công cụ của chính quyền nên phải tuân thủ các mệnh lệnh của chính quyền. Và, để ngăn ngừa sự lộng quyền, độc tài hóa, các quân nhân và cảnh sát đang tại ngũ không được phép tham gia vào cơ quan lập pháp. Nguyên tắc này mặc nhiên khẳng định rằng quân đội hay cảnh sát nếu họ vào thượng viện hay hạ viện, không có quyền phản kháng chính quyền, không có quyền được luận “tội” chính quyền, tức là không bảo đảm được năng lực tác chiến, vì khi luận “tội”, họ đang chống lại chính quyền. Quân nhân hay viên chức cảnh sát, muốn vào nghị viện, phải ra khỏi quân ngũ…

Trên đây là vài khái lược về sự hình thành và các nguyên tắc lập pháp của nhà nước Mỹ – nhà nước hiện đại đầu tiên trong lịch sử loài người – một mô hình nhà nước chưa thể tìm thấy sự đối sánh nào khả dĩ hiệu quả hơn. Đó cũng là mô hình nhà nước chưa hề có tiền lệ với bản HP cho đến nay là độc nhất vô nhị, trường tồn, bất chấp sự thay đổi về thời gian và không gian. Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang chuẩn bị bước qua một thời khắc trọng đại bằng việc lấy ý kiến toàn dân để sửa đổi Hiến pháp 1992. Rất mong mỏi rằng việc lấy ý kiến đó không phải là chuyện hình thức, bởi một sự thật giản dị: Nếu ngay cả HP cũng chỉ là bàn để cho vui thì không có cái gì trên đời này có thể được coi trọng! Một bản Hiến pháp khoa học, nhân văn, phù hợp ý nguyện của toàn dân, xu thế của mọi thời đại, chắc chắn là nguyên tắc, điều kiện đầu tiên cho sự phát triển vững bền…

Không phải ngẫu nhiên mà Lời Tuyên thệ của Tổng thống Mỹ chỉ có một ý ngắn gọn là BẢO VỆ HIẾN PHÁP. Một khi HP được soạn thảo hoàn chỉnh thì mọi cố gắng của công dân – kể cả TT, chỉ duy nhất một vấn đề là bảo vệ để thực thi đúng như HP đặt ra, không cần bất kỳ một sự thêm, bớt nào bởi những thêm hay bớt đó đều làm vẩn đục HP!

Huế, 24.1.2013
H. V. T.

658. Nhật Bản: Những phẩm chất Trời cho, có lẽ muốn học cũng không được


Từ email chuyển tiếp của Hồ Anh Thái

Cúi nhưng không thấp

Người Nhật có thói quen gập hơn nửa người cúi chào khách.


Cái nghiêng mình quen thuộc khi người Nhật chào khách

Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.
Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là “quỳ xuống”, giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi.

Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó tính nhất. Không phải phẩm chất máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục vụ của tiếp viên khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật. Chỉ vài phút khởi hành trễ, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách.


Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp tuyệt vời.

Trung thực

Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các tài xế sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka.

657. Nghi án “chim mồi”: CSGT bẫy dân để phạt tại Hà Nội


Chim mồi của bọn công an 100% có thật, mình bị dính 1 lần ở Hải Dương (thằng CA cười cợt nửa dọa nửa xin đểu ==> mất 500k) -- đê tiện!!!

23/01/2013 - 15:59
Một clip giao thông quay trực tiếp bằng camera gắn trên xe ôtô ngày 22/1 về việc bắt giữ phương tiện vi phạm luật giao thông của cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội vừa đăng tải trên mạng đã thu hút nhiều chú ý, bình luận của người xem. Đặc biệt, nhiều ý kiến phân tích clip không loại trừ khả năng đây là cái bẫy được dàn dựng để đẩy người tham gia giao thông vào tình huống dễ vi phạm luật.
Clip dưới đây được một thành viên trên diễn đàn otofun đưa lên mạng cho thấy chiếc xe Kia Morning đi ở làn đường ngoài cùng trên đường Lê Đức Thọ (Từ Liêm, Hà Nội) với tốc độ rất chậm, và không có ý định nhường đường cho xe đi phía sau. Lái xe Captiva sau khi chạy một quãng đường dài không được nhường đường đã vượt phải. Và chỉ vài giây sau khi vượt phải, lực lượng CSGT đã xuất hiện rất kịp thời ra tín hiệu dừng xe để xử lý vi phạm.


Việc vượt phải của chiếc xe Captiva là trái luật, song người đưa clip này lên mạng cũng tỏ ý nghi ngờ mối liên hệ giữa chiếc Kia Morning và lực lượng CSGT đứng đón lõng tại quãng đường này. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được bởi từ bấy lâu nay, nhiều lái xe vẫn nhắc nhở nhau cảnh giác trước tình trạng “chim mồi” tại một số địa bàn cắm mốc đô thị ở Hải Dương, Vĩnh Phúc…

Theo đó, ở những địa phận đô thị qua các tỉnh hạn chế tốc độ dưới 50km/h đối với xe ô tô con, thường xuất hiện những chiếc xe đi rất chậm, vòng đi vòng lại ở làn đường ngoài cùng với tốc độ chỉ trên dưới 30km/h và không bao giờ có ý định nhường đường cho xe phía sau, khiến một số tài xế mất kiên nhẫn buộc phải vượt phải. Chỉ chờ có vậy, sẽ tức thì xuất hiện lực lượng CSGT xử lý vi phạm.

Cánh tài xế đường dài thường gọi những chiếc xe “rùa” này là “chim mồi” khiến lái xe dễ sập bẫy vi phạm. Trong trường hợp ngày 22/1 tại Lê Đức Thọ, nhiều ý kiến cho rằng chiếc Kia Morning cũng là một loại “chim mồi” bởi một số tình tiết như: Thứ nhất, đi rất chậm và phớt lờ mọi hiệu lệnh xin vượt bằng đèn và còi của xe phía sau. Thứ hai, đoạn đường CSGT đón lõng khuất góc (cua) so với vị trí xe Captiva vượt phải. Nếu không có người báo, chắc chắn CSGT sẽ không thể thấy vi phạm để ra hiệu lệnh dừng xe. Thứ ba, khi đi hết đoạn đường Lê Đức Thọ để ra đại lộ Thăng Long, chiếc Kia Morning ngay lập tức vòng trở lại đường Lê Đức Thọ để tiếp tục hành trình “rùa” của mình.

Những lưu ý đối phó khi có dấu hiệu xe “rùa” bất thường:
·       Chấp nhận đi chậm phía sau, tuyệt đối không vượt phải.
·       Có thể chuyển làn đúng luật và đi ở làn phía trong, không chuyển ngược làn ngay sau khi đã vượt xe “rùa”.

Trong trường hợp sự ngờ vực của người dân là đúng thì một sự thật cực kỳ chua chát đang được phơi bày: CSGT đang tìm mọi cách moi tiền phạt của dân, không ngại phải sử dụng đến những mánh khóe khó có thể dùng từ nào khác ngoài hai chữ “bỉ ổi”.

Trong khi CSGT Hà Nội đang đồng loạt tung ra các biện pháp để xây dựng lại hình ảnh (một cách khá ồn ào trên truyền thông) khi đưa nữ CSGT ngoại hình bắt mắt xuống đường kèm theo những quy định như phải đeo thẻ xanh-to mới được dừng xe, không được ẩn núp để mai phục nhân dân…, song chỉ cần một vài hành động âm thầm và lặng lẽ đi ngược lại lợi ích của người dân cũng có thể xô đổ mọi nỗ lực vốn rất khiêm tốn này.

Huy Anh

23 tháng 1, 2013

656. Minh Diện: HIẾN GAN CHO QUỶ (chuyện về tướng CA phạm quý ngọ thái lọ)



Phạm Quý Ngọ, sinh năm 1954, Trung tướng Công an Nhân dân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam. Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1954; Quê quán: xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nơi cư trú: CHCC Pacific Place - 33B Phan Bội Châu - Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tốt nghiệp: Đại học Cảnh sát nhân dân. Ngày 19/04/1980, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bà Sính ở làng Tò có họ xa với gia đình tôi.

Làng Tò cách làng Hệ một con sông nhỏ, có cái cầu ván bắc qua, hai bờ tre rủ bóng xuống dòng nước xanh ngắt. Tiếp giáp giữa làng Tò và làng Hệ là một nghĩa trang chung của hai làng. Người ta nói mộ cụ tổ làng Tò phát về quan lộc nên làng ấy thời nào cũng nhiều người làm quan, còn lảng Hệ chỉ quen chân lấm tay bùn. Bởi thế có câu: “Quan làng Tò, bò làng Hệ”, nghĩa là người làm quan bên làng Tò nhiều như bò làng Hệ.

Cụ Sính người làng Hệ lấy chồng làng Tò. Nghe nói trước cụ đẹp gái lắm nên mới lấy được chồng làng Tò, bình thường thì đừng hòng được trai làng Tò để mắt tới. Có lẽ vì vậy nên cụ Sính rất tự hào làm dâu bên ấy.   

Nhưng số cụ Sính vất vả. Lấy chồng năm mười tám, chồng đi bộ đội biền biệt, mãi đến năm hai nhăm mới sinh được con trai đầu lòng. Con mới  một tuổi thì chồng hy sinh ở mặt trận Điên Biên, cụ một mình nuôi con khôn lớn. Năm 1972, anh Sửu, con cụ, mới 19 tuổi đã xung phong đi bộ đội. Đúng là đất làm quan, năm 1978, mới 25 tuổi, anh Sửu đã làm đại đội phó. Cũng năm ấy anh cưới vợ, rồi lên biên giới phía Bắc, không ngờ đầu năm sau anh hy sinh, để lại đứa con trai vừa lọt lòng cho bà nội nuôi, chị Sửu mất vì bệnh hậu sản...

Do vất vả như thế, nên người cụ Sính quắt lại, hai bả vai mỏng mảnh nhô lên, làm cái cổ thụp xuống như con rùa già. Năm nào về  quê sang thăm cụ, tôi cũng nghe cụ thở vắn than dài, hờn trời trách đất, đến não ruột. Nhất là khi nhắc đến thằng cháu nội, cụ bảo van vái thế nào nó cũng chưa chịu lấy vợ, vì còn ham phấn đấu lên cấp lên chức. Cụ sợ mắc tội với tổ tiên bên chồng vì không có người nối dõi. Tôi muốn gặp thắng Kỳ nhưng chưa được, nghe nói nó là thượng úy công an.

Năm ngoái tôi về đúng ngày giỗ cụ ông, dân làng tới dự rất đông, có cả mấy vị người làng làm quan trên huyện, trên tỉnh đi xe hơi về sang trọng lắm. Một người người đàn ông khoảng gần sáu chục tuổi, tầm thước, mặt mũi khôi ngô nhưng nước da và cặp mắt vàng ệch như người bệnh gan mãn tính chủ trì đám giỗ. Các quan chức săn đón và tỏ ra rất kính trọng ông ta. Cụ Sính chỉ người đàn ông đó nói nhỏ với tôi :

- Nhà Quý đấy!

22 tháng 1, 2013

655. Minh Diện: tả chân tứ trụ 4 - nguyễn tấn dũng - KỲ VỌNG VÀ THẤT VỌNG



Ngày 16-5-2006 trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 11, Thủ tướng Phan Văn Khải từ nhiệm trước một năm, nhường ghế cho Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kế nhiệm mình. Hơn một tháng sau, ngày 27-6-2006, ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành tân Thủ tướng, sau 2 nhiệm kỳ liền làm Phó Thủ tướng Thường trực, phụ trách khối Tài chính - Ngân hàng và một số khu vực kinh tế Nhà nước khá quan trọng. Đó là cuộc chuyển giao quyền lực cơ quan hành pháp giữa nhiệm kỳ đầu tiên ở Việt Nam, mà hình ảnh ấn tượng nhất là cái bắt tay hình thức giữa một ông già thấp bé, cổ nghểnh, từng luống cuống làm rơi tờ giấy cẩm nang khi gặp Tổng thống Hoa Kỳ Geerge Bush ngày 21-6-2005, với một người trẻ tuổi, cao to, có nét phong độ.

Một năm sau, ngày 25-7-2007, Thủ tướng  Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử, với số phiếu gần như tuyệt đối (96,96%). Đến thời điểm đó Nguyễn Tấn Dũng  là một Thủ tướng trẻ nhất Việt Nam.

Ông sinh ngày 17-11-1949, nhằm ngày 27 tháng 9 năm Kỷ Sửu, cung Càn, cầm tinh Con Trâu, mạng tích lịch Hỏa, thường là tuổi của những người lãnh đạo bẩm sinh, có đặc tính thể hiện cái tôi mạnh mẽ, không chịu nhường nhịn ai, không cho ai cản đường, độc đoán chuyên quyền, bảo thủ cố chấp, không nghe lời khuyên chân thành mà dễ xiêu lòng vì  nịnh nọt, tình tình dễ nổi nóng, nên có khi tự phá hỏng hình ảnh của mình.

21 tháng 1, 2013

654. Lãng Tathy bàn về Đồng chí X và cuộc chiến với Nguyễn Bá Thanh

Theo diễn đàn Tathy

Đây là đòn rằn mặt đầu tiên của đồng chí X cho Bá Thanh.

Ở thời điểm khác thì đòn rằn mặt này cũng là hợp lý: chú mới ra, đừng to còi quá kẻo xấu mặt các anh. Nhưng với tình trạng nền kinh tế nát tươm thế này, còn mỗi một thằng thực sự làm được việc (Bá Thanh) mà chưa gì anh Ba X và đồng bọn đã hùa nhau vào tỉn, nó chỉ cho thấy vận nước chẳng có giá trị mẹ gì so với quyền lợi cá nhân và cái ghế của các anh.

Đây có lẽ là cơn giãy chết cuối cùng của chế độ. Nếu Nguyễn Bá Thanh và phe "làm việc" (gọi thế để phân biệt với bọn đé o làm chỉ phá còn lại) thành công, chế độ sẽ tồn tại thêm ít năm. Ngược lại, 5 năm sẽ là quá đủ để đồng chí X và đồng đội, chịu sự phán xét không phải của lịch sử, mà là của một thể chế khác.

Nói chung, anh Lãng theo dõi khá kỹ màn kịch chế dộ thời gian gần đây. Nguyễn Bá Thanh vốn là bạn thân của anh. Anh gặp cụ Bá lần đầu năm 2001 khi dẫn một nhóm đầu tư từ Nhật đến Đà Nẵng xây dựng nhà máy. Từ hồi đó, cùng với Triết lúc đó ở Bình Dương, anh biết đây là một người được việc, tốt cho dân cho nước. Triết sau đó được đôn lên sớm, càng lên cao càng nhanh tha hóa, để đời với bài hùng biện “Việt Nam - Cu Ba trời đất sinh ra, ngày đêm cùng nhau canh giữ hòa bình thế giới”. Trong thời gian đó Bá Thanh an vị ở Đà Nẵng, cặm cụi làm và xây dựng thành phố này thành nơi đáng sống nhất Việt Nam.

Tuy nhiên đại hội XI không hề có phương án Nguyễn Bá Thanh. Không ai trong hệ thống chính trị muốn Bá Thanh leo cao vào tam đầu đế chế, vì nếu có quyền lực, Bá Thanh sẽ giật bát cơm của vô số thành phần quen bám vào quyền lực để ăn hại quốc gia. Chỉ đến khi tình hình đất nước nát toét ra cho đến cuối năm 2012, khi Thủ tướng, còn gọi là đồng chí X được coi là thành phần phá hoại tận gốc nền kinh tế và đời sống nhân dân; khi TBT hay CT, chẳng còn một chút uy tín nào sau canh bạc thua thảm trước đồng chí X và đồng đội. Đã bắt đầu thấy đâu đó mầm mống của bạo loạn, tội phạm cướp, giết ngày một dày đặc xã hội, và người dân thì gần như đã cạn kiệt cả về tiền bạc lẫn niềm tin. Trong bối cảnh đó, tự nhiên chế độ vớ lấy Nguyễn Bá Thanh, như một cái phao cứu sinh hòng kéo dài hơi tàn cho con bệnh đã gần chết đuối.

653. Phó giám đốc Công an Hải Phòng chết vì “sờ dái ngựa” ? (liên quan Dương Chí Dũng)

Theo Cầu Nhật Tân


Nguyễn Bình Kiên

Đại tá Nguyễn Bình Kiên, nguyên Cục phó cục An ninh A84 Bộ Công an, theo một quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, được điều về làm Phó giám đốc Công an Hải Phòng đã sớm bị Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành giăng lưới đập chết. Ngày 18/1/2013, Thành ủy Hải Phòng ra quyết định kỷ luật khai trừ đảng đối với Phó giám đốc Kiên. Đại tá Kiên có duyên nợ lớn với đất cảng. Ông là em rể Dương Chí Dũng, anh rể Đại tá Dương Tự Trọng (một Phó giám đốc khác của Công an Hải Phòng).

20 tháng 1, 2013

652. Ba Bá Cận Chiến: toàn văn phản hồi của chính quyền Đà Nẵng gửi Thanh tra Chính phủ


Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến

Hôm nay (19.1), UBND thành phố Đà Nẵng có thông báo số 12/TB-UBND phản hồi kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố ngày 17.1. Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn thông báo này.

I. Về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

Tất cả các dự án mà Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra được thành phố tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy hoạch sử dụng đất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 503/QĐ-TTg ngày 31.5.2000, Quyết định số 465/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2002, Nghị quyết số 11/2006/NQ-CP ngày 26.5.2006, Nghị quyết số 41/2007/NQ-CP ngày 31.7.2007; được UBND thành phố ban hành kế hoạch sử dụng đất hằng năm.

Quy hoạch tổng thể của thành phố Đà Nẵng có sự tham gia của các tổ chức tư vấn thiết kế trong và ngoài nước có kinh nghiệm, góp phần tham gia xây dựng quy hoạch của Đà Nẵng rộng hơn, đồng thời đón đầu xu thế phát triển. Đà Nẵng đã có một quy hoạch đi trước một bước, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ nên đã được các nhà đầu tư xem Đà Nẵng là điểm đến hấp dẫn... Thực tế như vậy, thành phố có rất nhiều dự án đã, đang triển khai và đưa vào sử dụng… nên đô thị thành phố ngày càng khang trang, hiện đại như ngày hôm nay. Đi cùng với công tác quy hoạch, thành phố tập trung giải phóng mặt bằng trên diện rộng để tạo ra thật nhiều quỹ đất tái định cư bố trí cho nhân dân vùng giải tỏa có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ (cách làm này tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân đối với chủ trương của thành phố). Quỹ đất còn lại theo quy hoạch, thành phố đã, đang và sẽ tiếp tục mời gọi đầu tư, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định nhằm tạo nguồn thu để chi cho đầu tư phát triển. Với nguồn quỹ đất dồi dào đã tạo ra giá đất phù hợp, nhân dân được hưởng lợi các mặt về an sinh xã hội, các nhà đầu tư có điều kiện tiếp cận để đầu tư dự án có tính khả thi.

Tuy nhiên, do tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nên một số dự án chưa triển khai. Thành phố sẽ đôn đốc các nhà đầu tư sớm triển khai dự án.

Vì vậy, việc Thanh tra Chính phủ kết luận “công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu căn cứ, cơ sở, chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu thực tế của địa phương. Tình trạng đất đai sau khi được san lấp, giải tỏa, chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất để hoang hóa lớn, ít dự án đầu tư được thực hiện” là không có cơ sở.

II. Về đấu giá và giao quyền sử dụng đất: