Cho dù “Arab Spring” không có
nghĩa là “Mùa xuân Ả Rập” đi nữa thì “Mùa xuân Ả Rập” cũng đã diễn tả được đầy
đủ ý nghĩa của nó, mọi người dân VN đã quá quen và không ai hiểu nhầm thông
điệp mà câu này mang lại. Vì thế, “Mùa xuân Ả Rập” đã và sẽ là 1 nghĩa của “Arab
Spring”. Không rõ ai là người đầu tiên ‘dịch sai’ câu này? Bài viết này đưa ra
đã quá muộn theo yêu cầu (không cần thiết) của tác giả, nhưng nó có ý nghĩa học
thuật cao và được tác giả chuẩn bị công phu, thuyết phục – xin cảm ơn pác Lưu Nguyên Đạt.
Luu Nguyen Dat, PhD, LLM
February 7, 2012One Bình Luận
February 7, 2012One Bình Luận
Xin Quý đài VOA, RFA, RFI Làm Gương Không Dịch Nhầm “Arab Spring”
Là “Mùa Xuân Ả Rập” nữa
“Dịch là phản”, “Traduire,
c’est trahir” – hay “Traduttore, traditore” (sát nghĩa: «traducteur,
traître») là những thuật ngữ Việt, Pháp, La-tinh nói lên tình trạng “phản
nghĩa” vì bất cập cách, khó tương đắc giữa nguyên từ/thổ ngữ so với chuyển
ngữ/ra ngoại ngữ, hay giữa nguyên bản so với bản dịch sang ngoại ngữ. Đây
là một tình trạng dễ xẩy ra trong khi trao đổi nội dung những văn
kiện đa ngữ hay truyền thông giữa những cộng đồng đa văn
hoá, đa ngôn ngữ.
Sự bất toàn, dịch sai
ý hay “dịch phản nghĩa” vừa xẩy ra gần đây, khi thuật ngữ “Arab spring”
[Anh ngữ] của giới báo chí, chính trị gia, ngoại giao Hoa Kỳ “được/bị”
dịch sai ý ra Việt ngữ là “Mùa Xuân Ả Rập”.
Số là thuật ngữ “Arab
spring” ám chỉ cao trào cách mạng tại Bắc Phi và Trung Đông, khởi
đầu từ Tunisia, rồi lây biến sang Ai Cập, Libya, Syria
như những chính biến tất nhiên phải xẩy ra khi dân tộc Ả rập đã
lâu bị ngược đãi, bóc lột, tù đầy phải nổi dậy xử lý giành độc lập, tự do dân
chủ cho chính họ.
Sự diễn tiến lịch sử đó
trước tiên được ghi nhận dưới danh xưng “Cách Mạng Hoa Nhài” [Jasmine Revolution] — liên hệ tới bông hoa Nhài, vốn là hoa
quốc túy của Tunisia. [1] để so sánh với cuộc
“Cách Mạng Nhung” [Velvet Revolution hayGentle Revolution] tại Czechoslovakia/Trung Âu của những năm
1989, cốt nói tới những cuộc cách mạng bất bạo động, về mặt tổ chức và thành
quả.
Giữa năm 2011, một số chính
khách, học giả như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary R. Clinton và Chủ tịch
Asia Foundation David Arnold có đề cập tới nhóm chữ “Arab spring”, mà một
số đài truyền hình, nhà báo Việt ngữ đã dịch nhầm là “Mùa Xuân Ả
rập”. Thật ra “Arab spring”, trong bối cảnh xã hội chính
trị này có nghĩa là “Cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ả rập” – vì chữ “spring” ở
đây nói tới động tác “nổi lên, nổi dậy”, gần với động tác “rising/uprising”.
Tại sao các chính khách, học
giả, nhà báo Âu Mỹ lại dùng tới thuật ngữ “Arab spring/Cuộc Nổi Dậy
Nhân Dân Ả rập”? Chắc vì họ căn cứ vào thuật ngữ thổ dân Ả rập
muốn nhấn mạnh tới cuộc khởi nghĩa từ hạ tầng xã hội và tư thế vận động toàn
dân/toàn chủng tộc Ả rập nổi dậy chống chế độ phản nước hại dân mà họ từng chịu
đựng mấy chục năm qua.
Thật thế, trong những “Cuộc Nổi
Dậy Nhân Dân Ả rập” [Arab spring] nói trên, hiện tượng chuyển
lực trong giới quần chúng thật rõ rệt. Quyền lực không còn là độc quyền của
chính phủ, và cũng còn là đặc ân của đảng phái. Các tổ chức khủng bố Al Qaeda
và Huynh đệ Hồi giáo cực đoan [Muslim Brotherhood] đều không giữ một vai trò huy
động quan trọng gì trong cuộc nổi dậy của dân chúng. Trái lại, chính
người dân tạo dựng cuộc nổi dậy, từng nhóm, từng địa phương tiếp nối, lôi cuốn
lẫn nhau, bằng kỹ thuật truyền tin tân kỳ, mạng lưới xã hội, điện thoại lưu
động; bằng những khẩu hiệu thôi thúc dân chủ chính đáng, xác thực. Và khi
dân chúng hô hào, đổ xô xuống đường, Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của
Tunisia, Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập, Đại tá Qaddafi của Libya, rồi TT
Assad của Syria lần lượt theo nhau xụp đổ, đầu hàng quần chúng, hay bị hủy
diệt, thanh toán đưới nhiều hình thức.
Thật vậy, thuật ngữ “Arab
spring” không hề có tính cách ẩn dụ mùa màng [seasonal
metaphors], nhất là “Mùa Xuân” vì:
1. Cuộc “Cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ả rập” thực sự xẩy ra vào mùa đông năm 2010, bắt đầu từ ngày thứ Bảy 18 tháng 12 năm
2010, đúng một ngày sau khi Mohamed Bouazizi, một nhà trí thức trẻ, thất nghiệp
tại Tunisia, đã tự thiêu để phản đối chính sách độc tài, bức hại dân của nguyên
Tổng Thống Zine al-Abidine Ben Ali. Người anh hùng Bouazizi chết
ngày mùng 5 tháng giêng năm 2011, còn bạo chúa Ben Ali thì bị truất phế 10 ngày
sau đó.
Sau cái chết thương tâm của
Mohamed Bouazizi, khẩu hiệu “We Are All Mohamed Bouazizi” đã vang lên và hội tụ thành
một cuộc nổi dậy giữa dân chúng Ả rập. Thật vậy, ảnh hưởng của hiện tượng
Bouazizi không những mang lại sự xụp đổ của chế độ bảo quyền Tunisia mà còn
quật khởi một phong trào cách mạng lan rộng, trước được gọi là Cách Mạng
Hoa Nhài [Jasmine Revolution], vì nhẹ nhàng, khí khái, sau
đó được gọi là “Cuộc Nổi Dậy Toàn Dân Ả Rập” [Arab
Spring] khi lây truyền tới cả khối dân Ả Rập — Trung Đông và Bắc
Phi cùng cảnh nô lệ thời đại.
2. Chính người Ả rập cũng có danh từ tranh đấu tương tự của
họ là الربيع العربي ar-Rabīʻ al-ʻArabiyy, mà báo chí Hoa Kỳ và Tây
phương dịch là “Arab Awakening”, hay cuộc “Thức Tỉnh Ả rập” bộc phát dưới
hình thức làn sóng cách mạng, với dân chúng tụ tập nơi các quảng trường để biểu
tình, phản kháng chống chế độ độc tài.[2]
Khẩu hiệu chính yếu của cuộc
tổng khởi nghĩa trên là “Nhân dân muốn hạ bệ chế độ”, căn cứ
vào thuật ngữ Ả rập “ash-shab yurid isqat an-nizam” (“the people
want to bring down the regime”).[3]
3. Hơn nữa, danh từ “Spring” là một thuật ngữ
chính trị [political terminology] thường dùng để ám chỉ
những biến cố chính trị nhằm giải phóng quốc dân trong những giai đoạn
lịch sử nhân loại như sau:
§ Revolutions of 1848, còn được gọi là “the Spring of Nationsor Springtime
of the Peoples”;
§ Arab Spring, những
cuộc nổi dậy tại Trung Đông/Bắc Phi từ mùa đông 2010 tới cuối năm 2011;
§ Beijing Spring hay
giai đoạn chính biến nhân dân giải phóng tại Trung Quốc cuối thập niên 1970s;
§ Beirut Spring căn cứ vào cuộc “cách mạng cây tùng” [Cedar Revolution]
tại Lebanon;
§ Croatian Spring hay
cuộc cách mạng văn hoá tại Tiệp Khắc đầu thập niên 1970s;
§ Damascus Spring hay
cuộc chính biến tại Syria sau khi Tổng Thống Hafez al-Assad mệnh
chung;
§ Harare Spring hay cuộc chính biến tại
Zimbabwe đưa tới phân chia quyền hành giữa các lãnh tụ Robert Mugabe và Morgan
Tsvangirai;
§ Kathmandu Spring hay cuộc khởi nghĩa nhân dân
trong năm 1990 tại Nepal;
§ Prague Spring hay
cuộc chính biến nhằm giải thể chế độ cộng sản Tiệp Khắc cuối thập niên 1960;
§ Riyadh Spring hay cuộc chính biến tại Saudi
Arabia đầu thiên nguyên 2000s/đầu thế kỷ 21;
§ Rangoon Spring hay cuộc chính biến liên quan tới cuộc
Nổi Dậy “8888
Uprising” ngày 8, tháng 8 năm 1988 tại
Rangoon, Burma, nhằm lật đổ chế độ quân phiệt để xây dựng chính nghĩa tự
do dân chủ;
§ Seoul Spring là
những biến cố đòi dân chủ hoá Nam Hàn cuối thập niên 1970s và đầu thập niên
1980s;
§ Tehran Spring được dùng để chỉ cuộc chính biến Hồi
giáo tại Iran, từ Ruhollah Khomeini tới nhiệm kỳ Tổng ThốngMohammad Khatami.
[4]
Giữa năm 2011, Ngoại trưởng
Hillary R. Clinton đã tuyên bố “Cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ả rập” [Arab spring] đang làm các lãnh tụ cộng sản Trung Quốc khốn đốn, sợ hãi, luống
cuống trì hoãn ngày tận số của chế độ ["Hillary Clinton: Chinese System Is
Doomed, Leaders on a ‘Fool’s Errand’", Jeffrey Goldberg, www.vietthuc.org., May 19, 2011]. Cuộc Nổi dậy
của các dân tộc Á Châu theo hướng dân chủ tự do đã trở thành một hiện tượng bất
khả cưỡng trên chính trường quốc tế.
Đầu năm 2012, hôm thứ Bảy
mùng 4 tháng giêng vừa qua, Thượng nghị sĩ John McCain, nguyên ứng cử viên
Tổng thống, cảnh cáo Bắc Kinh rằng Cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ả rập [Arab Spring] đang đến với Trung Quốc”. Thượng nghị sĩ John McCain cảnh
cáo này với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân tại hội nghị an
ninh cấp cao diễn ra ở Munich, Đức.
Ông McCain nhắc tới các vụ tự
thiêu của tu sĩ Tây Tạng để phản đối sự cai trị của Trung Quốc ở Tây Tạng. Và
chỉ vào một chiếc điện thoại di động, ông McCain nói rằng “quý vị không thể
bưng bít hoàn toàn vì đã có những thiết bị này.” [5]
Tấm gương cách mạng của
“Cuộc Nổi Dây Nhân Dân Ả Rập” từ Trung Đông, Bắc Phi đã chiếu sáng
lãnh thổ nhân dân Châu Á.
Chí khí đại cuộc còn hâm
nóng. Nhu cầu, Mục đích, Sách lược, Kỹ thuật cuộc Nổi Dậy đã sẵn
có. Chỉ cần Nhân Dân bắt tay nhập cuộc. Đúng lúc, đúng
mức, đúng chỗ.
Ai sẽ khởi động vươn lên trước? Nhân dân/các sắc
tộc Trung Hoa? Hay nhân dân Việt?
Thời diểm sẽ là trong năm 2012 hay gần gũi thế thôi.
TS-LS LƯU NGUYỄN ĐẠT
[1] Jasmine Revolution after Tunisia’s national
flower, Par Frédéric Frangeul (17 January 2011). “D’où vient la “révolution du
jasmin” ? [From where does the "Jasmin Revolution" come from?]“ (in
french). Europe 1. Retrieved 26 January 2011. (Google Translate version)/ “Révolution du jasmin”: une
expression qui ne fait pas l’unanimité ["Jasmin Revolution": not a
universal expression]“ (in french). Le Monde. Paris. 17 January 2011. Retrieved 28 January 2011].
[2] The Arab Spring (Arabic: الربيع العربي ar-Rabīʻal-ʻArabiyy), otherwise known as the Arab Awakening, Wikipedia, Arab Awakening”. Toronto
Star. Retrieved 3 January 2012., ”Middle East In Revolt”, Tropic Post. 11 February 2011. Retrieved 11 February 2011].
[3] Arab Spring From Wikipedia, the free
encyclopedia/Abulof, Uriel (10 March 2011). “What Is the Arab Third Estate?”.
The Huffington Post. Retrieved 1 May 2011./Hardy, Roger (2 February 2011).
“Egypt protests: an Arab spring as old order crumbles”. BBC. Retrieved 9 March
2011.
[4] Spring (political terminology)
Wikipedia, the free encyclopedia].
[5] A leading U.S. senator and one-time presidential candidate is
warning China, “the Arab Spring is coming.”Republican Senator John McCain made
the comment to Chinese Vice Foreign Minister Zhang Zhijun Saturday during a
high level security conference in Munich. McCain, in his Arab Spring
warning, referenced the recent self-immolations by Tibetan monks to protest
Chinese rule in Tibet. He said, ” there is not a way that you will be able to
stifle it completely because of these devices,” while pointing to a mobile
phone. VOA, Monday, 06 February 2012, “US Senator: China Cannot Avoid
‘Arab Spring’.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét