Nhãn

29 tháng 10, 2011

231. PHẠM THỊ HOÀI – VẪN CÒN MỘT LỜI NÓI SAU

Sao chính phủ không cách chức nhân dân
Và bầu một nhân dân khác
Có phải tiện hơn không?

Lần đầu tiên nghe đọc những câu thơ ấy của Bertolt Brecht, tôi không hiểu. Không hiểu nó nói gì. Không hiểu vì sao ở Đông Berlin, người ta đọc nó ngưỡng mộ mà phải kìm giọng thế. Brecht là tác gia có kịch diễn quanh năm, sách in bạt ngàn tại Cộng hoà Dân chủ Đức. Một bông hoa ngoại cỡ cài trên ve áo chế độ. Sao thơ ấy phải thầm thì đọc? Hành trang tinh thần của một sinh viên đến từ miền Bắc Việt Nam cuối những năm 70 không đủ cho tôi hiểu. Mùa thực tập đầu tiên trong Lưu trữ Di cảo Văn học Bertolt Brecht cũng không giúp tôi hiểu nhiều hơn. Chuyên chính vô sản có trật tự của nó: hoa cài ve áo có thể gỡ xuống, áo tất nhiên có thể thay, chỉ người mặc áo là không thể thay đổi. Cái trật tự vững như bàn thạch ấy không phải để hiểu.

230. Nông Đức Mạnh cưới ĐBQH Đỗ Thị Huyền Tâm?

Nông hưu bí thơ cưới vợ mới khi vợ cũ chít rùi là quyền của ông ấy, pháp luật không cấm. Nếu Nông là người của công chúng thì đương nhiên Nông phải kín kẽ tránh điều tiếng – Nông quyết cưới thời điểm này là Nông đã coi Nông đã không còn là người của công chúng nữa rùi – bất cần rùi – cùn rùi!


xem thêm http://tuan7n.blogspot.com/2011/12/270-cuu-tbt-nong-uc-manh-tuyen-bo-tu.html

Nguyễn Quang Lập - Phục tài bác Mạnh!

Vietinfo đưa tin Cựu TBT Nông Đức Mạnh cưới vợ trẻ: “Theo nhiều nguồn tin khác nhau, sau khi rời ghế Tổng bí thư Đảng CSVN chưa đầy một năm, ‘Cụ’ Nông Đức Mạnh cảm thấy ‘cô đơn’ và quyết định lấy vợ mới. Vị hôn thê mới của ‘Cụ’ là cô gái trẻ và dễ thương vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh)… Cô dâu là Đỗ Thị Huyền Tâm, sinh 17/10/1966, quê tại Ninh Xá, Bắc Ninh… Cô là Tổng giám đốc một công ty trách nhiệm ‘vô hạn’ Minh Tâm, là đại biểu Quốc hội khoá 12 và khoá 13 hiện nay”.

27 tháng 10, 2011

229. Halloween - 31/12

Nguồn gốc chữ Halloween. Các tập tục trong ngày Halloween. Truyền Thuyết Về Halloween. Ngày Halloween bắt nguồn từ đâu?

Ngày cuối cùng của tháng Mười dương lịch là ngày Halloween. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm. Trong dịp này, trẻ em và thiếu niên được mặc “y phục Halloween” để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng… Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô được đục theo hình mặt người để ánh sáng xuyên ra ngoài… Những cuộc hội hè vui chơi trong đêm Halloween thường xoay quanh các đề tài như chuyện may rủi trên đời, các chuyện kể về ma quỷ và phù thủy…

26 tháng 10, 2011

228. THỊT CHÓ - CÓ NÊN ĂN?

Hôm nay lại mưa, xứ Quảng mưa suốt, không ở thì không bik, mưa mấy tháng ròng, mưa buồn, công việc đình trệ, còn gì hay hơn RTC rồi tối đánh bài? Mình có cậu bạn quê Hà Tây, từ khi lấy vợ người Hội An thì quay ra không ăn thịt chó (TC), để ý mới thấy, có rất nhiều người (tất nhiên là VN mình) cũng không ăn TC.

Nhớ hồi bao cấp, mẹ mình thi thoảng khi lĩnh lương mua 1 gói TC chặt về làm thức ăn buổi chiều, ui sao thơm thía, giờ mình vẫn còn cảm nhận được, mình hay nhón trộm ăn – miếng gan này, miếng thịt đùi này... vơi cả gói – bố mẹ mình chẳng bao giờ nói gì dù bik mình ăn vụng... hì

Hồi còn làm nhà máy, anh em thợ lò làm ch’ siêu cực, mỗi dịp liên hoan nhân dịp gì gì đấy nếu có xiền là bàn TC. Phân công nhau, rơm được tết lại thật chặt để gọn gàng mang ra khỏi nhà máy, người mua gia giảm riềng rau, người ở nhà chuẩn bị nồi xong chiếu ăn... TC nấu 1 nồi thôi, thui rơm vàng xuộm mới ngon (mà rơm thì sẵn hiiii), có 1 bạn làm chính thui, còn 1-2 người phụ, làm ch’ phải thành thạo, nhanh, sạch sẽ... làm xong vệ sinh thật sạch không là tanh lắm. Khỏi nói, bữa chén ngon như thía nào, đến giờ mình vẫn khoe: ăn TC ngon nhất là tự làm...

Lúc bé, sơ tán mình ở với ông bà ở Bắc Giang, có con chó đen thích lắm, tối ngủ thì nhốt nó ở ngoài, sáng giậy mình mở cửa, nó chồm lên mừng cào xước hết mặt mũi bà lại mắng. Rồi hình như có dịch ch’ dại, làng cấm không nuôi ch’, ông bà không giết thịt mà mang bán, con chó có linh tính đấy, nó nhìn mình bằng con mắt cầu khẩn mình mới chưa đầy 6 tuổi mình đã khóc, ông bắt chó đưa nó đi đến ga tàu cách mấy cây số, nó thoát được lại chạy về nhà, rồi ông ấy lại đến bắt – mình lại khóc.

Dạo này tự nhiên không thích TC như xưa nữa, có lẽ cuộc sống không còn đói nữa, có lẽ mình thương yêu loài vật đặc biệt là chó mèo. Thấy khoai tây không ăn TC mình cũng không bik tại sao chỉ nghĩ mang máng là nó văn minh...

Chỗ mình làm bây giờ, xứ Quảng, cả Ban có mỗi 1 cô bé, nó mua về 2 con chó, 1 con trắng 1 con đen. 2 thằng chó đúng là vui cửa vui nhà, thía mà trong lúc mình ra HN, chúng nó thịt luôn con trắng, mấy người thấy bất nhẫn không ăn nổi, mình vào thì vẫn còn lại lôi ra nhưng vẫn mấy người không ăn, bọn ăn thì cũng chẳng vui vẻ gì.

Anh bạn lớn tuổi (cỡ tuổi mình) chát thía này:

X(09/12/2011 5:26:36 PM) : Chào anh, anh khoẻ khong a
X(09/12/2011 5:27:27 PM) : Tôi gửi anh 2 bản hợp đồng nhờ anh xem hộ và điều chỉnh
X(09/12/2011 5:27:55 PM) : Gửi qua imail anh ạ
Y(09/12/2011 5:28:10 PM) : OK tôi thi đỗ rồi, mai tôi vào
X(09/12/2011 5:28:26 PM) : Ôi tuyệt quá
Y(09/12/2011 5:28:34 PM) : đang sướng
X(09/12/2011 5:28:39 PM) : tưởng anh chưa thi
Y(09/12/2011 5:32:41 PM) : giờ này anh chưa về sao
Y(09/12/2011 5:32:57 PM) : còn cái tăng lương có vấn đề gì không ?
X(09/12/2011 5:33:16 PM) : cũng chuẩn bị vềđanglàm dở mấy cái
Y(09/12/2011 5:33:22 PM) : 
Y(09/12/2011 5:33:31 PM) : chắc mưa không đi biển được
Y(09/12/2011 5:33:40 PM) : nhớ mọi người quá
X(09/12/2011 5:36:18 PM) : Tôi chưa trình anh D việc tăng lương vì đang nhiều việc quá
Y(09/12/2011 5:36:26 PM) : :d
X(09/12/2011 5:36:50 PM) : ở dây mua to lắm
Y(09/12/2011 5:37:05 PM) : ngoài này cũng rả rích
X(09/12/2011 5:37:25 PM) : sáng mai anh lên tàu hả anh
Y(09/12/2011 5:37:28 PM) : chắc cuối tuần mới đổ BT được
X(09/12/2011 5:37:48 PM) : có lẽ thế
Y(09/12/2011 5:37:48 PM) : tối 11h mới đi, 8h thứ 4 mới đến ĐH
X(09/12/2011 5:38:56 PM) : mấy anh em làm thịt chó trắng rồi anh, làm chiều nay
Y(09/12/2011 5:39:14 PM) : thương nó quá biết sao
X(09/12/2011 5:40:28 PM) : tôi thấy tội quá, chiều nay 2 con đi theo tôi và tuan ra công
Y(09/12/2011 5:40:55 PM) : thôi anh --- nhiều khi con người VN chưa phát triển đầy đủ
X(09/12/2011 5:40:56 PM) : mình vào công nó nằm giữa sân chịu mưa ko về

Thế nào mà người ta có thể ăn uống ngon được khi bạn mình khóc khổ sở nhỉ, con bé nghe nói khóc nhìu lắm!

Từ hôm ấy mình lang thang hỏi pác gúc, tại sao tây không ăn TC? Họ nghĩ gì? Người Việt ta nghĩ gì? Có ai đồng cảm với mình không? Cũng được ối thông tin, mình post lên coi như mình nói với mình hic

Khoai tây nó nghĩ thía này:

Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.

Thưa quý ngài hội thẩm,

Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn.

Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ.

Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.

Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày.

Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.

Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ. Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi.

Georges Graham Vest (1830-1904)

Bonus thêm 1 câu chuyện vô cùng cảm động ở Nhật

A Tale Of Mari And Three Puppies [2007] - Câu chuyện của Mari và 3 chú chó nhỏ. Phim cảm động dựa trên câu chuyện có thật tại Nhật Bản.

Nội Dung: Đây là đoạn Film dựa trên 1 câu chuyện có thật trong trận động đất năm 2004 tại Nhật Bản.

Tại làng Yamakoshi, hai anh em Ryota và Aya nhặt được 1 chú chó giống thuần chủng Akita Hokaido mang về nuôi và đặt tên là Mari. Đó là một giống chó rất là khôn. Sau một thời gian, Mari đẻ được 3 chú cún con nữa thật là dễ thương....

Thế rồi, một trận động đất xảy ra làm sập căn nhà của Aya , trong nhà có Aya và ông nội, trong khi Ryota đang ở trường và bố của 2 đứa trẻ thì làm việc xa nhà. Dự đoán có động đất xảy ra nhưng không kịp cứu người ông và cô cháu gái. Mari đã xả thân mình để tìm cách cứu chủ, cùng lúc tìm cách thông báo cho nhân viên cứu hộ đến trợ giúp.

Cao trào của đoạn clip này là khi bắt buộc phải lựa chọn, những nhân viên cứu hộ đã không thể đưa Mari và các chú cún nhỏ lên trực thăng thoát khỏi vùng động đất vì người ông đang bị mất máu quá nhiều cần được cấp cứu.



Chó mẹ Mari và 3 chú chó con bị bỏ lại trong nước mắt của cô chủ nhỏ và dân làng. Thật xúc động vì dù chân của Mari đã chảy máu khi tìm cách đưa ông cháu ra khỏi nhà, Mari trung thành vẫn đuổi theo chiếc máy bay một quãng đường dài. Càng lúc càng xa, càng lúc càng vô vọng.

Đoạn clip và bài hát dừng lại ở cảnh chú chó Mari đứng nhìn chiếc máy bay xa dần về phía cuối trời. Nhưng đã có rất nhiều đoạn kết của đoạn clip này được các fan của Mari dự đoán nhưng ai ai cũng mong chiếc máy bay sẽ quay lại để đón Mari một lần nữa.

Ca khúc Tsubomi (Người bạn của những giấc mơ) do Kobukuro thể
 hiện đã lọt vào top 100 của Nhật Bản trong năm 2007 chính nhờ clip cảm động và ý nghĩa vô cùng này.

Chó luôn là người bạn trung thành của con người, và mãi mãi là như vậy!

Tại sao ông già bà cả ngày xưa thường khuyên con cháu không nên ăn TC?:

Việc ăn thịt chó ngày nay coi như một việc rất bình thường, buồn buồn rủ nhau ra quán cầy tơ làm sương sương coi như vui vẻ, giảm bớt cái nhọc nhằn lo âu trong cuộc sống. Quán bán thịt cầy bảy món, chín món thời nay coi như làm ăn được, đâu đâu cũng có, dễ tìm. Như vậy có lẽ thịt chó phải có sức hấp dẫn kì lạ với mọi người, ngon, bổ, rẻ chăng? Chưa hẳn! Có thể do thói quen hay sở thích của mỗi người, nhưng có phải khẳng định một điều là có hấp dẫn thì mới thu hút mọi người. Như vậy nhưng tại sao ông già bà cả ngày xưa thường khuyên con cháu không nên ăn thịt chó? Có lý do gì chăng? Nhớ lời dạy bảo của người xưa đâu có sai!

Chuyện này là cả một vấn đề, kẻ hậu học này không dám múa rìu múa búa chỉ bàn chút cho vui lúc rảnh rỗi mà thôi, lỡ ai vô tình đọc được bài viết này cũng nên rộng lòng tha thứ dùm và chỉ giáo thêm, kẻ ít học này sẵn sàng khoanh tay nghiêng mình lắng nghe, ngàn lần xin thụ giáo.

Con chó là con vật có tánh linh, gần gũi với con người, đặc biệt nó rất trung thành, thông minh, bởi vậy mới có câu “lạc đường nắm đuôi chó lạc ngõ nắm đuôi trâu” và có câu “chó nào chó sủa lổ không”. Con người giỏi vậy mà còn lạc đường chớ chó đâu lầm đường lạc lối khi nào! Chủ cũ đi xa mười năm trở về chó vẫn quắt đuôi mừng, chớ còn người thì ngày trước ngày sau làm mặt lạ nhau là chuyện thường, bởi có câu chó khôn đâu chê chủ nghèo! Chó vậy là tốt lắm rồi, đâu dám đòi hỏi ở chó  nhiều hơn. Sao nỡ làm thịt mà ăn con vật như vậy! Nhà người giàu sang tiền băng bạc bó của cải đầy kho đâu có dám tin cậy giao tài sản cho ai, lỡ họ cướp mất thì khốn. Vậy mà dám tin tưởng giao cho chó, đêm chủ ngủ ngon lành chó thức canh nhà cửa, có kẻ gian nào lẻn vô là chó tính sổ ngay. Nghĩ cũng hay, người thì phải tốt hơn chó là lẽ thường đâu ai bàn cãi? Chớ giao tài sản cho người là có ngày không còn cái quần mà bận, còn giao cho chó thì chó đâu làm như vậy bao giờ! Có lẽ thế mà người xưa khuyên không nên ăn thịt chó phải chăng? Chó sống có tình nghiã lắm chứ !

Chuyện về chó còn dài dài. Ông già bà cả xưa thường kể cho con cháu rằng ai còn sống ăn thịt chó khi chết xuống âm phủ khi qua cầu Nại Hà thì oan hồn chó chờ sẵn ở đó sủa mấy tiếng thì hồn kẻ đó giật mình rơi xuống sông, dưới đó cá sấu, thuồng luồng, quỷ đói chờ sẵn nuốt luôn là khỏi đi đầu thai. Chuyện nghe hoang đường khó tin thật nhưng thử soi lại từ thuyết nhân quả thì đâu có sai chỗ nào! Gieo hành vi sẽ gặt thói quen, gieo thói quen sẽ gặt tính cách, gieo tính cách sẽ gặt số phận, đó là lẽ hiển nhiên, có vay là có trả, cá nay ăn kiến thì cũng có ngày kiến thui cá! Nghiệp lực còn đó, nhiếp dẫn sai miền, sáu nẻo luân hồi biết chạy vào đâu?

Chưa mơ ai biết chiêm bao
Sẽ qua địa ngục hay vào động tiên!

Ngày xưa, chó là con vật dùng để tế thần linh, điều này còn dấu tích trong chữ HIẾN (chữ Hán hiến là dâng lên, có chữ khuyển là chó bên phải). Có lẽ cái gì mà tế thần thì con người kiêng cữ chăng! Hay là trong câu chuyện xưa kể sau trận đại hồng thủy chỉ còn lại một con chó và một người con gái sau đó tái tạo lại loài người, giờ làm thịt chó mà ăn khác nào ăn thịt thuỷ tổ, không nỡ chăng?

Nói chung chó khôn hơn các con vật khác không nỡ ăn cũng có thể. Nhưng có người nói chó có nhiều tật xấu như chó cậy gần nhà, chó hùa, chó sủa dai làm thịt ăn cho bõ ghét cũng có thể. 

Câu ca xưa còn đó:

Trách lòng con chó nhỏ sủa dai
Năm canh tôi viếng bạn nó sủa hoài sáng đêm.

Chó mà sủa mà không đúng nơi, không đúng chỗ thì chó cũng chết. Còn nuôi chó mà chó không thèm sủa thì chó cũng tiêu tán đường. Nhà nào nuôi chó chung với mèo thường thấy chó mèo đâu thuận thảo bao giờ, mèo phá chó quạu là chó bị mang tiếng “như chó với mèo”, chủ cưng “mèo” chó bị hất hủi, mèo giả tình giả nghĩa lên tiếng:

Chủ ở ác chó không dè
Xách cây tay đánh miệng thì đuổi đi
Con mèo thấy chó sầu bi
Mới ra mới nói còn gì mà trông
Thôi đừng bịn rịn uổng công
Họ thương chi bậu mà bậu hòng mến trông!

Có khi quýt làm cam chịu, mèo phá chó lại bị ăn đòn oan, bởi vậy mới có câu “con mèo đập bể nồi gang, con chó chạy nó mang cái đòn”. Nhưng chó khôn cũng biết rút kinh nghiệm cho lần sau “con mèo đập bể nồi bầu, con chó thấy rầu nó bỏ nó đi".

Xin bái phục chuyện mèo chó! Tại có người chưa hiểu chó nên mới làm vậy chớ chó đâu có tệ. Tộc người Hung Nô ở phía bắc Trung Hoa bên kia Nhạn Môn quan lấy chó sói làm biểu tượng, người con trai thường xâm hình con sói trước ngực tượng trưng cho khí phách anh hùng, can đảm và trung thành! Trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, yên sơn thập bát kỵ sẵn sàng tu hết vò rượu da dê, phanh ngực để lộ trần đầu sói và hú lên một tiếng dài hoang dại... và thề sống chết  cùng với chủ nhân Tiêu Phong, và cũng thật xứng đáng để:

Tiêu Phong Kiều lĩnh đêm ngà
Rừng Liêu quốc dậy giang hà cố nhân

Người dân Tây Tạng nuôi chó ngao để giữ đàn gia súc, hổ báo đừng có hòng mà bén mạng tới. Chó ngao bản lãnh vô cùng ai cũng khiếp. Đoàn làm phim Mê Kông kí sự sang Tây Tạng thiếu kinh nghiệm đề phòng chó ngao, chút nữa là một thành viên mất mạng như chơi!

Có một điều là chuyện người thường sợ ma sợ quỷ, chớ chó đâu biết sợ ma! Ma quỷ mà gặp chó là bó tay, bỏ chạy mất xứ, đặc biệt ma quỷ rất sợ máu chó mực. Bởi vậy khi viết kiệt tác Lục Vân Tiên cụ Đồ Chiểu rất tinh ý khi miêu tả đoạn Lục Vân Tiên đối đầu với tướng Cốt Đột:

“Vân Tiên đầu đội kim khôi
Tay cầm siêu bạc mình ngồi ngựa ô
Một mình nhắm trận xông vô
Thấy người Cốt Đột biến đồ yêu ma
Vội vàng trở ngựa lui ra
Truyền đem máu chó đều tha ngọn cờ
Ba quân gươm giáo đều giơ
Yêu ma xem thấy một giờ vỡ tan”.

Đâu phải có yêu thuật là hay, thứ tà ma ngoại đạo, thiếu trung thực làm trò mà mắt người ta lại bị chó (máu chó) vạch trần thật đáng tội! Người Hoa có một câu cũng rất hay “Đứng trước chó dữ người đẹp ló đuôi chồn”. Thật tuyệt vời!

Thú thật  thì cũng có nhiều thứ chó hư thân mất nết, chó đáng ghét, nên môn phái Cái Bang mới chế ra ba mươi sáu chiêu đả cẩu bổng pháp tức gậy đánh chó để đánh mấy con chó không biết điều, chó làm phách chó, chó mãi quốc cầu vinh... thứ chó đó thì thịt là vừa tội. Chớ chó như Cậu Vàng của Lão Hạc hoặc chó trong Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã thì đáng thương, đang phục lắm. Ở nước ngoài có tổ chức bảo vệ động vật đâu ai dám ngang nhiên làm thịt chó mà ăn. Năm 2002 Hàn Quốc tổ chức Cúp bóng đá thế giơi họ dự định quảng bá món thịt chó nấu kim chi liền bị thế giới phản đối, đâu dám làm càn.

Nói tóm lại con chó là con vật gần gũi với con người, chó sống có tình có nghĩa một dạ trung thành. Người giàu thì đổi bạn sang thì đổi vợ chớ chó dù chủ nghèo cho ăn không no cũng không nỡ bỏ chủ mà đi. Chó giúp đỡ người đủ thứ, chó đáng tin cậy lắm và không biết từ khi nào chó đã đi vào truyền thuyết, đi vào văn hóa dân gian, tục thờ cúng... và đi vào lòng người. Năm xưa ông Trần Đăng Khoa bị mất con chó mà khóc thành một bài thơ nổi tiếng “sao không về hả chó, vàng ơi! là vàng ơi!”

Chó đáng thương vậy sao chủ nỡ đem bán, đem làm thịt mà ăn? Tàn nhẫn lắm thay!

Re: NHÀN ĐÀM VỀ VIỆC ĂN THỊT CHÓ - ĐÔNG NHẠC
Lê Trường Hưởng | 30/07/2011, 00:12

Rất may tôi không biết ăn thịt Chó!
Yêu quí Chó ngay từ thưở nhỏ
Nuôi con nào, con ấy rất khôn
Chó già chết đem chôn xuống lỗ... 

Viễn khách | 29/07/2011, 21:22

Ha ha, khéo quá.
Chó khôn đâu chê chủ nghèo, người khôn lại chả chịu nghèo mới ghê.
Vô tình đọc được bài viết này, đem làm đề tài cho mấy bác nào ngồi quán thịt cầy bàn tán chơi.

daoanduyen | 27/07/2011, 17:41

Khi treo ngược nó lên để chuẩn bị làm thịt, nó vẫn vẫy đuôi với chủ đó...nhìn thấy mà ứa nước mắt.

thuyphuong | 27/07/2011, 14:40

Thấy tội chú chó nhà mình quá. Một chú chó thông minh. Nó vật vã, đau đớn mà ko ai biết gì hết. Khi có người nhìn thấy thì ko thể cứu được nữa rồi.

Nguyễn Văn Tài | 27/07/2011, 05:08

Đào Thái Sơn mến! Thật thú vị với bài nhàn đàm đầy chất thơ. Mình cũng từng cởi xe tìm đến 1 ngã tư để... ÂY THỊT CẰN nhưng không phải ngã tư Bảy Hiền mà là ngã tư Cao Xá (Châu Thành -Tây Ninh). Ở đây thật là vui vẻ với các món: hon, luộc, dồi, nướng... cuốn với lá mơ chấm với mắm thấm nước dừa đậu phộng hết sẩy. À! mình cũng nghe đồn là: "ây thịt cằn" là không nên vì đây là con vật rất trung thành. Nhưng ngẫm cái sự đời xưa các bậc trung thần thường hay bị... trảm và có khi còn... tru di 3 tộc nên chẳng tin. Còn ngẫm cái sự đời nay thì không hiểu tại sao con vật thích trung thành nầy thường hay bị đem ra chửi như: “đồ chó đẻ", “đồ chó chết"... (âu chắc là ông bà ta có "dặn dò ngụ ý sâu xa" gì để... cảnh giác chăng?) Thôi thì cứ tạm "ây thịt cằn" lúc nó đã CHẾT (nấu chín) vì mình không ăn thì nó cũng... chết rồi. Còn lúc nó còn sống thì không nên ăn. Tội nghiệp nó!

Bạn Mun không ăn thịt chó ^^

Tôi không nhớ chính xác rằng lần đầu tiên ăn thịt chó vào khi nào, và cảm giác lúc ấy ra sao, nhưng có thể nói rằng đó là một món ăn ngon với sự kết hợp giữa vị bùi bùi của thịt quyện với mắm tôm. Nói thật là nghĩ về cái vị giác và khi type từ “ngon” ngày xưa và ánh mắt của mẹ Cún tôi lại cảm thấy rùng mình.

Trẻ con mà, khi ai đó nhất là người thân bảo ăn một món gì đó hấp dẫn, có ai ý thức được đâu mà từ chối…Và cứ thế cứ thế…tôi biết ăn thịt chó và cả thịt mèo nữa. Nhớ lại những lần hào hứng hưởng ứng cùng lũ bạn “Cuối tháng này ăn thịt chó đê”, và tôi vênh cái mặt lên rằng mình là một trong những đứa BIẾT ăn thịt chó.

Ngày xưa, lúc tôi còn đang học lớp 5, nhà thuê ở khu tập thể của cơ quan mẹ, mặt con đường nhỏ cạnh bờ đê sông Trà Lý, tôi nhớ rằng bố mang về một con cún con bé xíu và lúc nào cũng vẫy đuôi xinh xắn. Bố bảo ông nội cho và tôi cảm thấy hào hứng vô cùng, hai chị em thi nhau chăm sóc cho bé Cún, cho bé ăn cơm nhão đã được nhằn kỹ với thịt. Và sáng sáng bé Cún theo chân đi tè ở phía bờ đê. Vậy mà chỉ được một thời gian ngắn, bé Cún có biểu hiện mệt mỏi, rệu rã và không lâu sau, bé nằm đó, im thin thít. Đợt đó, tôi cũng chưa ý thức được gì nhiều và cũng chẳng buồn lâu khi bé Cún mất đi vì bố tôi bảo rằng “Nhà mình không có phong thủy để nuôi được chó, từ nay sẽ không nuôi con chó nào nữa, chứ nhìn nó ốm thương lắm”.

Chuyển ra nhà mới, và 4 năm sau tôi gặp mẹ Cún. Hôm đó là vào tối mùng 2 tết. Tối hôm đó, tôi nghe thấy tiếng chân cào cào ở cửa, lúc chạy ra, mẹ Cún đột ngột chạy thẳng vào nhà và chui vào góc gầm cầu thang mãi không ra. Tôi gọi ới lên, bố tôi chạy xuống và bắt gặp ánh mắt tựa kiểu van lơn, đôi mắt có phần mỏi mệt. Nó nhìn bố tôi như thăm dò ý kiến rồi rên nhẹ. Bố tôi không nói gì chỉ lẳng lặng vào nhà lấy cho mẹ Cún một tô cơm, một miếng chăn vì đợt đó đang là mùa đông. Trời đã tối om, và đêm đó, tôi chắc rằng mẹ Cún có được một giấc ngủ ngon hơn một chút vì không bị lạnh. Nếu như mẹ Cún có biết nói đi chăng nữa, thì chắc tôi và gia đình cũng chẳng bao giờ hỏi mẹ Cún những câu như: “Tại sao mẹ Cún lại bỏ nhà ra đi?”, “Tại sao mẹ Cún lại đến đây”. Vì tôi thấy rằng, mẹ Cún đã đến ở nhà tôi, và tôi rất thích mẹ Cún. Vậy là đủ ^^.

Sáng hôm sau, tôi tình dậy và chạy ngay xuống góc cầu thang nơi mẹ Cún đang nằm. Mẹ Cún vẫn nằm đó, hình như vẫn còn hơi yếu, và đặc biệt là tôi thấy máu của mẹ Cún chảy khắp nơi quanh đống chăn thành từng giọt. Kì lạ ghê. Mẹ Cún bị thương ở đâu vậy. Mãi sau tôi mới biết, mẹ Cún là con cái. Được mấy hôm, mẹ Cún khỏe dần lên trông thấy, bộ lông trắng đốm loang vàng nhạt đã mượt hơn, không còn bết nữa. Bố tháo xích cho mẹ Cún để mẹ Cún có thể đi lại trong nhà, rồi buổi sáng bố dắt đi tè và đi tập chạy luôn cùng với bố. Hai chị em tôi dù là hai đứa hay ngủ nướng nhưng cũng thích thú với việc dậy sớm như thế.

Cái tin nhà tôi có chó đi vào nhà vào hôm mùng hai tết đã lan đi thì phải. Người ta bảo là chó đến nhà thì giầu, mèo đến nhà thì nghèo. Cơ mà tôi cũng chẳng quan tâm. Được mấy hôm sau, có một người thanh niên và một người phụ nữ đến nhà tôi và họ nói là mẹ Cún là con chó đi lạc của họ. Nếu quả thật mẹ Cún là của họ thì nhà tôi sẵn sàng trả lại mẹ Cún cho họ. Nhưng khi bố tôi hỏi đặc điểm của mẹ Cún như thế nào (lúc đó mẹ Cún cũng khôn biết chuyện nằm im thin thít dưới gầm cầu thang) thì họ lại không trả lời được một đặc điểm nào đúng cả. Bố nhất quyết ko giao mẹ Cún cho họ. Tôi thấy thế cũng đúng vì điều kinh hãi nhất là mẹ Cún bị bắt vào một lò giết mổ nào đó.

Thế rồi, thời gian trôi cũng nhanh. Tôi nhẩm tính mẹ Cún đã ở với nhà tôi gần 3 tháng. Sáng hôm ấy, mẹ Cún được bố tôi dắt đi ra ngoài như thường lệ ko kéo xích. Chẳng hiểu sao, lúc quay đi quay lại đã ko thấy mẹ Cún đâu, và mẹ Cún cũng ko về nhà. Việc tại sao mẹ Cún mất tích như thế đến nay vẫn còn là câu hỏi lớn đối với tôi. Bố phóng xe máy đi tìm mẹ cún dọc con đường nhà tôi, rồi dọc cả bờ đê. Tôi thì nước mắt ngắn, nước mắt dài. Và mẹ Cún là con chó cuối cùng mà nhà tôi nuôi. Bây giờ, mỗi lần nhắc đến mẹ Cún cả nhà ai cũng nhớ và tiếc nuối.

Quay trở lại chuyện ăn thịt chó. Nếu như trước đó tôi có thể ăn, thì có lẽ bây giờ là không thể. Vì tôi không thể nuốt nổi. Người ta bảo, chó luôn là con vật trung thành với chủ, một trong những người bạn thân thiết nhất của con người. Làm như thế là mắc tội đó. Mẹ tôi kể mẹ vẫn còn nhớ nhà bác tôi hôm đó định giết chó để chiêu đãi mọi người. Hình như nó biết chuyện nên từ sáng mặt đã rầu rầu, và đến lúc gần bắt trói thì ko thấy nó đâu nữa. Nó bỏ nhà đi độ ba bốn hôm, và sớm hôm đó bác tôi lại thấy nó quay về. Nó cứ thế nhìn bác tôi với ánh mắt van lơn, đôi mắt cụp xuống ra vẻ biết lỗi. Mà nó thì có lỗi gì đâu chứ…Nhưng rốt cục thì nó vẫn bị giết. Mẹ tôi hôm đó cứ ám ảnh mãi bởi đôi mắt đó.

Bạn tin không? Quê tớ ấy, có một quán thịt chó nổi tiếng, gọi là Hợi chó. Quán cực kì đông khách. Nhưng một hôm, ông chủ quán chết, mà miệng sủi bọt giống như chó ăn phải bả. Và từ đó, vợ con ông chuyển sang làm nghề khác, không làm cái nghề thất đức ấy nữa…


Vậy đấy! Sau này, nhất định mình sẽ nuôi một em cún cho vui cửa vui nhà

25 tháng 10, 2011

227. Biển xe 5 số và lỗi hệ thống của CSVN

Xem thêm: Biển xe bố tướng http://tuan7n.blogspot.com/2011/09/182-bien-xe-bo-tuong.html


Tớ thấy biển 5 số có chỗ vô lý, ví dụ 31A 001.23; tự hỏi dấu chấm để làm gì nhỉ? Nếu qui định 3 con số trước dấu chấm có nghĩa gì đấy thì cũng đâu cần dấu (.), cứ qui định cách đánh số tiêu chuẩn của Mỹ (ASTM) là OK thui (ví dụ, qui định 3 con số đầu là mã quận – huyện là xong mà), thêm dấu chấm thì hàng chữ dài ra --> chữ số phải bé lại vì kích thước biển số không đổi, đọc lại rối rắm... không hỉu?! Đây là qui định đánh số biển số thiếu khoa học, thiếu tầm, không theo kịp thời đại. Nó cũng phản ánh tầm tri thức óc quả nho của quan CSVN.

Còn thì mình vẫn nghĩ lên 5 số vì 4 số hết số (như số đt vậy), người bình thường như mình thì tin thía chứ tính toán làm gì cho mệt. Nhưng, đọc xong bài này thì mới thấy bọn chúng ngu thật, hay tắc trách? 1 việc làm ảnh hưởng toàn quốc gia mà không suy nghĩ – giải trình sao? Còn vụ lợi thì mình cho là 4 hay 5 số thì CA vưỡn cứ kiếm xiền đều thui.

1 quyết định mang tầm quốc gia mà không có bất cứ 1 căn cứ khoa học nào, làm tốn kém tiền thuế của dân... mà cứ khơi khơi ra được thì pótay.com... lỗi hệ thống nặng lắm rùi... BUỒN

Biển số xe Việt Nam, không gì phung phí hơn

Với một đất nước chưa tới 100 triệu dân như Việt Nam mà “biển số xe” đã có đến 5 con số thì đến các Viện Toán học cao cấp cũng phải bứt tóc, vì không cách nào giải thích được.

24 tháng 10, 2011

226. GADDAFI BỊ TÓM NHƯ THẾ NÀO?

Trước tớ có post bài “086. Tuyên truyền về Libya ngu quá”
có pác (chắc loại CS ngu) còm “lao” chắc pác ấy nói là "láo" hiiiiii – giờ ga chết nhục như con ch’ không bik có pác nào động lòng không nhỉ.

Gaddafi bị di súng vào đầu

Đúng là số mệnh, “chạy trời không khỏi nắng”... Gaddafi chưa đến giờ chầu Diêm Vương nếu không bị phi cơ tuần thám Air Reconnaissance của Anh bay sáng sớm thứ Sáu 20/10/11, lúc 8 giờ sáng Lybia, phát hiện một đoàn Convoi gần 100 chiếc đang rời khỏi Sirte, phi công lập tức báo về trung tâm hành quân EU...

Một Drone của Mỹ vào trận nhằm ngay toán xe 5 chiếc có vẻ đặc biệt phóng hỏa tiễn hellfire tiêu diệt. Cùng lúc đó, Tornado Pháp kéo tới, thả bom và bắn hỏa tiễn xuống đoàn xe... Kết quả: đoàn xe tan tác, 50 mạng chết tại chỗ. Drone của Mỹ tinh khôn hơn, nhắm ngay đám xe đặc biệt có cần câu radio, có xe võ trang bảo vệ, không ngờ đánh trúng ngay xe của Gaddafi và Bộ trưởng Bộ quốc phòng cùng mấy người con của Gaddafi. Gaddafi bị thương cả 2 chân, ông ta đã cùng 10 tên vệ sĩ chạy bộ đi tìm chỗ núp máy bay; gặp ngay ống cống đôi, cả đám chui vào tránh bom đạn.

Rebelle cũng ào ạt kéo tới, xe toyota trang bị đại liên bắn theo xối xả, đoàn quân xuống xe chạy bộ tới bao vây ống cống, 5 tên vệ sĩ bị hạ tại chỗ, 1 tên chui ra, hạ súng xin hàng và miệng hô to: Chef lớn đang ở đây; Đại bàng đang trong đây...

Một cậu bé rebelle 18 tuổi, tên Al-bibi, nhào tới, chui vô ống cống, chĩa súng nhắm vào Gaddafi; ông ta la lên: đừng bắn, đừng bắn tao...

Al- bibi liền tước ngay khẩu súng lục mạ vàng golden của Gaddafi, cả đám nhào vô, lôi Gaddafi ra, xốc nách kéo lên xe. Gaddafi mặt đầy máu, ướt đỏ cả áo, cả đám túm đánh Kadafy tơi bời, họ tháo cả giầy, đập vào mặt Gaddafy. Gaddafi đau quá, quát mắng:

- Tao làm gì mày mà sao... rồi bỗng một phát súng lục vào bụng, rồi 2 phát vào cổ và 5 phát vào lưng và cuối cùng là 1 phát vào đầu, kết liễu đời nhà độc tài...

Nếu phi cơ NATO và Drone Mỹ, trinh thám Anh, phản lực Pháp không đánh đòn hội đồng vào đoàn xe thì 100 xe của Gaddafi giờ này đã ở bên Algerie.. rồi!!!

2 con của Gaddafi cũng chết luôn tại trận... cóp từ Phạm Viết Đào blog.

225. Huy Đức - Gửi Tuổi Trẻ (II)

Số người phản đối bài “Gửi Tuổi Trẻ” không nhiều như tôi tiên liệu. Khi xưa, làm báo Nhà nước, đương đầu với ban biên tập với tuyên giáo để đưa được những điều mà mình tin là sự thật đến với người đọc. Giờ đây, khi viết blog, cũng không phải là không có những e ngại khi nói ra những điều mình nghĩ khác với cách nghĩ, mà báo Tuổi Trẻ cho biết, là của số đông.

Nhưng, có lẽ do tôi khá vội - “Gửi Tuổi Trẻ” được viết lúc 0 giờ ngày 23-10-2011 ngay sau khi đọc bài “Tinh thần Đinh La Thăng” và sau một ngày dài khá mệt – nên trong số hơn 300 phản hồi của ngày đầu tiên trên Anhbasam và trên facebook.com/Osinhuyduc, cả ý kiến phản đối hay ủng hộ, đều không có nhiều người bàn ý chính mà tôi muốn nói: Một nhà nước chỉ có thể được coi là có pháp quyền khi luật pháp và các hành vi nhà nước bảo vệ được những người thiểu số, ngay cả trong trường hợp đám đông căm ghét họ.

20 tháng 10, 2011

224. Bùi Tín - Miến Điện: những bước chuyển động


Lâu lắm mới thấy pác Bùi Tín đăng được 1 bài hay!

Posted on 20.10.11 by danlambao

Bùi Tín - Tình hình Miến Điện đang có những bước chuyển động tích cực. Tuy những chuyển động chưa thật mạnh mẽ, hoành tráng, nhưng đã có thể báo hiệu những bước chuyển biến tiếp theo hướng tích cực.

Miến Điện và Việt Nam ở gần nhau, nay cùng ở trong khối Đông nam Á, lại cùng loại chế độ độc đoán độc đảng, một bên là độc tài quân phiệt - một bên là độc đảng Cộng sản, nên có ảnh hưởng tác động đến nhau không nhỏ. 

Miến Điện - nay được gọi là Myanmar - là nước rộng nhất vùng Đông Nam Á (676.000 km2), gấp đôi Việt Nam, với dân số gần 60 triệu, trước là thuộc địa Anh, độc lập từ năm 1948. 

Những nét đặc sắc của Miến Điện gần đây là: cuộc đấu tranh cho dân chủ khá rộng lớn từ hơn 20 năm nay, trình độ văn hóa, biết đọc biết viết trong toàn dân thuộc hạng loại cao nhất châu Á ngay từ sau Thế chiến II. 

Miến Điện có những nhân vật xuất sắc. Ông Aung San, lãnh tụ chống thực dân Anh và phát xít Nhật, thân sinh của bà Aung San Suu Kyi, được suy tôn là Anh hùng dân tộc. Ông U Thant từng là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc 10 năm liền, từ 1961 đến 1971. Bà Aung San Suu Kyi, người đứng đầu Liên minh Toàn quốc Đấu tranh vì Dân chủ, có uy tín cao trong xã hội, được Giải Nobel Hòa bình năm 1991 khi đang ngồi tù; trước đó bà được giải thưởng Sakharov về Tự do Tư tưởng năm 1990. Bà còn được chính phủ Ấn Độ tặng giải thưởng J. Nehru; được chính phủ Venezuela tặng giải thưởng S. Bolivar; và được chính phủ Canada phong tặng danh hiệu là Công dân Danh dự Canada. Bà là một trí thức loại ưu tú, nhà văn, từng tốt nghiệp về kinh tế Đại học New Delhi, Ấn Độ, tốt nghiệp môn chính trị - xã hội tại Đại học Oxford và London, Anh. Bà cũng từng là trợ lý cho ông U Thant ở Liên Hiệp Quốc. 

223. Android 2.3.6 - Google khóa đa điểm Gallery

Mình dùng N1, khi update lên Android 2.3.6 thì Gallery bị khóa đa điểm (không zoom bằng 2 ngón tay được) - đây không phải là "lỗi" mà là anh gúc hâm cố tình (chưa rõ tại sao). Chỉ có thể zoom ảnh bằng +- rất khó chịu. Đừng tìm cách sửa file hệ thống nó sẽ ảnh hưởng đến Map. Tải QuickPic miễn phí từ Market về dùng ==> QuickPic khởi động còn nhanh hơn Gallery và đa điểm thoải con gà.

18 tháng 10, 2011

222. Alan Phan - QUẲNG GÁNH NỢ ĐI VÀ VUI SỐNG

Trên chuyến bay về lại Việt Nam, một giáo sư kinh tế ngồi cạnh đã làm tôi cười ngất khi anh bàn thảo suy tư là tài chánh hoàn cầu sẽ thay đổi ra sao “nếu” Hy Lạp phá sản không trả nổi nợ. Anh này sống trong tháp ngà hơi lâu. Nếu anh chịu khó ghé thăm hay đọc qua lịch sử cận đại của Hy Lạp, anh sẽ biết rằng người dân Hy Lạp không bao giờ trả thuế dù bị đòi. Thói quen này cũng được các ngài chánh trị gia nghiêm túc như Tổng Thống, Thủ Tướng, Nghị Sĩ…triệt để áp dụng. Thuế còn không trả thì làm sao dân Hy Lạp sẽ “lo” trả nợ công?

17 tháng 10, 2011

221. Không về số N khi xe còn lăn bánh

Nhiều người chạy xe số tự động nhưng có thói quen của xe số sàn là về số N để lợi dụng quán tính của xe. Điều này là không đúng đối với hộp số tự động và có thể gây nguy hiểm cho bạn và làm hư hỏng hộp số về lâu về dài.

Nguyên tắc của việc chạy xe số tự động là không được chuyển số khi vòng tua động cơ ở mức cao hơn vòng tua tiêu chuẩn ở chế độ cầm chừng (garanti), thông thường con số này ở đa số các dòng xe là 700-900 vòng/phút. Điều này có nghĩa là bạn chỉ có thể thực hiện việc chuyển số qua lại giữa P, R, N, D khi xe đã dừng hẳn.

Khi xe đang di chuyển, bạn không được phép thực hiện việc chuyển số giữa 4 cấp số cơ bản P,R,N,D. Riêng một số dòng xe có trang bị hộp số thể thao có thêm chế độ M và +/- thì việc chuyển số giữa hai chế độ D và M hoàn toàn được phép.

Hiện nay, rất nhiều lái xe ở Việt Nam thường xuyên chuyển về số N khi xe lăn bánh, điều này có nhiều nguyên nhân: do thói quen của lái xe Việt Nam được học lái số sàn đầu tiên nên khi chuyển qua loại xe số tự động thì cũng mang thói quen này ứng dụng trong lái xe, lái xe muốn thực hiện thao tác này để tiết kiệm nhiên liệu.

Trong thành phố, trường hợp thường xuyên xảy ra nhất đối với những tài xế điều khiển xe khi sắp dừng đèn đỏ, về số N cho xe chạy theo quán tính và rà phanh từ từ để xe dừng hẳn. Hoặc ngoài cao tốc cũng có người về số N khi xe đang chạy với tốc độ cao để lấy trớn, giúp tiết kiệm nhiên liệu.

Vì sao không nên?

Khi chuyển số từ N sang D và ngược lại, hệ thống bơm thủy lực của hộp số tự động sẽ kích số hoặc nhả số, do đó nếu chuyển qua lại liên tục giữa 2 cấp số này sẽ làm giảm tuổi thọ hộp số. Thậm chí, nếu dừng xe trong khoảng thời gian ngắn thì nên đạp phanh và giữ cần số ở vị trí D chứ không nên về N.

Hộp số tự động trong ô tô thường xuyên bơm nhớt để bôi trơn các chi tiết trong hộp số, khi về số N thì hộp số sẽ tự động cắt bơm nhớt. Nếu xe bạn đang chạy mà về N, thì bơm nhớt không hoạt động trong khi các thành phần khác vẫn hoạt động liên tục ở cường độ cao, điều này sẽ gây nóng và cháy các lá li hợp dẫn đến hư hỏng hộp số.

Trong sách hướng dẫn sử dụng của các xe Mercedes-Benz cũng có đoạn: “Sẽ xuất hiện tình huống nguy hiểm nếu ta chuyển số ra khỏi vị trí P hoặc N trong khi tốc độ động cơ lớn hơn tốc độ vòng quay tối thiểu của động cơ (garanti)”.

Như vậy, trong trường hợp cần số ở vị trí N mà bạn muốn tiếp tục chạy tiếp chứ không dừng lại, theo thói quen bạn sẽ chuyển về D và tăng ga đi tiếp. Xe chưa dừng hẳn mà đã vào số D, việc này là rất nguy hiểm và dẫn đến hư hỏng hộp số rất nhanh, chưa kể xe sẽ xảy ra các tình huống như giật mạnh hoặc gây ra mất lái vì hộp số không kịp phản ứng với sự chênh lệnh giữa vòng tua động cơ hiện tại với vòng tua của chế độ garanti. Theo nguyên tắc, khi chuyển số lúc nào cũng phải đạp phanh để đảm bảo an toàn. 

Việc về số N khi xe đang chạy cũng sẽ làm vô hiệu hóa các hệ thống an toàn điện tử, ví dụ như hệ thống cân bằng điện tử ESP, như vậy sẽ phần nào làm giảm mức độ an toàn khi xe vào cua và dễ dẫn đến mất lái.

Và sách hướng dẫn sử dụng của xe Mazda cũng có đoạn nói rất rõ: “Không được chạy xe với số N bất cứ khi nào vẫn còn lăn bánh, vì chức năng phanh động cơ sẽ mất tác dụng và làm hỏng hộp số”. Như vậy, rõ ràng các hãng xe luôn khuyến cáo người lái xe không nên chuyển số qua lại giữa N và D thường xuyên, nhất là không để số N khi xe còn lăn bánh và ngược lại.

Chuyển số thế nào là đúng

Nhiều người trong giới lái xe truyền tai nhau rằng, từ khi xe bắt đầu lăn bánh cho đến khi xe dừng hẳn, tay phải của bạn tuyệt đối không đụng vào cần số. Và cũng nên chú ý khi chở trẻ nhỏ trên xe, vì sự hiếu động của trẻ em có thể vô tình làm thay đổi cấp số dẫn đến nguy hiểm.

Cũng có ý kiến cho rằng khi dừng đèn đỏ với thời gian lâu, không nên về P mà hãy về N và kéo phanh tay vì nếu cần số ở vị trí P mà không may xe đằng sau mất phanh và đâm vào xe mình thì ngay lập tức hộp số sẽ hư hỏng. Tuy vậy thực tế, việc chuyển về P khi thời gian dừng lâu lại là cách an toàn và giúp lái xe thư giãn đôi chân trước khi tiếp tục lái xe.

Nhiều người hỏi rằng tại sao nhà sản xuất thiết kế hộp số để xe có thể về N dễ dàng trong khi đang chạy, trong khi đó lại khuyến cáo không nên làm việc này? Chỉ có một trường hợp phải dùng số N khi lăn bánh trong trường hợp xe cần phải cứu hộ và kéo trên đường thì phải về N và tắt máy để hạn chế tối đa hư hỏng hộp số.

Và như bài viết đã phân tích, nếu bạn có thói quen về N để xe chạy trớn thì hãy nhanh chóng thay đổi thói quen này, nếu không chính bạn đang làm giảm tuổi thọ hộp số của xe, không những thế còn có khả năng gây nguy hiểm trong vài tình huống khác.

Theo Hoàng Vũ
VnMedia


16 tháng 10, 2011

220. Hạ Long và New 7 Wonders - trò lố bịch của CSVN

Mình và các bạn nơi mình công tác đều thấy trò vận động Hạ Long vào New 7 Wonders lố bịch quá, và ngày càng lố bịch. Sao lại thế nhỉ, công khai dùng bộ máy của đảng tuyên truyền, dùng tiền dân vào trò vô bổ... ai cũng thấy xấu hổ khi TV phát chương trình này hic... dù mục đích của bọn quan to óc quả nho thía nào thì ai cũng biết chúng là lũ mặt dày!

Lê Văn Út - Trang Wiki tổng hợp thông tin về việc làm phản khoa học của New 7 Wonders

Trước khi đọc bài này, độc giả vui lòng đọc bài Sử dụng Wiki như thế nào? trước.

Xin tóm gọn vài chi tiết quan trọng mà Wiki đã tổng kết (có kiểm tra tin gốc) như sau:

Thương mại, phản khoa học:

Danh sách “Bảy kỳ quan thế giới mới”, New 7 Wonders, do nhà phiêu lưu mạo hiểm người Thụy Sĩ Bernard Weber phát động từ năm 1999, hiện nay do New Open World Corporation (NOWC), một tổ chức phi lợi nhuận tư nhân có trụ sở tại Thụy Sĩ tổ chức. Việc lựa chọn đang được tiến hành với các lá phiếu tự do và lá phiếu phải trả tiền qua hình thức điện thoại hay mạng Internet. Lá phiếu đầu tiên được tự do đăng ký thành viên và những lá phiếu sau có thể được mua thông qua một khoản quyên góp cho NOWC. Ngoài việc bán phiếu bầu, NOWC dựa vào các khoản quyên góp từ cá nhân, việc mua bán các loại hàng hóa như áo phông, đồ lưu niệm và các khoản thu từ quảng cáo để hoạt động. Nagib Amin, một chuyên gia Ai Cập về di sản thế giới phát biểu: “Ngoài khía cạnh thương mại, lá phiếu không có cơ sở khoa học”.

Sự phản bác của UNESCO: