Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cho 47 nhân vật nắm chức vụ cao nhất nước Việt
Nam đã qua, kết quả đã được công bố, và người ta sẽ còn tiếp tục phân tích ý
nghĩa chính trị và phe phái của sự việc này.
Dù gì đi nữa, đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam có một cuộc bỏ phiếu kín không chịu áp lực chính trị và định hướng của người cầm đầu.
(Chuyện kể rằng Cố chủ tịch Quốc hội Trường Chính khi lấy biểu quyết thì nói, “Ai không nhất trí, giơ tay!”). Vì vậy, kết quả này đáng được phân tích theo hướng thuần túy khoa học - cụ thể hơn là toán học.
Nếu so sánh cuộc bỏ phiếu này với cuộc thăm dò dư luận, thì kết quả kiểm phiếu thiếu một chi tiết mà các cuộc thăm dò thường hay có, là kết quả bầu cử không có con số cho phép tham khảo chéo. Thí dụ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh được 167 phiếu “tín nhiệm cao” trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được 160 phiếu “tín nhiệm thấp”.
Vậy có phải cũng khoảng 160 người đó vừa bầu “tín nhiệm thấp” ông Dũng vừa bầu “tín nhiệm cao” ông Ninh? Với bảng kết quả được công bố như hiện nay, chúng ta không có câu trả lời đó.
Nói chung, bảng kết quả bầu cử này là một bảng dữ liệu sơ sài, nên kết quả phân tích vì vậy cũng yếu theo. Do đó, cần đọc những phân tích dưới đây theo tinh thần “có bao nhiều xài bấy nhiêu”.
Bầu cử không ai thua
Trước hết, chắc chắn ai cũng nhận thấy, lá phiếu nào cũng là phiếu tín
nhiệm. Từ tín nhiệm cao tới tín nhiệm thấp, chứ chẳng đại biểu nào “không tín
nhiệm” ai cả.
Điều này khác với đa số các cuộc bầu cử khác khi cử tri bầu cho người này thắng và người kia thua. Với cuộc bầu cử không thắng không thua này, có hai cách đơn giản (có thể quá đơn giản) để xếp hạng ai hơn ai.
Một cách, là chỉ nhìn vào phiếu “tín nhiệm cao” xem ai được tỷ lệ cao nhất. (Tỷ lệ cao khác số phiếu cao, vì số phiếu tổng cộng cho mỗi nhận vật, có khác nhau chút ít.)
Theo cách đó, những người đứng đầu bảng là: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Trương Thị Mai; Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng khoảng giữa chừng, hạng 26. Dưới cùng, là Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phạm Vũ Luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, và Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Hoàng Tuấn Anh.
Một cách ngược lại, là nhìn vào phiếu “tín nhiệm thấp” xem ai bị tỷ lệ cao nhất. Theo cách này, 5 người bị nhiều “tín nhiệm thấp” nhất là Thống đốc Bình, Bộ trưởng Luận, Thủ tướng Dũng, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Trong cả hai cách này, dù nhìn xuôi theo “tín nhiệm cao” hay nhìn ngược theo “tín nhiệm thấp,” hầu hết các bộ trưởng, phó thủ tướng, đều đứng hạng thấp, trong khi những đại biểu chủ nhiệm các ủy ban trong quốc hội đều đứng hạng cao.
Thí dụ, nhìn theo tỷ lệ “tín nhiệm cao,” trong số 23 người dẫn đầu, 65% là nhân sự Quốc hội, 26% thuộc chính phủ, trong khi đó ngược lại 83% số 23 người cuối bảng là người thuộc chính phủ và chỉ có 4% (một người) là đại biểu quốc hội. (Ở giữa hai nhóm “top 23” [đầu bảng xếp hạng 23] và “bottom 23” [cuối bảng xếp hạng 23] là Vũ Đức Đam - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.)
Điều này cho thấy nói chung các đại biểu quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm lẫn nhau, chứ không tín nhiệm những nhân vật bên chính phủ.
Điều này khác với đa số các cuộc bầu cử khác khi cử tri bầu cho người này thắng và người kia thua. Với cuộc bầu cử không thắng không thua này, có hai cách đơn giản (có thể quá đơn giản) để xếp hạng ai hơn ai.
Một cách, là chỉ nhìn vào phiếu “tín nhiệm cao” xem ai được tỷ lệ cao nhất. (Tỷ lệ cao khác số phiếu cao, vì số phiếu tổng cộng cho mỗi nhận vật, có khác nhau chút ít.)
Theo cách đó, những người đứng đầu bảng là: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Trương Thị Mai; Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng khoảng giữa chừng, hạng 26. Dưới cùng, là Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phạm Vũ Luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, và Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Hoàng Tuấn Anh.
Một cách ngược lại, là nhìn vào phiếu “tín nhiệm thấp” xem ai bị tỷ lệ cao nhất. Theo cách này, 5 người bị nhiều “tín nhiệm thấp” nhất là Thống đốc Bình, Bộ trưởng Luận, Thủ tướng Dũng, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Trong cả hai cách này, dù nhìn xuôi theo “tín nhiệm cao” hay nhìn ngược theo “tín nhiệm thấp,” hầu hết các bộ trưởng, phó thủ tướng, đều đứng hạng thấp, trong khi những đại biểu chủ nhiệm các ủy ban trong quốc hội đều đứng hạng cao.
Thí dụ, nhìn theo tỷ lệ “tín nhiệm cao,” trong số 23 người dẫn đầu, 65% là nhân sự Quốc hội, 26% thuộc chính phủ, trong khi đó ngược lại 83% số 23 người cuối bảng là người thuộc chính phủ và chỉ có 4% (một người) là đại biểu quốc hội. (Ở giữa hai nhóm “top 23” [đầu bảng xếp hạng 23] và “bottom 23” [cuối bảng xếp hạng 23] là Vũ Đức Đam - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.)
Điều này cho thấy nói chung các đại biểu quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm lẫn nhau, chứ không tín nhiệm những nhân vật bên chính phủ.
Thống đốc Bình đứng hạng chót
Một cách khác, bao quát hơn, để đánh
giá chung các lá phiếu không riêng gì “cao” hay “thấp,” là phép đếm Borda. Mang
tên một nhà toán học làm sĩ quan quân đội Pháp thời Napoleon, phương pháp này
cho phép so sánh những lá phiếu khi người ta bầu theo nhiều hạng khác nhau.
Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được 210 phiếu “tín nhiệm cao,” nhiều hơn Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải 186 phiếu, nhưng đồng thời cũng bị 160 phiếu “tín nhiệm thấp,” cũng nhiều hơn Hoàng Trung Hải 44 phiếu. Vậy ai hơn ai?
Borda giải quyết bằng cách cho điểm: Mỗi phiếu hạng 1 được hệ số cao hơn phiếu hạng 2, và phiếu hạng 2 cao hơn phiếu hạng 3.
Thí dụ, nếu trung lập, có thể cho mỗi phiếu “tín nhiệm cao” được 3 điểm, phiếu “tín nhiệm” được 2 điểm, phiếu “tín nhiệm thấp” được 1 điểm. Ngoài ra, vì không ai cũng có số phiếu bầu giống nhau, nên số điểm này phải tính trung bình trên điểm tối đa.
Theo cách đó, ba người được tín nhiệm nhất là đại biểu Kim Ngân, đại biểu Mai, Bộ trưởng Thanh. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đứng hạng 5, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hạng 6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hạng 38. Hai người chót danh sách là Thống đốc Bình và Bộ trưởng Luận.
Tuy nhiên, cách cho hệ số với khoảng cách đều đặn 3-2-1 như vậy chưa hẳn đã phản ảnh đúng những suy nghĩ trong đầu các đại biểu khi họ bỏ phiếu.
Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được 210 phiếu “tín nhiệm cao,” nhiều hơn Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải 186 phiếu, nhưng đồng thời cũng bị 160 phiếu “tín nhiệm thấp,” cũng nhiều hơn Hoàng Trung Hải 44 phiếu. Vậy ai hơn ai?
Borda giải quyết bằng cách cho điểm: Mỗi phiếu hạng 1 được hệ số cao hơn phiếu hạng 2, và phiếu hạng 2 cao hơn phiếu hạng 3.
Thí dụ, nếu trung lập, có thể cho mỗi phiếu “tín nhiệm cao” được 3 điểm, phiếu “tín nhiệm” được 2 điểm, phiếu “tín nhiệm thấp” được 1 điểm. Ngoài ra, vì không ai cũng có số phiếu bầu giống nhau, nên số điểm này phải tính trung bình trên điểm tối đa.
Theo cách đó, ba người được tín nhiệm nhất là đại biểu Kim Ngân, đại biểu Mai, Bộ trưởng Thanh. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đứng hạng 5, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hạng 6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hạng 38. Hai người chót danh sách là Thống đốc Bình và Bộ trưởng Luận.
Tuy nhiên, cách cho hệ số với khoảng cách đều đặn 3-2-1 như vậy chưa hẳn đã phản ảnh đúng những suy nghĩ trong đầu các đại biểu khi họ bỏ phiếu.
Phiếu “tín nhiệm thấp” nặng hay nhẹ
Hệ số có thể tính khác. Thí dụ, ta có thể cho rằng các đại biểu quốc hội đây là lần đầu
tiên được “tín nhiệm thấp” ai đó, nên sẽ đi quá đà trong việc bỏ phiếu “tín nhiệm thấp”.
Nếu vậy, phiếu “tín nhiệm thấp” là phiếu không khả tín, nên hệ số của “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm” cần tăng lên, 4 và 3 điểm chẳng hạn, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng của phiếu “tín nhiệm thấp,” với hệ số 0 điểm chẳng hạn.
Đổi lại như vậy, ba vị Kim Ngân, Mai, Thanh vẫn đứng đầu, ông Hùng xuống hạng 6, ông Sang xuống hạng 9, ông Dũng tụt hẳn xuống gần chót, hạng 43, theo sau là Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Kim Tiến, Bộ trưởng Luận, Thống đốc Bình.
Ngược lại, ta cũng có thể cho rằng đại biểu quốc hội Việt Nam xưa nay vốn quen “nhất trí cao,” nên những là phiếu “tín nhiệm cao” trên thực tế không đáng giá bao nhiêu, trong khi đó nếu họ đã bỏ phiếu “tín nhiệm thấp” thì phiếu đó có sức nặng.
Nếu vậy, hệ số của “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm” phải giảm đi (đều 2 điểm chẳng hạn) và tăng ảnh hưởng của “tín nhiệm thấp,” thí dụ hệ số 1.5.
Với hệ số mới này, chính người Chủ tịch Quốc hội bị tụt xuống hạng 20, Chủ tịch nước Sang xuống hạng 22, và 4 người đội sổ, theo thứ tự, là Thống đốc Bình, Bộ trưởng Luận, Thủ tướng Dũng, và Bộ trưởng Kim Tiến.
Nếu vậy, phiếu “tín nhiệm thấp” là phiếu không khả tín, nên hệ số của “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm” cần tăng lên, 4 và 3 điểm chẳng hạn, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng của phiếu “tín nhiệm thấp,” với hệ số 0 điểm chẳng hạn.
Đổi lại như vậy, ba vị Kim Ngân, Mai, Thanh vẫn đứng đầu, ông Hùng xuống hạng 6, ông Sang xuống hạng 9, ông Dũng tụt hẳn xuống gần chót, hạng 43, theo sau là Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Kim Tiến, Bộ trưởng Luận, Thống đốc Bình.
Ngược lại, ta cũng có thể cho rằng đại biểu quốc hội Việt Nam xưa nay vốn quen “nhất trí cao,” nên những là phiếu “tín nhiệm cao” trên thực tế không đáng giá bao nhiêu, trong khi đó nếu họ đã bỏ phiếu “tín nhiệm thấp” thì phiếu đó có sức nặng.
Nếu vậy, hệ số của “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm” phải giảm đi (đều 2 điểm chẳng hạn) và tăng ảnh hưởng của “tín nhiệm thấp,” thí dụ hệ số 1.5.
Với hệ số mới này, chính người Chủ tịch Quốc hội bị tụt xuống hạng 20, Chủ tịch nước Sang xuống hạng 22, và 4 người đội sổ, theo thứ tự, là Thống đốc Bình, Bộ trưởng Luận, Thủ tướng Dũng, và Bộ trưởng Kim Tiến.
Tại sao tới 3 lựa chọn?
Nhưng khi phải mang phép đếm Borda ra dùng, thì câu hỏi đặt ra là tại sao đến nỗi thế? Bình thường, phép đếm Borda chỉ được dùng khi có nhu cầu xếp hạng từ trên xuống dưới.
Thí dụ, ở Mỹ, khi xếp hạng các đội banh đại học, hãng AP lấy phiếu bầu từ các phóng viên thể thao và dùng phương pháp Borda để chọn ra 20 đội đứng đầu toàn quốc. Giải cầu thủ xuất sắc (MVP) của liên đoàn bóng chày MLB cũng dùng phép tính này (với hệ số 15-9-8-7-6-5-4-3-2-1).
Rõ ràng, ở đây không có nhu cầu xếp hạng những nhân vật được bầu, mà tiếng là, theo phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, là để “Quốc hội dùng quyền giám sát tối cao của mình đối với vấn đề nhân sự”.
Nhưng những con toán ở trên cho thấy, thông điệp của Quốc hội bị pha loãng bởi tùy theo cách nhìn kết quả, sự đánh giá đối với nhân sự có khác đi.
Hơn nữa, rõ ràng là các đại biểu Quốc hội bầu cho các vị chủ nhiệm trong chính cơ quan này, nhiều hơn là cho phía chính phủ, nên những phiếu thấp đối với riêng bộ trưởng này hay thủ tướng kia mất bớt ý nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét