Che ô
Cách đây khoảng 15
năm, Trường Phổ thông trung học Nguyễn Huệ, Hà Đông (là một trường có truyền
thống dạy tốt, học tốt của tỉnh Hà Tây cũ) khai giảng năm học mới. Nguyên Tống
bí thư Lê Khả Phiêu đến dự lễ khai giảng và đánh trống khai trường.
Lúc đó, khoảng 10h
sáng, trời khá nắng và nóng. Các em học sinh mặc đồng phục, xếp hàng trật tự
đón nguyên Tổng bí thư và các vị khách từ trung ương.
Khi nguyên Tổng bí thư
lên bục phát biểu, có một cán bộ bảo vệ cầm một chiếc ô lớn định đi theo che
nắng.
Lúc đó, tôi chỉ là một
cán bộ cấp vụ của một cơ quan đối ngoại cũng được mời đến dự lễ khai giảng vì
đã có công xin được một số suất học bổng và máy tính cho nhà trường, đã khuyên
người cán bộ kia là không nên cầm ô che nắng cho nguyên Tổng bí thư. Người cán
bộ kia đã nghe tôi.
Nhưng có một quan chức
cấp Bộ lại nhắc chuyện mang ô che cho Tổng bí thư. Có người trong số khách dự
lễ đã nói: Có một anh cán bộ ở trung ương (ý nói tôi) bảo là đừng che ô. Và
người ta đã không che ô cho nguyên Tổng bí thư.
Tôi hơi chột dạ vì
điều này không phải là trách nhiệm và quyền hạn của mình. Nhưng rồi tôi lại
tĩnh tâm vì nghĩ sẽ giải thích một cách có sức thuyết phục khi ai đó phê bình tôi.
Hàng nghìn học sinh đứng dưới nắng kia từ sáng sớm đến bây giờ đang
theo dõi và lắng nghe từng chi tiết một của nhà lãnh đạo sẽ nghĩ gì khi nguyên
Tổng bí thư phát biểu chỉ khoảng 10 phút thôi mà cũng có người che nắng.
Và buột miệng
Cách đây khoảng 12
năm, Đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp một số cuộc bỏ phiếu bầu cử
Quốc hội. Một cán bộ cao cấp khi được hỏi quan điểm của ông về nạn tham nhũng
hiện nay đã trả lời: “Nếu tham nhũng bị phát hiện thì sẽ được
trừng trị”.
Cậu con trai thứ 2 của
tôi lúc đó chỉ mới học lớp 4 khi nghe câu này đã quay sang hỏi:
"Bố ơi, tại sao lại được trừng trị hả bố, phải bị trừng trị chứ?".
Tôi giật mình trước
câu hỏi của con và cố giải thích: “Người ta nhỡ miệng con ạ”. Nhưng có một điều
nữa mà con tôi lúc đó chưa hiểu nên không hỏi: “Vậy tham nhũng không bị phát
hiện thì sao?”. Một câu trả lời rất ngắn mà đã có đến 2 cái lỗi.
Không thể gọi đó là nhỡ miệng được!
Thế mới hiểu thêm rằng rèn luyện nhận thức, kỹ năng, văn hóa và bản lĩnh là cả một quá trình lâu dài, có thể nói là cả một đời người. Mọi việc phải bắt đầu từ ngày còn chập chững, từ cái khoanh tay chào ông, chào bà, biết thương, biết lo cho người khác, cho đến những việc làm cần trình độ, tầm nhìn, bản lĩnh, nhân ái và cao thượng.
Thế mới hiểu thêm rằng rèn luyện nhận thức, kỹ năng, văn hóa và bản lĩnh là cả một quá trình lâu dài, có thể nói là cả một đời người. Mọi việc phải bắt đầu từ ngày còn chập chững, từ cái khoanh tay chào ông, chào bà, biết thương, biết lo cho người khác, cho đến những việc làm cần trình độ, tầm nhìn, bản lĩnh, nhân ái và cao thượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét