TS. Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi
miền Nam
Tôi tự nhủ trong
suốt thời gian qua, mình đã viết hơn chục bài về dự án bauxite Tây Nguyên là
quá đủ rồi nhưng nay được nghe ông Trần Xuân Hòa Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công
nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện dự án nhà
máy Alumin Nhân Cơ và chỉ trong vòng 2 tháng nữa sẽ thấy tương lai của bauxite,
đành phải gác tất cả công việc lại để viết bài “Lời cuối cho bauxite Tây
Nguyên”!
Kiểm nghiệm các tuyên bố có cánh của lãnh đạo TKV
Tuyên bố của ông Trần
Xuân Hòa không có gì lạ, nó chỉ là sự tiếp nối hùng hồn khẳng định trước đây của
các vị tiền nhiệm ở TKV và người trong cuộc. Chính vì các tuyên bố này mà lãnh
đạo Đảng và Nhà nước càng tin tưởng để cho làm dự án thí điểm bất chấp lời
khuyên can của đại tướng Võ Nguyên Giáp và hàng ngàn ý kiến phản biện của người
dân và các nhà khoa học.
Ông Đoàn Văn Kiển - Bí thư đảng ủy, Chủ tịch
Hội đồng quản trị TKV (Ủy viên dự khuyết BCHTU khóa IX) đã báo cáo bằng văn bản
tại hội nghị của Ban tuyên huấn TW ngày 25/12/2008 tại Thành phố HCM, nguyên
văn như sau (về hiệu quả của dự án bô xít):
“Mặt khác, ý nghĩa đóng góp phát triển kinh tế xã hội địa
phương vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ là rất lớn vì với tổng doanh thu do xuất
khẩu Alumina từ 2 nhà máy Nhân Cơ và Tân Rai trừ năm 2011 ước đạt 300 triệu
USD/năm và tham gia đóng góp ngân sách địa phương (các khoản thuế) là khoảng
10-15% doanh thu để phát triển kinh tế xã hội, thì thực sự Tập đoàn đã góp phần
phát triển Tây Nguyên giầu mạnh”.
Ông Đặng Đức Yến - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk
Nông trong bài báo “Giải pháp cho bô xít Tây Nguyên” của tác giả Phan Anh đăng
mục Kinh tế-Xã hội đã khẳng định: “Nếu dự án alumina này
vào, tính từ các khoản thuế, phí bảo vệ môi trường… sẽ đóng góp cho tỉnh khoảng
1600 tỷ đồng và đến năm 2011 thì có thể đạt hơn 2000 tỷ đồng”.
Trong thực tế, TKV lẫn lộn,
không phân biệt nổi hiệu quả kinh tế - tài chính (là của doanh nghiệp), hiệu quả
kinh tế - xã hội (của xã hội). Các nước [khác] gần đây còn chú trọng đến hiệu quả kinh tế
- môi trường là những khái niệm không thể lập lờ. Đến hôm nay,
TKV công khai “lờ” đi cái khoản thu to nhất của ngân sách là thuế xuất khẩu!?
Lập luận của ông Trần Xuân Hòa về thuế xuất khẩu không chuẩn, cần
phải chỉnh.
TS Nguyễn Thành Sơn đã chỉ ra rất
chính xác về thuế xuất khẩu của Quốc hội ban hành từ năm 2008 (trước khi TKV
làm alumina), nên chỉ có danh điểm “quặng nhôm” (chứa Al2O3). TKV cũng hiểu alumina (cũng
đều chứa Al2O3) cũng là “quặng nhôm”, như vậy là chính xác về mặt khoa học.
Chính vì vậy, trước đây, như báo chí đã đưa tin Phó TGĐ của TKV là ông Nguyễn
Văn Biên khẳng định phải xin giảm thuế xuất khẩu alumina từ 20% xuống 5% hoặc
=0% thì có lãi.
Gần đây, tại cuộc họp báo, người phát ngôn của TKV cũng khẳng định với các nhà
báo là trước mắt doanh nghiệp khó khăn nên nhà nước hỗ trợ bằng cách cho thuế
xuất khẩu = 0%, sau này kinh tế hồi phục TKV sẽ nộp bình thường. Như vậy, bản thân TKV cũng
thấy mặt hàng “alumina” được hiểu là “quặng nhôm” không thể không đóng thuế xuất
khẩu như ngụy biện của ông Hòa.
Nhân việc TKV cứ “quanh
co” và “mập mờ”, để đảm bảo lợi ích của người đóng thuế, cần có kiến nghị rõ với Quốc hội bổ sung vào biểu thuế xuất khẩu danh
điểm “Alumina” và xác định cụ thể thuế xuất cho alumina còn đang thiếu. Còn mức thuế suất là bao
nhiêu % là do Quốc hội qui định chứ không thể áp thuế suất của nước ngoài
(Brazin, hay Ấn Độ) cho Việt Nam. Về cái gọi là “chế biến sâu” của TKV: Alumina
có hàm lượng Al2O3 cao thì gọi là được chế biến sâu cũng đúng, nhưng, alumina của
Tân Rai và Nhân Cơ có đặc điểm là do công nghệ lạc hậu, giải pháp công nghệ ấu
trĩ, đòi hỏi tiêu hao nhiều than (0,679 tấn than cho 1 tấn alumina). Không ai
khuyến khích “chế biến sâu” để xuất khẩu như kiểu của TKV cả. Vì, đối với alumina của TKV, xuất
khẩu alumina cũng là xuất khẩu than (cái mà chúng ta còn đang thiếu).
Không thể chịu trách nhiệm chính trị trên tiền thuế của dân
Ông Trần Xuân Hòa cho rằng
dự án bauxite không việc gì phải xin ý kiến của Quốc hội vì đó là thẩm quyền của
Chính phủ. Người
dân thưa hiểu đó là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước thì việc chia nhỏ dự
án, mang danh thí điểm, “lách luật” cũng không có gì lạ! Đừng quên rằng dù chất
lượng đại biểu Quốc hội còn hạn chế vì “Đảng cử - Dân bầu” nhưng không ít người có lòng tự trọng, biết lắng nghe ý kiến của Dân, điển hình như Quốc hội
khóa trước đã từng bỏ phiếu bác bỏ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Muốn sòng
phẳng, công khai minh bạch thì TKV phải tìm nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn tự
có. Về cơ bản có hai cách bổ sung đi vay và huy động vốn góp, trong đó có góp vồn
theo phương thức góp vốn cổ phần, gắn với hình thành và phát triển thị trường
sơ cấp trên thị trường chứng khoán. Cần phải tính toán hiệu quả của phương án sử
dụng vốn đầu tư. Trong lĩnh vực này, luôn phải có tối thiểu hai phương án thực
hiện mục tiêu để lựa chọn phương án có hiệu quả nhất. Việc đưa ra hai phương án
kết nối Tân Rai - Nhân Cơ với cảng biển bằng đường bộ hay đường sắt là sự thể
hiện vấn đề này. Do đó, để làm cho ngân sách nhà nước, cũng như vốn đầu tư của
các chủ đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có thể là nằm ở việc lập
một hay nhiều phương án đầu tư để thực hiện mục tiêu đề ra? Thủ trưởng, người
có quyền quyết định chủ trương đầu tư là người đòi hỏi bộ máy giúp việc phải lập
và tính toán chính xác phương án đầu tư và hiệu quả của vốn đầu tư, trình Thủ
trưởng phê duyệt hay lại xẩy ra tình trạng Thủ trưởng là người quyết định chủ trương
đầu tư một cách chủ quan, duy ý chí,… để rồi bắt buộc bộ máy giúp việc phải lập
phương án đầu tư để thực hiện chủ trương của Thủ trưởng chứ không phải là để đạt
hiệu quả kinh tế cao. Thông thường để ngân sách được sạch sẽ thì phải có phương án
gây vốn. Vốn phải dựa vào bán trái phiếu doanh nghiệp (enterprise bonds) cho
dân chúng, thông qua 1 công ty đánh giá tài chính. Muốn bán được thì phải có
đánh giá khả năng hoàn vốn và trả lãi + vốn. Người mua như thế thấy rõ được rủi
ro của loại bonds này mà quyết định mua hay không mua. Nguyên tắc là nếu doanh nghiệp
quốc doanh trên lỗ thì người mua bonds có thể mất vốn. Theo cách làm trên, nếu thị
trường đánh giá là đầu tư trên không thể có lời thì tất nhiên không bán được
trái phiếu, và do đó không thể xây dựng doanh nghiệp. Cách làm này là cách làm
của các doanh nghiệp gọi là phi lợi nhuận (hay tự quản) ở Mỹ và nhiều nước.
Doanh nghiệp có thể làm lời nhưng lời phải tái đầu tư chứ không thể đem chia
cho cổ phần vì không có cổ phần viên. Chỉ có cách làm này mới tránh được cái gọi
là doanh nghiệp quốc doanh mà ngân sách phải chịu trách nhiệm bù lỗ.
Ở Mỹ và các nước tiên
tiến, người ta rất xa lạ với vốn cổ phần công ty nhà nước, nói chung là xa lạ với
công ty quốc doanh. Công ty tự quản phi lợi nhuận, dịch từ chữ (non-profit
organization). Nếu là tư nhân thì thường với mục đích từ thiện hay văn hóa, như
lập nhà thương, bảo tàng. Nếu là nhà nước thì với mục đích phục vụ xã hội và nền
kinh tế nói chung. Ở Mỹ không có ý niệm công ty quốc doanh, mà chỉ có công ty
phi lợi nhuận nhà nước tự quản. Thí dụ như Tennesse Valley Authority nhằm cung
cấp điện cho khu vực Tennesse, New York and New Jersey Port Authority nhằm quản
lý các phi trường và hải cảng và chuyên chở trong khu vực nằm giữa hai bang
NY-NJ. Đây là công ty nhà nước địa phương nhưng tự quản. Trong các công ty tự
quản, hội đồng quản trị do nhà nước hai bang chỉ định theo nhiệm kỳ, nhưng giám
đốc điều hành do hội đồng quản trị thuê. Lợi nhuận công ty tự quản tùy mục đích
có thể được miễn thuế. Công cụ để gây vốn là bán trái phiếu dài hạn (bonds) ít
nhất là 10 năm trở lên. Các công ty tự quản nhà nước dựa vào vốn bán trái phiếu,
mà không dựa vào thuế hay vốn vay ngân hàng. Lý do không dựa vào vốn vay ngân
hàng vì hai lý do: bấp bênh lãi suất và qua hình thức trái phiếu, Chính phủ có
thể miễn thuế đối với lãi trái phiếu do đó khuyến khích dân chúng mua. Việc gây
vốn qua trái phiếu cũng chính là cách làm cho dân chúng gắn bó với các đầu tư
trên vì chính họ bị ảnh hưởng nếu như doanh nghiệp thua lỗ mất khả năng trả
lãi/vốn trái phiếu.
Phản biện cho TKV khó như giảng toán lớp 10 cho học sinh lớp
3
Có chuyên gia nhận xét
quan trọng đối với Tây Nguyên (trong đó có bauxite) là hạ tầng phải đi trước một
bước như Bộ Chính trị đã yêu cầu trong Thông báo 245. Trong hạ tầng (giao
thông vận tải, điện, nước), nếu có nhiều tiền cũng chỉ phát triển được giao
thông vận tải, còn điện (thủy điện) và nước thì không thể. Muốn giải quyết triệt
để, và khi nay đã có tiền làm đường sắt, thì bauxite chắc chắn phải là theo lời dạy của
COMECON (SEV) trước kia là đưa các nhà máy alumina xuống bờ biển. Như vậy kiểu
gì cũng nên đóng cửa ngay Nhân Cơ để chờ cơ hội. Phản
biện bây giờ khó thật, nhất là nói với TKV cũng khó giống như giảng toán lớp 10
cho học sinh lớp 3.
Từ tháng 2/1010 đến
3/2013, tức là chỉ sau có 25 tháng, tổng mức đầu tư của dự án Nhân Cơ đã tăng từ
11.365 tỷ (lấy chẵn) lên 14.889 tỷ, tức là, bình quân mỗi tháng tăng lên thêm 140,9 tỷ đ/tháng. Tốc độ
tăng tổng mức đầu tư là 1,3%/tháng. (Con số tương tự
của Tân Rai có khá hơn, chỉ tăng 93,5 tỷ đồng/tháng). Như vậy, cứ cái “đà” này, với cung cách quản lý dự án như ở Nhân Cơ, kiểu
gì cũng tăng, càng kéo dài càng tăng, càng nhanh chóng dừng sớm Nhân Cơ
thì mỗi tháng còn đỡ thiệt hại thêm 140,9 tỷ đồng vốn đầu tư [mỗi tháng].
Về thải “ướt” và “khô”: Bùn đỏ của Tân Rai có 2 pha rắn và lỏng.
Pha rắn chủ yếu gồm các chất ô xít kim loại, pha lỏng là chất xút NaOH độc hại
nguy hiểm. Nếu tỷ lệ 2 pha rắn/lỏng là 50/50 thì TKV gọi là gì (“khô” hay “ướt”)
cũng được (không ai thèm chấp). Nhưng nếu pha rắn chỉ có 46,5% thì đó là “ướt”
vì pha lỏng (NaOH) chiếm hơn 50% trong chất thải ra. Cái “công nghệ” như TKV
nói, chính là công nghệ thải “ướt”. Tất nhiên, do chất xút vừa độc hại cho người
ngoài, nhưng cũng rất đắt đối với chủ đầu tư (khoảng 14 triệu đồng/tấn) nên phải
thu hồi lại. Chỉ có điều khác nhau: “khô” - thu hồi ngay tối đa trong dây truyền nhà
máy, còn “ướt” cứ thải ra ngoài, chờ một thời gian để 2 pha rắn và lỏng tách
nhau ra rồi sẽ thu về tái sử dụng (giống hệt như ở Hungary).
Chất lượng alumina: Alumina của TKV có tên gọi chung là Cancined
Alumina. Nhưng nếu căn cứ theo thành phần hóa học và vật lý thì khách hàng Marubeni gọi
alumina của TKV thuộc dạng “Coarse Alumina” hay (Sandy Type). Cũng giống như đường
ăn, ta thường gọi loại đường tốt là “đường trắng”, còn loại chất lượng thấp hơn
là “đường cát” vì mầu giống như cát. Trong Alumina người ta cũng dùng khái niệm “cát” (sỏi)
là “Sandy Type” để gọi alumina của TKV.
Cũng giống như bùn đỏ có chứa
hơn 50% chất xút nhưng TKV vẫn gọi là “khô”, TKV có gọi alumina của mình là “vàng” hay “bạch kim” cũng được, nhưng
trong kỹ thuật thì phải rõ ràng theo các con số, và trong thương mại quốc tế
cũng chẳng lừa được ai.
TKV phải tính lại bài toán kinh tế
Tạm gác các vấn đề còn
nhiều bất cập của dự án bauxite về tác động xấu đến môi trường, ý nghĩa chính
trị an ninh quốc phòng, theo tôi hiểu chỉ riêng về bài toán kinh tế TKV phải
tính lại theo phương pháp luận và cách tiếp cận cụ thể dưới đây:
I. Cách tính lợi nhuận theo kế toán doanh nghiệp
A
|
Giá thành f.o.b. (có thể tính cho toàn bộ sản lượng nhà
máy rồi tính cho 1 tấn aluminia)
|
DIỄN GIẢI
|
=
|
Giá quặng bauxit dùng để sản xuất ra alumina
Chính là resource
rent mà VN trong trường hợp tài nguyên do nhà nước sở hữu được gọi là
thuế tài nguyên. Đây là chi phí mà công ty khai thác phải trả để sử dụng tài
nguyên. Nó được định nghĩa là thu nhập (thí dụ một tấn alumina) trừ đi tổng
chi phí sản xuất cộng thêm lợi nhuận trung bình cho số vốn bỏ ra để sản xuất
ra nó.
Thí dụ giá 1 con tôm
hùm là $5.00, chi phí sản xuất (lao động và vật chất) cộng với chi phí vốn bỏ
ra và lợi nhuận trung bình là $3.00, thì resource rent là $2.00.
|
Việc tính này là điều
bình thường cần tính khi một quốc gia thương lượng để đi đến ký kết hợp đồng
khai thác dầu thô. Điển hình nhất là khi một bên bỏ 100% vốn khai thác và điều
hành khai thác. Bên có sở hữu nguồn dầu thô được phân chia một tỷ lệ dầu thô
nhất định sau khi bơm dầu lên. Cơ sở để tính toán là phân chia thu nhập thuần
thu được từ dầu thô (tức là giá dầu thô trên thị trường trừ đi chi phí khai
thác).
Giá của quặng này có
thể tính dựa vào các hợp đồng đã đạt được giữa các nhà khai thác tài nguyên
bauxit trả cho chính phủ các nước trên thế giới. Giá này phải cần đến
chuyên gia quốc tế đã làm việc trong ngành.
|
+
|
Chi phí về hàng hóa và dịch vụ để sản xuất ra alumina
|
Gồm tất cả chi phí về
hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra 1 tấn alumina. Hàng hóa dịch vụ ở đây
bao gồm toàn bộ chi phí về:
Điện, nước, than, chi
phí bảo quản và các chi phí quản lý khác
|
+
|
Chi phí bảo vệ/hoàn nguyên môi trường
|
|
+
|
Chi phí về lao động
|
Công trả cho lao động
kể cả lao động quản lý
|
+
|
Chi phí trả lãi
|
|
+
|
Thuế sản xuất nếu có (thuế đăng ký doanh nghiệp, thuế sản
phẩm, thuế đất)
|
|
+
|
Chi phí khấu hao tài sản nhà xưởng và máy móc
|
|
+
|
Chi phí chuyên chở ra cảng kể cả bốc dỡ đưa hàng lên tầu
|
|
+
|
Thuế xuất khẩu
|
|
B
|
Giá bán được trên thị trường f.o.b.
|
Đây là giá mà người
mua sẵn sàng trả sau khi hàng được đưa lên tầu. Chi phí về chuyên chở khỏi cảng
+ bảo hiểm là trách nhiệm của người mua.
|
C
|
Thu nhập thuần theo giá hiện tại (net present
value)
|
|
=
|
B-A
|
C gọi là thu nhập thuần
chính là lợi nhuận theo cách tính của doanh nghiệp.
Tỷ lệ lợi nhuận = C/vốn
tự có.
Vốn tự có = giá trị tài
sản – giá trị vốn vay.
II. Cách tính hiệu quả trong đánh giá dự án
Để tính tổng thu nhập
thuần (net present value) của cả dự án thì phải tính. Trong trường hợp có C0 thì
Ci sẽ lớn hơn vì giá thành không cần tính khấu hao (tức là khấu
hao vốn đầu tư ban đầu C0). Nếu tính như ở phần I thì C0=0.
Thời kỳ
|
0
|
1
|
2
|
T
|
|||||
- C0
|
C1
|
C2
|
CT
|
Trong đó: - C0 = Initial Investment
C = Cash Flow
r = Discount Rate
T = Time
C0 = vốn đầu tư (gồm cả vốn tự có và vốn vay).
Ci = thu nhập thuần thời kỳ i, tính theo giá giá
trị của thời kỳ hiện tại tức là thời điểm 1. Nếu chúng được tính theo giá
của thời kỳ i thì phải đưa về giá hiện tại, tức là trừ khử đi lạm phát. Khi giá bán trong hợp đồng
dài hạn cố định thì rõ ràng là giá trị hiện tại của giá bán đó sẽ nhỏ đi. Nếu 100 là giá trị nhận
được trong năm thứ 5 mà lạm phát p là 3% mỗi năm thì giá trị 100 đó chỉ có giá
trị trong hiện tại bằng = 100/(1+0,025)5 = 88.4. Kể từ năm 2001
đến nay lạm phát trung bình ở Mỹ là khoảng 2.5%. Có lẽ có thể lấy tốc độ lạm
phát này để tính (khi tính bằng USD).
r là suất chiết khấu thực (sau khi trừ lạm phát) thường là
tính giống nhau cho từng thời kỳ. Suất chiết khấu hoàn toàn khác chỉ số tăng giá
(hay lạm phát). Thí dụ trong 5 năm nữa, chúng ta được trả giá là 100 và với lạm
phát 2.5% năm thì giá trị hiện tại là 88.4 như đã nói ở trên. Tuy nhiên như thế
phải 5 năm nữa chúng ta mới nhận được 88.4. Như thế nếu muốn nhận ngay vào thời
kỳ 1 thì phải chiết khấu 88.4 và như thế chỉ được giá trị là = 88.4/(1+0.03)5 =76.2.
Thường suất chiết khấu thực được dùng là 3%.
Có hai cách tính hiệu
quả của dự án:
1) Với công thức ở
trên, NPV là thu nhập thuần thu được của dự án nếu như trong năm năm, mỗi năm
nhận được Ci (đã đưa về giá hiện tại). Cách tính này thường
giả định suất chiết khấu thật r = 0.03. Dự án chỉ nên làm nếu như NPV dương. Có
nghĩa là nếu âm thì sẽ không lấy lại được vốn.
2) Tính suất hoàn vốn nội
tại, tức là tính ra r, khi cho NPV = 0. Nếu r nhỏ hơn lãi suất thực (tức là khử
lạm phát) trên thị trường thì không nên đầu tư. Cách tính này có thể so sánh tỷ
suất hoàn vốn với lãi suất thực trên thị trường.
Lãi suất thực (real
rate) =
(1 + lãi suất danh
nghĩa [nominal rate])/(1 + lạm phát) – 1 = (1 + 6%)/(1 + 4%) – 1 = 1.9%
ở đây, lãi suất danh
nghĩa là 6%, lạm phát là 4%.
Nếu có hơn 1 phương án
thì chọn phương án có tỷ lệ hoàn vốn cao hơn hoặc NPV lớn hơn.
Xử lý vấn đề lạm phát:
NPV là giá trị theo giá
hiện tại.
- Có thể tính C theo
giá thu được tại thời điểm thu tương lai và như thế suất chiết khấu là suất chiết
khấu danh nghĩa.
- Cũng có thể đưa C về
giá hiện tại, khi đó suất chiết khấu phải tính theo lãi suất thực.
Có lạm phát = 4%. Tiền
vào ra theo giá thời điểm chi/thu. Suất chiết khấu danh nghĩa = 6%. NPV tính bằng
suất chiết khấu danh nghĩa.
0
|
1
|
2
|
3
|
4
|
Tổng
|
|
Tiền vào
|
0
|
624
|
648.96
|
674.9184
|
701.9151
|
|
Tiền ra
|
1500
|
104
|
108.16
|
112.4864
|
116.9859
|
|
Tiền vào thuần
|
-1500
|
520
|
540.8
|
562.432
|
584.9293
|
|
NPV
|
-1500
|
490.566
|
481.3101
|
472.2288
|
463.3188
|
407.4236
|
Không lạm phát (hay là
mọi chi phí đưa về giá hiện tại, suất chiết khấu thật = 1.019231)
0
|
1
|
2
|
3
|
4
|
Tổng
|
|
Tiền vào
|
600
|
600
|
600
|
600
|
||
Tiền ra
|
1500
|
100
|
100
|
100
|
100
|
|
Tiền vào thuần
|
-1500
|
500
|
500
|
500
|
500
|
|
NPV
|
-1500
|
490.566
|
481.3101
|
472.2288
|
463.3188
|
407.4236
|
Thay cho lời kết
Dự án bauxite Tây Nguyên ngày càng được thực tế chứng minh là
chủ trương sai của Đảng và Nhà nước. Nếu
ngay từ đầu, giá như người ta biết lắng nghe ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp và phản biện xã hội coi bauxite như của để dành cho thế hệ con cháu chờ
25-30 năm sau khi khoa học công nghệ phát triển, đất nước đủ tiềm lực mới khai
thác. Lịch sử không có 2 từ giá như. Chính TKV cũng không thể trốn tránh trách
nhiệm “bóc ngắn-cắn dài” đã góp phần làm tan hoang mảnh đất nghèo khó hình chữ
S thân yêu của chúng ta.
(bản gốc của tác giả)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét