Nhãn

7 tháng 5, 2013

768. Những điều lái xe cần biết để nói chuyện với cảnh sát giao thông


***: tiên sư cái bọn cướp ngày! Nếu bạn bị chặn, bạn đé o việc gì phải sợ, phải khúm núm, anh anh em em... kinh nghiệm của tớ: bọn nào định ăn bẩn thì nói thế đé o nào nó cũng cũng ăn có tha bao giờ? Bạn cứ đàng hoàng là nó phải nể bạn vì bạn cho nó tiền và cũng sợ bị bạn tố ngược... còn trường hợp chúng nó trói nhau ko ăn được thì kiểu gì cũng bị phạt xin xỏ làm gì :-)


Trường hợp 1: CSGT chặn xe bạn nhưng không tìm ra được lỗi vi phạm. CSGT tiếp tục đòi được kiểm tra hành chính thông thường.

Căn cứ: Thông tư 65 của BCA về Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ (số TT65-2012-TT-BCA)

Theo thông tư 65, Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

- Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.

- Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ
theo chuyên đề.

- Có lệnh bằng văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.

- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Giải pháp: Nếu CSGT không đưa ra bằng chứng hoặc không chứng minh được bạn có lỗi, cũng như không xuất trình được bất cứ văn bản quyết định nào thuộc 1 trong 3 cái gạch đầu dòng giữa, thì bạn không có nghĩa vụ xuất trình giấy tờ vì CSGT không đủ điều kiện để kiểm tra hành chính bạn.

Trường hợp 2: CSGT chặn xe bạn vì lỗi vượt quá tốc độ tối đa, trong khi bạn chắc chắn rằng mình không hề vượt quá.

Căn cứ: Thông tư số TT65-2012-TT-BCA về Hướng dẫn thi hành một số điều của Quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông quy định:

Khi ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông qua các loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (trực tiếp thao tác sử dụng hoặc qua các hệ thống ghi, chụp tự động), cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân ra hiệu lệnh dừng đối tượng có vi phạm theo quy định, thông báo lỗi vi phạm; nếu người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được thì phải cho xem, sau đó lập biên bản vi phạm và xem xét ra quyết định xử phạt.

Giải pháp: 1. Ngay cả
khi bạn đi vượt quá tốc độ tối đa dưới 5km/h, bạn không bị xử phạt mà chỉ bị nhắc nhở và được đi tiếp. Mức phạt thấp nhất được Luật quy định dành cho lỗi vượt quá tốc độ tối đa là 100k-200k với khoảng vượt từ 5km/h đến 10km/h (Nghị định 72).

2. Nếu CSGT không đưa ra được bằng chứng chứng minh bạn vượt quá tốc độ cho phép thì không được phép lập biên bản và cũng không được phép kiểm tra giấy tờ bạn. Vẫn lằng nhằng đòi “Kiểm tra hành chính thông thường” thì áp dụng Trường hợp 1.

Một số hiểu biết sai lầm khi đi trên đường:

- Vượt đèn đỏ sẽ bị phạt, còn vượt đèn vàng thì không bị phạt:

Thực tế là vượt đèn vàng vẫn bị phạt. Theo Luật giao thông đường bộ, khi xe bạn đã qua khỏi vạch dừng xe mà đèn chuyển sang vàng thì có thể đi tiếp, còn trước khi xe bạn vượt qua vạch dừng, đèn chuyển sang vàng, bạn buộc phải dừng, ngay cả khi đèn chưa đỏ. Trong trường hợp bạn vẫn tiếp tục đi tiếp thì có thể bị xử lý lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông” và bị phạt tiền từ 200k-400k. (Theo Nghị định về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ –71/2012/NĐ-CP)

- Mua/bán xe không cần phải làm giấy tờ:

Thực tế là có cần. Nếu mua xe mà không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định, bạn có thể bị phạt tiền từ 100k-200k. (Theo Nghị định về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ – 71/2012/NĐ-CP). Tuy nhiên
Luật không cấm bạn sử dụng xe không chính chủ, nên chiếc xe bạn đang đi hoàn toàn có thể là “mượn” của bạn bè, CSGT làm gì có quyền phạt?

- Trời còn sáng nên không cần bật đèn:

Thực tế là
Thời gian buộc phải sử dụng đèn là từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau, xe đi trên đường bắt buộc phải bật đèn, dù trời mùa hè đến 7 rưỡi mới tối. Ngoài ra trong khu vực đô thị hoặc khi có xe khác đi ngược chiều, người điểu khiển xe – tức là bạn – cũng không được sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha – còn đèn chiếu gần là có). Phạm một trong các lỗi trên sẽ bị bị phạt hành chính từ 80k – 100k (Theo Nghị định về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ –71/2012/NĐ-CP)

Cuối cùng, dù có bị bắt đúng hay bắt láo, theo ý kiến của mình các bạn hãy là một người đi đường văn minh, nghĩa là không chọn phương án 50/50 mà nhất định phải lấy biên lai, biên bản. Cứ tôn trọng luật đi rồi luật sẽ tôn trọng bạn.

(sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét