左 tả: trái
右 hữu: phải
Nguồn gốc
Quay trở lại chế độ Cộng
hòa Roma, năm 200 trước CN thì phải. Bạn nào chơi Rome: Total War thì biết. Quyền
hành pháp nằm trong tay các Consul, giống như các bô lão, họ to hơn nghị sĩ, Consul
không phải là nhà ngoại giao đâu nhé. Mỗi khi các Consul này đề nghị 1 luật nào
đó lên quốc hội Roma (gọi là senatus), sẽ có các nghị sỹ ủng hộ đứng sang bên
phải. Những nghị sỹ đối lập sẽ đứng sang bên trái. Theo đó, cánh tả thường được
hiểu là đối lập với hành pháp, cánh hữu là thân chính phủ, hành pháp.
Theo đúng sách vở, 2
thuật ngữ chính trị Tả và Hữu phát sinh từ nền cộng hòa Pháp sau cách mạng 1848
(có nguồn là cách mạng Pháp năm 1789). Trong các buổi họp quốc hội của nền cộng
hòa này, cũng như Roma bên trên, những người ủng hộ chính quyền ngồi bên cánh phải của hội trường, trong khi những
người đối lập (còn được gọi là phe cấp tiến, tiến bộ) ngồi bên cánh trái.
Nghị viện chế định Hiến
pháp của Pháp lúc đó bao gồm 3 đẳng cấp: đẳng cấp thứ nhất là các giáo sĩ, đẳng
cấp thứ hai là những nghị viện quý tộc, đẳng cấp thứ ba là những nghị viện công
nhân, nông dân, tư sản bình thường thành thị. Theo nguồn trên thì vào tháng
9/1789, trong một cuộc họp của nghị viện đã nổ ra một cuộc tranh đấu gay gắt giữa
đẳng cấp thứ nhất, thứ hai (ngồi bên phải nghị viện) với đẳng cấp thứ ba (ngồi
bên trái của nghị viện) là sự đối đầu đầu tiên của "Cánh tả" và
"Cánh hữu".
Phân loại
Từ sự kiện này, các
nhà chính trị Pháp xây dựng khái niệm Rẻ quạt Chính trị bao gồm:
· Cực tả: những người theo chủ nghĩa Cộng sản (đây
là lý do tại sao báo đài mình hay ủng hộ phe cánh tả);
· Tả (hay Trung tả):
những người cấp tiến;
· Thiên tả: những
người chủ trương cải cách;
· Thiên hữu: những
người ủng hộ chính quyền;
· Hữu (hay Trung
Hữu): những người tích cực bảo vệ chính quyền;
· Cực Hữu: phe bảo
hoàng, bao gồm những người chủ trương phục hồi thể chế Quân chủ.
Đương nhiên, về sau
các thể chế có cách áp dụng khác nhau, và tùy trường hợp có cách hiểu khác
nhau. Nhưng nói chung, về cơ bản, Hữu khuynh (cánh hữu) dùng chỉ những người bảo
thủ, Tả khuynh được dùng để chỉ những người cấp tiến, chủ trương cải cách hay
cách mạng.
Ý nghĩa của Cánh tả,
Cánh hữu
Cánh tả vì đối lập với
chính phủ, mà đối lập với chính phủ thì làm gì có cách nào khác, phải đứng về
phía người dân, vì người dân hay chửi bới chính phủ mà. Do đó cánh tả cũng được
hiểu là cánh bảo vệ quyền lợi dân nghèo, lao động (Đảng xã hội, Đảng lao động,
Đảng dân chủ, Đảng Cộng sản,...). Hữu thì ngược lại, đại diện cho tầng lớp Tư sản,
thân Mỹ (Đảng bảo thủ).
Cực tả, Cực hữu
Cực là quá, quá thì
bao giờ cũng không tốt lắm. Cực tả thường được quy là ưa bạo lực, chống đối mà,
quốc hữu hóa tài sản tư sản, và rất chống Mỹ! Cực hữu thì được quy là mang tính
cách Quốc gia cực đoan (phát xít), và đương nhiên là cực thân Mỹ! (theo Jean
Marie Lepen).
Không có cánh nào là tốt!
Không có gì là tuyệt đối.
Cánh tả chủ trương đổi mới, nhưng đổi mới liên tục làm xã hội bất ổn. Cánh hữu
thiên về duy trì ổn cố xã hội nên không có đột biến. Tại nước ngoài, Đảng cộng
sản được coi là đảng cực tả vì đừng về phía nhân dân, thân cộng được gọi là
thiên tả.
Một vài nước có
thể chế chính trị một đảng duy nhất, ví như đảng cầm quyền là Đảng cộng
sản. Vì thế chỉ tồn tại độc đảng duy nhất, không có cạnh tranh, ở đó thể chế chính
trị quốc gia "tả hữu" là không tồn tại.
Bài sưu tầm trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét