Phạm Gia Minh dịch
Chuyến đi của tôi tới Myanmar là một dịp để thể hiện những vấn
đề lớn và nhỏ trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cũng để rà soát xem cái
gì được và cái gì chưa được. Chuyến đi đó diễn ra ngay trước khi có thông báo
về việc Tổng thống Obama sẽ viếng thăm Myanmar vào nửa sau tháng 11 – một hành
động sẽ gây chú ý về cuộc cải cách ở xứ này đối với Phương Tây.
Sau đây là các câu hỏi và những câu trả lời mang tính chất thăm
dò:
1/ Myanmar có thực sự
cải cách không?
Có vẻ là như vậy. Có rất nhiều dấu hiệu khẳng định điều này
trong chuyến đi của tôi. Các sĩ quan cao cấp mà tôi đã gặp gỡ, trao đổi một
cách đầy thuyết phục rằng họ cam kết cải cách dân chủ. Một vị Bộ trưởng còn
nhắc tới sự kiện người hùng dân chủ Aung San Suu Kyi tham gia vào một cuộc hội
thảo do Chính phủ tổ chức gần đây với thái độ tích cực. Báo chí đăng tải một
cách sinh động các cuộc tranh luận thực sự không bị kiểm duyệt khắp nơi như
cách đây 2 thập kỷ. Hình Aung San Suu Kyi và người cha Aung San – nhân
vật sáng lập nước Miến Điện ngày nay, có thể thấy trên bức tường các quán ăn.
Một phái đoàn đông đảo của Hoa Kỳ về nhân quyền viếng thăm chính thức và gặp gỡ
các sĩ quan hàng đầu Myanmar. Người dân thường nói về những thay đổi sâu sắc
trong bầu không khí toàn xã hội, về nguyện vọng của họ được nêu lên những vấn
đề mà ngay gần đây họ còn phải sợ hãi và nín lặng. Sự thay đổi tâm trạng xã hội
này đã diễn ra sau một loạt các bước đi nhằm dỡ bỏ những nền tảng chính yếu
trong bộ máy đàn áp của Chính phủ quân sự Myanmar – đó là việc thả hàng trăm tù
chính trị, cho công khai hóa đảng đối lập Liên minh Toàn quốc vì Dân chủ
(National League for Democracy), cho phép tổ chức các cuộc biểu tình hòa bình
và tái khởi động các cuộc đàm phán với những nhóm phiến quân dân tộc thiểu số.
2/ Vai trò của Aung
San Suu Kyi và hoạt động hiện nay của bà ta?
Aung San Suu Kyi vẫn là nhân vật chính trị đại chúng duy nhất ở Myanmar.
Bà và đảng của bà đã thắng rõ rệt trong cuộc bầu cử hồi tháng 4/2012 sau khi bà
mãn hạn quản thúc tại gia.
Có đủ lý do để tin rằng bà và đảng của bà sẽ thắng tại cuộc bầu
cử toàn quốc năm 2015 và sẽ có khả năng thành lập chính phủ. Để chuẩn bị, bà
đang tiến hành một đường lối rất thực dụng, gặp gỡ các quan chức Chính phủ,
liên kết với Tổng thống Thein Sein và phát biểu tích cực
về họ trong buổi lễ do tổ chức Huân chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ
(Congressional Gold Medal) tổ chức. Đã có những lời phàn nàn
trong cộng đồng đấu tranh vì nhân quyền ở hải ngoại về đường lối thỏa hiệp rõ
ràng của bà trong các chính sách quốc gia. Bà đang đối mặt với
sự phỏng đoán rằng đã tới lúc bà phải từ bỏ vai trò của một thần tượng để trở
thành một nhà hoạt động chính trị, cũng giống như Lech Walesa từng bị đồn đoán
là đã hợp tác với tướng Jaruzelski ở nước Balan cộng sản vào đầu những năm
1980.
3/ Liệu có ai đó ở
phương Tây đã thấy trước những gì đang diễn ra?
Có thể một vài người đâu đó ở phương Tây đã dự đoán được rằng
Myanmar sẽ cải cách dân chủ, thế nhưng theo hiểu biết chung thông thường thì
không. Các nhà phân tích tình hình Á châu cả bên trong lẫn ngoài chính phủ, các
bài xã luận trên các báo và các tổ chức nhân quyền, tất
cả đều coi thường việc thành lập chính phủ dân sự hồi tháng 4/2011 và coi những
cuộc bầu cử năm ngoái là mang tính chất gian lận, lừa dối. Họ nhìn nhận việc
thả bà Aung San Suu Kyi là không có mấy ý nghĩa chính trị và dự đoán một tương
lai chính trị u ám cho quốc gia này.
4/ Vậy thì điều đó đã
xảy ra như thế nào?
Có nhiều lý thuyết nghiên cứu về quá khứ nhưng không có lý
thuyết nào hoàn toàn làm chúng ta thỏa mãn. Tuy nhiên có một yếu tố quan trọng mà dường như nó đã khái
quát hóa ước vọng muốn thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngày một gia tăng vào Trung
Quốc bằng cách thiết lập nền móng cho những mối quan hệ mới với phương Tây.
Trong lịch sử, Myanmar là một quốc gia có ý chí độc lập rất mãnh liệt, chẳng
hạn như họ đã rời bỏ phong trào Không liên kết chỉ bởi lẽ họ cảm thấy phong
trào này quá liên kết. Thái độ oán giận sự hiện diện của Trung Quốc với những
nhà máy, xí nghiệp đang chiếm lĩnh các ngành công nghiệp khai khoáng trong khi
đó lại tạo ra ít việc làm cho người Myanmar bản địa, càng ngày càng sâu sắc.
Một số chuyên gia Miến, trong đó có Thant Myint-U, cháu nội của cố Tổng thư ký
Liên Hiệp Quốc tướng U-Thant trong một bài viết đã tiên đoán về tâm trạng mới
mẻ của tầng lớp sĩ quan trẻ Myanma – những người đóng vai trò trung tâm trong
việc thúc đẩy cải cách. Các nhóm hoạt động đấu tranh vì nhân quyền đã chỉ ra
hậu quả của những năm tháng bị cấm vận nhằm thuyết phục ban lãnh đạo đất nước
có một đường lối mới phù hợp. Hành động can dự có uy tín của ASEAN cũng góp
phần đánh đổ sự chống đối của các tướng lĩnh trước cộng đồng quốc tế. Bên
trong Myanmar, các tướng lĩnh cao tuổi dường như tin chắc rằng họ sẽ không bị
trả giá về các hành vi đàn áp trong quá khứ và tầng lớp sĩ quan nhìn chung hài
lòng rằng vai trò đặc biệt của họ trong nền chính trị Myanmar vẫn sẽ được bảo
đảm bởi Hiến pháp mà theo đó họ vẫn có những ưu tiên và đặc lợi to lớn. Cảm
giác an toàn trong hàng ngũ các cựu lãnh đạo quân đội có thể đã giúp họ sẵn
sàng chấp nhận sự mở cửa về chính trị hiện nay.
5/ Vậy thì vai trò của
chính phủ Hoa Kỳ là gì?
Từ năm 1990 tới năm 2008 các chính quyền nối tiếp nhau lại được
Quốc hội thúc đẩy đã đưa ra hết biện pháp trừng phạt này đến biện pháp trừng
phạt khác đối với Myanmar – chẳng hạn như cấm các khoản đầu tư mới, cấm nhập
khẩu, nêu tên các cá nhân và công ty bị trừng phạt tài chính. Dưới thời George
W.Bush, Đệ nhất Phu nhân Laura Bush đóng một vai trò quan trọng trong việc công
khai cho thế giới biết rằng chế độ quân sự Myanmar phải tiếp tục là mục tiêu
cho sự cô lập.
Trong diễn văn nhậm chức của mình, Tổng thống Obama đã đề nghị
chìa tay ra cho các kẻ thù của nước Mỹ “nếu như họ cũng mong muốn nới lỏng nắm
đấm”. Chính sách này mang lại ít kết quả tích cực trên toàn thế giới, ngoại trừ
trường hợp Myanmar. Chính quyền (của Obama – ND) đã quyết định sớm mở kênh
ngoại giao liên hệ với lãnh đạo Myanmar do Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell
chỉ đạo nhằm đưa ra chương trình nghị sự cho cải cách chính trị và không phổ
biến vũ khí hạt nhân của Myanmar để phía Hoa Kỳ có thể giảm nhẹ các biện pháp
trừng phạt. Thiện chí của Chính phủ Hoa Kỳ được bày tỏ ở cấp có thẩm quyền đã
cung cấp một lịch trình thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp và điều này đã giúp
Chính phủ Myanmar được động viên, khích lệ và tự tin để bước tiếp. Quyết định
của chính quyền Obama phối hợp cùng với các đồng minh Châu Âu và Australia giảm
nhẹ đáng kể các biện pháp trừng phạt hồi đầu năm nay đã có tác động thúc đẩy
hơn nữa cải cách chính trị và kinh tế vốn vô cùng cần thiết lúc này.
6/ Có thể rút ra những
bài học chung nào về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt như công cụ để làm
thay đổi hành vi những kẻ xấu chơi?
Các biện pháp trừng phạt đôi khi là cách hiệu quả duy nhất của
Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế nhằm cho các chế độ độc tài thấy hành vi của họ là
không thể chấp nhận được. Đó chính là trường hợp với Myanmar đã tiếp diễn trong
nhiều năm. Có thể nói sự trừng phạt được thực thi là phù hợp.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng các biện pháp trừng phạt bản thân không
phải là mục đích cuối cùng. Như lời của một bài hát “bạn cần biết khi nào nên
kìm giữ và khi nào thì nên ôm”. Có những thế lực bảo thủ và khó cưỡng lại được
ở Washington vẫn tiếp tục đường lối trừng phạt cho dù chính sách đó có dẫn tới
kết quả tích cực hay không. Các nhóm nhân quyền đôi khi nhìn nhận sự trừng phạt
kẻ độc tài như một biện pháp trong chính sách hợp lý, mang tính đạo đức của
chính phủ và họ còn thông tin rộng rãi những vi phạm của các chế độ độc tài
nhằm tập hợp sự ủng hộ của quần chúng để lập quỹ hỗ trợ cho các đợt vận động áp
dụng các biện pháp trừng phạt với tư cách là sản phẩm cuối cho hoạt động của
họ. Quốc hội thì muốn chứng tỏ mình đang làm gì đó, bất kể là có hiệu quả hay
không, các chế độ độc tài bị trừng phạt nhờ đó lại trở nên được thế giới biết
đến. Động thái này là rất rõ ràng trong trường hợp đối với Cuba. Chính
sách trừng phạt Cuba được thực thi đã 50 năm nay và sự nhiệt thành ủng hộ nó từ
phía các diễn viên chính trị Hoa Kỳ vẫn không hề suy giảm, rút cục càng củng cố
sự cầm quyền của anh em nhà Castro. Mọi người, kể cả tầng lớp chính trị Hoa Kỳ,
các nhóm đấu tranh riêng rẽ và anh em nhà Castro dường như đều hài lòng với
hiện trạng đó, trừ nhân dân Cuba mới là những nạn nhân của hoàn cảnh.
Chính sách đối với Myanmar cũng được đưa ra theo mô hình Cuba nhưng may mắn là
giờ đây nó đã được tách ra theo đường hướng khác.
7/ Liệu chính phủ Hoa
Kỳ đã chuẩn bị một cơ cấu phù hợp để xử lý vấn đề kiểu như Myanmar chưa?
Kể từ thời Tổng thống Carter, đã bắt đầu gia tăng nền móng hạ
tầng các văn phòng và lực lượng nhân viên chuyên trách vấn đề nhân quyền, được
tách ra từ mảng chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia. Các văn phòng này sau
đó trở thành tiếng nói của cộng đồng các tổ chức nhân quyền phi chính phủ (NGO)
nhưng được đặt bên trong Chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò như cái loa của các tổ
chức nhân quyền NGO, tìm cách tham gia vào các báo cáo của Ủy ban nhân quyền
Hoa Kỳ và đấu tranh ủng hộ các biện pháp đặc biệt do các NGO đề đạt. Theo một
cách nào đó, điều này không khác biệt hoàn toàn với cái cách mà các bộ phận cử tri
khác được đại diện trong bộ máy của chính sách ngoại giao, chẳng hạn như việc
kinh doanh thì được thông qua Ủy ban Kinh tế và Văn phòng kinh doanh. Tuy nhiên
việc nhận biết các văn phòng nhân quyền với khu vực cử tri của nó có vẻ như là
lối tư duy đơn giản (cần ghi nhận rằng Trợ lý Bộ trưởng về các vấn đề Dân chủ,
Nhân quyền và Việc làm, Michel Posner thực chất đã thoát ra khỏi sự ràng buộc
này để hoạt động với tư cách là người bảo vệ cho nhân quyền nhưng lại chú trọng
vào kết quả thực tế, không thiên về bề ngoài và mang sắc thái quan tâm tới
những mục tiêu của chính sách ngoại giao rộng lớn).
Thời gian còn là Vụ trưởng Vụ Các vấn đề Châu Á thuộc Hội đồng
An ninh Quốc gia, trong giai đoạn thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với
Myanmar vào khoảng từ 2009 tới 2011 tôi đã chủ trì một số cuộc họp liên cơ quan
(còn có tên gọi là Ủy ban Chính sách liên cơ quan) bàn về Myanmar. Thông
thường, những cuộc gặp như thế đều có sự góp mặt của một đại diện cấp cao của
mỗi cơ quan và có một nhân viên trợ lý tháp tùng. Trong trường hợp Myanmar,
không ít hơn 7 văn phòng thuộc Bộ Ngoại giao, đó là vụ Đông Á, Vụ Nhân quyền,
Vụ Phái đoàn Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Văn phòng liên lạc của Bộ Ngoại giao
phái đoàn Hoa kỳ tại LHQ, Phái bộ Hoa Kỳ tại các Tổ chức quốc tế ở Geneva, Đại
sứ Hoa Kỳ về Tội ác chiến tranh và cả Vụ Người tị nạn cùng tham dự. Trong những
cuộc họp như vậy, các vụ tham dự thường mong đợi có chung một tiếng nói nhưng
với 7 cơ quan cùng tham gia và ai cũng tìm cách để tiếng nói của mình được nghe
thì quả thực là rất khó, thậm chí là không thể đạt được điều này. Một số cơ
quan rất hăng hái tìm cách lập Ủy ban Điều tra tội ác chiến tranh của chế độ
Myanmar ngay vào đúng thời điểm bà Aung San Suu Kyi vừa được gỡ bỏ tình trạng
bị quản thúc tại gia và đã xuất hiện những dấu hiệu chưa rõ ràng về một sự nới
lỏng đàn áp. Chỉ sau khi trao quyền cho Trợ lý Vụ trưởng Vụ Đông Á và Thái Bình
Dương được phát ngôn thay cho Bộ Ngoại giao và chỉ đạo công tác đối ngoại mà
không có các nhóm khác của Bộ gây nhiễu thì cuối cùng chính quyền mới có thể
đưa ra một đường lối mạch lạc và thành công.
8/ Con đường nào là
hữu hiệu nhất để xử lý các vấn đề có sự tham gia của những kẻ xấu chơi như chế
độ Myanmar?
Các tổ chức NGO có một vai trò không ai thay thế được trong
việc theo dõi những vụ lạm dụng nhân quyền, thu hút sự chú ý của công chúng vào
những vụ vi phạm nhân quyền và kẻ thủ phạm đồng thời huy động cộng đồng quốc tế
chú ý giám sát chúng. Đó chính là một trong những đặc điểm đáng tự hào của xã
hội dân chủ có lương tâm nơi mà hoạt động của các các nhóm gồm những người tự
nguyện cam kết bảo vệ lẽ công bằng ngay cả tại những góc khuất nẻo nhất trên
hành tinh này để quyết làm cho tiếng nói của những nạn nhân của sự bất công
được thế giới nghe thấy. Chúng ta không những không được coi thường hay đánh
giá thấp các nhóm nhân quyền này mà cần phải tôn vinh và tán dương đồng thời
khuếch trương vai trò của họ.
Thế nhưng chính phủ Hoa Kỳ lại cần phải đóng một vai trò khác
trong khi vấn đề nhân quyền nhất định không được hạ thấp. Chẳng nên khuyến khích
thành lập và phát triển các văn phòng có mục đích tạo ra thêm ranh giới giữa
những quan chức chính phủ khi mà ưu tiên hàng đầu của họ là an ninh quốc gia
của chúng ta và thành công trong chính sách đối ngoại cũng như cam kết mạnh mẽ
về nhân quyền. Không nên để xảy ra tình trạng những nhóm nhỏ các nhân vật
chuyên trách thể hiện các mối quan tâm về nhân quyền đồng thời hành động với tư
cách là đại diện của cộng đồng NGO, trong khi các quan chức chính phủ chịu
trách nhiệm về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại lại phản ứng bằng câu
trả lời có tính chất coi nhẹ vấn đề nhân quyền. Cơ cấu hiện nay của chúng ta
thường xuyên gây ra các cuộc đấu khẩu mang tính hình thức ở nhiều quốc gia
thuộc diện xấu chơi (trong lĩnh vực nhân quyền – ND). Trong các trường hợp đó,
những quan chức Chính phủ chịu trách nhiệm nặng nề về an ninh quốc gia có xu
hướng quan tâm nhiều hơn tới nhân quyền khi tiếp xúc với các nước có tầm quan
trọng chính yếu về vấn đề an ninh ví dụ như TQ, Saudi Arabia và Pakistan, tuy
nhiên họ lại tỏ ra chậm trễ đối với các văn phòng nhân quyền phụ trách các quốc
gia ít quan trọng hơn trong chính sách đối ngoại, chẳng hạn như Myanmar. Đó
không thể là khuôn khổ cho sự thành công hoặc cho một sự phát triển chính sách
hợp lý. Chính phủ của chúng ta cần làm cho các quan chức hàng đầu về an ninh
quốc gia nhạy cảm hơn đối với sự cần thiết phải thiết kế vấn đề nhân quyền
trong chính sách của mình một cách hiệu quả hơn, đồng thời nhắc nhở các văn
phòng nhân quyền rằng họ cũng cần phải tận tâm cam kết với các mục tiêu an ninh
quốc gia Hoa Kỳ rộng lớn chứ không chỉ là sự tiến bộ của chương trình nghị sự
mang tính kỹ năng đặc biệt của tổ chức NGO.
Jefrey Bader
P.G.M.
dịch từ Prosspects of Political Reformes in Myanmar, Brookings News No 30.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét