Nhãn

26 tháng 11, 2012

612. Hộ chiếu lưỡi bò và phản ứng của phía Việt Nam



Tôi đọc được cái này: “Mối nghi ngờ này đã được chúng tôi nêu ra ngay từ chiều 22/11, khi điểm tin khẩn trên trang báo mạng đầu tiên vừa đưa nội dung phản ứng của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN. Kế đó, liên tục trong các bình luận của các ngày 232425, chúng tôi cũng đã tiếp tục nêu những biểu hiện không bình thường trong phản ứng của chính quyền VN.

Liệu đã có chuyện giấu nhẹm từ nhiều tháng qua tình trạng người TQ nhập cảnh VN mang theo “hộ chiếu lưỡi bò”, chỉ đến khi báo chí phương Tây đề cập mới vội vàng “phát ngôn”, rồi nhá thông tin cho báo Tuổi trẻ về 111 trường hợp bị xử lý ở Lào Cai và không rõ bao nhiêu trường hợp ở Móng Cái, để rồi liên tiếp trong 3 ngày qua, tất cả các báo đã xài lại món “thuốc giảm đau” này với tâm trạng hỉ hả?”

Tuy nhiên, nếu là giấu nhẹm thì đâu chỉ có chính quyền Việt Nam, mà cả Philippines, Ấn Độ cũng chỉ mới lên tiếng và hành động trong mấy ngày qua (sau đại hội võ lâm Trung Nam Hải). Vậy thì nguyên do là gì?

Thực ra, chuyện này Trung Quốc đã lặng lẽ tiến hành từ hồi tháng 4. Những hình “lưỡi bò”, (có nguồn nói rằng có cả Senkaku\Điếu Ngư), Aksai Chin… đều được in rất mờ, rất nhỏ nên nếu cơ quan kiểm tra không để ý, không nhạy cảm thì dễ dàng “cho qua”. Có thông tin nói rằng Trung Quốc đã cho in khoảng 6 triệu cuốn hộ chiếu loại này. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả những người sở hữu hộ chiếu mới đều đã dùng chúng để xuất ngoại, và chỉ một phần trong số những người xuất ngoại là đến các nước bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh trên hộ chiếu. Thế nên, tỷ lệ “lưỡi bò” trên tổng số tất cả những người Trung Quốc qua cửa khẩu Việt Nam chắc cũng không nhiều.

Đến sau đại hội đảng và sau khi căng thẳng Senkaku lắng dịu, Trung Quốc mới bung ra một cách rầm rộ nên các nước mới lưu ý và phản ứng mạnh mẽ. Riêng phía Việt Nam thì đã biết và đã có chuẩn bị trước. Cụ thể là ngành xuất nhập cảnh đã tập huấn cho nhân viên và in mẫu thị thực rời. Thế nên sau khi thông tin này bung xung ra, kèm theo thông điệp phản đối của Bộ Ngoại giao là các cửa khẩu cũng ngay lập tức thực thi chính sách “thị thực rời” ngay. Không có chuẩn bị trước thì làm sao phản ứng nhanh như vậy được?

Bữa giờ có một nhầm lẫn của báo chí. Ngay khi vụ hộ chiếu “lộ hàng”, một số báo trong nước cho biết biên phòng cửa khẩu ở Lào Cai đã “đóng dấu hủy” lên hộ chiếu Trung Quốc, sau BBC theo đó mà bàn thành ra còn sai hơn nữa. Thực tế khác hoàn toàn. Về mặt nguyên tắc, nếu Việt Nam không chấp nhận hộ chiếu do nước nào đó phát hành, thì có quyền cấm công dân nước đó nhập cảnh. Nhưng hủy hộ chiếu của người ta thì không được. Nếu hộ chiếu là giả mạo, thì anh có thể tạm giữ cả người lẫn hộ chiếu để điều tra. Nhưng đây là hộ chiếu thật, nên không thể hủy. Cái vụ hủy ở Lào Cai thì là xuất phát từ cái sai sót của biên phòng Việt Nam. Đó là ban đầu phe ta không phát hiện ra đường lưỡi bò, nên đóng dấu lên hộ chiếu. Đến khi phát hiện ra, thế là họ đóng dấu hủy. “Hủy” ở đây tức là vô hiệu hóa cái dấu mà họ (cơ quan cấp thị thực hoặc cơ quan xuất nhập cảnh) đã đóng trước đó, tức thu hồi một quyết định sai của chính mình, chứ không phải hủy hộ chiếu của người nước ngoài. Thế nên, các anh biên phòng Lào Cai thực ra không đáng khen như chúng ta tưởng. 

Phản ứng của các bên:

25 tháng 11, 2012

611. Thể dục dụng cụ Việt Nam (lần đầu tiên) đoạt 2 HCV thế giới


Nguyễn Hà ThanhPhan Thị Hà Thanh đã tạo nên lịch sử cho Thể dục dụng cụ (TDDC) Việt Nam khi lần đầu tiên đoạt được HCV thế giới.

Tại giải vô địch TDDC thế giới diễn ra tại Ostrava, Cộng hòa Séc trong 2 ngày 23 và 24/11, đoàn TDDC Việt Nam đã thi đấu cực kỳ xuất sắc khi đoạt được 2 HCV và 1 HCB. 

Đây là thành tích cao nhất của TDDC Việt Nam từ trước đến nay, sau tấm HCĐ ở nội dung nhảy ngựa của Phan Thị Hà Thanh tại giải VĐTG diễn ra ở Nhật Bản cuối năm ngoái.


Phan Thị Hà Thanh

Lần này Phan Thị Hà Thanh tiếp tục gây sửng sốt cho người hâm mộ khi đoạt HCV ở nội dung nhảy chống. Tại vòng chung kết Hà Thanh thi đấu cùng 7 VĐV khác đến từ Chile, Slovakia, Ba Lan, Nga, Ukraine. 

Bài thi của cô được chấm điểm cao nhất: 13,963 điểm, vượt qua 2 VĐV khác của Chile là Barbara Achondo (13,650 điểm) và Makarena Pinto (13,613 điểm).

Tấm HCV nối tiếp thành tích ấn tượng của cô trong năm nay. Cách đây 9 ngày tại giải vô địch TDDC châu Á diễn ra tại Phúc Kiến, Trung Quốc, cũng chính Hà Thanh đã đem về tấm HCV châu lục đầu tiên cho TDDC Việt Nam tại nội dung nhảy chống.

Nhưng thành tích của Phan Thị Hà Thanh cũng chưa ấn tượng bằng người đồng đội nam Nguyễn Hà Thanh khi anh đoạt 1 HCV, 1 HCB. Tại nội dung nhảy chống, Nguyễn Hà Thanh đã xuất sắc đoạt HCV với thành tích 15,875 điểm, bỏ khá xa VĐV đoạt HCB là Marek Lyszczars (Ba Lan, 15,450 điểm). Đoạt HCĐ ở nội dung này là Michael Fussenegger (Áo, 15,425 điểm).


Nguyễn Hà Thanh

Tại nội dung xà kép Nguyễn Hà Thanh đoạt HCB với số điểm 15,275, kém chút ít so với người đoạt HCV là Oleg Verniaiev (Ukraine, 15,450 điểm). 

Cũng tại nội dung này, Phạm Phước Hưng chỉ đứng thứ 6 với số điểm 14,575. Trước đó, tại giải vô địch TDDC châu Á tại Phúc Kiến cách đây 9 ngày, cũng chính Nguyễn Hà Thanh đã đoạt HCB nội dung xà kép và HCĐ nội dung nhảy chống.

610. Hoàng Kim: “Liên kết bốn nhà” và “cánh đồng mẫu lớn”, những chiếc bánh vẽ xưa và nay


Cái được gọi là “mô hình cánh đồng mẫu lớn”, là cách làm ăn mới của các công ty thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay, các công ty thuốc bảo vệ thực vật lấy hết lợi nhuận từ việc giảm các khâu trung gian, mà không chia cho nông dân, lại bắt nông dân phải mua lúa giống xác nhận của công ty giá cao.

Thực ra, tham gia “cánh đồng mẫu lớn” nông dân được lợi hơn chút đỉnh so với việc mua bán lúa gạo độc quyền của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Hơn sự mua bán độc quyền của VFA chút đỉnh thì đối với quyền lợi của nông dân có cũng như không.

Nông dân tham gia “cánh đồng mẫu lớn” phải chấp nhận luật chơi do doanh nghiệp ấn định, hoặc không tham gia nếu thấy không có lợi, và nếu như vậy thì không có gì để nói.

Thế nhưng, khi các công ty thuốc bảo vệ thực vật cho rằng thực hiện “cánh đồng mẫu lớn” để giúp nông dân, khi một số báo đài cho rằng “cánh đồng mẫu lớn”: “hướng tới nền nông nghiệp hiện đại”, là “động lực phát triển việc sản xuất lúa”, là “cuộc cách mạng trong sản xuất lúa hàng hóa”, nhất là khi Bộ Nông nghiệp và PTNT tuyên bố sẽ nâng diện tích “cánh đồng mẫu lớn” lên 1 triệu hecta, thì tôi thấy, nông dân chúng tôi phải lên tiếng về “cánh đồng mẫu lớn”.

Bởi vì, “cánh đồng mẫu lớn” đang biến thành chiếc bánh vẽ.

Chiếc bánh vẽ “liên kết bốn nhà”

22 tháng 11, 2012

609. Huỳnh Ngọc Chênh: NHANH CHÓNG ĐƯA ĐOÀN TÀU MA VÀO KHAI THÁC ĐỂ ĐƯA ĐẤT NƯỚC TIẾN LÊN

Hàng loạt con tàu trọng tải lớn, trị giá từ vài trăm tỉ đến cả nghìn tỉ bị chủ tàu bỏ rơi, trở thành những con tàu “ma” khổng lồ dập dềnh trên các vùng biển từ bắc vào nam. Thậm chí, một số tàu còn bị chủ hàng siết nợ, giữ làm tin tại các vùng biển nước ngoài (báo Thanh Niên).


Tàu Green Sea 76.000 tấn "chết" trên vùng biển Cẩm Phả, Quảng Ninh - Ảnh: Bích Ngọc

Tình hình kinh tế đang trong tình cảnh vô cùng bi đát. Nợ xấu lên con số hàng triệu tỉ đồng, các tập đoàn kinh tế quốc doanh hầu như đều thua lỗ và thua lỗ nặng. Tổng nợ của các tập đoàn ấy lên đến 1,3 triệu tỉ đồng. Theo tính toán của các chuyên gia số tiền lời hàng năm phải trả trên số tiền nợ ấy cho ngân hàng là 200.000 tỉ đồng. Nhưng nếu làm ăn cật lực và có lãi là 5% thì mỗi năm các tập đoàn ấy cũng chỉ rặn ra được 40.000 tỉ đồng, lấy đâu ra 160.000 tỉ nữa để trả lãi ngân hàng. Đó là giả định rằng làm ăn có lời chứ trong thực tế thì các "quốc doanh" ấy đang từ lỗ đến chết, làm chi mà rặn ra tiền (Xem tại đây). Ngay cả việc đào lên bán như Vina Than, hút lên bán như Vina Dầu mà cũng lỗ to thì có cái Vina nào mà lời được.

21 tháng 11, 2012

608. Jefrey Bader - Tương lai cải cách chính trị ở Myanmar

Jefrey Bader, Viện Brookings. Washington
Phạm Gia Minh dịch
Chuyến đi của tôi tới Myanmar là một dịp để thể hiện những vấn đề lớn và nhỏ trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cũng để rà soát xem cái gì được và cái gì chưa được. Chuyến đi đó diễn ra ngay trước khi có thông báo về việc Tổng thống Obama sẽ viếng thăm Myanmar vào nửa sau tháng 11 – một hành động sẽ gây chú ý về cuộc cải cách ở xứ này đối với Phương Tây.
Sau đây là các câu hỏi và những câu trả lời mang tính chất thăm dò:
1/ Myanmar có thực sự cải cách không?
Có vẻ là như vậy. Có rất nhiều dấu hiệu khẳng định điều này trong chuyến đi của tôi. Các sĩ quan cao cấp mà tôi đã gặp gỡ, trao đổi một cách đầy thuyết phục rằng họ cam kết cải cách dân chủ. Một vị Bộ trưởng còn nhắc tới sự kiện người hùng dân chủ Aung San Suu Kyi tham gia vào một cuộc hội thảo do Chính phủ tổ chức gần đây với thái độ tích cực. Báo chí đăng tải một cách sinh động các cuộc tranh luận thực sự không bị kiểm duyệt khắp nơi như cách đây 2 thập kỷ. Hình Aung San Suu Kyi và người cha Aung San – nhân vật sáng lập nước Miến Điện ngày nay, có thể thấy trên bức tường các quán ăn. Một phái đoàn đông đảo của Hoa Kỳ về nhân quyền viếng thăm chính thức và gặp gỡ các sĩ quan hàng đầu Myanmar. Người dân thường nói về những thay đổi sâu sắc trong bầu không khí toàn xã hội, về nguyện vọng của họ được nêu lên những vấn đề mà ngay gần đây họ còn phải sợ hãi và nín lặng. Sự thay đổi tâm trạng xã hội này đã diễn ra sau một loạt các bước đi nhằm dỡ bỏ những nền tảng chính yếu trong bộ máy đàn áp của Chính phủ quân sự Myanmar – đó là việc thả hàng trăm tù chính trị, cho công khai hóa đảng đối lập Liên minh Toàn quốc vì Dân chủ (National League for Democracy), cho phép tổ chức các cuộc biểu tình hòa bình và tái khởi động các cuộc đàm phán với những nhóm phiến quân dân tộc thiểu số.
2/ Vai trò của Aung San Suu Kyi và hoạt động hiện nay của bà ta?
Aung San Suu Kyi vẫn là nhân vật chính trị đại chúng duy nhất ở Myanmar. Bà và đảng của bà đã thắng rõ rệt trong cuộc bầu cử hồi tháng 4/2012 sau khi bà mãn hạn quản thúc tại gia.

20 tháng 11, 2012

607. Người Mỹ phải nhặt rác để ăn -- câu chuyện đặt điều của bọn bồi bút ở VN

thanhchung blog: Hôm nay, nhiều tờ báo trong nước đồng loạt đưa tin và ảnh về việc người New York phải đi bới đống rác tìm đồ ăn. Báo Dân trí còn có đoạn: “Một nhóm người dân New York đã phải bới thùng rác bẩn thỉu để tìm thức ăn, khi họ phải trải qua đêm thứ tư bị cúp điện, và với nhiều người cũng đồng nghĩa với cúp nước”.


Hình ảnh gây sốc người dân New York tìm kiếm đồ ăn tại đống rác (Ảnh và chú thích của Dân trí)

Mình chỉ xin "đính chính" thế này:

Theo quy định về "Vệ sinh an toàn thực phẩm", các cửa hàng bán đồ ăn nhanh của Mỹ sau một ngày phải thanh lý hết hàng hóa tồn đọng trong ngày. Nếu bạn lang thang ở những nơi đó vào lúc cửa hàng đóng cửa, bạn có thể "nhặt" được rất nhiều đồ ăn ngon. Một cửa hàng bánh mỳ nổi tiếng ở chợ Chelsea vào mùa hè, sau bảy giờ, các loại bánh được giảm giá 50%. Có người sẽ hỏi tại sao họ lại không đem đồ ăn đó phát cho người nghèo? Họ sợ các "thượng đế" sau khi nhận được đồ ăn miễn phí, sẽ khởi kiện nếu họ có vấn đề gì về sức khỏe. Thế thì mời các vị cứ đến đây "nhặt" mang về sử dụng và tự chịu trách nhiệm.

Tấm ảnh được các tờ báo trong nước đăng tải chụp tại nơi thanh lý hàng hóa của cửa hàng Key Food trên đại lộ A phố số 4 Lower East Side (Điểm cực Đông Nam - Manhattan). Đây là nơi bị thiệt hại nặng do cơn bảo Sandy vì mực nước biển dâng cao chưa từng thấy trong nhiều năm trở lại đây. Cửa hàng "buộc lòng" phải thanh lý toàn bộ hàng hóa vì lý do "an toàn thực phẩm" và cũng có thể họ có thế yêu cầu công ty Bảo hiểm đền bù vì thiên tai.

Nếu bạn gặp hàng tấn hàng hóa còn nguyên bao bì bị bỏ ra ngoài đường thì bạn có "xông vào" nhặt với hy vọng sẽ tiết kiệm được từ vài chục tới vài trăm đô la mua thực phẩm và nhu yếu phẩm cho gia đình mình không?


Người Mỹ rất thực dụng. Khi các Starbuck cà phê phát miễn phí một ly cà phê nhỏ để giới thiệu sản phẩm mới, lập tức sẽ có một hàng dài người đợi đến lượt mình. Thực ra, nếu mua thì giá một ly khuyến mãi không tới 1$.



Hãy nhìn những gì người đàn ông này “bới” được từ đống rác thì bạn có thể kết luận có “bẩn thỉu” hay không.

Cách đây vài năm, một số hãng mỹ phẩm bị phát hiện đã bán giá quá cao, làm thiệt hại cho người tiêu dùng, chính quyền thành phố NY đã bắt các hãng đó phải phát quà miễn phí cho người dân. Trước cửa hàng Marcy’s ở khắp nơi, từng đoàn người xếp hàng rồng rắn chỉ để nhận một tuýp sữa rửa mặt, lotion, hoặc một thỏi son. Mình cũng đã từng rất thích thú đợi cả tiếng đồng hồ để nhận đồ miễn phí như vậy.

606. Vũ Mão: “Chuyện GS. Đặng Hùng Võ rất... không bình thường”


Sau lần đối thoại với nhân dân Văn Giang, bác Võ nói đại ý là ...dân không bằng lòng tiền đền bù nên sau mới quay ra soi về luật... bị nhìu người ném đá. Mình nghĩ chuyện ấy đúng, giờ dân Văn Giang đang muốn đối thoại để hưởng đền bù xứng đáng hơn đấy sao?! Cái quan trọng là bác Võ đã cho mọi người bik Nhà nước coi luật là kục kứt.

Bác Võ đối thoại với dân là quá tốt rùi, người dân ở xứ dân chủ làm thế đã là tốt, đằng này là đảng viên CSVN làm thế mọi người còn đòi hỏi gì hơn nữa ???

Theo mình, bài này của bác Vũ Mão bình về bác Võ là có lý có tình.

-----

Dù đã cùng ở những vị trí lãnh đạo cấp cao nhưng phải cho đến khi vụ Tiên Lãng xảy ra, ông Vũ Mão – Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và GS. Đặng Hùng Võ mới có dịp gặp nhau, trong cuộc Giao lưu trực tuyến được tổ chức tại trụ sở Báo Giáo dục Việt Nam. 

Nhưng những câu chuyện giữa hai người trong thời điểm ấy đã khiến chúng tôi ấn tượng bởi sự chân thành mà họ dành cho nhau. 

Vậy nên không quá khó hiểu tại sao việc GS. Võ gặp người dân Văn Giang lại được ông Vũ Mão quan tâm, chú ý đến vậy. Với mong muốn lắng nghe những chia sẻ về GS. Đặng Hùng Võ của ông Vũ Mão, chúng tôi đã tìm đến ông trong một ngày gió lạnh đầu đông.


Ông Vũ Mão - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Về việc anh Võ tự ứng cử Quốc hội...

Ông Vũ Mão nói:
“Tôi biết anh Võ là một cán bộ được học hành bài bản, đào tạo căn cơ. Anh ấy cũng là người tự rèn luyện mình trong cuộc sống, trong thực tiễn, trong công việc và được tín nhiệm, đạt tới một cương vị đỉnh cao trong công tác (Chức vụ Thứ trưởng). Dù có nhiều Thứ trưởng nhưng điều làm tôi ấn tượng ở anh Võ là sự chân thành và luôn luôn suy nghĩ, phân tích, lật đi lật lại vấn đề đúng sai như thế nào. 

Cũng bởi anh Võ là người có trình độ, có uy tín, các cơ quan báo chí thường tìm đến anh ấy. Đó là điều rất tốt vì những phát biểu của anh có chất lượng về chuyên môn rất cao mà trung thực và cũng rất được lắng nghe, chú ý. Cho nên việc anh tham gia bằng cách này cách khác, ở nơi này, nơi khác trước là Tiên Lãng và bây giờ là của Văn Giang vì phù hợp với công tác của anh ấy trước đây”
.

Ông Mão chia sẻ tiếp:
“Điểm thứ hai ở anh Võ làm tôi nhớ nhiều đó là sự tâm huyết. Việc anh ấy xin ứng cử vào Quốc hội phần nào đã nói lên điều đó. Ngày đó, anh Võ không đạt được yêu cầu tự ứng cử do nhiều lý do. Nếu anh ấy được bầu làm đại biểu Quốc hội thì đó là điều rất tốt cho công việc của Quốc hội bởi anh ấy có trình độ hiểu biết về nhiều vấn đề, nhất là về đất đai – một trong những lĩnh vực được mọi người quan tâm đặc biệt và đụng chạm tới nhiều tham nhũng, đụng chạm tới lợi ích của nhiều người dân. Qua những gì tiếp xúc với anh, tôi có thể cảm nhận sự tâm huyết muốn dâng hiến những gì còn lại của cuộc đời mình cho đất nước. Tôi rất trân trọng và rất hoan nghênh”.

Nói về buổi gặp gỡ với người dân Văn Giang của GS. Võ, ông Vũ Mão cho rằng:
“Việc anh ấy chủ động gặp dân, lắng nghe trao đổi ý kiến của người dân và tại đây anh đã nhận lỗi trước dân về những thiếu sót thời anh còn làm việc là điều đáng quý lắm.

Nguyên nhân của vụ việc xuất phát cũng một phần từ cơ chế, chính sách pháp luật của chúng ta không được rõ ràng và khi triển khai cũng không làm đến nơi đến chốn. Qua đây chúng ta càng thấy rõ điểm yếu của cơ quan quản lý chức năng nơi anh Võ công tác và cấp trên của anh Võ ký cho chủ trương đó. Nhưng theo tôi, cũng phải nói đến những hạn chế và yếu kém của cơ quan giám sát, mà ở đây là Thanh tra Chính phủ, cũng như Uỷ ban hữu quan của Quốc hội.

Trước đây ở Quốc hội, Ủy ban pháp luật phụ trách nhưng sau đó theo chức năng đã thuộc về Ủy ban Kinh tế. Và tôi thấy các cơ quan đó chưa đi sâu vào vấn đề này lắm. Trong vụ việc ở Văn Giang, tôi thấy có 2 thiếu sót về công tác giám sát. Một là, văn bản của Bộ, của Chính phủ có thiếu sót mà không xem xét. Hai là, khi vụ việc đã xảy ra thì cũng không vào cuộc để giám sát, xem đúng sai như thế nào?” 


GS. Đặng Hùng Võ trong buổi gặp mặt người dân huyện Văn Giang (Hưng Yên)

"Người như anh Võ... rất hiếm"

Ông Vũ Mão trầm tư nói:
"Trở lại câu chuyện của anh Võ: Anh là người dũng cảm và có lương tâm để nhận cái thiếu sót có liên quan ở vụ việc Văn Giang, thì tôi cho đó là con người rất có đạo đức, rất đáng quý. Bây giờ có người nói cái đó là chức năng của anh, khi anh làm sai thì anh phải nhận lỗi công khai, chuyện đó là cần thiết, bình thường. Nhưng nói đạo lý thì như vậy chứ có mấy ai nhận đâu.

Nhiều người ở vào vị trí như anh Võ sẽ phủi, né tránh khi bị quy trách nhiệm coi như không liên quan. Chính vì thế chuyện này trở nên không bình thường nữa. Cũng có thể có những trường hợp khác, việc khác nhưng theo tôi những người dũng cảm và chân thành như thế thì có thể đếm trên đầu ngón tay ở đất nước này”
.

Từ câu chuyện của GS.Võ, ông Mão nhấn mạnh:
“Qua đây, chúng ta nên tổng kết lại những văn bản ký như thế thì có ai giám sát chưa. Trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật, chúng ta đều nói là phải giám sát văn bản, kiểm tra văn bản thì bây giờ bộc lộ ra lỗ hổng đó.

Đây là bài học cho các cơ quan của chính phủ, cơ quan của các cơ quan của Quốc hội có liên quan. Còn bài học thứ hai là khi việc xảy ra rồi chúng ta xem xét, xử lý một cách công bằng. Đây là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Lâu nay nhận thức của chúng ta chưa đầy đủ hay đổ lỗi cho dân là đòi hỏi quá đáng mà không thấy lỗi, nguyên nhân sâu xa từ công tác quản lý Nhà nước của chúng ta: cơ chế, chính sách và lỗi đó là của người thi hành công vụ.

Đã đến lúc chúng ta phải lắng lại, nghiêm túc hơn. Ông cha ta đã có câu: “không có lửa làm sao có khói” để thấy rằng việc gì cũng có nguyên nhân của nó. Chúng ta tuy được phân công là công tác quản lý nhưng thực chất là phục vụ nhân dân, là “công bộc của dân”. Nhưng tôi chứng kiến nhiều vụ việc thì lại không phải là đầy tớ của dân. 

Trong các vụ việc, nếu chúng ta giải thích cho dân, làm cho đúng công tác đền bù thì tôi tin người dân sẽ ủng hộ vì truyền thống của người dân ta là luôn hết mình cho đất nước, trong kháng chiến truyền thống đó càng rõ nét. Dân tốt lắm nhưng rõ ràng đang tồn tại thực trạng là có sự không công bằng, không công khai minh bạch”.

Theo ông Vũ Mão, trường hợp của GS. Đặng Hùng Võ là một tấm gương cho các Đảng viên khác. Đảng và nhà nước nên coi đây là một sự kiện đưa ra một bài học chung cho tất cả các đảng viên nhất là những người còn vô cảm và đây là một hiện tượng tốt nên tổng kết thêm để thành bài học.

18 tháng 11, 2012

605. VỀ CÂU CA DAO: CHÀNG VỀ HỒ HÁN, THIẾP VỀ HỒ TÂY

Hai câu thơ dưới đây có nói đến Hồ Hán và Hồ Tây. Vậy Hồ Hán là gì? Hồ Tây ở đâu?

Chàng về Hồ, thiếp cũng về Hồ.
Chàng về Hồ Hán, thiếp về Hồ Tây.

Câu ca dao trên đây liên quan đến một giai đoạn lịch sử Đại Việt thời nhà Hồ.

Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần (năm 1400), đổi tên nước là Đại Ngu (*). Ông làm vua được một năm, rồi truyền ngôi cho con trai thứ là Hồ Hán Thương năm 1401. Hồ Quý Ly trở thành Thái Thượng Hoàng nhưng vẫn nắm mọi quyền hành trong tay; Hồ Hán Thương chỉ là bù nhìn mà thôi.



Cửa Nam của Tây Đô, nhìn từ phía trong

Hai chữ “Hồ Hán” trong câu ca dao có ý nói là Hồ Hán Thương. Nghĩa bóng của “Hồ Hán” là kinh đô mới (Tây Đô) của Đại Ngu; vì vua ở đâu thì kinh đô ở đó.



Tây Đô, từ cửa Bắc nhìn về phía cửa Nam, các kiến trúc xưa không còn nữa, giờ đây chỉ là ruộng lúa.

Hai chữ “Hồ Tây” là tên một cái hồ đẹp nổi tiếng ở Thăng Long (Hà Nội).


Hồ Tây ở Hà Nội

Sau khi cướp ngôi nhà Trần, Hồ Quý Ly quyết định dời kinh đô từ Thăng Long (Hà Nội) vào Thanh Hóa. Theo vị trí địa lý thì Thăng Long ở phía đông, còn Thanh Hóa ở phía tây; vì thế Thăng Long được đổi tên là Đông Đô và Thanh Hóa được đổi tên thành Tây Đô mà dân chúng thường gọi là “Thành nhà Hồ”.

Câu ca dao trên xuất hiện trong thời gian nhà Hồ đang dời đô vào Thanh Hóa, mô tả một chuyện tình bi đát của một căp vợ chồng trẻ.

Người chồng là một vị tướng của nhà Hồ, dĩ nhiên là phải theo vua (Hồ Hán Thương) vào Tây Đô. Người vợ thuộc dòng quí tộc, còn quyến luyến với Thăng Long, không muốn rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình cho nên không muốn cùng đi với chồng; hẹn với chồng là mình sẽ vào Tây Đô sau. Khi gần tới Tây Đô, người chồng linh cảm có chuyện không lành ở nhà, chàng bèn quay đầu ngựa, phóng về nhà. Khi vào trong nhà thì chàng thấy mọi người đều tỏ vẻ hoảng hốt. Cô em họ của vợ vội chạy ra bảo chàng cùng đi với mình để tìm chị mình (người vợ của vị tướng). Khi ra tới bờ Hồ Tây, chàng trai chỉ thấy một đôi hài và một tờ giấy đặt trên cái lá sen. Tờ giấy ghi vỏn vẹn có hai câu thơ:

Chàng về Hồ, thiếp cũng về Hồ.
Chàng về Hồ Hán, thiếp về Hồ Tây.

Đọc xong, chàng biết rằng vợ mình đã nhảy xuống hồ tự tử.

Vậy thì, “Chàng về Hồ Hán” có ý nói rằng chàng đi theo triều đình của Hồ Hán Thương vào Thanh Hóa; và “Thiếp về Hồ Tây” ý nói rằng người vợ nhảy xuống Hồ Tây (Thăng Long) tự tử; thà chết tại Thăng Long chứ không chịu đi theo chồng vào Thanh Hóa.

Đây là câu chuyện ngoại sử cho nên sự chính xác chưa thể quyết đoán được. Dù sao thì hai câu thơ trên đã đi vào lòng quần chúng; và trở thành ca dao để diễn tả lòng dân không đồng ý với việc dời đô vào Thanh Hóa của Hồ Quý Ly.

Rất có thể đây chỉ là hai câu thơ do ai đó đặt ra để tỏ sự bất mãn với việc dời đô vào Thanh Hóa của Hồ Quý Ly mà thôi. Sau này người ta đặt ra câu chuyện tình của hai vợ chồng trẻ cho phù hợp với hai câu thơ nói trên. Ở đây, chữ “CHÀNG” tiêu biểu cho những người theo vua vào Tây Đô; chữ “NÀNG” tiêu biểu cho những người muốn ở lại, sống chết với Thăng Long.

Ghi chú:

(*) Đại Ngu; “ngu” không có nghĩa là ngu dốt, mà có nghĩa là an vui, hòa bình. Ý của Hồ Quý Ly là ông muốn có một đất nước nhiều an vui và hòa bình.

Có tài liệu nói Hồ Quý Ly là dòng dõi họ Ngu bên Tàu (tỉnh Chiết Giang) cho nên ông muốn lấy chữ “NGU” để nhớ lại dòng dõi của mình. Thực hư ra sao cũng chưa ai dám chắc.

Trích trong cuốn "Những điều nên biết" của Nguyễn Văn Thái: http://www.ivietnamese.com/forums/showthread.php?t=234698

604. Minh Diện: Nguyễn Tấn Dũng – Quyền lực có che khuất thuở hàn vi? (chuyện về anh y tá làm thủ tướng VN)



Trong lĩnh vực phân công công tác, giao nhận nhiệm vụ của đảng, nhà nước ta từ trước đến nay, có một cặp phạm trù luôn song hành, đó là nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ.

Bất luận xung phong hay chỉ định, đã nhận nhiệm vụ là phải hoàn thành nhiệm vụ. Anh có thể từ chối nếu thấy mình không đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ đó, còn đã nhận là phải hoàn thành, không lấy bất kỳ lý do gì để biện minh cho việc không hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn thành nhiệm vụ được khen thưởng, không hoàn thành phải chịu kỷ luật, tùy theo tầng nấc cấp hàm và nhiệm vụ được giao. Một anh lính bình thường cũng hiểu điều đó, đừng nói gì cấp tá, cấp tướng.

Hơn 50 năm qua, ông Nguyễn Tấn Dũng đã được giao rất nhiều nhiệm vụ, từ cứu thương, y tá, y sỹ, tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, chính trị viên tiểu đoàn, chủ nhiệm chính trị trung đoàn, trưởng ban cán bộ tỉnh đội, Ban Tổ chúc Tỉnh ủy Kiên Giang, Bí thư huyện ủy Hà Tiên, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, Thứ trưởng bộ công an, Thống đốc ngân hàng, Phó thủ tướng và bây giờ nhiệm kỳ 2 đương kim Thủ tướng.

Mỗi lần nhận nhiệm vụ, chắc chắn ông Nguyễn Tấn Dũng không quên hứa hoàn thành nhiệm vụ. Cho đến nay chưa có một sự tổng kết đánh giá nào về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ông Nguyễn Tấn Dũng trong mỗi lần được giao nhiêm vụ. Một trong những nguyên do là, ông lướt rất nhanh trên các nấc thang quyền lực, nên những ưu điểm và nhược điềm chưa kịp phát hiện.

Ông Nguyễn Tấn Dũng làm Bí thư huyện ủy Hà Tiên chưa hết nửa nhiệm kỳ đã lên Phó bí thư tỉnh ủy, ngay sau đó lên Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang. Mọi người chưa hết ngạc nhiên thì ông ra Hà Nội làm Thứ trưởng thường trực Bộ Công an. Chưa ấm chỗ ông lên Phó thủ tướng kiêm thống đốc Ngân hàng nhà nước. Bấy giờ có người nói vui, là một anh y tá chưa từng biết danh từ “Money exchange table” thì làm Thống đốc ngân hàng nhà nước sao được? Nhưng, hầu như chẳng có chuyện gì xảy ra, hay nó chưa kịp xảy ra thì ông đã bàn giao cái lĩnh vực đóng vai trò xương sống trong nền kinh tế và kinh doanh hiện đại ấy cho ông Lê Đức Thúy.

Khi Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng chính phủ có người dè bỉu là “y tá đại đội”, nhưng không ít người kỳ vọng ông sẽ tạo ra bước ngoặt cho Việt Nam, như anh lính pháo binh Napoléon Bonaparte, từng làm thay đổi nước Pháp, bởi  thiên tài thường có điểm xuất phát rất khiêm tốn.

Lên làm Thủ tướng chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng được tiếp nhận một gia tài nổi trội của nền kinh tế Viêt Nam mà người tiền nhiệm là ông Phan Văn Khải để lại. Đó là, mức tăng trưởng kinh tế GDP 8,23%, kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ đô la Mỹ, tăng 24% so với năm 2005, và vượt kế hoạch 2 tỷ đô la, dự trữ ngoại tệ 22 tỷ đô la Mỹ; chứng khoán đạt 800 điểm, đầu tư nước ngoài tăng đột biến đạt trên 10 tỷ đô la, ODA cam kết hỗ trợ 4,5 tỷ đô la, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, và chính phủ Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam PNTR. Giá vàng trong nước 12.200.000đ một lượng 24k, xăng 12.000 đồng một lít, tỷ giá 1USD=16.000 đồng, và tỷ lệ lạm phát 0,6%.

16 tháng 11, 2012

603. GỬI LŨ GÀ NHẬP LẬU (hay trò hề nghị trường)


Vậy là chúng mày đã trở thành một “đề tài nóng” trong chương trình nghị sự của Quốc hội nước tao rồi đấy nhé. Vì thế, chúng mày phải hiểu và phải quán triệt tầm quan trọng của chủ đề này, từ đó cần có nhìn nhận nghiêm túc về trách nhiệm cá nhân của lũ chúng mày. Tao cảm thấy ghen tị khi chúng mày đã được “vinh dự” một cách bất ngờ, lọt vào chuyên mục Chính trị trong một tờ báo lớn của nước tao. Thậm chí cái tên “Gà nhập lậu” của chúng mày còn được nhiều vị lãnh đạo cao cấp  nhắc tới. Phi lý quá. Chẳng lẽ đây là thời đại lũ gà chúng mày lên ngôi?

Mà tao không tài nào hiểu nổi, sao chúng mày không ở lại cố quốc mà phục vụ nhân dân nước chúng mày. Một đất nước 1,3 tỉ dân như của chúng mày thì bao nhiêu gạo thịt cho vừa? Nhiều người dân chúng mày còn đói rách hơn cả bọn tao nữa. Ấy thế mà chúng mày lại đang tâm bỏ đất nước thân yêu của chúng mày, bỏ nhân dân đang nghèo đói cực khổ của chúng mày, để sang đây phục vụ bọn tao?

Quốc hội nước tao đang nóng lên vì chúng mày, đang bàn các biện pháp khả thi và bất khả thi đề “từ chối” sự phục vụ của chúng mày. Tao trích vài câu trong bài báo nói trên để chúng mày liệu liệu cái thần hồn, chuẩn bị mà rút về bên kia biên giới, kẻo đến lúc không kịp lại phải chui ống đồng như tổ tiên Thoát Hoan của chúng mày thì ê chề lắm, nhục nhã lắm nhé:

“Chính phủ (tất nhiên là của VN chúng tao rồi) đang xây dựng một đề án ngăn chặn tình trạng nhập lậu gà và từ nay đến hết năm 2013 tập trung để ngăn chặn”. Rồi thì:

“Hà nội đã nêu quyết tâm trong vòng 1 năm làm thế nào cơ bản người dân không phải ăn gà nhập lậu không rõ nguồn gốc”.

Chúng mày thấy chưa? Đã đến lúc chúng mày cần xác định lại vai trò trách nhiệm của chúng mày. Chúng mày không có chỗ đứng trong lòng (tức là trong ổ bụng) của người dân và Chính phủ nước tao đâu.

Trong khi chờ đợi các biện pháp, các Đề án… đòi hỏi nhiều công sức, tiền bạc và thời gian, tao cảm thấy rất thú vị khi có một phương cách bất ngờ nhưng rất hiệu quả để nhận biết “bộ mặt thật” của chúng mày. Một vị Phó Thủ tướng (nguyễn thiện nhân - ngu gì mà ngu thía!!!) của chúng tao đã yêu cầu: “Nên hỏi nhà hàng gà này là gà gì để yên tâm”. Chúng mày có mà chạy đằng trời nhé, bởi lẽ các chủ nhà hàng ở nước tao vốn nức tiếng thế giới về sự hiếu khách và lòng trung thực.

Tao tin chắc rằng yêu cầu rất đúng lúc và rất khả thi này sẽ tạo ra một tinh thần mới, một khí thế mới, sẽ thúc đẩy những giải pháp đồng bộ, toàn diện và quyết liệt đối với chúng mày, những kẻ không mời mà đến. Nó sẽ là bước tiếp nối ngoạn mục, tất yếu và vô cùng quan trọng của cuộc vận động “Nói không với gà nhập lậu”.

Tao biết rằng sự nghiệp “từ chối sự phục vụ của chúng mày” đối với chúng tao còn lâu dài và phức tạp. Sẽ có những khó khăn nhất định như lời vị Chủ tịch Quốc hội nước tao đã chỉ ra: “ĐBQH chắc cũng không biết con gà nào là gà không an toàn, đồng chí Phó Thủ tướng yêu cầu đại biểu không ăn gà, là gà mất vệ sinh nhưng cũng khó biết vì gà rán, gà nướng, gà nấu cháo rồi làm sao biết được”. Ấy là vị Chủ tịch còn quên nhắc tới món Gà nấu lá giang, là món mà tao cực kỳ khoái khẩu. Tội của chúng mày rất chi là to lớn. Ngoài việc gây bệnh cho người dân nước tao, phá hoại kinh tế nước tao, chúng mày còn làm sao nhãng sự chú ý và làm giảm nhiệt huyết của nhiều vị ĐBQH, trong khi có biết bao nhiêu là vấn đề nóng bỏng, bức thiết như vấn đề vàng, lợi ích nhóm trong ngân hàng, nợ xấu, xe chính chủ, gợi ý từ chức cho lãnh đạo… Chính vì quá tập trung cho chúng mày mà nhiều đại biểu đã “quên” đi nhiều ý tưởng có lợi cho dân cho nước. Tội này không thể dung thứ. Cần phải xem tội của chúng mày như là tham nhũng, là phản quốc, là giết người, là chống chế độ, là chống chính quyền nhân dân… Tử hình một trăm lần dành cho chúng mày cũng là còn nhẹ.

Tóm lại, thông điệp cho chúng mày là hết sức rõ ràng: Hãy quay về cố quốc trước khi quá muộn. Sẽ đến lúc chúng mày sẽ bị chém bay đầu tại ải Chi Lăng, nơi mà cha ông Liễu Thăng của chúng mày ngày xưa đã bị rụng gáo. Xương cốt chúng mày sẽ chất thành gò cao hơn cả gò Đống Đa, cái gò gắn với tên tuổi tiếng tăm của Sầm Đứt Gân, à quên, Sầm Nghi Đống. 

Xử xong chúng mày, bọn tao sẽ xử tiếp tụi heo, bò, nội tạng, trái cây…, kể cả “người” của chúng mày nữa nếu “người” của chúng mày vẫn cứ ngoan cố tham tàn, cứ muốn sang đô hộ nước tao thêm một lần nữa. Hãy nhớ đấy!

602. Xe máy chính chủ - đinh la thăng ngu hết cả phần người khác?


Hàng triệu xe máy vĩnh viễn không đổi được chủ

Thủ tục rườm rà

Xung quanh câu chuyện xe chính chủ làm nóng dư luận suốt tuần qua, anh Nguyễn Ngọc Dương (41 tuổi, Yên Chính, Ý Yên, Nam Định) cho biết, các nhà quản lý chưa lường hết được những khó khăn của người dân khi làm thủ tục sang tên, đổi chủ.

“Chỉ có người nghèo mới mua xe cũ. Nhưng tại sao khi mua xe cũ người ta không muốn làm thủ tục sang tên, đổi chủ trong khi ai cũng muốn chính chủ? Thực tế câu trả lời không phải vì mất bao nhiêu tiền mà do thủ tục hành chính vô cùng phức tạp và rườm rà”, anh Dương đặt vấn đề.

Cụ thể, anh Dương cho biết, anh đã từng đi sang tên, đổi chủ cho nhiều người và nhận thấy có quá nhiều thủ tục hành chính rắc rối. Thời gian kéo dài, nếu trong tỉnh, có qua “cò” cũng phải mất 2 tuần, còn ngoại tỉnh có thể phải mất hàng tháng. 

Theo anh Dương, thủ tục hành chính này đã có từ nhiều năm trước nhưng nếu chưa trực tiếp đi đổi chủ cho xe, nhiều người sẽ không thể hình dung nó gồm những thủ tục và quy trình cơ bản ra sao.

Trước hết, người mua xe phải gặp chủ xe để xin giấy mua, bán, cho, tặng… xe máy. Sau đó nhờ họ mang CMTND ra chính quyền sở tại xin xác nhận có dấu đỏ, chữ ký của chính quyền địa phương. Sở dĩ phải đến “xin” vì hiếm chủ xe nào chủ động ra chính quyền trình báo.

Sau đó người mua xe mang xe đến cơ quan đăng ký xe nơi chủ xe cư trú để rà số khung, số máy. Sau đó họ sẽ đối chiếu với bản gốc ban đầu, nếu trùng khớp tuyệt đối về kích cỡ, số, khoảng cách… mới có thể làm thủ tục.

601. Lý Quang Diệu coi VN đã hết thuốc chữa!


KHI ĐƯỢC HỎI VỀ VIỆT NAM, LÃO LÝ CHỈ CÒN BIẾT LẮC ĐẦU...


Ông Lý Quang Diệu là một nhân vật đặc biệt ở châu Á. Ông được người dân nước ông coi là Cha đẻ của quốc gia Singapore độc lập và phồn vinh. Tháng 9 này, sinh nhật lần thứ 88 của ông được kỷ niệm trên khắp nước kết hợp với kỷ niệm lần thứ 47 ngày lập quốc. Báo chí quốc tế lại có dịp ca ngợi đất nước nhỏ bé này là con mãnh hổ thần kỳ nhất trong 4 con hổ châu Á gồm có Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Nam Triều Tiên.

Năm 1965, tổng sản lượng của Singapore đạt gần 1 tỷ đôla , tính theo đầu người là 516 đôla/năm; năm 2010, 2 con số này đã vọt lên thành 223 tỷ và 44.000 đôla – có nghĩa là tổng sản lượng tăng hơn 200 lần và thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 80 lần so với 47 năm trước. Thật là một kỷ lục phi thường. Nhân dịp này báo chí Pháp, Anh nêu bật nếp sống thật sự giản dị, gương mẫu của ông Lý Quang Diệu – hay “Lão Lý”, theo cách gọi thân mật của người dân. Ông không đồng ý việc tạc tượng, trưng ảnh ông, đặt tên ông cho các công trình. Ông vẫn ở căn nhà nhỏ, đi xe hơi loại rẻ. Con trai ông, Lý Hiển Long, dù là thủ tướng đương nhiệm, và con gái ông, bác sỹ Lý Vĩnh Linh, cũng theo nếp sống như thế, không có biệt thự, nhà nghỉ riêng, không có xe cộ, trang sức gì khác người. Triết lý sống của cả gia đình ông là thế, không lập dị, không đua đòi, xem sự thanh bạch là một điều đương nhiên để được sống an vui, hạnh phúc. Điều quan trọng đối với ông là dân Singapore sống tốt, sống sạch, xã hội sạch, môi trường sạch, lương tâm sạch.

Nhân dịp này ông Lý Quang Diệu có một số ý kiến đáng chú ý. Ông cho rằng Trung Quốc dù phát triển liên tục nhưng chứa nhiều nguy cơ mang tính bi kịch, và rằng Ấn Độ là nước châu Á gây ấn tượng mạnh nhất về chất lượng phát triển bền vững.

Về Singapore, “Lão Lý” nhân danh Bộ trưởng – Cố vấn cho chính phủ, tỏ ý vui mừng thấy lý tưởng của ông đã được nhà nước kiên trì thực hiện suốt gần 50 năm nay. Bài học lớn nhất, theo ông, là coi trọng giá trị của con người, đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng thái quá của đồng tiền trong chính trị. Ông hiểu sâu sắc đồng tiền vừa là nguồn hạnh phúc, vừa là động lực tha hóa xã hội. Lãnh đạo giỏi là người điều hòa được mối mâu thuẫn này. Ông Lý cho rằng trong xây dựng guồng máy cai trị và cải cách hành chính của nhà nước, vấn đề trung tâm là tuyển mộ được nhân tài có chất lượng cao nhất – ông gọi là nhân tài loại 1, tức là những người vừa có chuyên môn cao vừa có lối sống trong sạch. Thấp hơn một bậc là nhân tài loại 2, tức là những người sẽ làm suy yếu đất nước nếu được nắm giữ các chức vụ cao. Nếu chỉ là nhân tài vào loại 3 hay loại 4, nghĩa là tài kém đức suy thì sẽ mang lại tai họa cho đất nước. Ông cho rằng người lãnh đạo phải kiên quyết cảnh giác với thế lực đồng tiền trong chính trị, và rằng tệ mua quan bán tước và nạn bè phái là 2 tai họa lớn nhất cho một chế độ.

Ông Lý Quang Diệu từng sang Việt Nam nhiều lần, theo lời mời của chính quyền Việt Nam. Đó là chuyện của 15 năm trước, khi Việt Nam vừa được gia nhập WTO, mở ra một triển vọng lớn. Ông chân thành góp ý xây dựng, san sẻ kinh nghiệm quý. Nhưng ông đã nản lòng và thất vọng. Mấy năm nay ông lại càng thất vọng hơn.
Trả lời báo The Straits Times của Singapore hồi năm ngoái, ông nói về Ấn Độ, về Đài Loan, về Nam Triều Tiên; khi được hỏi về Việt Nam ông lắc đầu: “Nên quên đi, tôi đã nói hết với họ rồi, vô ích!”, rồi ông nói về Nhật Bản.

10 tháng 11, 2012

600. Nguyễn Đình Ấm: DƯỚI THỜI ÔNG ĐINH LA THĂNG, HÀNG KHÔNG VIỆT NAM HÃY COI CHỪNG!



Nhà báo Nguyễn Đình Ấm

Ngành Hàng không dân dụng VN (HKVN) ra đời năm 1956 nhưng mãi đến năm 1990 mới trở thành ngành vận tải HK dân sự. Từ đó đến nay HKVN trải qua nhiều lần thay đổi cơ quan chủ quản là Chính phủ và Bộ giao thông vận tải (GTVT). Quá trình hoạt động HKVN gặp nhiều hạn chế, trắc trở nhưng những tai họa nghiêm trọng nhất thường xẩy ra dưới thời bộ GTVT làm chủ quản “một cổ hai tròng” (
tuy bộ GTVT làm chủ quản nhưng nhiều việc vẫn phải do chính phủ quyết): Ngày 14/11/1992 tai nạn máy bay IAK-40 ở Ô Kha (Khánh Hòa) chỉ một hành khách Hà Lan sống sót, tai nạn Bell-206 ngày 26/3/1994 ở Sỉn Vàng (Sơn La) tất cả khách và phi hành đoàn thiệt mạng, vụ kiện cáo ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao với Pháp trong vụ liên doanh giữa hãng Pacific Airlines với hãng HK AOM của Pháp, vụ mua hai máy bay Fokker-70 quá tai hại, thất sách (thiết kế máy bay lạc hậu, hãng chế tạo đã phá sản…).v,.v và v.v… Nay ông Đinh La Thăng (ĐLT) vừa lên chức bộ trưởng GTVT đã “hứa hẹn” một tương lai bất trắc, tai họa cho ngành này.

8 tháng 11, 2012

599. Tiến sĩ Phạm Ngọc Cương (Toronto, Canada): cảm nhận về xứ Canada -- có khác thiên đường VN?


Những điều trông thấy mà vui
Những điều nghĩ tới mà đau đớn lòng (1)

1-  Thiện nguyện

Tháng nào thằng bé cũng mang về cái thư của trường báo có ngày sinh hoạt ngoại khóa không bắt buộc: đi xem kịch, bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, di sản văn hóa, thảo cầm viên, vườn thú… Nếu bố mẹ đồng ý cho con đi thì ký vào giấy, nếu cháu nào thích đi mà gia đình không có khả năng trả tiền vé thì nhà trường sẽ cấp vé cho cháu miễn phí. Phụ huynh nào có nhã ý tham gia đi theo thiện nguyện giúp thầy cô giáo trông các em cùng thì phải đăng ký trước và tự trả tiền vé cho mình. Sẵn lòng đi giúp không công, tự chi trả cho mình mà vẫn còn hồi hộp vì luôn có quá nhiều người sẵn sàng giống mình, nhiều khi trường phải cho những người thiện nguyện bốc thăm chọn chỉ lấy bốn người cho mỗi lớp 25 cháu. Khó thay để được làm thiện nguyện ở xứ sở được mệnh danh là thiên đường của “vị kỷ” và “cá nhân chủ nghĩa” này!

2-  Stop Sign

67 là tuổi nghỉ hưu. Nhiều người già không muốn cho phần đời còn lại vô nghĩa xin thành phố cho làm việc thiện nguyện. Việc của họ có thể là cầm cái biển “STOP” sign ra trực các ngã tư để dẫn học sinh qua đường lúc 8-9h sáng; 12-1h trưa và 3-4h chiều là giờ các cháu đi, về học. Mùa hè ấm áp thì học sinh được nghỉ hè. Thân già, giữa mùa đông tuyết giá ra đứng đường trông trẻ là cả một cố gắng. Cuộc sống thật có ý nghĩa hơn khi nó không phải chỉ cho mình.

598. Hoàng Kim - Đừng nhân danh những điều tốt đẹp để bần cùng hóa nông dân



<< Xin hãy lắng nghe những lời gan ruột từ chính những người đang ngày ngày “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, quần quật trên mảnh đất nuôi sống cả một dân tộc từ bao nhiêu đời nay thốt ra, mong thấu đến tai những người đại diện cho quyền lực của đất nước.

Ông Hai Kim đã nói được nhiều điều rất chí lý, nhưng có một điều hình như ông chưa kịp nghĩ: bà Thủ tướng Thái Lan đưa ra những chính sách làm cho nông dân Thái mát mặt vì về cơ bản bà ấy sống trên một đất nước có pháp luật từ lâu đời và nền pháp luật ấy bảo vệ quyền lợi cơ bản của người dân. Nhìn mặt bà Thủ tướng Thái còn thấy bà là người có học, thấm nhuần sâu sắc được tình người. Trong khi ở Việt Nam, muốn có điều đó, xin ông hãy... nhắm mắt tưởng tượng ra một giấc mơ đẹp. >>

Bắt nông dân – là những nguời nghèo nhất nước – hy sinh quyền lợi của mình cho những mục đích dù được cho là cao đẹp, cũng tương đương với việc bần cùng hóa nông dân.

Việt Nam chưa tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một thực tế mà Đảng và Nhà nước phải lấy làm căn bản trong lý luận của mọi chính sách liên quan đến nông dân.

Thời kỳ quá độ nằm ở kinh tế thị trường có định hướng không biết mất bao lâu, vậy mà, Đảng và Nhà nước đã ngộ nhận một cách tai hại, khi buộc nông dân khoác lên chiếc áo chủ nghĩa xã hội.

Điều này, dẫn đến việc nông dân đang đau khổ, lầm than vì Đảng và Chính phủ luôn nhân danh những điều tốt đẹp như: chủ nghĩa xã hội; công nghiệp hóa, thành thị hóa; chống lạm phát; an ninh lương thực; ổn định chính trị… để đưa ra những chính sách làm cho nông dân càng ngày càng bị bần cùng.

1) Đừng nhân danh chủ nghĩa xã hội để tước đoạt quyền sở hữu ruộng đất của nông dân.

Vấn đề này tôi đã nói rất rõ trong bài: “Đừng bắt nông dân gánh “chủ nghĩa xã hội treo!”.