Nhãn

8 tháng 2, 2013

668. HTC One X: LCD Density là gì

Liên quan: HTC One X - cơ bản cho newbie

ROM ViperX_3.3.5 có 1 tweak mới là LCD Density: Settings > Venom Tweaks > Misc > LCD density > ... :-)

OffWorld [OP] (Minnesota, USA) -- 02-27-2011, 03:13 AM

Có 1 lý do thú vị để root thiết bị Android của bạn là để thay đổi thiết lập LCD Density [mật độ LCD]. Nếu bạn mới dùng Android thì có lẽ bạn không hiểu LCD Density nghĩa là gì. OK, nói cho nhanh, nó tương tự việc thay đổi độ phân giải màn hình trên PC - nhưng không hoàn toàn giống.

Đầu tiên việc thiết lập con số dường như khác thường. Trên PC của bạn, khi bạn tăng con số độ phân giải màn hình thì text, icon, và ứng dụng... tất cả trở nên trông nhỏ hơn. Tuy nhiên, trên Android khi bạn tăng thiết lập density thì mọi thứ sẽ trông to hơn. Chờ chút, cái gì đang diễn ra ở đây vậy?!

Trước hết bạn cần hiểu là Android User Interface [UI - giao diện người dùng Android] sử dụng cái gọi là 1 "display independent pixel - điểm ảnh độc lập hiển thị" hay “dip” (đúng là khó hiểu vì các thiết lập density là "dots per inch - số điểm trên mỗi inch" hay “dpi” cái được coi là giống như “ppi - pixels per inch - số điểm ảnh trên mỗi inch, mà có thể in ra được”, thế đấy).

Thiết lập LCD Density mặc định trên Android là 160 dpi. Liên quan đến OS thì 1 dip @ 160 dpi = 1 screen pixel [tại thiết lập LCD Density là 160 dpi, 1 dip tương đương với 1 điểm ảnh của màn hình]. Điều này không thực sự đúng, nhưng bạn sẽ phải bắt đầu ở chỗ nào đó. Theo tôi, nhẽ ra tốt hơn nhiều nếu họ chọn 100 dpi bởi vì sau đó nó sẽ là 1 hình dung theo tỉ lệ [scale] % dễ dàng, nhưng họ đã không làm nên chúng ta bị mắc kẹt với công thức này:

dip * (dpi/160) = scale

Nào, giả sử tôi thay density màn hình tablet của tôi là 120 dpi. Tôi vừa thu nhỏ các thành tố UI của tôi (icons, dock, widgets,...) đi 75% [120/160=0.75] -- mọi thứ trông nhỏ hơn! Nếu tôi đặt density là 240 dpi nghĩa là tôi tăng mọi thứ lên 1.5 lần [240/160=1.5] -- mọi thứ trông to hơn!

Nếu bạn làm cái gì đó như thiết kế web cho thiết bị di động thì ban đầu có thể bực mình khi bạn có 1 cái phone màn hình QVGA (240×320) mà cứ muốn bề rộng của ảnh rộng 320 pixel. OK, các thiết bị Android màn hình QVGA thông thường sẽ có 1 thiết lập density 120 dpi để có thể sử dụng nên:

320 dip * .75 = 240 screen pixels

Ở chiều hướng ngược lại bạn có màn hình high-density [mật độ cao] mà xếp nhiều hơn rất nhiều điểm ảnh trên mỗi inch [ppi]. Không phải là 1 thiết bị Android, nhưng có lẽ bạn đã nghe đến hiển thị "retina" của iPhone 4? Mật độ của nó là 326 dpi. Độ phân giải màn hình là 960×640, nhưng tại mật độ đó thì mọi thứ được dùng cho màn hình iPhone 3GS (480×320 @ 163 dpi) sẽ được phóng lên 2 lần. Để tận dụng lợi thế này và không lo bị mờ, khi xử lý hình của 1 ứng dụng hoặc web site có thể thay thế bằng các tấm hình có độ phân giải cao gấp đôi bình thường chúng sẽ trông mịn và nét.

Tại sao nói đến hiển thị "retina" của iPhone? OK, Android 2.2 "Froyo" đã ra với sự hỗ trợ cho những gì Google gọi là "xhdpi" (eXtra High DPI) 320 dpi và cao hơn, Android 2.3 "Gingerbread" đã bao gồm hỗ trợ cho "xlarge" (eXtra Large) hiển thị 7" và lớn hơn. Ngoài ra, 1 số nhà sản xuất màn hình đang chế tạo các màn hình thậm chí mật độ còn cao hơn "retina" -- năm 2008, Casio đã chế tạo 1 màn hình 2" gần 550 dpi (không biết đưa vào thiết bị nào) và năm trước 1 công ty liên doanh đã giới thiệu màn hình 4.8” 458 dpi (đấy là độ phân giải full HD!) - thế nên cuối cùng thì độ phân giải cao cũng sẽ đến với Android [đến lâu roài! --- HTC One X nè :-)].

Giờ bạn đã hiểu chưa!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét