Nhãn

28 tháng 2, 2013

685. Cần tỉnh táo với dự án bôxít Tây Nguyên


(Dân trí) - “Kiến nghị dừng ngay chương trình bôxít ở Tây Nguyên của một số nhà khoa học cũng có lý bởi có thể làm sẽ không lãi. Đây là thời điểm thích hợp để xem xét, đánh giá lỗ lãi, những tác động của toàn bộ chương trình bôxít...”.

Đó là quan điểm của ThS. Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển (CODE), khi trao đổi với với phóng viên Dân trí về hiệu quả kinh tế và những tác động của dự án bôxít ở Tây Nguyên.

Theo ông Tú, có hai luồng ý kiến về vấn đề này, một bên là phía Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) luôn bảo vệ quan điểm các dự án bôxít vẫn có lãi và đánh giá hiệu quả của dự án phải xem xét lâu dài và tính lan tỏa đến xã hội. Trong khi đó, nhiều nhà khoa học cho rằng các dự án bôxít sẽ bị lỗ và tiềm ẩn nhiều rủi ro.


ThS. Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển

"Ảnh hưởng tích cực"... chưa có gì nổi bật

Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho rằng, cảnh báo của các nhà khoa học về dự án bôxít ở Tây Nguyên đang dần đúng, ông thấy thế nào?

684. Vua Làm Báo: Muốn bắt kẻ cầm đầu cuộc trốn chạy Dương Chí Dũng thì đến hỏi 'cố vấn' Hưởng!

VLB có lý ở chỗ có thằng rất to đang tìm cách tạo dư luận cho sự việc chìm đi!!!

Vualambao -  Những ngày qua trong khi mọi người đang chờ ngóng xem kẻ cầu đầu đường dân trốn chạy của Dương Chí Dũng lộ mặt... Thì bỗng thấy báo Lề Đảng giật tít "Dũng 'Bắc Kạn' - Nghi phạm cầm đầu đưa ông Dương Chí Dũng bỏ trốn"!

Nghe cứ như phim hình sự của Ý!

Ở Việt Nam, ai mà không biết: giang hồ, mafia, bố già đều chẳng là gì cả... chỉ có 'BỐ GIÀ ĐỎ' mới thật sự thống trị tất cảm cho sống được sống, bắt chết phải chết!.

Dũng 'Bắc Kạn' chẳng qua cũng chỉ là một kẻ 'du côn, xã hội đen' nằm trong tay lực lượng An ninh mà thôi!

Người ta ngạc nhiên tại sao y lại thoát lưới vụ án Năm Cam vì không ai biết rằng y đã 'biến thành mật vụ do an ninh cài vào'! Hóa ra y là người của đồng chí 'cố vấn' Nguyễn Văn Hưởng!

Nếu không có vụ án Dương Chí Dũng bỏ trốn thì Dũng 'Bắc Kạn' vẫn đang hưởng lạc trên lãnh địa của mình và hàng tháng nộp tô cho ai đó trong 'tổ chức' an ninh của Bộ công an là xong!

Một kẻ vô học như Dũng 'Bắc Kạn' bỗng trở thành 'Cầm đầu'? Thực tế y chỉ làm được một việc là 'dắt' Dương Chí Dũng trốn tại Hải Phòng sang Căm - Pu - Chia. Thoạt tiên kế hoạch của 'ai đó' giao cho Dũng 'Bác Cạn' là tìm chỗ trú ẩn an toàn cho Dương Chí Dũng lẩn trốn và tìm cách đưa cho được Dương Chí Dũng ra nước ngoài bằng con đường bất hợp pháp.

Sau đó vai trò của Dũng 'Bắc Kạn' châm dứt khi Dương Chí Dũng đã thoát được sang Căm - Pu - Chia. Tiếp theo là đường dây của 'đồng chí' cố vấn Hưởng như đã làm cho kẻ nhận tội giết người thay cho cậu quý tử Hoàn Ty - con Thủ Tướng Phan Văn Khải được lặp lại: Hồ sơ tị nạn chính trị của Dương Chí Dũng đã được hoàn tất và nộp lên đang chờ ngày được chính thức đi bằng mấy bay 'tị nạn chính trị' thì y bị bắt trở về Việt Nam.

Muốn bắt kẻ cầm đầu đường dây trốn chạy này thì cứ đến 'gõ cửu' nhà Nguyễn Văn Hưởng là ra hết mà! Hay nhìn thấy 'con hổ' to vật vã đằng sau nên chạy hết rồi?

Thám tử quan

Dũng 'Bắc Kạn' - Nghi phạm cầm đầu đưa ông Dương Chí Dũng bỏ trốn

- Đến thời điểm hiện nay, Trần Văn Dũng tạm được cơ quan điều tra xác định là kẻ cầm đầu trong đường dây đưa ông Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) bỏ trốn. Vậy Trần Văn Dũng là ai?

Trùm giang hồ đất Cảng

26 tháng 2, 2013

683. Nguyễn Ngọc Già: Không cứu nổi "căn hộ"!


Riverside Residence. Quy mô trên 1.200 căn. Có căn penthouse 770m2. Cao cấp. Giá bán từ 40 triệu/m2. Đã xong. Số căn hộ có người ở, khoảng 15%. Giá thuê: thấp nhất 1.200 USD, cao nhất 2.500 USD - 3.000 USD. Hầu như người nước ngoài thuê ở. Rất ít dân VN cư ngụ.

BÀI 1: NỀN VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP, SÀI GÒN VÀ NHÀ CHUNG CƯ

Đầu xuân, dạo quanh các trang báo, kể cả vài đài truyền hình, càng nhận thấy rõ, bất động sản (BĐS) vẫn là một cái bướu to đùng, ác tính trĩu nặng trên lưng các nhà đầu tư và giới cầm quyền VN! Cắt không được, gánh càng thêm nặng nhọc. Đó như là hình ảnh để chứng minh thị trường BĐS chỉ có... chết! Đôi khi sự hồi sinh lại được bắt đầu từ những cái chết cần thiết là thế!

Nhiều chuyên gia kinh tế đã không đặt chút hy vọng nhỏ nhoi nào cho các giải pháp cứu BĐS mà phía cầm quyền đưa ra. Các phương án cứu nguy chỉ là... "gãi ghẻ". Bạn biết rồi đó, "ghẻ", càng "gãi" thì càng "ngứa"... ác và lở lói thêm, trong khi chẳng giải quyết được gì cho cái bướu vừa ác tính vừa nặng nề!

Đã có khá nhiều kinh tế gia phân tích, đánh giá cái chết tất yếu của thị trường BĐS về chuyên môn, do đó, bài viết này không đi vào các học thuật như: dòng tiền (cash flow) đổ vào BĐS, phân khúc thị trường hay chu kỳ cho một dự án BĐS hoặc các thông số kinh tế (IRR, NPV...) khi làm một "project" mà chỉ góp thêm một góc nhìn "văn hóa nông nghiệp Việt Nam", để làm rõ thêm về cái chết tất yếu của các nhà đầu tư sản phẩm chung cư, được nhìn như các tay buôn "sang trọng".

Thị trường này sẽ tiếp tục chứng kiến sự đổ vỡ không cứu vãn nổi trong năm 2013 với hơn 100.000 căn hộ chung cư (số liệu có thể chưa đầy đủ, vì chưa tính sản phẩm dở dang) - nghĩa là phục vụ tối thiểu cho 400.000 người dân - nói theo ông Đặng Hùng Võ:

“Về bản chất, chung cư là phục vụ cho tầng lớp những người có thu nhập trung bình và thấp” [1]

thì số căn hộ này chỉ để phục vụ cho dân nghèo tiểu thương và làm công ăn lương, công nhân viên chức.

Văn hóa người VN, cho đến nay vẫn là nền văn hóa nông nghiệp. Loại hình nhà chung cư lại không phải là sản phẩm do nền "văn minh lúa nước" đẻ ra. Mâu thuẫn tất yếu đó trở thành mấu chốt góp phần lớn cho ý thức "không gian sống" của người Việt cho đến ngày nay.

Do đó, phát ngôn của ông Đặng Hùng Võ có vẻ khá hời hợt và võ đoán dành cho thị trường nhà chung cư? Trước khi đi vào chứng minh lời ông Đặng Hùng Võ, hãy nhớ lại một thoáng lịch sử ra đời "chung cư" tại Sài Gòn.

Lịch sử "chung cư" tại Sài Gòn

682. Ai đứng sau vụ Agribank cho Lifepro Việt Nam vay hơn 3.000 tỷ đồng? - Kỳ cuối


Nghi vấn 'thổi giá' để vay được ngàn tỷ


TP - Trong khi nhà máy đã cơ bản hoàn thành, thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) vẫn tiếp tục giải ngân tới 2.238 tỷ đồng cho dự án. Và ngay sau khi nhận hết tiền, lãnh đạo Lifepro Việt Nam đột ngột biến mất một cách đáng ngờ.

Hơn ba tháng, giải ngân 2.238 tỷ đồng

Theo Giấy chứng nhận đầu tư số 092032000004 (sửa đổi lần 4) do Ban quản lý các khu công nghiệp cấp ngày 28-1-2011, chủ đầu tư dự án Luxfashion (tại KCN Gián Khẩu, Ninh Bình) đã đổi tên Công ty cổ phần Enzo Viet thành Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam.

Đồng thời, tăng vốn đầu tư dự án từ 47,1 triệu USD lên 305 triệu USD, gấp 6,5 lần so với quy mô trước đó. Thời điểm này, báo cáo số 1356A ngày 12-10-2012 của Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội cho thấy, Công ty Enzo Viet đang nợ ngân hàng này 865 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2011, một số xưởng của nhà máy Luxfashion đã đi vào sản xuất thử nghiệm. Tháng 4-2012, Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam đã xuất khẩu sang Italia lô hàng đầu tiên trị giá 70.343 EUR.

Đến tháng 6-2012, các hạng mục cơ bản của dự án Luxfashion đã hoàn thành, 10 xưởng đã lắp đặt máy móc, thiết bị gồm các xưởng may, thêu, giặt là…

Còn 3 xưởng dệt, nhuộm xây dựng xong nhưng chưa lắp đặt máy móc. Đến thời điểm này, theo báo cáo của Ban quản lý các khu CN Ninh Bình, tổng mức đầu tư dự án Luxfashion đã thực hiện là 4.800 tỷ đồng.

Ngày 7-4-2012 (một tuần sau khi xuất lô hàng đầu tiên), Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam được Agribank duyệt cho vay 150 triệu USD, chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư dự án.

Cụ thể, 90 triệu USD là vốn vay đầu tư dài hạn và 60 triệu USD vốn vay lưu động. Tổng dư nợ cho vay quy đổi tạm tính là 3.103 tỷ đồng, trong đó bao gồm cả 865 tỷ đồng nợ chuyển từ Công ty Enzo Viet sang.

Như vậy, Agribank đồng ý cho Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam thực vay thêm khoảng 2.238 tỷ đồng. Hai bên đã kí hợp đồng thế chấp tài sản trong ngày 8 và 14-4-1012.

Thế nhưng, theo báo cáo số 1356A của Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội, chưa đầy 4 tháng sau khi ký hợp đồng thế chấp tài sản, ngày 27-8-2012, lãnh đạo và toàn bộ chuyên gia nước ngoài của Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam đã biến mất.

Nhà máy đóng cửa, ngừng hoạt động. Nhà xưởng được niêm phong và giao cho Công ty bảo vệ Thăng Long trông coi. Như vậy, việc giải ngân 2.238 tỷ đồng đã hoàn tất trong vòng khoảng hơn 3 tháng. Và sau khi nhận xong tiền từ ngân hàng, những ông chủ của nhà máy đột ngột biến mất một cách đáng ngờ.

Dấu hiệu “thổi giá” dự án

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình, sau khi các lãnh đạo của Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam biến mất, đã có một số nhà đầu tư đến tìm hiểu dự án trên. Và ngỏ ý muốn mua lại nhà máy để khôi phục sản xuất.
“Chúng tôi đã dẫn một ông chủ người Đài Loan xuống xem nhà máy. Ông này đánh giá dây chuyền máy móc, thiết bị của nhà máy là hiện đại, có thể tiếp nhận để sản xuất được ngay. Nhưng giá đầu tư quá đắt” - ông Bình nói và giải thích thêm, ông chủ người Đài Loan chê như vậy vì cũng có một nhà máy sử dụng dây chuyền máy móc tương tự ở Đài Loan nhưng giá (chi phí đầu tư) không đến mức ấy. Một vài nhà đầu tư khác ngỏ ý muốn xem nhà máy nhưng thời điểm đó tài sản của công ty này đã bị niêm phong.

Ngày 20-4-2012, Thanh tra Tổng cục Hải quan đã ra Quyết định số 863 thanh tra Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam. Kết quả, kiến nghị truy thu thuế và xử phạt số tiền 479,5 tỷ đồng.

Có nghĩa, Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam đã thực hiện nhập khẩu máy móc, nguyên liệu với trị giá hàng nghìn tỷ đồng trước thời điểm tháng 4-2012 và trước cả khi Agribank phê duyệt cho công ty vay 150 triệu USD.

Việc Lifepro Việt Nam vay thêm hàng ngàn tỷ của Agribank khiến dư luận khó hiểu không biết DN này sẽ chi tiêu vào mục đích gì?

Những điều này làm dấy lên nghi vấn về việc đã có thủ thuật “thổi giá” dự án thông qua việc làm lại thủ tục, nâng mức cho vay lên 150 triệu USD, sau đó tiến hành giải ngân hơn 2.238 tỷ đồng một cách chóng vánh để rút tiền ngân hàng, cũng là tiền của dân. Đây là vấn đề cần được làm rõ.

Những ai phải chịu trách nhiệm?

Cuối tháng 1-2013, sự việc vỡ lở khi Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam ông Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng giám đốc Agribank, bà Phạm Thị Bích Lượng, nguyên giám đốc chi nhánh Agribank Nam Hà Nội do các sai phạm trong cho vay đối với dự án Luxfashion. Ngoài hai nhân vật này, còn ai phải chịu trách nhiệm?

Thực tế, ông Phạm Thanh Tân đã bị miễn nhiệm chức Ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Agribank từ ngày 13-7-2011.

Do đó, ông Tân không thể là người chỉ đạo lập lại hợp đồng thế chấp để tiếp tục giải ngân 2.238 tỷ đồng cho Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam. Sau thời điểm đó, một Phó Tổng giám đốc đương nhiệm được giao phụ trách điều hành Agribank, cho đến ngày 5-11-2012.

Theo quy định, với gói tín dụng khổng lồ trên, thẩm quyền quyết định thuộc Hội đồng tín dụng Hội sở chính, gồm tổng giám đốc làm chủ tịch (ở đây là phó tổng giám đốc phụ trách) và một số trưởng ban có liên quan. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 2 nhân vật trên bị khởi tố và lộ diện.
Thu Hằng

681. Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng


Nguyễn Đắc Kiên – Nhà báo, báo Gia Đình & Xã Hội

Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!(*)
Bằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:
Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.
Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN?… Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?
Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng…  đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái. Ông đương kim tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.
Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:
1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.
2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.
3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
5- Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tức đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.
—–
(*) Nguồn: Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2; phần âm thanh và gỡ băng của Anhbasam.

25 tháng 2, 2013

680. HTC One X: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SetCPU (Anh - Việt)

Liên quan: HTC One X - cơ bản cho newbie


1- Bắt đầu với SetCPU

Setup

Welcome to SetCPU! Hướng dẫn này bao gồm hầu như toàn bộ các tính năng của SetCPU. Bắt đầu với SetCPU dễ thôi. Đầu tiên bạn khởi động SetCPU, bạn sẽ được chào đón bằng 1 thông điệp hướng dẫn. Đọc nó và nhấn nút Continue ở dưới. Nếu bạn đã cài Superuser, là cái đi kèm với hầu hết các phương pháp root, giờ SetCPU sẽ hỏi root permissions [quyền root]. Chỉ việc nhấn nút Allow trong hộp thoại Superuser để lấy quyền root SetCPU. Tiếp theo bạn khởi động SetCPU, bạn sẽ nhảy ngay vào Main tab.

Trên Main tab, bạn có thể thay đổi nhanh các thiết lập CPU quan trọng nhất của bạn. Trượt hay chạm vào 2 hàng số để thay đổi các tốc độ CPU maximum và minimum của bạn. Hãy thử đưa thanh trượt max thấp hơn 1 nấc. Bạn sẽ thấy hiển thị ở trên thay đổi tương ứng.

Nếu SetCPU bảo bạn là thiết bị của bạn không có quyền root, thì có lẽ có vấn đề với phương pháp root được cấu hình trên thiết bị của bạn. Hãy thử kiểm tra ứng dụng Superuser để đảm bảo SetCPU đã được cho quyền root, hay là thử root bằng 1 phương pháp khác. Nếu thiết bị của bạn chưa được root, hãy tìm nhiều nguồn trên mạng để root thiết bị của bạn -- chúng khác nhau phụ thuộc phần mềm của bạn và bạn đang dùng thiết bị gì. Nếu SetCPU không thể lấy quyền root, bạn sẽ không thể sử dụng hầu hết các tab, nhưng hầu hết các tính năng của Info tab sẽ vẫn hoạt động.

2- SetCPU Tab

2.1- Main


Main tab [thẻ Main] cho phép bạn xem và thay đổi nhanh hầu hết các thiết lập CPU quan trọng của bạn. Các thanh trượt max và min hạn chế các tốc độ CPU maximum và minimum mà thiết bị của bạn sẽ đạt tới. Chạm hoặc trượt các thanh trượt để thay đổi các thiết lập max và min.

679. Ai đứng sau vụ Agribank cho Lifepro Việt Nam vay hơn 3.000 tỷ? (không đòi được) - Kỳ 1


Thế chấp ảo, rút ruột ngàn tỷ thật


TP - Vụ nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Phạm Thanh Tân bị bắt hiện chưa đến hồi kết.

Phóng viên Tiền Phong lần theo đường đi của dòng tiền trên 3.000 tỷ đồng mà Agribank cho Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam vay, phát hiện nhiều bất thường. Ngoài ông Phạm Thanh Tân và bà Phạm Thị Bích Lượng, nguyên giám đốc Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội đã bị bắt, còn ai phải chịu trách nhiệm?


Khuôn viên dự án 305 triệu USD do Agribank tài trợ vốn giờ thành hoang lặng

Trong hợp đồng vay vốn này, lãnh đạo Agribank đã cho Lifepro Việt Nam dùng quyền sử dụng 6 thương hiệu thời trang mua từ nước ngoài, thế chấp vay 70 triệu USD (hơn 1.464 tỷ đồng). Chẳng khác nào Agribank đã nhận thế chấp “đàn vịt giời” của doanh nghiệp...

Vụ thế chấp hy hữu

24 tháng 2, 2013

678. Vụng chèo lại chưa khéo chống (vòng vo thị trường vàng)


Dư luận đang lo ngại và bức xúc trước quy định chỉ vàng miếng SJC loại 1 lượng mới được sử dụng trong giao dịch (dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước) sẽ khiến vàng miếng loại nhỏ bị ép giá. Về vấn đề này, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã lên tiếng giải thích, đây là sự hiểu lầm. Bởi việc này chỉ áp dụng trong mua, bán vàng miếng của các tổ chức với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chứ không phải mua bán trên thị trường. Giải thích thế này thật đúng là "vụng chèo mà không khéo chống".

Với việc độc quyền sản xuất thương hiệu vàng miếng SJC, độc quyền xuất nhập khẩu vàng, độc quyền mở tài khoản vàng và tiến tới ấn định giá vàng, ngoài chức năng quản lý, NHNN đang "ôm" luôn cả vai trò kinh doanh trên thị trường vàng. Nếu NHNN chỉ mua vàng loại 1 lượng của các NH, các công ty kinh doanh vàng đủ điều kiện thì đương nhiên, những đơn vị này cũng chỉ muốn loại vàng này để tiện bán lại. Vì nếu mua vàng miếng loại nhỏ, buộc họ phải dập lại thành vàng miếng SJC loại 1 lượng mới có thể bán lại cho NHNN. Chưa nói đến ép giá, thì trừ chi phí dập từ chỉ thành lượng, vàng miếng loại nhỏ đã bị mất giá. Nói cho dễ hiểu, nếu đầu mối chỉ lấy hàng loại lớn, nhà phân phối cũng sẽ chỉ nhận hàng loại lớn và thị trường dần dần cũng sẽ chỉ còn hàng loại lớn, hàng loại nhỏ phải chấp nhận bán rẻ. Nhất là trong việc này, mục đích của NHNN là "tiêu chuẩn hóa" để tránh việc khó khăn trong khâu kiểm định vàng. Vậy ai còn muốn giữ những loại vàng không được "tiêu chuẩn hóa", loại khó kiểm định, loại không thể bán cho người mua lớn nhất trên thị trường là NHNN? Nói vậy để thấy, dù "không ai cấm" thì quy định như trên cũng khiến vàng nhỏ tự động bị mất giá.

Đáng nói hơn là "quy trình" làm chính sách liên quan đến quản lý thị trường vàng của NHNN, những nội dung có thể khiến người giữ vàng bị thiệt thòi không hiểu vô tình hay cố ý luôn được đẩy lên thị trường rất sớm. Việc này đã gây tâm lý hoang mang, lo sợ và không ít người vội vã bán vàng, chấp nhận lỗ để tránh rủi ro. Đợi đến khi cơ quan quản lý lên tiếng giải thích, người dân "má đã sưng". Thực tế đã chứng minh, trong bối cảnh thị trường tài chính mong manh, thiếu sức đề kháng như hiện nay, chỉ một tin đồn lãnh đạo NH BIDV bị bắt còn khiến chứng khoán lao dốc, nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu thì những thông tin "úp mở" kiểu trên có thể gây hậu quả đến mức nào?

VN vẫn đang xuất - nhập khẩu vàng tùy tình hình thị trường. Ở thời điểm hiện tại, NHNN cũng đang cho tạm xuất vàng phi SJC, nhập vàng khối để đẩy nhanh quy trình dập vàng miếng SJC... Thế giới có quan tâm đến thương hiệu vàng quốc gia, đến loại vàng 1 lượng, 1 chỉ hay 5 chỉ? Cái cần "tiêu chuẩn hóa" là vàng 4 số 9, chất lượng phải đúng 4 số 9; vàng 18 K phải đủ 75% vàng... chứ không phải độc quyền thương hiệu hay chỉ giao dịch vàng 1 lượng như cách chúng ta đang làm. Nên dừng ngay các quy định làm rối thị trường và gây hoang mang cho người dân kiểu như nói trên. 

Nguyên Khanh

23 tháng 2, 2013

677. Báo 'Nhân Dân' cần viết lại cho đúng ạ!


Vualambao Ngày 20-2-2012, báo Nhân Dân cho đăng bài Tính hợp lý của Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) của tác giả Nguyễn Viết Thông, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương.

Trong bài báo trên có đoạn: “Nhiều nước khác lại chỉ có một đảng chính trị như Cu-ba, Lào, Triều Tiên, Ăng-ti-goa, A-rập Xê-út, Ba-ren, Bê-li-xê, Bô-xni-a, Bốt-xoa-na, Bê-nanh, Phi-gi, Găm-bi-a, Ê-ri-tơ-ri-a, Gha-na, Ghi-nê, Ha-i-ti, Cốt Đi-voa, Li-bi, Cư-rơ-gư-xtan, Ma-đa-ga-ca, Mô-na-cô, Tat-gi-ki-xtan, v.v…” chứa nhiều nội dung sai sự thật. Sự thật là hàng loạt nước trong số các nước nói trên hiện đang theo chế độ đa đảng. Cụ thể là:

Ăng-ti-goa: tên đầy đủ là Antigua và Barbuda, có 3 đảng: Đảng Lao động Antigua, Đảng Thống nhất Tiến bộ, Phong trào Nhân dân Barbuda.

Ba-ren: tên thật là Bahrain, có 7 đảng : Đảng Al Aslah, Đảng Xã hội Hồi giáo Al-Menbar, Đảng Al Meethaq, Phong trào Tư pháp Quốc gia, Đảng Xã hội Hồi giáo Quốc gia Al Wefaq, Đảng Dân chủ Quốc gia, Đảng Hành động Dân chủ Xã hội Quốc gia.

Bê-li-xê: tên thật là Belize, có 2 đảng lớn là Đảng Dân chủ Thống nhất và Đảng Nhân dân Thống nhất, cùng với 15 đảng khác. 

Tương tự: 

A-rập Xê-út: tên thật là Saudi Arabia: có 15 đảng

Bốt-xoa-na: tên thật là Botswana, có 8 đảng.

Bô-xni-a: tên thật là Bosnia và Herzegovina, có 12 đảng.

Găm-bi-a: tên thật là Gambia, có 8 đảng.

Gha-na: tên thật là Ghana, có 23 đảng.

Ghi-nê: tên thật là Guinea, có 9 đảng.

Ha-i-ti: tên thật là Haiti, có 30 đảng.

Cốt Đi-voa: tên thật là Cote d’Ivore, có 5 đảng lớn và 20 đảng nhỏ khác.

Phi-gi: tên thật là Fiji, có 3 đảng.

Li-bi: tên thật là Lybia, có 23 đảng tham gia cuộc bầu Quốc hội tháng 7/2012 sau khi Gaddafi bị lật đổ.

Cư-rơ-gư-xtan: tên thật là Kyrgystan, có 27 đảng.

Ma-đa-ga-ca: tên thật là Madagascar, có 16 đảng.

Mô-na-cô: tên thật là Monaco, có 4 đảng.

Tat-gi-ki-xtan: tên thật là Tajikistan, có 3 đảng lớn và 6 đảng nhỏ khác. (Nguồn : en.wikipedia.org)

Vì những nội dung quá sai với sự thật như trên, trân trọng đề nghị Báo Nhân Dân cho đăng Lời Đính chính. 

(Blog Tâm sự Y Giao)

676. Cầu Nhật Tân: Sân sau của đồng chí X đang bị đập tan tành?

Cầu Nhật Tân

Bầu cử Quốc hội khóa 13, đồng chí X được Hải Phòng “làm đất” đã “gặt” tỉ lệ phiếu gần tuyệt đối. Xong việc, nhiều đồng chí được trả công hậu hĩ. Tướng Thiều tiếp tục được củng cố vị trí trên tổng cục 3 Bộ Công an với hứa hẹn hoặc lên Trung tướng/Thứ trưởng hoặc “hạ phóng” làm Bí thư tỉnh hoặc Chủ tịch thành phố. Bí thư Nguyễn Văn Thành được hứa kéo lên làm Phó một Ban Trung ương, làm công tác Tổ chức hoặc Kiểm tra tùy theo nguyện vọng.

“Vai u thịt bắp” như đồng chí Ca (Giám đốc Công an) cũng được “tạo điều kiện” lấy bằng tiến sỹ, hồ sơ phong tướng thì được gấp rút hoàn thiện để trình ký. Với mác tiến sỹ và lon tướng, chiếc ghế Tổng cục trưởng với đại tá Ca cứ gọi là chắc đét. Hôm lên Hà Nội “bảo vệ” luận án tiến sỹ, đại tá được vinh dự hộ tống bởi hơn 50 xe ô-tô của lãnh đạo công an các quận huyện, đơn vị nghiệp vụ cùng bọn đầu gấu, lưu manh đất cảng.

Nhưng đó là câu chuyện của quá khứ.

Nay, hồ sơ phong tướng của đồng chí Ca bị nhặt ra để chờ. Dương Tự Trọng (nguyên Phó giám đốc Công an HP) vừa bị bắt, dù đã được đưa lên Cục phó trên Bộ CA để trú ẩn. Đại tá Trọng là mắt xích quan trọng trong đường dây đưa anh trai là Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài. Chỉ đạo đường dây này theo tin đồn là một đồng chí lãnh đạo hiện nắm chức vụ rất rất cao cùng nhiều cán bộ, tướng lĩnh cao cấp của Bộ CA.

Tết vừa rồi, Bí thư Nguyễn Văn Thành đột ngột bị điều làm trưởng đoàn đi dự đại hội Đảng CS Pháp để cơ quan chức năng ở nhà tiện tác nghiệp. Việc đi dự đại hội Đảng CS Pháp thuộc trách nhiệm và chức năng của Ban Đối ngoại Trung ương, có đâu phải khiến Bí thư cấp tỉnh/thành như ông Thành dự vào. Theo thông tin của một cán bộ thuộc Ban Đối ngoại đi cùng thì, toàn bộ thời gian tại Pháp, ông Thành biểu hiện rất chán chường và mệt mỏi.

Từ nay đến tháng 5 (dự kiến sẽ có cuộc so đấu lịch sử nữa), Hải Phòng chắc sẽ tiếp tục trải qua nhiều biến động.

21 tháng 2, 2013

675. TS Nguyễn Sỹ Phương: Quyền cơ bản trong vương quốc dân chủ hàng đầu thế giới


TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

Đan Mạch là một vương quốc, tức có Vua. Với tổng số dân non năm triệu rưỡi chỉ chừng 1/16 Việt Nam, nhưng GDP gấp gần ba lần Việt Nam; tính ra mỗi người Đan Mạch làm bằng 43 người Việt Nam cộng lại. Được xếp thứ hạng dân chủ cao thứ 5 thế giới, nhưng thiết chế nhà nước họ không thuộc mô hình dân chủ mà là quân chủ “đặc biệt”.

Vai trò nhà Vua vừa mang tính biểu tượng tinh thần như Thái Lan, “thiêng liêng bất khả xâm phạm” (điều §13 Hiến pháp 1953), vừa thực quyền nắm cả lập pháp “cùng với Quốc hội”, lẫn trọn “hành pháp”, được quy định tại điều §3. Nhưng khác Vua trong chế độ phong kiến ở chỗ: 1- “Tòa án thực hiện quyền tư pháp độc lập (điều §3 câu 3) nghĩa là Vua không thể ra lệnh cho Tòa, mà còn phải thừa nhận án quyết; 2- Quốc hội gồm Vua và tới 12 Đảng phái đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia, bình đẳng ý kiến với vua chứ không phải dưới quyền vua; 3- “Các bộ trưởng phải tự chịu trách nhiệm trong công việc điều hành của chính phủ”, (điều §13, câu 2) thường do Liên minh các đảng phái thắng cử nắm, do dân bầu chứ không phải Vua ban, nên không thể lấy uy hoặc đổ trách nhiệm cho Vua, 4- Đặc biệt, Vua không đứng trên Hiến pháp như trong chế độ phong kiến mà “phải tuyên thệ không được vi phạm Hiến pháp” (điều §8). Vậy quyền cơ bản được Hiến pháp họ đưa ra những thước đo chuẩn mực quy tắc xử sự chặt chẽ như thế nào để chế tài được nhà Vua, bộ máy nhà nước, các đảng phái, bảo đảm cho dân họ đúng chủ nhân đất nước, chứ không phải Vua, nhà nước hay đảng phái?

Về quyền tự do cá nhân

Như đa số các quốc gia, điều §71 điểm 
(1) Hiến pháp Đan Mạch quy định quyền “tự do cá nhân” là “bất khả xâm phạm”. Tuy nhiên để quyền đó không bị quyền lực nhà nước xâm hại, hiến định trên được kèm theo chế tài trách nhiệm nhà nước: “Không một công dân nào vì lý do chính trị hay tôn giáo, hay nguồn gốc xuất thân, có thể bị tước quyền tự do dưới bất kỳ hình thức nào”. Khi hạn chế quyền tự do đó, nhà nước cũng phải tuân thủ quy phạm, thước đo, chuẩn mực, được hiến định ở điểm (2): “Chỉ có thể tước quyền tự do theo một đạo luật”. Và ngay cả khi ban hành đạo luật cũng không có nghĩa Vua, quốc hội được quyền tùy ý, đạo luật đó phải tuân theo quy tắc xử sự: 1- “(3) Ai bị bắt giữ, trong vòng 24 tiếng phải giao cho chánh án câu lưu quyết định. Nếu không thể thả bổng họ, chánh án phải nhanh như có thể trong vòng 3 ngày, ra án trát có nêu lý do, quyết định tiếp tục tạm giam giữ hay cho tại ngoại với điều kiện nộp tiền thế chân ở mức nào và dạng nào”. 2- “(4) Đương sự được quyền lập tức chống lại án trát bắt giữ lên tòa cao hơn”. 

Về quyền nơi ở

Khác Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ở ta (DTHP) chỉ nêu quyền tự nhiên đó của công dân, Hiến pháp họ, điều §72 chế tài trách nhiệm nhà nước phải bảo đảm
“nơi ở bất khả xâm phạm”. Khi xảy ra tình huống phải hạn chế quyền đó, như “lục soát, thu giữ đồ đạc, tìm kiếm thư từ văn bản, khám xét các bí mật giao dịch bưu điện, điên thọai thư tín”, chỉ được phép “khi có lệnh tòa án, nhưng cũng chỉ trong trường hợp không có văn bản lập pháp nào cấm lệnh đó”. 

Về quyền sở hữu 

Vừa là quyền cơ bản, vừa là nền tảng tồn tại của nền kinh tế thị trường vốn theo đuổi mục đích lợi nhuận, còn nếu không người ta chẳng theo đuổi lợi nhuận làm gì, một khi có tiền mà không thể sở hữu tài sản. Vì vậy điều §73, điểm (1) Hiến pháp họ hiến định
“Quyền sở hữu là bất khả xâm phạm”. Để bảo đảm quyền đó, nhà nước bị chế tài “không một ai có thể bị ép buộc phải nộp tài sản”, ngoại trừ tình huống “lợi ích cộng đồng đòi hỏi”, nhưng phải tuân thủ điều kiện: 1- “phải thông qua một văn bản lập pháp” nghĩa là áp dụng cho mọi đối tượng do đạo luật đó điểu chỉnh chứ không phải cho một số con người cụ thể, nói cách khác công bằng đối với mọi người trong cộng đồng. 2- “phải bồi thường hoàn toàn”.

Trong lúc ở ta đất đai vẫn hiến định sở hữu toàn dân, do nhà nước nắm giữ - nguyên lý bất di bất dịch của nền kinh tế quản lý tập trung nhằm mục đích hoàn thành kế họach nhà nước, phân biệt với bản chất nền kinh tế thị trường theo đuổi mục đích lợi nhuận. Ở họ nhà nước bị chế tài bảo đảm quyền sở hữu đất đai rất ngặt nghèo thậm chí hậu họa có thể giải tán quốc hội, được hiến định tại điểm (2) “Trong trường hợp một dự luật quốc hữu hóa đất đai nào đó được thông qua, trong vòng 3 ngày, Quốc hội chỉ cần ít nhất 1/3 số phiếu đồng thuận, có quyền đòi nhà Vua phải tạm ngừng ký lệnh ban hành cho tới khi một cuộc bầu cử Quốc hội mới được thực hiện để thông qua dự thảo mới”. Khi tranh chấp xảy ra do quốc hữu hóa, nhà nước phải tuân thủ quy tắc xử sự tại điểm (3)
“Mọi vấn đề liên quan tới tính chất pháp lý của quá trình quốc hữu hóa cũng như trị giá bồi thường, có thể được giải quyết thông qua tòa án. Kiểm tra giá trị bồi thường có thể thông qua 1 đạo luật giao cho tòa án phán quyết” không hề liên quan tới Vua hay cơ quan hành chính, hành pháp, bởi những đối tượng này chính là một bên trong tranh chấp. Ở ta tranh chấp đất đai sở dĩ liên tục xảy ra và ngày càng gia tăng, trước hết do thiếu những chuẩn mực thước đo quy tắc xử sự chế tài trách nhiệm nhà nước lẽ ra phải được hiến định, để thu hồi đất như ở họ không bị phụ thuộc vào động cơ và nhận thức của cơ quan hay người hành xử, lại giao cho nhà nước toàn quyền hành xử; nghĩa là đặt số phận tài sản đất đai do người dân sở hữu (dù sở hữu quyền sử dụng) vào tay nhà nước; nay vẫn được DTHP giữ nguyên tại điều 58, điểm 3: “Nhà nước thu hồi đất… có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội”. Luật thu hồi là do nhà nước định, thu hồi có thực sự vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án hay không và vì ở mức độ nào đều do nhà nước quyết định, chứ không phải chủ sở hữu. Quyền sở hữu của người dân lại do nhà nước tự định đoạt như vậy không đúng với khái niệm sở hữu hiểu theo nghĩa phổ quát trên thế giới, chỉ hữu danh vô thực. Một khi nhà nước được trao quyền lực thu hồi đất đai, mà không bị chế tài trách nhiệm bằng những quy phạm bảo đảm đúng nội hàm quyền sở hữu cho người dân, thì tranh chấp đất đai vẫn luôn tiềm ẩn bùng nổ.

Về quyền lao động và an sinh

DTHP ở ta cũng chỉ nêu chung chung, không hề có chuẩn mực thước đo nào chế tài trách nhiệm nhà nước, ở Hiến pháp họ, điều §75 điểm (1) quy định:
“Bảo đảm cho bất kỳ công dân nào có khả năng lao động đều có thể làm việc trang trải đủ cuộc sống tối thiểu”. “Ai không thể tự nuôi sống mình, và không còn nguồn thu nhập nào khác, nhà nước có trách nhiệm trợ cấp đủ, với điều kiện họ phải thực hiện các trách nhiệm do một đạo luật quy định”. Như vậy quyền lao động và an sinh không còn dừng lại ở quyền tự nhiên như ăn uống, thức ngủ, xin cho, yêu ghét, vốn do người dân tự lo lấy dù ở nhà nước, thời đại nào, đưa vào hiến pháp hay không, mà trở thành quyền cơ bản - loại quyền, nhà nước bị chế tài phải bảo đảm theo đúng những chuẩn mực thước đo đã hiến định, không thể làm khác.

Về quyền học tập

Điều §76 hiến pháp nước họ quy định: 
“Tất cả trẻ em ở lứa tuổi đi học, nhà nước phải đảm bảo miễn học phí tại trường công lập. Cha mẹ hoặc người giám hộ phải tự lo cho chúng tới các trường học theo chuẩn công lập, nhưng không có trách nhiệm buộc chúng phải học trường công lập”Nghĩa là Hiến pháp họ vừa chế tài được trách nhiệm nhà nước bảo đảm chắc chắn quyền cơ bản học tập cho bất kỳ trẻ em nào, vừa bảo đảm quyền cha mẹ tự do chọn nơi học tập cho con cái họ nhà nước không được phép can thiệp vì con họ đẻ ra chứ không phải nhà nước đẻ ra.

Về quyền tự do ngôn luận 

Điều §77 của Hiến pháp Đan Mạch quy định: 
“Kiểm duyệt hay sử dụng bất cứ biện pháp nào ngăn cấm đều không bao giờ được phép”. “Ai không bị tòa án cấm đều có quyền thể hiện công khai mọi suy nghĩ của mình dưới dạng ngôn ngữ hình ảnh và chữ viết”Như vậy hạn chế quyền tự do ngôn luận chỉ được thực hiện nếu trực tiếp gây thiệt hại bị khiếu kiện và trong trường hợp đó hoàn toàn do tòa án phán quyết, chứ không phải Vua hay cơ quan lập pháp, hành pháp, thấy đụng tới mình là cấm. Nói cách khác hạn chế quyền tự do ngôn luận cũng tương tự như quyền cầm dụng cụ, gậy gộc, động thủ chân tay; nhà nước không được phép kiểm soát thân thể để xem có gậy gộc hay chân tay hung bạo hay không (kiểm duyệt) và càng không thể cấm khi họ chưa có hành vi gây thiệt hại, và nếu có chăng nữa cũng phải do tòa phán xét.

Về quyền tự do tụ tập, biểu tình, lập hội 

Ở hầu hết các nước trên thế giới, đó là sinh họat thường nhật hiển nhiên giống như quyền ăn ở đi lại làm việc... Về quyền lập hội, Hiến pháp Đan Mạch, điều §78 quy định thước đo chuẩn mực giới hạn quyền này và chế tài trách nhiệm nhà nước rất chặt chẽ,
người dân khó có thể làm sai và nhà nước không thể tự quyền: “(1) Công dân có quyền không cần xin phép trước, thành lập hội đoàn theo những mục đích mà luật pháp không cấm”. “(2) Những hội đoàn sử dụng bạo lực hoặc tìm cách đạt tới tư tưởng khác bằng con đường bạo lực, kích động bạo lực hoặc những biện pháp hình sự tương tự sẽ bị tòa ra án trát giải tán”, tức hội đoàn được coi như con người chỉ bị cấm khi có hành vi phạm pháp chứ không thể cấm đẻ ra nó. “(3) Không hội đoàn nào có thể bị chính phủ giải tán. Có thể tạm thời cấm nhưng ngay lập tức phải đệ đơn ra tòa đòi giải tán”. “(4) Cáo buộc đòi giải tán các hội đoàn chính trị có thể được xét xử tại tòa án tối cao”. “(5) Thủ tục pháp lý giải tán hội đoàn được quyết định bởi một đạo luật”

Cũng chặt chẽ như điều §78, quyền biểu tình được hiến định tại điều §79:
“Công dân có quyền không cần giấy phép cấp trước, tụ tập biểu tình không có vũ khí. Cảnh sát có quyền tham dự các cuộc tụ tập biểu tình đó. Tụ tập biểu tình ngoài trời có thể bị cấm, nếu có khả năng thực tế gây mất an toàn xã hội”Chế tài trách nhiệm nhà nước đối với quyền biểu tình được hiến định tại điều §80: “Các cuộc đụng độ khi biểu tình, nếu không bị tấn công, các lực lượng giữ gìn an ninh được trang bị vũ khí chỉ được quyền can thiệp sau 3 lần đòi giải tán với nhân danh nhà Vua và công lý”.

***

Chế độ nào cũng vậy, dù quân chủ hay dân chủ, thần quyền hay đảng quyền, quyền lực cũng được trao cho bộ máy nhà nước thực thi. Bộ máy đó không phải siêu tự nhiên từ trên trời rơi xuống toàn tâm toàn ý vì dân mà cũng chỉ do một bộ phận từ nhân dân đảm đương, với mục đích mưu sinh, hiếm ai tránh khỏi tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố đời thường. Hiến pháp vì vậy chỉ có giá trị sử dụng, một khi nó đưa ra được những chuẩn mực thước đo quy tắc xử sự đủ sức chế tài trách nhiệm nhà nước, tức những người được dân trao quyền lực, phải bảo đảm quyền cơ bản cho người dân, bằng không nó chỉ có giá trị trên văn bản!

20 tháng 2, 2013

674. HTC One X: Trích xuất, Biên tập và Repack kernel trong Windows (Anh - Việt)




FREE YOUR ANDROID/ADVANCED GUIDE -- 2011-11-16 13:17:47

boot.img là gì

1 trong số những câu hỏi phổ biến nhất của những người muốn bắt đầu hack/dev ROM Android là làm cách nào để unpack, edit và repack 1 file ảnh boot.img. file ảnh boot.img là 1 file nhỏ (ish) chứa 2 phần chính, kernel (bộ não của hệ thống Android) và ramdisk (1 bộ lõi các chỉ dẫn và các mã nhị phân để bắt đầu quá trình boot và quản lý các khía cạnh cơ bản của hệ thống, như các cổng kết nối, quản lý bộ nhớ và các dịch vụ khởi động). Nếu bạn muốn thay kernel cho ROM của bạn, hoặc nếu bạn muốn tạo các thay đổi cấp thấp cho cách thức ROM của bạn hoạt động (như việc biên tập các thiết lập owmemorykiller để khống chế sao đó bộ nhớ được trống trong hệ thống), thì bạn sẽ cần khả năng biên tập [edit] file boot.img của bạn.

Bước 1

Theo phương pháp này đầu tiên là cài Cygwin cái cho phép bạn dùng 1 số công cụ phát triển GNU [GNU Project] (cơ sở linux truyền thống). Theo hướng dẫn FYA [For Your Amusement - ý nói hướng dẫn trực quan] ở đây để cài Cygwin lên computer của bạn (vì yêu cầu của hướng dẫn này, bạn sẽ cần cài perl package cùng với Cygwin).