Nhãn

30 tháng 8, 2011

174. Thấy gì qua vụ dọa truy thu thuế Hon Đa VN hơn 3 ngàn tỉ?


Điều khó chấp nhận là tại sao sau 15 năm CP VN mới bới ra truy thu thuế - vì đâu nên nỗi - trách nhiệm thuộc về ai? Tớ đoán, chẳng thu được gì đáng kể đâu, có bọn ăn no rồi đụng vào là rách việc... hơn nữa, suốt ngày vác rá thủng đi xin pác Nhựt mà! Hãy xem "thế lực thù địch" nói gì, tớ thì thấy có lý huuuuuu

"...Công ty Honda Việt Nam (HVN) vừa cho biết sẽ “xét lại việc sản xuất, kinh doanh trong tương lai” tại Việt Nam, trong trường hợp bị truy thu thuế 160 triệu USD, tương đương với 3.340 tỷ đồng...

...Đứng trước khả năng bị truy thu hàng nghìn tỉ đồng tiền thuế, HVN đã gửi công văn lên Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, với mong muốn Phó thủ tướng sẽ “có sự chỉ đạo mạnh mẽ tới các bộ ngành liên quan về vấn đề này”...
...Đại diện liên doanh này cũng không quên nhắc tới những kết quả và thành tựu sau 15 năm có mặt tại Việt Nam, như đã sản xuất lắp ráp 10 triệu xe máy, hơn 20.000 ôtô, tạo công ăn việc làm cho khoảng 100.000 lao động và đóng thuế hơn 20.000 tỷ đồng..."
----------------------
Honda nói như vậy là hoàn toàn không có 1 sự hiểu biết căn bản nào về CP VN.
Tạo việc làm thì đừng nói 100 ngàn, cho dù 1 triệu hay 10 triệu người thì cũng chẳng liên can gì với bên thuế vụ.
Thuế vụ họ cần tiền xài Tết, thì họ bóp cổ Honda cho ra tiền, thế thôi.
Và các vụ "lật lọng" thuế này rất thường xảy ra. Ông cựu Chủ tịch Phú Mỹ Hưng từng có trong tay văn bản của ông Kiệt ký, ra lệnh cho phép ưu đãi thuế, không tính theo thị trường.
Vậy mà khi ông Khải lên, liền nhắm mắt cho bên Thuế vụ truy thu, làm ông này bị cổ đông bên Đài loan trách móc nặng nề, xấu hổ quá phải nhảy lầu chết thảm để chứng tỏ lòng trong sạch.
Nay, các cận vệ Tổng Giám đốc Honda Vietnam phải theo sát, đừng cho ông này lên lầu cao, hay chạy ra ngoài đường Hà nội, kẻo phải hốt xương đem về Tokyo.
Tôi nghĩ chắc các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nên học qua một lớp chính trị dạy họ hiểu thế nào là Kinh tế thị trường định hướng XHCN mang màu sắc Việt Nam. Ở Việt Nam không hề có 1 chính sách phát triển mang tính chất dài hạn, bền vững mà chỉ chú trọng vào thành tích. Thêm vào đó là sự đan xen của các nhóm lợi ích, thế lực khác nhau trong cách điều hành chính phủ và nền kinh tế. Phe nào mạnh lúc đó thì họ thắng và xoay chuyển chính sách có lợi cho họ, hại chết các nhà đầu tư nước ngoài kém chính trị bước chân vào Việt Nam. Honda Việt Nam, Phú Mỹ Hưng, điện Hiệp Phước là ví dụ nhãn tiền. Ai khôn thì biết đường mà chạy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét