Mấy ngày gần đây, tin tức kinh tế trái chiều dồn dập.
Chứng khoán đổ dốc cả chục phiên mất gần trăm điểm, bỗng nhiên tăng 3-4% liên tiếp 2 phiên, trong khi khối ngoại bán ròng, ngày 26/5 là bước ngoặt.
Chứng khoán đổ dốc cả chục phiên mất gần trăm điểm, bỗng nhiên tăng 3-4% liên tiếp 2 phiên, trong khi khối ngoại bán ròng, ngày 26/5 là bước ngoặt.
Giám đốc, Chủ tịch ôm bạc trăm tỷ ... biến mất;
"Tin đồn" ông chủ ngân hàng Phương Nam bỏ trốn;
Lãi suất qua đêm giảm, lãi suất cho vay có dấu hiệu giảm. Giới tài chính nước ngoài dọn đường: VN sẽ phá giá tiền đồng nay mai;
Vậy chuyện gì đang diễn ra sau lưng chúng ta vậy?
Trong điều kiện ngân hàng lãi to năm ngoái và lãi cũng không kém trong năm nay, nhưng luôn luôn thiếu tiền phải nâng lãi suất huy động. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất thiếu vốn, giảm sản lượng dẫn tới giá tăng hoặc phải được "bình ổn". Với thực trạng như thế ngân hàng có đồng nào phải lập tức cho vay ngay để kiếm lời nên không dự trữ nhiều tiền mặt. Cái mà ngân hàng sở hữu nhiều nhất lại là các "giấy tờ có giá", mà một trong những thứ đó là chứng khoán.
Chính sách siết chặt tiền tệ đã đi đến cuối con đường của nó. Một ngân hàng mất thanh khoản sẽ là hiệu ứng đô mi nô ảnh hưởng lên các ngân hàng khác làm mất tác dụng của chính sách chống lạm phát. Giải pháp khả thi là ngân hàng nhà nước lặng lẽ bơm vốn vào khâu yếu nhất tức là thị trường chứng khoán. Các tổ chức tài chính nước ngoài đánh hơi được điều này nên kín đáo cảnh báo NHNN sẽ phá giá tiền đồng lần nữa. Giá xăng tăng sẽ là dấu hiệu.
Kết luận: người ta đang biến Nghị quyết 11 với chủ trương Thắt chặt tiền tệ trở thành NỚI LỎNG TIỀN TỆ.
1 nhận xét: