Nhãn

19 tháng 2, 2011

048. 9 lời xin lỗi khủng - sự đã rùi

Những lời xin lỗi làm thay đổi thế giới
Vào ngày 15/6/2011, Thủ tướng Anh David Cameron đã đưa ra lời xin lỗi trước Hạ viện về sự kiện “Ngày chủ nhật đẫm máu” vào năm 1972 đã cướp đi sinh mạng của 14 người biểu tình không có vũ trang tại Bắc Ireland. Tạp chí TIME đã đưa ra danh sách 10 lời xin lỗi nổi tiếng nhất của những vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới. (mịa sao thấy có 9 nhẩy?)


1. Ngày chủ nhật đẫm máu

Ðây là sự kiện tai tiếng nhất trong lịch sử Vương quốc Anh. Hàng nghìn tín đồ Cơ đốc giáo ở Bắc Ireland đã tụ tập trong thành phố Londonderry để phản đối chính sách của London khi quyết định bỏ tù mà không xét xử những binh lính của quân đội Cộng hòa Ailen. Cuộc biểu tình trong hòa bình vào ngày chủ nhật đã sớm biến thành một vụ bạo lực khi cảnh sát Anh can thiệp. Vụ náo loạn này đã gây ra những hậu quả không thể lường trước được, như nhóm nhạc U2 đã mô tả trong ca khúc “Sunday Bloody Sunday” (một ngày chủ nhật đẫm máu). Lo ngại về những phản đối của người dân, cuối cùng cảnh sát cũng buộc phải đưa ra một bản báo cáo thương tích được công bố vào 15/6/2010. Thủ tướng Cameron đã đọc bản báo cáo này trước Nghị viện, buổi công bố này được truyền hình trực tiếp trên màn hình lớn. Thủ tướng đã tuyên bố vụ tàn sát đẫm máu này là “không gì có thể biện minh và không thể chấp nhận được.”

2. Thảm họa diệt chủng người Do Thái

Làm thế nào có thể xin lỗi về tội ác tồi tệ nhất trong lịch sử loài người? Câu hỏi này đã làm bối rối nhiều thế hệ người Ðức sau chiến tranh nhưng không có một chính trị gia nào lại công khai xin lỗi như Willy Brandt. Là một chính trị gia trẻ tuổi, năng động trong đảng Dân chủ Xã hội, Brandt chuyển từ Ðức tới Na Uy theo luật Third Reich vào đầu năm 1933. Ông quay trở lại Ðức sau chiến tranh và đã trở thành người đứng đầu chính phủ Tây Ðức vào năm 1969.
Trong chuyến thăm Ba Lan vào tháng 12/1970, Thủ tướng Brandt đã tham gia lễ tưởng niệm những nạn nhân người Do Thái và đã có một hành động bất ngờ khi ông yên lặng và quỳ gối trước tượng đài. Sau đó, ông nói rằng trong suốt cuộc đời mình ông luôn mang nặng nỗi đau về hàng triệu người Do Thái đã bị phát xít Ðức giết hại. “Tôi đã bày tỏ bằng hành động quỳ gối vì không lời nói nào có thể thể hiện được tấm lòng của tôi”, ông nói. Ðức sau đó đã chi trả hàng tỉ đô là cho những người Do Thái may mắn sống sót.

3. Những nô lệ người Mỹ và luật phân biệt chủng tộc

Khi nước Mỹ có vị tổng thống gốc Phi đầu tiên vào năm 2008, Quốc hội Hoa Kỳ vẫn chưa đưa ra lời xin lỗi chính thức nào về thời kỳ phân biệt chủng tộc vào kỷ nguyên nô lệ. Trong khi Quốc hội phải mất đến 6 tháng để thay đổi thái độ với Tổng thống Obama thì chính phủ liên bang đã đưa ra lời xin lỗi chính thức vào ngày 29/7/2009. Lời phát biểu này được được đưa ra cùng với lời giải thích: “Không có điều gì trong nghị quyết này có ý chống lại nước Mỹ. Lời xin lỗi về thời kì nô lệ cũng không phải là tuyên bố chống lại nước Mỹ của chúng ta.”

4. Chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid

Chỉ 2 năm sau khi Nelson Mandela trở thành Tổng thống của Nam Phi, người tiền nhiệm của ông đã đưa ra lời xin lỗi chính thức về 4 thập kỷ đất nước phải sống trong chế độ mà người da trắng có quyền uy tối thượng. Ông F.W. de Klerk, vị lãnh đạo cuối cùng trong kỷ nguyên Apartheid, đã ra trước Ủy ban Sự thật và Hòa giải của Nam Phi để đưa ra lời xin lỗi chính thức vào ngày 21/8/1996. Ông nói: 46 năm đó là 46 năm của sự đàn áp, những chính sách phân biệt chủng tộc là một sai lầm lớn. Ông De Klerk là người đã đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình cùng với Mandela vì những đóng góp để kết thúc chế độ Apartheid.

5. Vụ việc bỏ tù những người dân Mỹ và Nhật Bản

“Hãy hành động một cách hợp lý”. Ðó là những lời cảnh báo của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt sau khi đồng ý giam giữ nhiều người Mỹ và Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ 2. Từ 1942 – 1945, hơn 100.000 người Mỹ và Nhật Bản đã sống trong những trại giam gần thủ đô Tokyo. Những công dân Mỹ bị mắc bệnh chỉ có chưa đến 10 ngày để thu xếp gia đình và công việc trước khi bị đưa lên tàu để tới các trại tập trung. Sau 4 thập kỷ, Ông Norm Mineta – sau này trở thành nghị sĩ của Bang California và Bộ trưởng giao thông – đã đưa ra lời xin lỗi cho vụ việc này. Tổng thống Ronald Reagan đã ký một đạo luật Tự Do Công Dân vào 10/8/1988. Hai năm sau, Tổng thống George H.W. Bush đã chấp thuận chi trả $20.000 cho những nạn nhân còn sống sót.

6. Người giải mật mã

Nhà toán học người Anh Alan Turing từng được tôn vinh vì đã giải được mật mã phát xít đã bị kết án vì tội hiếp dâm. Turing, người đã bị phát hiện là một người đồng tính 7 năm sau khi chiến tranh kết thúc, là người đi tiên phong trong lĩnh vực khoa học nhân tạo. Theo luật pháp Anh thời kỳ đó, Turning sẽ buộc phải điều trị bằng hormone hoặc sẽ bị bỏ tù vì công khai giới tính của mình. Do đó, ông đã kết thúc cuộc đời vào năm 1954. Một chiến dịch trên mạng Internet đã dẫn tới việc Thủ tướng Anh Gordon Brown đã đưa ra một lời xin lỗi vào ngày 11/9/2009 vì hành động đáng tiếc này.

7. Lời xin lỗi với những người thổ dân Úc

Sau khi nhận chức Thủ tướng Australia, ông Kevin Rudd đã đưa ra lời xin lỗi chính thức với những thổ dân Australia. Phát biểu trước Quốc hội vào ngày 13/2/2008, ông Rudd đã xin lỗi vì những chính sách đã “gây ra nhiều tổn thương, nỗi đau và sự mất mát đối với những người thổ dân Australia.” Ông cũng là một trong những người phản đối một chính sách có từ những năm 1970 quy định về việc sẽ cho những đứa trẻ thổ dân được làm con nuôi trong những gia đình người da trắng với hy vọng “chúng sẽ được giáo dục theo kiểu văn minh”.

8. Giáo hoàng xin lỗi về trường hợp của nhà bác học Galileo

Tội duy nhất của Galileo chính là đã tuyên bố trái đất quay xung quanh mặt trời. Ðó chính là lý do để nhà thờ Thiên Chúa giáo kết tội Galileo. Vatican đã kết án Galileo vào năm 1633 vì giả thuyết mang quan điểm trái ngược của ông và đã đe dọa hỏa thiêu sống ông. Galileo đã rút lại những lời tuyên bố của mình nhưng vẫn bị sống trong giam cầm đến cuối đời. Ðã 359 năm tính đến khi Giáo hoàng John Paul II chính thức công nhận đó là quyết định sai lầm của Vatican. Vào 31/10/1992, ông đã chính thức đưa ra lời xin lỗi về trường hợp của Galileo.

9. Nô lệ tình dục của quân đội Nhật Bản

Rất nhiều nhà lãnh đạo Nhật Bản sau chiến tranh đã đưa ra những lời xin lỗi vì những tội ác mà quân đội Nhật đã gây ra. Nhưng vẫn có một vài vị Thủ tướng Nhật đã gây ra sự phản đối trong dư luận quốc tế vì những bình luận của họ liên quan đến Chiến tranh thế giới thứ 2. Cựu thủ tướng Shinzo Abe đã rơi vào tình thế khó xử khi ông phủ nhận sự tồn tại của những nô lệ tình dục trong bài phát biểu vào 1/3/2007. Mặc dù Tokyo đã đưa ra tuyên bố chính thức về sự tồn tại của những nhà thổ trong thời gian chiến tranh vào năm 1993, nhưng những bình luận của ông Abe đã đi ngược lại với quan điểm của Quốc hội khi vào ngày 27/3/2007, Quốc hội đã đưa ra lời xin lỗi đối với 200.000 người phụ nữ đã bị biến thành nô lệ tình dục.
time.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét