Nhãn

18 tháng 2, 2011

045. Định hướng XHCN?

CXN – Việt nam: Nền kinh tế “nữa nạc nữa mở” của “đỉnh cao trí tuệ”


Chau Xuan Nguyen
-
CXN_1095_021711 Nền kinh tế “nữa nạc nữa mở” của “đỉnh cao trí tuệ” đang cho thấy biểu hiệu “sụm bà chè” như nền kinh tế “bao cấp” trước thời mở cửa. Như tôi viết hằng hai năm nay trên diễn đàn này, tất cả những nền kinh tế thế giới đều hoặc là thị trường tự do hay bao cấp chứ không có chuyện “định hướng xã hội chủ nghĩa” Tôi còn nhớ những đỉnh cao trí tuệ của đảng ta 8 năm về trước hỉ hả khoe với 86 triệu người VN rằng”đây là đặc thù của VN, chỉ có VN mới nghĩ ra được nền kinh tế này.

Nền kinh tế này được “phát minh” bởi hoạn lợn, y tá chiến trường, lớp ba trường làng và những “cố vấn kinh tế toàn là Tiến Sĩ, Giáo sư với Phó Giáo Sư” chưa một ngày nhìn thấy kinh tế thị trường thực thụ vận hành. Vậy mà họ “phát minh” và thử nghiệm trên cuộc sống của 86 triệu người mới kinh chứ.
Hôm nay tôi đọc báo Tuổi Trẻ có bài với tựa như thế này..  “Việc nhiều, lương thấp, lao động trù trừ” và tôi tự nhủ, càng ngày cháy nhà càng lòi mặt chuột, càng nhìn thấy rỏ “thiên tài của đảng ta”, được vận hành bởi ‘đỉnh cao trí tuệ”.
Ở Melbourne này, tôi có một cơ sở chế tạo kết cấu thép, lực lượng lao động du di theo nhu cầu công việc. Tôi quyết định mướn những du học sinh, chủ yếu là huấn luyện phong cách làm việc của các em, giúp các em có tài chành để đóng tiền học cũng như sinh hoạt. Thêm một số thành phần nữa là lao động hợp tác từ VN qua, họ làm thêm thứ bảy, CN và họ không ngớt nói với tôi : “cha, cha  !! làm việc ở đây một ngày 150 aud, bằng 3 triệu, bằng một tháng lương ở VN, đi chợ ăn toàn cánh gà với giá sale aud 2/kg, VN phải mua 70 hay 80 ngàn/kg mà không có”. Tôi mới giải thích hệ thống kinh tế thị trường ở đây như thế nào, không phải vì thưa dân (22 triệu) mà thiếu lao động nhưng vì họ xử dụng lao động rất thông minh, vận hành kinh tế thì chỉ “thua” “đỉnh cao trí tuệ” một tí thôi. Những người hợp tác lao động phải “lo lót” 30 ngàn tới 50 ngàn aud để vợ con đi theo, qua đây, làm 1 năm là trả hết nợ và tiếp tục cuộc sống sung sướng như mọi công dân Úc, mua xe, mua nhà trả góp, con cái đi học đàng hoang, công việc ổn định 60 ngàn aud/năm v.v.
Lúc trước khi có du học sinh và hợp tác lao động, chúng tôi rất khó kiếm lao động cuối tuần, mặc dầu trả 15 hay 18aud/giờ, bây giờ thì có nhiều em xin vào làm nên được chọn lựa.
Tại sao ở Úc, 1 người VN đi làm được 150 aud/ngày mà ở VN, lương tối thiểu là 49 aud/tháng (trước phá giá, aud 44 sau phá giá). Lao động VN thì dôi dư, ko chịu làm, còn Úc thì kiếm không ra…đây chính là hậu quả của “định hướng xã hội chủ nghĩa đấy”. Lương được “định hướng” bởi nhà nước mà không áp dụng luật cung cầu, kết quả là nhà sản xuất có hàng nhưng không kiếm được nhân công để thực hiện, “định giá” tiếng Anh chúng tôi gọi là ‘intervention into the natural process of the market economy” tức là “can thiệp vào quá trình kinh tế tự do”. Công đoàn chỉ can thiệp khi công nhân bị bóc lột, chứ nếu công nhân thay vì aud 800 tối thiểu, mà họ mặc cả được 8,000 aud/tháng thì công đoàn càng hoan nghênh (chứ không như “đỉnh cao trí tuệ’ phán rằng “nếu công nhân đình công đòi “lên lương” 100 ngàn/tháng tức là 5 aud/tháng, 2 kg cánh gà/tháng thì công đoàn phải dập tắt họ ngay…” .Đó là nguyen tắc của đảng cộng sản, lấy giai cấp công nhân làm trụ cột và tranh đấu cho đời sống và phúc lợi của công nhân VN.
Đây là một chuyện trong hàng triệu chuyện xẩy ra từ “phát minh’ “định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Quá nhiều nên tôi không kể tất cả ra đây được nhưng những cái mà tôi suy nghĩ được là :

1.       Điện lực.
Giá điện được “định hướng” bởi Thủ tướng nên bây giờ không đủ để tái đầu tư. Hiện thời thiếu 3 tỉ kWH tức là khoảng 350 MW phát điện, cần 1.5 tỉ usd để xây. Nhưng từ khi nhen nhúm ý định xây cho đến khi vận hành nhà máy điện ít nhất là 5 năm cho Úc, cho thầu TQ thì 10 năm và nhiều trắc trở khi vận hành. Tại sao lâu thế ??? : vì  2 năm để thiết kế, tiền khả thi, khả thi, 1 năm để tìm tài chánh (chuyện này là 1 chuyện khác nữa của định hướng XHCN), 2 năm để xây dựng và hòa mạng điện. Bây giờ chưa có bắt đầu mặc dầu lộ trình điện 1,2,3,4,5,6 đều có hoành tráng nhưng khâu “đầu tiên” chưa có. Những nhà đầu tư FDI, FII đều lên tiếng về thang máy bị cúp điện giật cụt ngay giữa lòng Hà Nội thì làm sao họ dám đầu tư 1 tỉ usd để làm nhà máy sản xuất “máy in” nữa ??? Khi bỏ ra 1 tỉ usd, xây xong rồi nhà máy chạy 3 ngày /tuần thì họ sẽ làm gì ??? Bỏ thêm 1 tỉ xây nhà máy phát điện ??? Thôi tốt hơn hết là họ đem 1 tỉ usd qua Thái lan hay Singapore hay thậm chí Nam Dương, nơi ko có lao động thấp nhưng có điện 24/7
Rồi khi định hướng giá điện, đến lúc khô hạn không có nước cho thủy điện, chạy bằng Fuel oil mắc gấp 2 tới 3 lần, vẫn không được tăng giá để bù lỗ, cho dầu chỉ tăng giá doanh nghiệp…Lỗ rồi thì sao ??? Lỗ lã không biến đi mà chỉ đem vào tài chính năm sau (carry-on losses), năm này qua năm khác đến 8 năm mở cửa thành “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì sau ?? Thì Bộ công thương và Bộ Tài chính hôm nay xét duyệt tăng giá điện từ 18% đến 40%, tất cả được duyệt bởi “một đỉnh cao trí tuệ tối cao hơn tất cả 14 đỉnh cao trí tuệ còn lại”, đỉnh cao này tên là nguyen tấn dũng, đỉnh cao này là chủ xị của vinashin lổ 120 ngàn tỉ vnd, 6 tỉ usd, đỉnh cao này từng quyết định “bình ổn giá thực phẩm, xăng không được tăng giá, không phá giá vnd…tất cả phải làm sau tết”. Sự lừa bịp của nguyen tấn dũng với 86 triệu người VN ngày càng trắng trợn, sừng sỏ, nhất là sau kỳ ĐH 11, được trao quyền độc tài sát sinh cho tất cả 86 triệu người dân VN.Nếu kinh tế thị trường quyết định thì chúng ta không có tình hình như bây giờ và cúp điện giật cụt đến 2016

2.    VN không mượn tiền phố Wall và bất cứ định chế tài chánh thế giới nào nữa.
Tất cả chỉ vì định hướng Vinashin không trả 60 triệu usd ngày 20.12.2010.
Tập đoàn TKV không mượn được 500 triệu usd, Petrol Vn không mượn được 1 tỉ usd để sửa chửa Dung Quốc, Điện lực VN không mượn được 1 tỉ usd để xây 1 nhà máy thủy điện nên mới phải lên giá khủng khiếp. Ngay cả bầu Đức cũng không bán trái phiều được (chỉ 200 triệu usd) mặc dầu là cty tư nhân cổ phần.
Bây giờ “đỉnh cao của đỉnh cao trí tuệ” lại lên diễn đàn 700 tờ báo của mình khoác lác về P.P.P. của mình. PPP là Public, Private, partnership..Đây là mô hình đầu tư mà chính phủ Úc rất sợ vì tốn kém cho ngân sách quốc gia rất lớn, họ chọn mô hình tư nhân 100% rồi thu phí, tức là BOT (Built Operate Transfer). Họ dùng BOT để xây hệ thống CityLink ở Melbourne, 10 tỉ usd, mỗi đoạn vài chục km trả 5 hay 10 aud, nhưng với thu nhập cao nên người dân sẵn sàng trả thì họ mới có kinh phí đầu tư mượn từ nhà băng (Không có nhà đầu tư nào không mượn tiền của nhà băng). Ở VN trả 20 ngàn (1 usd) qua cầu Cần Thơ còn khó thì làm sao kiếm người đầu tư PPP được, lại một cơ hội rút rĩa rồi sau khi khanh thành, lỗ, tăng thuế xăng dầu hay thuế đầu máy xe v.v..rốt cuộc thì dân ngu lãnh hết cho những quyết định của “đỉnh cao trí tuệ”

3.    Xăng dầu.
Với giá bình ổn, usd khan hiếm nên Petrolimex và những tập đoàn tay trong không thèm nhập khẩu xăng nữa, mỗi tháng lỗ 70 tỉ, mỗi lít lỗ 3,000 vnd, cây xăng lúc trước hưởng chiết khấu 650 vnd /lít, bây giờ 50 vnd/lít nên cây xăng lúc này đóng cửa thường xuyên vì..bơm hư, điện cúp nhưng kế đó là những “viên gạch đứng đường” bán xăng chợ đen…Ai lãnh hậu quả của “định hướng xã hội chủ nghĩa” này, chắc chắn ko là con gái rượu Phượng và Phò mả Hoa Kỳ Bảo Hoàng rồi, dân đen VN phải đi bộ hay xe đạp đi làm vì xăng quá mắc, thuế đường quá mắc…

4.    Vật giá tiêu dùng.
Hệ lụy của nhập siêu vì “định hướng xã hội chủ nghĩa” quên chỉ đạo tăng xuất khẩu (nếu kinh tế thị trường hoàn toàn, vì sinh tồn, cty tư nhân sẽ đẩy mạnh xuất khẩu qua những hiệp hội như hạt điều, xuất khẩu cá ba sa v.v..)… nên usd khan hiếm tận cùng, nên nảy sinh nạn phá giá, nên thực phẩm gia súc tăng, xăng dầu tăng, phân bón tăng nên đẩy thịt cá, rau, gạo, nước mắm, bột ngọt, dầu ăn đều tăng (hỏi những bà nội trợ và bịt tai lại khi các bà mở miệng trả lời nhé).
Ai sẽ chịu thiệt về những bảo giá này, người dân đen chịu đấy.

5.    Lời kết
Trong suốt 2 năm viết bài, tôi luôn luôn nói rằng vận hành nền kinh tế này cần một kinh nghiệm vững chắc, một kiến thức uyên thâm để nhìn thấy khi biến đổi một thông số nào, ảnh hưởng của nó với những ngành nghề, địa phương khac như thế nào. Và với kiến thức và nhận xét của tôi, 14 đĩnh cao trí tuệ và những linh của họ không ai có một khái niệm thực tế về kinh tế thị trường, họ thử hết cái này tới cái khác, không nghe lời chuyên gia và cuối cùng là 86 triệu người sắp sủa lâm vào lầm than nữa của bảo giá, điện, xăng, y tế, giáo duc v.v…
Tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống tăng giá chỉ trừ lương từ ATM hàng tháng là cố định ở 3 hay 4 triệu.

Chau Xuan Nguyen

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét